BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐỖ HOÀNG VƯƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
ĐỖ HOÀNG VƯƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. HOÀNG VĂN CHỨC
2. TS. HOÀNG QUANG ĐẠT
HÀ NỘI, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi. Các
thông tin, số liệu của luận án được trình bày trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Việc sử dụng, trích dẫn tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã công bố khi
đưa vào luận án được thực hiện đúng theo quy định. Kết quả nghiên cứu khoa học của
luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày
tháng
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đỗ Hoàng Vương
i
năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo là một trong
những nội dung của khoa học quản lý nói chung và khoa học quản lý hành chính nhà
nước nói riêng. Công trình nghiên cứu là kết quả trong thời gian học tập, nghiên cứu
của tác giả tại Khoa Sau Đại học, Khoa QLNN về Xã hội, thuộc Học viện Hành chính
Quốc gia.
Với tình cảm chân thành, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám
đốc Học viện Hành chính Quốc gia; quí thầy, cô của Học viện; Thầy, Cô Khoa Sau đại
học, Khoa QLNN về Xã hội; đặc biệt là PGS.TS. Hoàng Văn Chức và TS. Hoàng
Quang Đạt, những người Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập,
từ xây dựng đề cương, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực địa đến phân tích số liệu và
báo cáo hoàn thành luận án.
Xin cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn
giáo, Công An thành phố Hà Nội, UBMTTQ Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xin cảm ơn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về tôn giáo
các cấp, cán bộ đoàn thể và đồng nghiệp đã nhiệt tình cung cấp số liệu, tham gia đóng
góp ý kiến qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp những nội dung của đề tài nghiên cứu.
Tác giả đã có nhiều nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, song không tránh khỏi
những thiếu sót, tôi mong nhận được những ý kiến chỉ dẫn, đóng góp của các thầy cô và
bạn bè, đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện, góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho
việc nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo Công giáo trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đỗ Hoàng Vương
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN........................................ vii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ............................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................... 8
1.1. Công trình nghiên cứu về đạo Công giáo ....................................................... 8
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo Công giáo ở ngoài nước.......................... 8
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đạo Công giáo trong nước ........................... 10
1.2. Công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo
Công giáo .............................................................................................................. 18
1.2.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với hoạt động của
đạo Công giáo trên địa bàn cả nước ........................................................................... 18
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về đạo Công giáo và quản lý nhà nước đối
với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.............................. 22
1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những
vấn đề đặt ra đối với đề tài luận án ..................................................................... 23
1.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................................... 23
1.3.2. Những nội dung chưa được tìm hiểu, nghiên cứu sâu ...................................... 25
1.3.3. Những vấn đề đặt ra cho đề tài luận án cần tiếp tục nghiên cứu ...................... 26
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO ............................................................................ 29
2.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến luận án .......................................... 29
2.1.1. Tôn giáo, đạo Công giáo và hoạt động đạo Công giáo .................................... 29
2.1.2. Giáo lý, giáo luật và lễ nghi tôn giáo ................................................................ 31
2.1.3. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc .................................................. 32
2.1.4. Chức sắc và tín đồ tôn giáo............................................................................... 34
2.2. Khái quát về đạo Công giáo trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 34
2.2.1.Khái quát về đạo Công giáo .............................................................................. 34
iii
2.2.2. Đạo Công giáo ở Việt Nam .............................................................................. 40
2.3. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo ............................. 46
2.3.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo .............. 46
2.3.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo ................ 49
2.3.3. Chủ thể, đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo Công giáo .......... 51
2.3.4. Nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công
giáo ............................................................................................................................. 52
2.3.5. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo
Công giáo .................................................................................................................... 58
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo ....... 61
2.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương................................................................ 61
2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội .................................................... 70
Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG
GIÁOTRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................... 74
3.1. Khái quát về thành phố Hà Nội .................................................................... 74
