Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Dạy học chuyên đề chuyển thể tác phẩm văn học trong sgk Ngữ văn THPT mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.58 KB, 7 trang )

Họ và tên: Nguyễn Văn Thái, k42B-Sp Văn (Nhóm trưởng)
Lê Thị Hiền k42C-Sp văn
Nguyễn Khánh Huyền K42C-Sp Văn
Lê Thị Thu Huyền K42C- Sp Văn
Nguyễn
Thị
Nga
K42C-Sp
Giáo viên hướng dẫn: PGS. Bùi Minh Đức, Khoa Ngữ văn

văn

BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN NĂM HỌC
2018-2019
ĐỀ TÀI: DẠY CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP HỌC TẬP TÌM HIỂU VỀ MỘT TÁC
PHẨM NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN THPT MỚI
1. Mở đầu
Ngày 26 tháng 12 năm 2018, kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn
mới. Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn này có đề cập đến vấn đề
chuyên đề học tập. Đây là một vấn đề mới, lần đầu tiên xuất hiện. Trong Chương trình
giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới đã đề cập đến yêu cầu cần đạt của các chuyên
đề học tập này, tuy nhiên chưa có nội dung, phương pháp dạy học cụ thể. Bài nghiên
cứu này của chúng tôi sẽ đi sâu vào vấn đề xây dựng nội dung, phương pháp dạy học
cụ thể cho chuyên đề Tìm hiểu về một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ văn học
trong chuyên đề học tập lớp 12 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới.
Mong rằng bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ giúp ích được các thầy cô cũng như các
em học sinh bớt khó khăn, bỡ ngỡ khi dạy học chuyên đề học tập trong Chương trình
giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới.
2. Nội dung


2.1 Khái niệm tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của tiến trình lao
động nghệ thuật (hoạt động sáng tác) của cá nhânnhà văn hoặc kết quả của nỗ lực
sáng tác tập thể nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng cuộc sống, con
người, biểu hiện tâm tư,tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại. (Từ điển thuật
ngữ văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi NXB Giáo dục 2009)
Tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ tác phẩm văn học là tác phẩm chuyển hóa
từ văn bản ngôn từ thành hình thức nghệ thuật khác như sân khấu, hội họa, âm nhạc,
điện ảnh… mà vẫn giữ nguyên nội dung tư tưởng của tác phẩm được chuyển thể.
2.2 Cách thức tiến hành chuyển thể tác phẩm văn học thành loại hình nghệ thuật
khác


Các bước chung nhất để chuyển thể tác phẩm văn học thành loại hình nghệ
thuật khác là:
B1: Đọc kĩ tác phẩm văn học
B2: Lên ý tưởng chuyển thể
B3: Tiến hành
Tuy nhiên với mỗi loại hình cụ thể sẽ có những bước tiến hành khác nhau. Cụ
thể với loại hình Phim ngắn đó là các bước:
B1: Đọc kĩ, nắm chắc cốt truyện của tác phẩm văn học.
B2: Xây dựng kịch bản: chia phân cảnh, hành động và lời thoại của nhân vật, đạo cụ;
trang phục; âm thanh kèm theo.
B3: Chọn người đóng vai phù hợp và tập diễn.
B4: Làm đạo cụ, thuê trang phục, cắt nhạc; ghép nhạc.
B5: Diễn thử có tính thời gian, chỉnh sửa (nếu cần).
B6: Hóa trang cho nhân vật một cách phù hợp với nội dung kịch bản đã xây dựng.
B7: Tiến hành quay phim và hoàn thành sản phẩm.
Cụ thể áp dụng chuyển thể tác phẩm văn học thành phim ngắn vào một tác
phẩm trong chương trình THPT.

Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm, cho mỗi nhóm bốc thăm một tác phẩm văn
học để chuyển thể.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm được kĩ tác phẩm mình cần chuyển thể, tổ
chức lựa chọn nhân vật thể hiện một cách phù hợp với nội dung tác phẩm văn học,
chia phân cảnh, hành động và lời thoại của từng nhân vật cụ thể.
Đạo cụ dựng phim: Học sinh chuẩn bị đạo cụ theo tiêu chuẩn thẩm mĩ đáp ứng
nhu cầu chuyển thể tác phẩm văn học nhóm mình thực hiện (có thể tận dụng những đồ
vật có sẵn để làm đạo cụ phong phú).
Trang phục: Học sinh có thể lựa chọn thuê hoặc tự thiết kế trang phục bằng các
vật dụng sẵn có với tiêu chí thẩm mĩ và ít tốn chi phí. Đặc biệt phải phù hợp với nhân
vật trong từng phân cảnh của tác phẩm được chuyển thể.
Lời thoại: Học sinh xây dựng lời thoại cho nhân vật theo nguyên tắc của tác
phẩm văn học hoặc có thể sáng tác lời thọai cho nhân vật dựa trên nội dung tác phẩm
trong sách giáo khoa. Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra các lời thoại mang tính chất
phù hợp với nội dung tác phẩm văn học, tránh những lời lẽ đi ngược với thuần phong
mĩ tục.


Giáo viên hướng dẫn học sinh những kĩ năng diễn xuất, những phân đoạn
chuyển cảnh trong khoảng thời gian cho phép.
Học sinh thảo luận và đưa ra những cách hiểu về tâm lí nhân vật để thể hiện rõ
diện tâm lí, tính cách nhân vật, đạo cụ cho tốt hơn để tiến hành dựng cảnh, quay phim,
hoàn thành tác phẩm.
Sau một khoảng thời gian chuẩn bị, học sinh tiến hành quay và dựng phim
hoàn thành sản phẩm và trình chiếu trước lớp.Từ các sản phẩm của mỗi nhóm học
sinh đưa ra nhận xét về quá trình thực hiện chuyển thể tác phẩm văn học thành phim
ngắn với đầy đủ các tiêu chí mà giáo viên đưa ra.
Khâu cuối cùng là giáo viên đưa ra nhận xét, đánh giá đưa ra thang điểm để
khuyến khích sự nỗ lực của học sinh.
2.3 Sự khác biệt giữa tác phẩm văn học và tác phẩm chuyển thể từ tác phẩm văn

học
2.3.1 Về thể loại
Các tác phẩm chuyển thể từ văn bản văn học sang hình thức sân khấu hóa
không bó hẹp với một thể loại nhất định nào đó bó buộc trong một vài tác phẩm văn
học quen thuộc trong văn học Việt Nam mà độc giả thường tiếp cận.
Hình thức sân khấu hóa được áp dụng với nhiều thể loại khác nhau trong văn
học như: văn học dân gian, văn học Việt Nam hiện đại (hoặc trung đại), văn học nước
ngoài… tất cả thể loại đều được chuyển thể bằng hình thức sân khấu hóa và được
truyền tải tới đối tượng thưởng thức một cách sáng tạo, rõ ràng.
2.3.2 Về nội dung thể hiện:
Một văn bản băn học đơn thuần như chúng ta thường tiếp cận thường sẽ là một
đoạn trích tiêu biểu, là nút thắt của một tác phẩm. Thông qua đó mà người tiếp nhận
có thể hiểu nội dung cũng như thông điệp ý nghĩa bao trùm toàn bộ tác phẩm đó.
Tương tự như vậy hình thức sân khấu hóa cũng truyền tải toàn bộ nội dung và ý
nghĩ của tác phẩm đó. Nhưng đặc biệt hơn ở hình thức sân khấu hóa ta sẽ thấy được
nội dung một cách rõ ràng, cụ thể và sinh đông hơn. Sẽ dễ dàng hóa thân vào từng
diễn biến để tiếp nhận tác phẩm.
2.3.3 Về Cách thức thưởng thức:
Đối với tác phẩm văn học, đọc giả tiếp nhận đơn thuần qua những cuốn sách
văn học bằng hình thức nghe, đọc và cảm nhận về nội dung tư tưởng của tác phẩm đó.
Đối với các tác phẩm được đưa vào chương trình học thì đồi tương là học sinh
sẽ tiếp nhận qua việc tự đọc và từ truyền đạt của giáo viên theo cách đơn thuần.


