Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.47 MB, 56 trang )

TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU
CÂU LẠC BỘ SÁNG TẠO
-------------

DỰ ÁN
RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN
CHO HỌC SINH THCS

Nhóm thực hiện
Lê Thị Cẩm Duyên 9A2
Lê Ngọc Kim Anh 8A1
Năm 2018
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 1


Lời chào của CLB!
Trong cuộc sống ngày nay, giữa những bộn bề của công việc,
của áp lực do học tập, của những lo lắng trong việc xây dựng các
mối quan hệ, của những ước mơ, khát khao,… Đôi lúc, chúng ta
quá vội vã, cố gắng càng nhanh càng tốt để đạt được điều mình
muốn.Và trong sự hối hả ấy, chúng ta đôi lúc quên nhìn lại mình,
ngẫm lại những hành động mà mình đã làm xem có còn hạn chế
nào hay không? Và đôi khi, do “Cái tôi” qua lớn, đôi lúc chúng ta
tự dối lòng rằng mình đang sống tốt?!?
Bộ kỷ yếu này được thực hiện với một thông điệp rất rõ
ràng, đó là “Sống chậm lại – nghĩ khác đi – cho nhiều hơn – vun
đắp yêu thương”. Bằng cách thực hiện bộ quy tắc ứng xử 3-4-56-7, hy vọng các bạn sẽ tự điều chỉnh mình, hòa nhập với cộng
đồng giống như một vĩ nhân từng nói “Hãy làm người tốt, trước


khi làm người có ích” hay bài thơ Bác Hồ kính yêu vẫn thường
nhắc nhở chúng ta:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông
Sống ở trên đời, người cũng vậy
Gian nan, rèn luyện mới thành công”
Trân trọng!
Chủ nhiệm CLB Sáng tạo

Trịnh Nguyễn Thanh Tâm
Mọi chi tiết đóng góp ý kiến, xin háy gửi về diễn đàn của trường nhé
/>Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 2


MỤC LỤC
Contents
1. Tôi tự tin trình bày ý kiến .......................................................................................................................................... 5
2. Tôi tự trọng để không phải phiền ai........................................................................................................................... 7
3. Tôi Tự chủ_Không than vắng, thở dài ....................................................................................................................... 9
4. Nói Xin chào_vì lời chào cao hơn mâm cỗ ............................................................................................................. 11
5. Nói xin lỗi_Nếu lỡ làm bối rối ai............................................................................................................................. 13
6. Nói xin phép nên nhẹ nhàng, khép nép.................................................................................................................... 15
7. Nói Xin cảm ơn_để xóa bớt giận hờn ...................................................................................................................... 17
8. Luôn mỉm cười để mặt tươi không cần tưới ............................................................................................................ 19
9. Luôn chỉnh chu để tóc chẳng rối bù......................................................................................................................... 21
10. Luôn thấu hiểu để mọi điều sáng tỏ ....................................................................................................................... 24
11. Luôn sẻ chia những việc nghĩa, ấm lòng ............................................................................................................... 26

12. Luôn mở lòng với những người khốn khó ............................................................................................................. 28
13. Không mang vũ khí vì sẽ gây chú ý ...................................................................................................................... 30
14. Không chơi lửa pháo vì sẽ đau tay đấy .................................................................................................................. 31
15. Không sử dụng chất kích thích, đời không nguy kịch ........................................................................................... 32
16. Không trốn học vì mẹ khóc, mẹ lo ........................................................................................................................ 33
17. Không lãng phí điện nước của trường cho ............................................................................................................ 34
18. Không kỳ thị, phân biệt vì mình không khác biệt.................................................................................................. 35
19. Nhớ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, văn minh ............................................................................................................ 37
20. Nhớ bỏ rác vào thùng, chung tay thực hiện ........................................................................................................... 39
21. Nhớ kiểm tra dụng cụ học tập và bỏ vào trong cặp ............................................................................................... 41
22. Nhớ điện thoại, gọi bạn đến trường ....................................................................................................................... 42
23. Nhớ cúi chào thầy cô, hạn chế nói Hê Lô .............................................................................................................. 43
24. Nhớ phát biểu những điều mình thông hiểu .......................................................................................................... 44
25. Nhớ góp ý bạn nhẹ nhàng, tránh phản ứng hơn thua ............................................................................................. 45
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................................................................... 46
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................................................................... 49
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................................................................... 54

Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 3


TT
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.

Các tiêu chí
BA TỰ
Tôi Tự tin_trình bày ý kiến
Tôi Tự trọng_để không phải phiền ai
Tôi Tự chủ_không than vắng, thở dài
BỐN XIN
Nói Xin chào_Vì lời cao hơn mâm cỗ
Nói Xin lỗi_Nếu lỡ làm bối rối ai
Nói Xin phép_Nên nhẹ nhàng, khép nép