3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 74
3.1.2. Kinh tế, văn hóa - xã hội ................................................................................... 74
3.1.3. Dân cư, tín ngưỡng, tôn giáo ............................................................................ 75
3.2. Đạo Công giáo Hà Nội và thực trạng hoạt động của đạo Công giáo trên
địa bàn thành phố Hà Nội.................................................................................... 76
3.2.1. Khái quát về Tổng giáo phận Hà Nội ............................................................... 76
3.2.2. Đạo Công giáo và hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà
Nội .............................................................................................................................. 81
3.2.3. Đặc điểm của tín đồ đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội ................ 84
3.3. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động
của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay ............................. 86
3.3.1. Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực thi chính sách, pháp luật về tôn giáo .......... 86
3.3.2. Tuyên truyền phổ biến pháp luật và vận động chức sắc, tín đồ đạo Công
giáo ............................................................................................................................. 90
3.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo của Thành phố ...... 95
3.3.4. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo của
TP. Hà Nội .................................................................................................................. 99
iv
3.3.5. Quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của đạo Công giáo trên địa
bàn thành phố Hà Nội ............................................................................................... 101
3.3.6. Quản lý đất đai, cấp phép xây dựng, trùng tu, sửa chữa các công trình,
kiến trúc đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố...................................................... 110
3.3.7. Quản lý hoạt động đối ngoại Công giáo trên địa bàn Thành phố ................... 114
3.3.8. Phối hợp các đoàn thể quần chúng nhân dân trong quản lý hoạt động của
đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố ..................................................................... 116
3.3.9. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật nhà nước về tôn
giáo và hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố ................................ 118
3.4. Nhận xét thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công
giáo trên thành phố Hà Nội ............................................................................... 121
3.4.1. Những kết quả đạt được.................................................................................. 121
3.4.2. Những hạn chế, bất cập .................................................................................. 125
3.4.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 126
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI .......................................................................................... 131
4.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và của thành ủy thành phố
Hà Nội về tôn giáo và công tác tôn giáo ............................................................ 131
4.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo .................... 131
4.1.2. Quan điểm của thành ủy Thành phố về công tác tôn giáo trong tình hình mới .. 133
4.2. Dự báo xu hướng hành đạo của đạo Công giáo trên địa bàn Hà Nội ....... 135
4.2.1. Xu hướng đối thoại, tuân thủ pháp luật trong quan hệ với chính quyền
Thành phố ................................................................................................................. 135
4.2.2. Xu hướng củng cố đức tin và truyền giáo gắn với hội nhập văn hóa, trong
bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. ................................................................................ 136
4.2.3. Phát triển đạo gắn với hoạt động xã hội, từ thiện, nhận đạo. ......................... 136
4.2.4. Xu hướng mở rộng quan hệ đối thoại liên tôn, quan hệ quốc tế. ................... 137
4.2.5. Thế lực thù địch lợi dụng vấn đề về đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự để xâm
hại đến an ninh, trật tự của thành phố. ...................................................................... 138
4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo
Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................ 138
v
4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về tôn giáo, tăng cường
thể chế văn bản pháp luật về tôn giáo ....................................................................... 138
4.3.2. Đổi mới hoạt động tuyên truyền vận động chức sắc, tín đồ đạo Công giáo .. 142
4.3.3. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực chuyên môn cho
đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo thành phố Hà Nội ........... 146
4.3.4. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức đoàn thể trong quản lý
nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố ................. 152
4.3.5. Thực hiện tốt chính sáchnhà đất liên quan đến đạo Công giáo trên địa bàn
Thành phố ................................................................................................................. 155
4.3.6. Quản lý hoạt động của các dòng tu đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố .. 157
4.3.7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh, phòng ngừa
vi phạm pháp luật trong hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố ...... 158
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 163
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...................................................... 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................... 166
PHỤ LỤC .................................................................................................................... i
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Từ viết tắt
Nghĩa của từ
HĐND
Hội đồng nhân dân
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc
MEP
Hội Thừa sai Pari
QLNN