Đối với tác phẩm được chuyển thể từ văn học, các đối tượng tiếp nhận sẽ có
nhiều hình thức tiếp nhận hơn: xem nhìn từ phim ảnh, từ một vở kịch hay như từ việc
nghe một bài hát,... rồi có những cảm nhận riêng về tác phẩm được chuyển thể.
Đối với các tác phẩm được học trong nhà trường thì việc chuyển thể giúp các
em tham gia trực tiếp vào nội dung tác phẩm qua việc diễn vai một nhân vật,... sẽ giúp
các em hiểu hơn nội dung tác phẩm được chuyển thể cũng như phát huy khả năng

sáng tạo của các em.
Ví Dụ: Chuyển thể đoạn trích “Chí Phèo” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn
Nam Cao. Chúng ta sẽ không đơn thuần hiểu tác phẩm thông qua văn bản mà hiện lên
trước mắt chúng ta là hình ảnh chân thực của nhân vật .Thông qua hình thức sân khấu
hóa, nhân vật được tái hiên sinh động với ngoại hình, hành động cử chỉ, biểu cảm sắc
thái đều lột tả được hết.
Như vậy từ tác phẩm văn học mang chất liệu ngôn từ với cách tiếp nhận nghe,
đọc đơn thuần đã có sự chuyển thể sáng tạo với chất liệu hình ảnh, âm thanh,... đa
dạng cùng cách thức thưởng thức cũng đa dạng như xem, nhìn, nghe... giúp tiếp nhận
nội dung tư tưởng dễ dàng theo khả năng cảm thụ mỗi người.
2.4 Phương pháp dạy học
2.4.1 Phương pháp hoạt động nhóm
2.4.1.1 Khái niệm phương pháp hoạt động nhóm
Dạy học theo nhóm là một phương pháp giảng dạy trong đó người dạy sẽ tổ
chức cho người học thành những nhóm nhỏ để thực hiện các hoạt động như: thảo luận,
đóng vai, giải quyết vấn đề… Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các
hoạt động của nhóm mà phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong
nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.4.1.2 Vận dụng hiệu quả phương pháp hoạt động nhóm

Học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời
gian giới hạn mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công
và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá
trước toàn lớp.
Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính trách
nhiệm, phát triển năng lực giao tiếp của học sinh. Đồng thời tránh sự nhàm chán, khơi
dậy sự hứng thú cho các em.
Để tổ chức một hoạt động dạy học theo hình thức thảo luận nhóm, GV cần tiến
hành theo các bước:
Bước chuẩn bị: Chuẩn bị đề tài, nội dung, phương tiện hỗ trợ,…

Thực hiện nhiệm vụ: Chia nhóm theo yêu cầu, cử nhóm trưởng, người báo cáo,
… Giáo viên quan sát, đôn đốc, nhắc nhở


Yêu cầu thực hiện: Mỗi thành viên trong nhóm đều được tham gia bàn luận,
lắng nghe, tránh căng thẳng. Mọi thành viên trong nhóm đều tích cực làm việc.
Trình bày kết quả: Đại diện nhóm trình bày kết quả, các thành viên khác nhận
xét, bổ sung. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV đúc kết, bổ sung, nhấn mạnh, kết
luận.
Để tăng cảm hứng học tập môn ngữ văn cho các em học sinh và khuyến khích
tinh thần đọc sách, cũng như sự cảm thụ tác phẩm văn học và đồng sáng tạo của nhà
văn. GV có thể cho các em học theo cách sân khấu hóa tác phẩm văn học, nghĩa là học
sinh sẽ chuyển thể tác phẩm văn học thành vở diễn, sau đó thảo luận những vấn đề
trọng tâm. Từ đó rút ra những bài học cần thiết của tác phẩm. GV có thể chọn tác
phẩm phù hợp để áp dụng cách này. Mỗi lớp sẽ được chia nhóm thành các ekip. Trong
ekip có các bạn khác nhau như viết kịch bản, phụ trách diễn xuất, hậu cần, nhóm tổ
chức hội thảo,… học sinh dàn dựng từ chính tác phẩm văn học các em đang học trong
trường để chuyển thành vở diễn. Các em tự xây dựng kịch bản. GV chỉ duyệt. Khác
với việc chỉ dừng lại ở dựng tiểu phẩm tham dự các hội thi, sân khấu hóa tác phẩm
văn học được thực hiện tại từng lớp học. Sau phần diễn kịch học sinh các nhóm sẽ
cùng thảo luận về một số vấn đề trọng tâm của bài học. Với cách thức này, tất cả học
sinh đều phải đọc tác phẩm để nắm nội dung, tìm những chi tiết đắt giá góp ý cho kịch
bản.
Việc dựng lại những câu chuyện trong bối cảnh thực tại của hàng chục năm
trước trong cái nhìn mới mẻ của chính các em học sinh đã thổi luồng gió mới vào tác
phẩm văn học khiến tác phẩm văn học không xa dời thực tế đời sống hiện tại, không
nhàm chán, đơn điệu mà có sức hấp dẫn mới. Từ đó rút ra ý nghĩa của tác phẩm hay
trích đoạn tác phẩm để tất cả học sinh cùng nắm bắt và thấu hiểu.
4.2.1 Dự án
4.2.1.1 Khái niệm phương pháp dạy học theo dự án

Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó học sinh dưới sự điều
khiển và giúp đỡ của GV tự lực giải quyết một nhiệm vụ học tập mang tính phức hợp
không chỉ về mặt kí thuyết mà đặc biệt về mặt thực hành, thông qua đó tạo ra các sản
phẩm thực hành có thể giới thiệu, công bố được.
4.2.2.1 Tiến trình thực hiện dạy học dự án
Dựa trên cấu trúc chung của một dự án trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế nhiều
tác giả phân chia cấu trúc của dạy học theo dự án qua 4 giai đoạn sau: quyết định, lập
kế hoạch, thực hiện, kết thúc dự án. Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp,
người ta có thể chia cấu trúc của dạy học dự án thành nhiều giai đoạn nhỏ hơn.
Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án. GV và HS cùng nhau đề xuất, xác
định đề tài và mục đích của dự án. Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựng
một vấn đề hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết. trong đó chú ý đến việc liên hệ với


hoàn cảnh xã hội và đời sống. Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ý
nghĩa xã hội của đề tài
Xây dựng kế hoạch thực hiện Trong giai đoạn này HS với sự hướng dẫn của
GV xây dựng đề cương cũng như kế hoạch xây dựng dự án
Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra
cho nhóm và cá nhân
Thu nhập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có thể được
viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo,…
Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như
kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án
tiếp theo
4.3.3 Trải nghiệm sáng tạo
4.3.1.1 Khái niệm trải nghiệm thực tế
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Trải nghiệm là trải qua, kinh qua”. Quan niệm này
có phần đồng nhất với quan điểm triết học khi xem trải nghiệm chính là kết quả của sự
tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình

thức và kết quả của các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kĩ thuật và kĩ
năng.
Dưới góc nhìn sư phạm, trải nghiệm được hiểu chính là sự thực hành trong quá
trình đào tạo và giáo dục, là một trong những phương pháp đào tạo nhằm giúp người
học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trai nghiệm về cảm
xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lí khác. Nói như vậy, học qua trải nghiệm sẽ gắn
liền với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân.
4.3.2.1 Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế
Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế là cách thức tổ chức hoạt động giáo dục,
trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được
trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của dời sống gia đình, nhà
trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển
năng lực thực tiễn, phẩm chất và phát huy tiềm năng sáng tạo của các nhân con người
tiếng nói nghệ thuật, chiều sâu phản ánh, trình độ nghệ thuật, tài năng sáng tạo của
một tác giả, một dân tộc, một giai đoạn lịch sử.
Trải nghiệm thực tế trong dạy học chuyên đề học tập tìm hiểu về một tác phẩm
nghệ thuật chuyển thể từ tác phẩm văn học sẽ giúp cho học sinh có cái nhìn thực tế,
chính xác về tác phẩm. Giáo viên, nhà trường có thể tổ chức cho các em học sinh đến
các cuộc triển lãm tranh, phòng phim, cung văn hóa nghệ thuật để các em trực tiếp
thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật.


3. Kết luận
Với những nội dung chúng tôi đã xây dựng như trên, hi vọng rằng các thầy cô
giáo, các em học sinh sẽ không còn xa lạ, bỡ ngỡ khi dạy học chuyên đề tìm hiểu về
một tác phẩm nghệ thuật chuyển thể từ tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn
THPT mới.
4. Tài liệu tham khảo
1. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi Từ điển thuật ngữ văn học,
NXB Giáo dục 2009

2. Phạm Kiều Anh, Phương pháp dạy học tiếng việt theo định hướng phát triển
năng lực, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.



×