Nói Xin cảm ơn_để xóa bớt giận hờn
NĂM LUÔN
Luôn mỉm cười_để mặt tươi không cần tưới
Luôn chỉnh chu_để tóc chẳng rối bù
Luôn thấu hiểu_để mọi điều cho sáng tỏ
Luôn sẻ chia_những việc ý nghĩa, ấm lòng
Luôn mở lòng với những người khốn khó
SÁU KHÔNG
Không mang vũ khí, vì sẽ gây chú ý
Không chơi lửa pháo, vì sẽ đau tay đấy
Không sử dụng chất kích thích, đời không nguy kịch
Không trốn học, vì mẹ khóc mẹ lo
Không lãng phí điện nước của trường cho
Không kỳ thị phân biệt, vì mình không khác biệt
BẢY NHỚ
Nhớ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, văn minh
Nhớ bỏ rác vào thùng, chung tay thực hiện
Nhớ kiểm tra dụng cụ học tập và bỏ vào trong cặp
Nhớ điện thoại, gọi bạn đến trường
Nhớ cúi chào thầy cô, hạn chế nói Hê Lô
Nhớ phát biểu những điều mình thông hiểu
Nhớ góp ý bạn nhẹ nhàng, tránh phản ứng hơn thua

Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 4


1. Tôi tự tin trình bày ý kiến


Sự tự tin sẽ giúp chúng ta phản biện tốt hơn, thông minh hơn trong giải đáp thắc mắc của người khác

Khi bạn tự tin, bạn luôn ở trạng thái thoải mái nhất, vui vẻ nhất
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 5


Câu chuyện cuộc sống về sự tự tin_ “Phụ kiện đẹp nhất chính là sự tự tin”
Jenny là một cô bé nhút nhát và tự ti. Vì cảm thấy bản thân không xinh đẹp nên lúc
nào Jenny cũng cúi đầu thật thấp.
Một ngày nọ, trên đường đi học, Jenny đi ngang qua cửa hàng đồ phụ kiện và nhìn
trúng một chiếc cặp tóc hình cái nơ rất đẹp. Thấy Jenny cài chiếc cặp lên tóc, chủ cửa hàng
liền chạy tới và không ngớt lời khen cô bé thật xinh xắn, đáng yêu. Nghe thấy những lời khen
nức nở ấy, Jenny vốn không tin, nhưng trong lòng cô bé cảm thấy rất vui và vô ý ngẩng đầu
lên thật cao. Jenny nhanh chóng trả tiền rồi chạy đến lớp, cô bé quả thực rất nôn nóng muốn
cho mọi người thấy được vẻ xinh xắn khác mọi ngày của mình. Nhưng khi đi ra đến cửa,
Jenny vô tình đụng trúng một người. Cô bé vội vàng xin lỗi rồi chạy thẳng một mạch tới lớp
học.
Vừa bước vào lớp, Jenny gặp ngay cô giáo ở cửa. Cô giáo vỗ vai Jenny, tỏ vẻ trầm trồ:
"Jenny, em ngẩng đầu lên thật xinh đẹp!". Ngày hôm đó, Jenny nhận được rất nhiều lời khen
ngợi từ mọi người, chính vì vậy, cô bé cho rằng chiếc cặp tóc nơ kia đã giúp bản thân trở nên
xinh đẹp. Jenny vui sướng lấy gương ra soi, để nhìn ngắm lại thứ "vũ khí bí mật" mới của
mình. Tuy nhiên, tới lúc này cô bé mới phát hiện ra chiếc cặp tóc tuyệt diệu đã không cánh
mà bay.
Kỳ thực, chiếc cặp tóc ấy đã bị rơi khi Jenny va chạm với người lạ ở cửa hàng phụ
kiện. Nhiều người vì mặc cảm ngoại hình mà để lỡ mất rất nhiều niềm vui, nhưng họ không
hề biết rằng, sự tự tin chính là món phụ kiện xinh đẹp nhất của con người.

Bài học rút ra: Bất kể bạn giàu có hay nghèo khó, bạn xinh đẹp như hoa hay nhan sắc
trung bình, chỉ cần bạn tự tin ngẩng cao đầu, niềm vui sẽ giúp bạn trở nên đáng yêu - một
kiểu đáng yêu mà bất kỳ ai cũng phải yêu quý.
1

Khi bạn tự tin vào bản thân,
điều gì sẽ xảy ra?

Bạn ít phán xét hơn
Bạn thực sự có thể làm nhiều hơn thế
Khi bạn tự tin, bạn truyền cảm hứng
khiến mọi người tin vào bạn
Bạn xử lý những lời phê bình khách
quan hơn
Sức bền bỉ, tính kiên trì của bạn tăng
lên
Bạn tạo nên sức hút những điều diệu
kỳ
Bạn trở nên kỷ luật hơn
Tiềm năng để thành công của bạn sẽ
tăng theo cấp số nhân

1

Bí quyết để tăng sự tự tin
một cách dễ dàng
Luôn suy nghĩ tích cực
Chấp nhận rằng bạn sẽ phải thay đổi
Thay đổi từ những bước nhỏ
Dừng việc so sánh bạn với người khác

Hãy cải thiện ngôn ngữ cơ thể
Ai cũng có lòng tự trọng, tự tin. Không
có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng.
(Bác Hồ).
Không một ai có thể làm cho bạn cảm
thấy mình thấp kém nếu không có sự đồng ý
của bạn. (Eleanor Roosevelt).
Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm
được những việc lớn lao. (Samuel Johnson)

Theo Lifehack.org

Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 6


2. Tôi tự trọng để không phải phiền ai

Thiếu tự trọng, chúng ta chỉ nhìn vào sự hơn thua người khác hay cố làm đầy thành tích cá nhân mình