Quản lý nhà nước
TNTG
Tín ngưỡng, tôn giáo
TP
Thành phố
UBĐKCG
Ủy ban đoàn kết Công giáo
UBMTTQ
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND
Ủy ban nhân dân
VPQPPL
Văn bản quy phạm pháp luật
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê về tình hình đạo Công giáo trên địa bàn TP. Hà Nội...................82
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát thực trạng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về
tôn giáo và công tác vận động, thuyết phục quần chúng tín đồ đạo Công
giáo ...........................................................................................................94
Bảng 3.3: Thống kê về trình độ chuyên môn, chính trị và QLNN của cán bộ,
công chức chuyên trách QLNN về tôn giáo TP. Hà Nội ............................99
Bảng 3.4: Thống kê về trình độ tin học, ngoại ngữ, kiến thức tôn giáo và kinh nghiệm
quản lý của cán bộ, công chức chuyên trách QLNN về tôn giáo TP. Hà
Nội ..........................................................................................................100
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về thực trạng thực hiện quản lý đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; xây mới, sửa chữa và trùng tu các
công trình kiến trúc của đạo Công giáo ở TP. Hà Nội ..............................112
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát thực trạng phối hợp giữa các cơ quan thành phố với
MTTQ và các thành viên trong QLNN đối với hoạt động của đạo
Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................117
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về thực trạng thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu
nại, tố cáo của các cơ quan chức năng trong việc chấp hành chính
sách, phát luật có liên quan đến đạo Công giáo trên địa bàn thành phố
Hà Nội ....................................................................................................120
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát về phương hướng kiện toàn bộ máy QLNN về tôn
giáo của thành phố Hà Nội ......................................................................148
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát về biện pháp tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức QLNN về tôn giáo của TP. Hà Nội .........................................151
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ đáp ứng được của thể chế
pháp luật QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo ở nước ta
hiện nay ................................................................................................. 90
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo sát thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
QLNN về tôn giáo TP. Hà Nội ............................................................ 101
Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo sát thực trạng QLNN đối với tổ chức và hoạt động của
các dòng tu đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội ................... 103
Biểu đồ 3.4: Khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động từ thiện, nhân đạo, xã hội
hóa giáo dục, y tế của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội ... 109
Biểu đồ 4.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của việc hoàn thiện hệ thống pháp
luậtt và thể chế hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo ở nước ta
hiện nay ............................................................................................... 139
Biểu đồ 4.2: Kết quả khảo sát về tính cần thiết của việc kiện toàn bộ máy QLNN
về tôn giáo của thành phố Hà Nội ........................................................ 147
Biểu đồ 4.3: Kết quả khảo sát về tính cần thiết phải nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo thành phố Hà Nội ............... 150
Biểu đồ 4.4. Kết quả khảo sát về tính cần thiết tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan
chức năng trong QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn
Thành phố ............................................................................................ 154
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo của TP. Hà Nội......................... 98
ix
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nằm giữa đồng bằng Sông Hồng là thành phố Hà Nội, mảnh đất Thăng Long
xưa với hơn nghìn năm lịch sử văn hiến, đồng thời là thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay. Là một thành phố cổ kính, lâu đời, Hà Nội được các triều
đại Lý, Trần, Lê, Mạc lựa chọn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của cả nước,
với tên gọi là Thăng Long. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Hà Nội được thực dân Pháp lựa
chọn là trung tâm đầu não của Liên bang Đông Dương, Phủ toàn quyền của Pháp được
xây dựng từ năm 1901 - 1906 tại đường Hùng Vương, Hà Nội, với quy mô hoành
tráng, uy nghiêm và quyền lực, đây chính là biểu tượng quyền uy, phản ánh sức mạnh
và vinh quang của nước Pháp. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Hà Nội được
Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn là trung tâm đầu não về
chính trị, kinh tế của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước,
Hà Nội đã được Quốc hội Việt Nam lựa chọn là thủ đô của nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam cho đến ngày nay.
Trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, từ ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết
số 18/2008/NQ-QH của Quốc hội, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, sáp nhập tỉnh
Hà Tây và huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và một số xã của tỉnh Hòa Bình vào thành
phố Hà Nội và Hà Nội trở thành một trong những thủ đô có diện tích lớn trên thế giới.
Sau sáp nhập, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là thành phố có quy mô lớn
nhất về diện tích và dân số ở Việt Nam, được xếp hạng đặc biệt theo Luật Tổ chức
chính quyền địa phương 2015. Hiện nay, Hà Nội có diện tích là 3.344 km2, dân số trên
7,5 triệu người, với 30 đơn vị hành chính cấp huyện, tiếp giáp với các tỉnh: Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; phía Nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía Đông giáp
các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.