Hãy tôn trọng lẽ phải, biết dừng lại trước những ý nghĩ sai trái là chúng ta đang tôn trọng chính mình
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 7


Câu chuyên cuộc sống về lòng tự trọng_ “Từ chối nhận học bổng”

2
Nhà văn Nguyễn Đông Thức kể lại, nhóm “Mô tô học bổng” đem sự hỗ trợ của các
nhà hảo tâm đến học sinh nghèo ở vùng sâu, xa. Khi đến trường Cao đẳng Cộng đồng Cà
Mau, trong 30 sinh viên nghèo mà nhà trường giới thiệu, nhóm từ thiện đã chọn ra 5 bạn để
trợ giúp.
Nhà văn viết: “Gọi điện thoại cho 5 cháu sinh viên khó khăn của trường Cao đẳng
Cộng đồng Cà Mau, tất cả đều mừng rỡ khi được thông báo mình sẽ nhận sự hỗ trợ 500.000
đồng/tháng từ những Mạnh Thường Quân là bạn của tôi. Chỉ duy nhất có một cháu run run
xin được từ chối không nhận, vì cháu sắp ra trường (đang cuối năm 3).
Đó là cháu Nguyễn Chúc Ly (sinh viên năm 3 Khoa Kế toán, hộ cận nghèo, huyện
Thới Bình), có cha phải lên tận Đồng Nai làm thuê, mẹ lên TP Cà Mau làm phụ hồ. Chúc Ly
phải đứng trực bàn ở nhà hàng - mỗi đêm được 50.000 đồng - còn giờ rảnh thì nhận làm gia
công nhang muỗi.
Tôi hỏi đi hỏi lại, cháu vẫn nói cháu sắp không còn học nữa, và như vậy việc nhận
tiền là không đúng mục đích của học bổng, cháu xin được từ chối. Câu chuyện của Chúc Ly
đến với đông đảo bạn đọc, có lẽ chẳng có mục đích gì ngoài việc để chúng ta được sẻ chia
với nhau cảm xúc ngưỡng mộ một con người đầy lòng tự trọng.
Một người tuy nghèo tiền bạc nhưng giàu có nhân cách và lòng tự trọng như vậy, dù
có rơi vào hoàn cảnh nào cũng tỏa sáng rạng rỡ, em là niềm an ủi cho tất cả chúng ta. Nhất
định đất nước chúng ta sẽ có tương lai tươi sáng nếu bất kỳ công dân nào, dù đang ở vị trí
nào, cao hay thấp đều có được ứng xử giàu lòng tự trọng như Chúc Ly.
Chúng ta đều tin vào điều đó.

Hãy quan sát, rèn luyện lòng tự trọng
thông qua thái độ sống của chúng ta
xét các yếu tố sau:
- Giá trị bản thân.
- Công việc bạn đang làm.
- Những thành tựu bạn đạt được.
- Suy nghĩ của bạn về người khác.

- Lý tưởng sống.
- Vị trí của bạn.
- Những điều bạn có thể đạt được trong
tương lai.
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn.
- Địa vị xã hội và mối quan hệ của bạn với
mọi người.
- Sự tự lập hay khả năng đứng vững trên
đôi chân của mình.

2

Hậu quả của việc
thiếu lòng tự trọng
1. Luôn cảm thấy cố đơn, lo lắng, căng
thẳng và nguy cơ mắc chứng trầm cảm
cao.
2. Gặp rắc rối với bạn bè cũng như trong
các quan hệ khác.
3. Giảm sức học và hiệu quả làm việc.
4. Dễ thất bại và dễ bị tổ thương do nghiện
rượu và thuốc lá.
5. Tệ nhất là, những hậu quả này khiến họ
trở nên mặc cảm với bản thân, tinh thần
ngày càng sa sút, thậm chí có hành vi gây
hại đến cả bản thân mình.
Đói cho sạch, rách cho thơm. (Tục ngữ
Việt Nam)

/>

Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 8


3. Tôi Tự chủ_Không than vắng, thở dài

Kiểm soát thời gian, chủ động trong công việc, các cuộc hẹn là kỹ năng cần có trong xã hội hiện đại

Khai thác tư liệu học tập trên internet, nơi thư viện là chúng ta có sự chủ động trong học tập
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 9


Câu chuyện về Tự chủ
3

Bác Hồ học ngoại ngữ: Tích lũy dần, như bỏ tiền tiết kiệm hàng ngày

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác như:
tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), Tây Ban Nha, Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số
Việt Nam… Vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do "thiên bẩm" mà có, tất cả đều xuất
phát từ sự khổ công luyện tập.
Mùa hè năm 1911, chàng trai Nguyễn Tất Thành đặt chân lên đất Pháp. Người ý thức
rằng, nếu không biết tiếng Pháp thì đó là "trở ngại lớn nhất trên con đường tìm đường cứu
nước, cứu dân". Bác đặt ra quyết tâm: "Nhất định phải học cho kỳ được".
Ngay khi còn trên tàu Amiral La Touche De Tréville, mỗi lúc rảnh rỗi, Bác đều tìm