Với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Hà Nội cũng
đồng thời là trung tâm của nhiều tôn giáo lớn trên địa bàn cả nước. Trên toàn thành
phố Hà Nội hiện có 7 tôn giáo lớn (đã được nhà nước Việt Nam công nhận) là: Phật
giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hồi giáo, Baha’I và Minh Sư đạo. Đạo Công giáo
tại Hà Nội có trụ sở Hội đồng Giám mục Việt Nam; Đại chủng viện liên địa phận Hà
Nội đào tạo linh mục cho 15 tỉnh thành phố phía Bắc.
Là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới, đứng thứ 2 tại Việt Nam, đạo
Công giáo du nhập vào Thăng Long (Hà Nội) năm 1626 đến nay đã gần 400 năm. Kể
1
từ khi xuất hiện tại đất Thăng Long đến nay, trải qua nhiều biến cố lịch sử, đạo Công
giáo đã đạt được những kết quả to lớn trong sứ mệnh truyền đạo và phát triển tín đồ.
Đến nay, Đạo Công giáo ở Hà Nội gồm 83 giáo xứ, 306 họ giáo; 04 giám mục (01
Tổng giám mục, 01 giám mục, 02 giám mục phụ tá), 85 linh mục, gần 2.000 chức
việc; hơn 400 cơ sở thờ tự; gần 193.000 tín đồ; 23 cộng đoàn tu sĩ ở 20 tu viện; là địa
bàn duy nhất trong cả nước có các xứ, họ đạo thuộc sự quản lý của 03 Toà giám mục:
Hà Nội, Hưng Hoá, Bắc Ninh.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy và chính quyền thành
phố Hà Nội, các hoạt động TNTG luôn hoạt động ổn định, nền nếp, nhất là kể từ khi
Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. Quản lý nhà
nước về tôn giáo trên địa bàn thủ đô đã đạt nhiều kết quả khích lệ, đáp ứng được cơ
bản như cầu TNTG và quyền tự do TNTG cho một bộ phận quần chúng nhân dân có
đạo. Các tổ chức, pháp nhân tôn giáo ngày càng hoạt động ổn định, chấp hành tốt
những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Chức sắc, tín đồ các
tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền thành phố; thi
đua lập thành tích thực hiện các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình hình an
ninh tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng được đảm bảo, góp phần ổn
định tình hình chính trị, trật tự an toàn Thành phố.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công cuộc đổi mới, xây dựng
thành phố hòa bình và giàu đẹp, gần đây trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện một số vấn
đề phức tạp đến an ninh chính trị, trật tự xã hội, đặc biệt là tình hình hoạt động của
một số chức sắc, tín đồ đạo Công giáo ở một số giáo xứ, giáo họ và các dòng tu. Một
số chức sắc, tín đồ đạo Công giáo lợi dụng chính sách tự do TNTG của Đảng và nhà
nước đã có những hành vi lôi kéo, tụ tập, kích động giáo dân xâm hại đến an ninh, trật
tự của Thành phố.
Công tác quản lý hoạt động của các chức sắc, tín đồ đạo Công giáo mặc dù đã
có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém nhất là việc
quản lý hoạt động của các dòng tu, các hội đoàn đạo Công giáo. Việc quản lý những
hoạt động từ thiện, nhân đạo; đào tạo chức sắc, hoạt động giáo dục và y tế của các cơ
sở đạo Công giáo còn nhiều vướng mắc, khó khăn. Công tác quy hoạch, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết những tồn tại về nhà đất đạo Công giáo
triển khai chậm, còn nhiều vướng mắc bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Mở cửa, hội
nhập quốc tế, các thế lực thù địch bên trong và ngoài nước gần đây có những dấu hiệu
tăng cường lợi dụng hoạt động đạo Công giáo để chống phá Đảng và Nhà nước, gây
mất ổn định chính trị, xã hội.
2
Trước những diễn biến của tình hình hoạt động đạo Công giáo trên địa bàn, Ban
Tôn giáo và chính quyền các cấp của thành phố đã có nhiều nỗ lực cố gắng và có được
những kết quả nhất định, song tình hình hoạt động đạo Công giáo trên địa bàn vẫn còn
diễn biến phức tạp, đặc biệt là những hoạt động liên quan như khiếu kiện, khiếu nại;
tranh chấp đất đai; tập trung đông người cầu nguyện trái pháp luật; lôi kéo giáo dân
xâm hại đến an ninh, trật tự; xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước về
tôn giáo; vu khống chính quyền, Công an, và các lãnh đạo Thành phố trong việc thực
thi chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo.
Xuất phát từ thực tiễn QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn
Thành phố, với mong muốn tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối
với hoạt động của đạo Công giáo, góp phần ổn định đời sống tinh thần, tạo động lực cho
sự phát triển kinh tế xã hội bền vững trên địa bàn Thủ đônên tác giả đã chọn đề tài:
“Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố
Hà Nội”, làm đề tài luận án tiến sỹ quản lý công.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng thực hiện các nội dung
QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo; phân tích và đánh giá kết quả thực hiện
các nội dung QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong những năm qua. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện
công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo, khắc phục những bất cập, hạn
chế trong QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo; đảm bảo quyền tự do TNTG
cho giáo dân, tạo điều kiện để Giáo hội Công giáo“sống tốt đời, đẹp đạo”, “đồng
hành cũng dân tộc, đất nước”, đồng thời cũng nhằm giữ vững sự ổn định trật tự an
toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tổng quan các công trình, dữ liệu, tài liệu có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu của luận án.
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phân tích và đánh giá các tài liệu; bổ sung, hoàn
thiện những cơ sở lí luận QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo.
- Điều tra và phân tích làm rõ thực trạng hoạt động và thực trạng QLNN đối với
hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, đánh giá về kết
3
quả đạt được, những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong QLNN đối
với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn Thành phố.
- Nghiên cứu và hệ thống hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng, định hướng
của Thành ủy thành phố Hà Nội; dự báo phương hướng hoạt động của đạo Công giáo trên
địa Thành phố trong thời gian tới. Và đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện
QLNN đối với các hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng thực hiện các nội dung QLNN đối
với hoạt động củađạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu QLNN đối với các hoạt động của đạo
Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.
- Về không gian: nghiên cứu trên phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu QLNN đối với hoạt động của đạo
Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2004 đến nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; những cơ sở
phương pháp luận của khoa học quản lý công; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo nói chung, đạo Công giáo nói riêng; những
quan điểm, chủ trương, chính sách của Thành ủy, UBND Thành phố về công tác đối
với đạo Công giáo, QLNN về đạo Công giáo trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chính sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ
các chương của luận án để giải quyết những vấn đề mang tính lý luận như: các quan
niệm, đặc điểm, vai trò của QLNN về hoạt động của đạo Công giáo; đánh giá thực
trạng hoạt động của đạo Công giáo, thực trạng quản lý của cơ quan nhà nước đối
với các hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội; chỉ ra ưu điểm,
hạn chế và nguyên nhân của nó.
4
- Phương pháp so sánh, được sử dụng để so sánh các quan niệm khác nhau ở
Việt Nam và thế giới về những thuật ngữ được nghiên cứu trong đề tài. Ví dụ như:
quan niệm về quản lý; quản lý nhà nước; so sánh các kết quả đạt được trong quá trình
quản lý qua các năm, giữa các địa phương với nhau;...
- Phương pháp hệ thống, để hệ thống các kết quả nghiên cứu có liên quan đến
luận án cũng như quan điểm, quan niệm xung quanh các nội dung cần giải quyết trong
đề tài; rút ra điểm chung trong các quan điểm.
- Phương pháp thống kê, khảo sát, được sử dụng để đưa ra các số liệu thực tế,
cần thiết phản ánh thực trạng QLNN về hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn
thành phố Hà Nội hiện nay.
- Phương pháp dự báo, qua nghiên cứu, thu thập thông tin, đánh giá hoạt động
củađạo Công giáo và thực trạng QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa
bàn thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra những dự báo về tình hình có liên quan, góp phần
làm cơ sở đề xuất những giải pháo góp phần hoàn thiện QLNN đối với hoạt động của
đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp chuyên gia, được sử dụng để tranh thủ ý kiến của các nhà khoa
học và các chuyên gia thực tiễn công tác tại các cơ quan như: Ban Tôn giáo Chính
phủ, Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, Phòng An ninh xã hội của Công an thành phố
Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia… để xác định các nhiệm vụ nghiên cứu, đề
xuất các giải pháp, kiến nghị.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 200 phiếu hỏi (2 mẫu phiếu) với 2 nhóm
đối tượng là: cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo (150 phiếu) các cấp (Ban Tôn giáo TP.