đến 2 người lính trẻ được giải ngũ đi cùng, để học tiếng Pháp. Muốn biết cái gì, đồ vật nào
đó bằng tiếng Pháp, Bác chỉ tay hỏi. Rồi Người viết vào một mẩu giấy, dán vào chỗ hay để ý
nhất để tranh thủ vừa làm vừa học.
Có khi, chàng trai Nguyễn Tất Thành viết hẳn vào cánh tay. Tối tối, sau khi đi làm về,
Người rửa tay, rồi lại ghi những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành
câu thực hành ngay. Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn. Dần dần, Người
tập viết thành bài dài. Chỗ nào sai sót, Bác nhờ người xung quanh chỉnh sửa ngay.
Duy trì việc học thường xuyên, đều đặn
Dù công việc bận bịu tới đâu, nhưng cứ sau mỗi ngày làm việc, Người lại tranh thủ
đọc vài trang tiểu thuyết vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa là cách tự trau dồi kiến thức.
Bác thường tìm đọc tác phẩm của Nhà văn Nga Lev Tolstoy để học tập cách viết, lập luận.
Rồi Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào, Người cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới
7 giờ, lại bắt tay vào công việc. Đến năm 1922, người thanh niên Việt Nam Nguyễn Ái Quốc
trở thành chủ bút của tờ báo "Người cùng khổ" viết bằng 3 thứ tiếng: Pháp, Ả Rập và Hán.
Do tòa soạn báo không có ban biên tập thường xuyên nên nhiều khi Bác phải "cáng đáng"
mọi việc; từ khâu sửa chữa, biên tập bài vở tới bán báo.
Biết tiếng Pháp rồi, Bác tìm sang đất nước Anh. Thường ngày, Hồ Chủ tịch phải làm
từ 8 giờ sáng tới 12 giờ, chiều từ 5 giờ tới 10 giờ đêm. Bác "thắt lưng, buộc bụng" để có chút
tiền mua sách vở. Phương tiện học duy nhất của Người cũng chỉ có vài quyển vở và 1 cây bút
chì. Sớm chiều, Bác ra vườn hoa Hyde, nơi có nhiều cây to, cột đèn xưa để tự học.
Sau này, Bác tiết lộ, sở dĩ Người thường ra đó để học "vì ở vườn hoa thời tiết thường
rất lạnh, nên khi học sẽ không thể buồn ngủ được. Có như thế mới tập trung vào học". Sau 1
tuần đi làm, Bác dành dụm tất cả số tiền kiếm được để cùng với vị Giáo sư người Ý học thêm
tiếng Anh vào cuối tuần.
Bác đã tận dụng mọi nơi, mọi lúc có thể để học tiếng Anh. Một nhà báo nước ngoài
viết rằng: "Trên đường đi tìm hiểu thế giới, ở mỗi nơi tàu dừng lại, đối với anh Ba đều là một
trường đại học. Ở đó, anh đã trực tiếp thu lượm được những hiểu biết".
Dù hoàn cảnh nào, Người vẫn duy trì việc học thường xuyên, đều đặn. Có lần nói
chuyện với thanh niên, Người cho biết: để học được ngoại ngữ, Bác phải kiên trì mỗi ngày
học thuộc 10 từ; học ở mọi nơi, mọi lúc cho kỳ thuộc. Cứ thế mà tích lũy dần, như ta bỏ tiền

tiết kiệm hàng ngày vào ống.
3

/>Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 10


4. Nói Xin chào_vì lời chào cao hơn mâm cỗ

Lời chào trang trọng, đúng tư thế sẽ thể hiện sự tôn trọng dành cho người đối diện

Chào bạn bè, nên nở nụ cười tươi để bạn biết rằng mình thật lòng làm việc đó
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 11


Câu chuyện về Lời chào
4
Từ xa xưa dân ta đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Thật vậy. Người Việt
Nam ta rất quý trọng lời chào. Thế nhưng, giờ đây nhiều người đã đánh mất nét văn
hoá đáng quí này.
Lời chào là “phương tiện” tình cảm mở đầu cho việc làm quen với người lạ.
Với người quen, lời chào làm tăng thêm tình cảm gắn bó mật thiết với nhau. Giận nhau
lâu ngày nếu “đối phương” đã mở lời chào là đã có ý muốn hòa giải giữa hai người.
Người nhỏ tuổi đi ra đường gặp người lớn tuổi phải cất lời chào trước. ở trong nhà,
con cháu phải chào ông bà, cha mẹ trước khi đi học, đi làm và khi trở về. Mỗi lần chào các

cháu còn khoanh tay rất lễ phép. Nét đẹp này hiện nay ở một số nơi còn giữ được, nhất là ở
miền Nam.
Những năm gần đây số người biết chào hỏi ngày càng giảm, kể cả người lớn lẫn trẻ
con; trong đó có cả học sinh, sinh viên. Họ cho đó là chuyện vặt, chuyện nhỏ không việc gì
phải chào hỏi mất lời vô ích. Cất lời chào trước người khác hình như họ cảm thấy bị hạ thấp
giá trị của mình. Đối với người trong nhà và người hàng xóm gặp nhau chan chát cả ngày
việc gì phải chào hỏi, vẽ chuyện, vô ích! Có người thân quen đấy gặp nhau không cất lời
chào nhưng ngay cả nhếch mép cười tỏ ý thân thiện cũng không, mặt mày cứ căng thẳng như
“đâm lê”.
Gần đây, một cụ già 85 tuổi kể một câu chuyện cười ra nước mắt: “Hàng xóm tôi có
một số cháu gặp người lớn không bao giờ chào hỏi. Có hôm đi ra cổng tôi gặp một cháu trai
mặt mũi sáng sủa, tôi cất lời chào trước: “Ông chào cháu!”. Nghe tôi chào, cháu ngạc nhiên
trân trân đứng nhìn, không nói gì. Tôi vừa đi qua thấy cháu chạy lại với mấy đứa bạn lớn
tiếng: “Lão già thế mà ngoan! Lão vừa chào tao đấy”! Cả bọn ồ lên cười khoái chí. Nghe
xong tôi đứng lặng người!
Lời chào, cứ tưởng đó là chuyện nhỏ, nhưng nó lại cao hơn mâm cỗ. Nó là một trong
những nét đẹp truyền thống có ý nghĩa nhân văn của dân tộc ta, làm sao cố giữ gìn và phát
huy nó, đừng để nó bị mai một. Mong rằng mọi người trong xã hội nhất là nhà trường và gia
đình hãy quan tâm đến nó. Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ cũng nên vào cuộc khi chưa quá
muộn!./.
Dao năng liếc thì sắc
Người năng chào thì quen
Một chào, hai dạ, ba thưa
Tưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường
Ông bảy mươi phải chào ông bảy mốt
Lời nói ngọt như rót vào tai
Trăm năm ai chớ phụ ai
Chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim
Tối trời không biết ai ai
Chào lên một tiếng để mai sẽ nhìn

4

Chào hỏi nói năng
(Hoài Giang)
Với mọi người
Biết chào hỏi
Mỗi khi nói
Biết dạ thưa
Không nói bừa
Không la hét
Khi ăn uống
Lúc vui chơi
Phải biết mời
Biết nhường nhịn

/>
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 12


5. Nói xin lỗi_Nếu lỡ làm bối rối ai

Người dũng cảm luôn biết chấp nhận lỗi lầm của chính mình

Mọi hiềm khích, mọi bực bội trong lòng đều sẽ tan biến nếu bạn biết xin lỗi đúng lúc
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu


Trang 13


Câu chuyện Về lời xin lỗi
5
Người cha sống với cô con gái nhỏ trong một căn nhà gỗ ven rừng. Mồ côi mẹ từ
khi sinh ra nên cô bé phải tự làm mọi việc.
Mỗi buổi sáng trước khi đến trường cô bé phải làm bữa sáng cho bố. Sáng hôm đó, cô
bé nói rằng mình phải tới trường sớm hơn thường lệ vì phải trực nhật nhưng người cha nhất
định yêu cầu con gái phải làm bữa sáng như mọi ngày. Cô bé bật khóc và vào bếp. Sáng đó
trên chiếc xe tới trường, cha và con gái không trò chuyện vui vẻ như mọi khi mà thay vào đó
là không khí im lặng. Cô bé lí nhí chào cha rồi bước vào lớp còn người cha đi tới văn phòng
làm việc.
Người cha cố gắng tập trung làm việc nhưng gương mặt sợ hãi, rơm rớm nước mắt của
con gái khi bước vào lớp vì sợ bị phạt cứ chập chờn suốt trong đầu ông. Ông nhận ra mình
sai, không chịu nghĩ cho con mà chỉ để ý tới bản thân mình. Nghĩ vậy, người cha quyết định
tới gặp con gái để xin lỗi ngay không cần phải đợi đến buổi chiều. Giờ ăn trưa, cô bé ngạc
nhiên khi thấy cha đứng đợi ở hành lang khu nhà ăn. Ông cầm hai bàn tay cô và nhẹ nhàng
nói: “Con gái, tha lỗi cho cha, sáng nay cha đã không phải với con, cha chỉ để ý đến công
việc của mình mà quên mất rằng con cũng có việc phải làm ở trường. Đừng giận cha, từ nay
cha hứa sẽ không để việc như vậy xảy ra nữa. Cha rất yêu con”. Cô bé mỉm cười rạng rỡ
khuôn mặt, cô nhảy lên ôm cổ cha và nói: “Con không giận cha. Con cũng rất yêu cha ”.
Để nói lời xin lỗi tưởng chừng rất dễ mà lại vô cùng khó nếu bạn không biết bỏ qua
cái tôi và hiểu được lời xin lỗi có sức mạnh đến nhường nào. Nó gắn liền các mối quan hệ và
gắn kết mối rạn nứt trong cuộc sống.
Hằng ngày trên các trang báo, nhất là báo mạng đăng nhan nhản chuyện đánh nhau,
thậm chí đoạt mạng nhau vì những lý do rất... vớ vẩn như: to tiếng chỗ ăn nhậu, va quẹt khi
tham gia giao thông, hàng xóm mở loa đài âm thanh lớn... những sự việc này như một lời
cảnh tỉnh giúp người ta phải chững lại để suy ngẫm! Giá như liền sau mỗi sự việc không
đúng, người gây lỗi biết kịp thời nhận lỗi, mau mắn nở nụ cười cầu thị và “nạn nhân” vui vẻ