Hà Nội 5 phiếu, 10 phiếu chuyên viên QLNN về tôn giáo cấp huyện); nhóm đối tượng cán
bộ MTTQ và đoàn thể (50 phiếu) để thu thập thông tin về thực trạng QLNN đối với hoạt
động của đạo Công giáo trên địa bàn Hà Nội [Phụ lục 1-6].
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của đề tài
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Trong những năm gần đây, hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành
phố Hà Nội đã và đang diễn biến như thế nào? Chức sắc và tín đồ đạo Công giáo có tin
tưởng và chấp hành tốt những chủ trương, định hướng của Đảng; chính sách, pháp luật
của Nhà nước về tôn giáo không?
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố
Hà Nội hiện nay đã đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ QLNN về tôn giáo đặt ra hay
5
chưa? Đã đảm bảo và đáp ứng được quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” và nhu cầu
TNTG của chức sắc, tín đồđạo Công giáo trên địa bàn Thành phố không?
- Để nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới, Chính quyền và Ban Tôn giáo Thành phố
phải có những giải pháp nào?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đáp ứng cơ
bản nhu cầu tự do TNTG của giáo dân; đảm bảo tình hình an ninh tôn giáo trên địa bàn
Thành phố. Bên cạnh kết quả đó, QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa
bàn vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Những nguyên nhân hạn chế đó bắt nguồn từ
những bất cập bởi thể chế quản lý, từ đội ngũ cán bộ, từ việc thực hiện các nhiệm vụ
của hệ thống các cơ quan QLNN về tôn giáo.
Nếu nghiên cứu và đánh giá đúng tình hình thực trạng, tìm ra các nguyên nhân
thành công và hạn chế trong QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo, luận án sẽ
xây dựng được một hệ thống các giải pháp QLNN đối với hoạt động của đạo Công
giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm thúc đẩy những điểm thành công, khắc phục
những hạn chế, góp phần đảm bảo giữ an ninh, trật tự trên địa bàn, phát suy sức mạnh
nội lực của đồng bào đạo Công giáo trong quá trình xây dựng và bảo vệ Thủ đô trong
giai đoạn kế tiếp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học về QLNN
đối với hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Công giáo nói riêng. Kinh nghiệm QLNN
đối với hoạt động của đạo Công giáo tại Hà Nội sẽ góp phần xây dựng các bài học
kinh nghiệm cho hoạt động bồi dưỡng, giảng dạy các chuyên đề QLNN đối với hoạt
động của đạo Công giáo trên địa bàn cả nước.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án phân tích làm rõ những nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng
đến QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Làm rõ thực trạng hoạt động và QLNN đối với đối với hoạt động của đạo
Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với hoạt động của đạo
Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
giảng dạy, học tập, nghiên cứu QLNN về tôn giáo và cho cán bộ, công chức trong thực
thi nhiệm vụ QLNN về TNTG.
7. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới như sau:
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn QLNN đối với hoạt động của đạo Công
giáo, QLNN đối với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn cấp tỉnh.
- Phân tích làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động của
đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu làm rõ thực trạng QLNN đối với hoạt động đạo Công giáo trên địa
bàn thành phố Hà Nội, chỉ ra được những hạn chế và nguyên nhân.
- Trên cơ sở phân tích phương hướng, quan điểm của Đảng và Thành ủy Hà Nội
về tôn giáo, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với hoạt động
của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận
án được cấu trúc thành 04 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Công giáo
Chương 3: Thực trạng hoạt động của đạo Công giáo và quản lý nhà nước đối
với hoạt động của đạo Công giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt
động của đạo Công giáo trên địa bàn hành phố Hà Nội.