đón nhận thành ý của người gây ra lỗi thì có lẽ đã không có nhiều chuyện đau lòng đáng tiếc
xảy ra...
Biết tôn trọng người khác, tôn trọng bản thân thì sẽ thấy được giúp đỡ, quan tâm, sẻ
chia... là phải biết cảm ơn và khi làm sai, gây ra lỗi thì cần xin lỗi. Điều đó hoàn toàn bình
thường và cần thiết như cơm ăn, nước uống hằng ngày. Nên hiểu, cảm ơn hay xin lỗi không
phải là hạ thấp bản thân. Đó là biểu hiện của cách ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh,
lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được thể
hiện chân thành vừa phản ánh văn hóa của cá nhân vừa giúp mọi người dễ cư xử với nhau
hơn.
Chính vì thế, mỗi người cần hình thành thói quen biết xin lỗi, biết chịu trách nhiệm
trong mọi việc dù là nhỏ nhất như: nói một câu vô tình làm ai đó buồn, lỡ tay làm dây mực
vào vở của bạn... đến những chuyện lớn lao hơn. Chỉ khi hiểu được giá trị của lời xin lỗi,
chúng ta mới có được niềm vui từ sự trân trọng mà người khác dành cho mình. Đó cũng là
những điều ngọt ngào mà chúng ta được tận hưởng đầy bất ngờ. Nên hiểu giá trị, sức nặng
của lời xin lỗi, cảm ơn để góp phần làm cho cuộc sống thêm niềm vui và ý nghĩa.

5

Lan Tử theo Theo Thelivingtreasure

Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 14


6. Nói xin phép nên nhẹ nhàng, khép nép

Xin phép phát biểu, giơ tay thế này có đúng không?


Nhẹ nhàng, từ tốn, thể hiện sự văn minh, tôn trọng thầy cô khi xin phép được phát biểu ý kiến

Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 15


Câu chuyện về xin phép
Bài học của khỉ con
Đêm rằm có khác, trăng sáng vằng vặc, soi rõ từng lối mòn trong rừng. Tất cả
muông thú tung tăng múa hát, chỉ riêng heo con và khỉ con rủ nhau lên núi chơi.
Suốt tối, hai bạn chạy nhảy thỏa thích, hái hoa, hái quả, vui đùa. Khi đã thấm mệt, cả
hai mới nghĩ đến chuyện quay về. Nhưng, hỡi ôi, tìm mãi mà không thấy đường xuống. Nhìn
thấy chị bướm, khỉ con hỏi:
- Đường xuống núi đi thế nào?
Chị bướm nghe thấy tiếng hỏi trống không, bực mình lắm, chau mày ngoảnh đi, miệng
lẩm bẩm: "Con nhà ai không biết nữa, chẳng lễ phép chút nào!".
Lần mò mãi, hai chú cũng xuống được núi. Khi tới bờ sông, khỉ con nhìn thấy dưới
sông có một anh hà mã, bèn gọi to:
- Này anh bạn xấu xí kia, mau đưa bọn tôi qua sông.
Hà mã thấy khỉ con không biết phép lịch sự là gì thì giận lắm, bèn quay đầu đi, giả bộ
như không nghe thấy.
Heo con đi sau, vội chạy tới, cúi lưng, khoanh tay chào lễ phép:
- Chúng em chào anh hà mã! Anh có thể đưa bọn em qua đoạn sông này được không
ạ?
Nghe câu nói lễ phép, hà mã vui vẻ trả lời:
- Được, được, anh sẽ đưa ngay.
Heo con vui sướng, nhảy cẫng lên:
- Chúng em cám ơn anh nhiều lắm!

Khi đến bờ bên kia, hà mã vẫn còn giận khỉ con. Biết vậy, heo nói thầm vào tai khỉ:
"Vừa nãy cậu đã nói trống không với anh hà mã. Vậy mà anh ấy vẫn giúp đưa bọn mình qua
sông. Cậu nên xin lỗi anh ấy đi, như thế mới là người lịch sự".
Nghe heo con nói có lý, khỉ ta từ từ tiến tới trước mặt anh hà mã, giọng lí nhí:
- Anh hà mã ơi, cám ơn anh đã giúp đỡ bọn em! Em biết lỗi của em rồi. Em xin anh
tha lỗi ạ!
Nghe khỉ con nói, hà mã như được cởi tấm lòng, ân cần nói với khỉ con:
- Em biết nhận lỗi là rất tốt, em phải học heo con, biết lễ phép và lịch sự nhé. Bây giờ
hai em về nhà đi. Cẩn thận kẻo vướng dây rừng nhé!
Nghe lời ân cần của anh hà mã, khỉ con cảm động quá. Nó cảm ơn anh hà mã rối rít và
tự rút ra bài học quý.
Chúng mình có thể làm được không?
- Đối với mọi người, phải có thái độ tôn trọng, nhất là đối với người lớn, việc này cần
được đặc biệt chú trọng.
- Phải có hành vi và lời nói lễ phép, lịch sự mọi lúc mọi nơi
Hãy thử Thực hành nhé:
- Khi nói chuyện với người khác, hãy cố gắng nói năng ôn hòa, từ tốn, dùng lời lẽ hay,
đẹp.
- Khi lỡ lời, phải tự mình thấy cái xấu sinh khởi trong chính mình mà thành tâm xin lỗi
và sửa lỗi.
- Khi đi đứng nên nhẹ nhàng, khi gặp người lớn, nên có thái độ cung kính.
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 16


7. Nói Xin cảm ơn_để xóa bớt giận hờn

Nói cảm ơn khi ta nhận sự giúp đỡ từ một ai đó, tại sao không?


Nói cảm ơn khi ai đó giúp ta nhận ra được lỗi lầm của mình, nên thế chăng?
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 17


Câu chuyện về lời cảm ơn
6
Hôm đó tôi vô cùng bất ngờ khi mở hộp cơm của con gái bé bỏng, tôi nhớ không
nhầm là lúc đó bé chỉ mới 8 tuổi. Trong hộp cơm rơi ra một mảnh giấy nhỏ. Lướt thấy từ
“Mẹ” được viết nắn nót trong đó, tôi tò mò nhặt lên đọc.
Bức thư viết: “Mẹ ơi, con cảm ơn mẹ vì những bữa trưa ngon tuyệt mà mẹ làm cho
con”. Tôi đã rất cảm động. Tôi chưa từng để lại một lời nhắn nhủ nào cho con gái, thậm chí
nhiều lúc còn cảm thấy mệt mỏi khi mỗi ngày đều phải làm cơm cho con mang đi học.
Đến hiện tại, việc chuẩn bị đồ ăn cho con đối với tôi lại là một niềm hạnh phúc vô bờ
bến, bà Nina Palmer (Ladera Ranch, Califonia, Mỹ).

Chúng ta có thể dễ dàng nói lời cảm ơn khi nhận một điều gì đó từ người lạ: có thể
là một bạn học sinh tặng mình một chiếc kẹp tóc; có thể là bác thợ chụp hình đã giúp ta
có một bức ảnh đẹp; có thể là cô y tá đã giúp mình thêm khỏe mạnh,… Nhưng có bao giờ,
chúng ta nói lời cảm ơn đến “những chiếc bóng cả,.. sẽ chở che ta đi suốt cuộc đời?
Bao lâu rồi mình không cảm ơn mẹ vì bữa cơm có canh có thịt nhỉ?
Bao lâu rồi, mình không cảm ơn cha vì chiếc xe đạp vẫn chạy tốt đến bây giờ?

6

/>
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7

Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 18


8. Luôn mỉm cười để mặt tươi không cần tưới

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ
Cười thật nhiều, rồi lấy rổ lụm răng
Cười lên xóa mọi khó khăn
Cười lên tỏa sáng trăng rằm mùa thu
mrTambasa
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 19


Câu chuyện “Giá của một nụ cười”
7
Giá của một nụ cười rẻ hơn rất nhiều thứ, nhưng giá trị đích thực nó mang đến thì
thật nhiều. Không ai nghèo đến nỗi không thể nở một nụ cười, cũng không ai đủ giàu để
sống mà không cần đến nụ cười của kẻ khác.
Một nụ cười vốn liếng tuy nhỏ bé nhưng lại sinh hoa lợi nhiều, nó làm giàu cho kẻ đón
nhận mà không hề làm kẻ trao tặng nó phải nghèo đi. Và ngược lại, có khi người ta sẽ còn
mãi mãi ghi nhớ. Không ai đủ giàu mà bỏ qua không nhận một nụ cười, lại cũng không ai
quá nghèo đến nỗi không thể cho nó.
Nụ cười tạo ra hạnh phúc trong gia đình. Nụ cười là dấu hiệu của sự nhân ái.
Nụ cười làm cho những kẻ nhọc nhằn tìm được sự thoải mái dễ chịu.
Nụ cười đem lại sự can đảm cho con người đang nản chí, hoang mang.

Nếu có một lúc nào đó trong đời, một ai đó không tặng bạn một nụ cười như bạn đáng
được nhận, thì hãy "hào phóng" mà nở một nụ cười với người ấy. Bởi vì không ai cần đến
nụ cười của người không bao giờ biết tạo ra chúng.
Có một câu chuyện kể về người phi công Saint Éxupery khi ông tham gia chống phát
xít trong chiến tranh thế giới II. Ông đã viết ra tác phẩm "Nụ cười". Trong truyện, Saint
Éxupery là một tù binh bị đối xử khắc nghiệt và ông biết nay mai sẽ bị xử bắn như nhiều
người khác. Ông viết:
"Tôi trở nên quẫn trí, bàn tay tôi giật giật, cố gắng rút trong túi áo một điếu thuốc.
Nhưng tôi lại không có diêm. Qua chấn song nhà giam, tôi trông thấy một người cai tù. Tôi
gọi: ‘Xin lỗi, anh có lửa không?' Anh ta nhún vai rồi tiến lại gần. Khi rút que diêm tình cờ
mắt anh nhìn vào mắt tôi. Tôi mỉm cười mà chẳng hiểu tại sao lại thế. Có lẽ vì khi muốn làm
thân với ai đó, người ta dễ nở một nụ cười.
Lúc này dường như có một đốm lửa bùng cháy ngang qua kẽ hở giữa hai tâm hồn
chúng tôi, hai trái tim con người. Tôi biết anh ta không muốn, nhưng do tôi đã mỉm cười
nên anh ta cũng phải mỉm cười đáp lại. Anh bật que diêm đến gần tôi hơn và miệng vẫn
cười. Giờ đây trước mặt tôi không còn là một viên cai tù phát xít mà chỉ là một con người
bình thường.
Anh ta hỏi tôi: "Anh đã có con chưa?". Tôi đáp có và lôi từ trong ví ra tấm ảnh
gia đình mình. Anh cũng vội rút từ túi áo ra hình những đứa con và bắt đầu kể về những
kỳ vọng của anh đối với chúng. Đôi mắt tôi nhòa lệ. Tôi biết mình sắp chết và chẳng bao giờ
gặp lại những người thân. Anh cũng bật khóc. Đột nhiên không nói lời nào, anh ấy mở khóa
và kéo tôi ra khỏi buồng giam. Anh lặng lẽ đưa tôi ra khỏi khu vực thị trấn chiếm đóng, thả
tôi tự do rồi quay trở về. Và thế là, cuộc sống của tôi đã được cứu rỗi chỉ nhờ một nụ cười.
Từ khi đọc câu chuyện, chúng ta nghiệm ra được nhiều điều. Bạn biết đấy, bên dưới
lớp vỏ bọc của mỗi người dùng để thủ thế, để bảo vệ danh dự và địa vị, vẫn còn một
điều thật quý giá đó là tâm hồn. Nếu tâm hồn bạn và tôi nhận ra nhau thì chúng ta chẳng
còn sợ hãi hay căm thù, oán ghét nữa.
Nếu bạn từng có một khoảnh khắc gắn bó một ai đó xa lạ qua sức mạnh của nụ cười,
thì tôi tin rằng bạn cũng đồng ý với tôi đó là một phép lạ nho nhỏ, một món quà tuyệt vời mà
chúng ta có thể dành cho nhau. Có một câu nói hay rằng: "Ngày hôm qua tôi cười, ngày

hôm nay tôi cười và ngày mai tôi vẫn sẽ cười. Chỉ bởi vì cuộc đời quá ngắn để rơi nước
mắt."
7

/>
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 20


9. Luôn chỉnh chu để tóc chẳng rối bù

Tư thế, dáng ngồi thể hiện sự lịch thiệp, văn minh

Ăn mặc nghiêm túc, thể hiện được “Thần thái” của người học sinh
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 21


Selfie độc và lạ - hay bạn chọn cách thể hiện này mỗi khi chụp ảnh

Cái nết và cái đẹp, bạn chọn ý nào?
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 22



Câu chuyện về sự chỉnh chu

Hàng ngày, Bác thường căn dặn anh em cảnh vệ chúng tôi phải luôn có ý thức tổ chức
kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Bác bảo: "Khi bàn bạc công việc gì, đã quyết nghị
thì phải triệt để thi hành. Nếu đã tự đặt ra cho mình những việc phải làm thì cương quyết
thực hiện cho bằng được".
Một hôm chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các
vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư
cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến
thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi
nghi thức như người dân đến lễ.
Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon, bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên.
Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo
lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết
làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu
công an giao cảnh bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý, Người ngăn lại
rồi bảo chúng tôi:
Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông,
không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.
Chúng tôi vừa ân hận, vừa xúc động, hồi hộp chờ người công an giao cảnh bật đèn
xanh để xe qua...
Trích trong Những năm tháng bên Bác , Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 1985.

Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 23



10. Luôn thấu hiểu để mọi điều sáng tỏ

Chính “Cái tôi” quá lớn, sẽ phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh cãi,
khó có thể hoàn thành mục tiêu của nhóm đã đề ra

Quan tâm và chia sẻ những ngày ý nghĩa, sẽ thắt chặt tình cảm bạn bè thời học sinh
Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 24


Câu chuyện về thấu hiểu
8

ĐÁNH GIÁ NGƯỜI KHÁC
Em bé ngồi trên ghế với hai quả táo trên tay.
Mẹ tiến lại gần nhẹ nhàng hỏi bé: “Con yêu! Cho mẹ một quả được không?”
Bé ngước nhìn mẹ rồi quay xuống nhìn quả táo ở tay này rồi lại nhìn sang quả táo ở
tay kia.Thấy vậy người mẹ thoáng buồn, nhưng vẫn giữ nét mặt vui vẻ để không lộ vẻ thất
vọng.
Rồi bé cắn một miếng ở quả táo to hơn, ăn xong bé cắn tiếp một miếng ở quả táo nhỏ.
Hành động của bé càng khiến mẹ thêm thất vọng. 3 mẩu chuyện giản dị mà thấm thía
Nhưng sau khi ăn hai miếng táo, bé đưa một quả táo cho mẹ và nói: “Mẹ lấy quả này
đi. Nó ngọt hơn!”.
BÀI HỌC: Chúng ta không nên đánh giá sự việc ở bề mặt mà thiếu sự thấu hiểu. Hãy
cho người khác cơ hội giải thích về mình trước.

Thầy và trò cùng xem bóng đá, cổ vũ cho đội U23VN_tháng 01/2018
8


/>Bộ quy tắc ứng xử trường THCS_Mô hình 3-4-5-6-7
Thực hiện: CLB sáng tạo THCS Hoàng Diệu

Trang 25


×