7
Chương 1
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Công trình nghiên cứu về đạo Công giáo
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về đạo Công giáo ở ngoài nước
Tìm hiểu, nghiên cứu về đạo Công giáo là một chủ đề nhận được rất nhiều sự
quan tâm của các nhà khoa học, tri thức qua nhiều thế hệ, có thể khái quát qua một số
các công trình, tác phẩm dưới đây:
- Tác phẩm: “Nhân học Kitô”, của tác giả Karl Rahner, Nhà xuất bản
Crossroad, New York, 1998. Nội dung tác phẩm là những luận bàn về những vấn đề có
liên quan giữa triết học và thần học; con người, nhân vị và chủ thể; về con người hiện
diện trong sự mầu nhiệm tuyệt đối; tri thức về Thiên Chúa về những mối quan hệ giữa
con người con người với Thiên Chúa với nền tảng siêu việt, tìm kiếm Thiên Chúa
trong thế giới [134,tr.53-151]. Tác phẩm cũng luận giải những vấn đề về con người là
chủ thể bị tội lỗi đe dọa cách tận căn; là biến cố Thiên Chúa tự thông ban cách tự do và
tha thứ [134,tr.157-230]. Tác phẩm cũng đề cập về lịch sử cứu rỗi và mặc khải gồm:
Sự trung gian mang tính lịch sử của siêu việt tính và siêu việt; lịch sử cứu rỗi và mạc
khải đồng hiện hữu với toàn thể lịch sử thế giới; mối tương quan giữa lịch sử mạc khải
siêu việt phổ quát với mạc khải phạm trù và đặc biệt và cấu trúc của lịch sử mạc khải
[134,tr.231-279].
- Tác phẩm: “Mười tôn giáo lớn trên thế giới”, của tác giả Hoàng Tâm Xuyên,
Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, 1999 đã giới thiệu khái quát về một số tôn giáo cổ
đại và mười tôn giáo trên thế giới. Đối với đạo Cơ Đốc được trình bầy tập trung vào
những vấn đề về bối cảnh lịch sử và sự ra đời của đạo Cơ Đốc giáo; cuộc đời và truyền
thuyết Chúa Giêsu; lịch sử đạo Cơ Đốc cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại
[136,tr.581-664]. Tác phẩm cũng giới thiệu khái quát về Kinh Thánh, giáo lý và lễ
nghi của Cơ Đốc giáo; những hệ phái và cơ cấu tổ chức của các hệ phái Cơ Đốc giáo;
những vấn đề hiện trạng của đạo Cơ Đốc trên thế giới; ảnh hưởng của những giá trị Cơ
Đốc đối với xã hội [136,tr.664-693].
- Tác phẩm: “Câu chuyện Kinh Thánh, những bài học về lòng yêu thương”, của
tác giả Selina Hastings, Nhà xuất bản Tôn giáo 2007. Tác phẩm là một tập hợp các câu
chuyện được chọn lọc nhằm mục đích giáo dục đạo đức, tình yêu thương cho con
8
người bắt nguồn từ Kinh Cựu ước và Kinh Tân ước. Chúng ta có thể thấy cả hành trình
tạo dựng của Đức Chúa Trời và quá trình truyền đạo của Đức Ghêsu, Hội Thánh thủa
ban đầu và quá trình truyền đạo của Thánh Paul [135,tr.219-368]. Qua các câu chuyện
ta thấy được tình yêu thương bao la và những đức hy sinh cao cả; những giá trị chân lý
mãi trường tồn đó là: lòng nhân ái luôn chiến thắng sự hung bạo; cái thiện luôn chiến thắng
trước cái ác; sự trung thành; những ý chí và khát vọng vươn lên của con người [135].
- Tác phẩm: “Giáo hội Công giáo Trung quốc”, của Yến Khả Giai, Nhà xuất
bản Tôn giáo 2007. Tác phẩm đề cập đến bốn giai đoạn phát triển của Giáo hội Công
giáo Trung quốc từ khi bắt đầu du nhập năm 1294 dưới vương triều Nhà Minh; giai
đoạn sau chiến tranh nha phiến; giai đoạn sau khi khi nhà nước Trung Hoa ra đời và
giai đoạn từ sau cải cách (1976) đến nay. Qua cuốn sách, độc giả được biết về lịch sử
truyền đạo Công giáo ở Trung quốc và những thời kỳ bị gián đoạn do những biến cố
về chính trị [131,tr.9-39]; cuộc tranh chấp về nghi lễ đạo Công giáo Trung quốc; cuộc
đàn áp đạo Công giáo trăm năm với những thiệt hại nặng nề[131,tr.40-45]. Tác phẩm
cũng đề cập đến sự đàn áp người Công giáo của dân tộc Trung Quốc trong giai đoạn
50 năm [131,tr.77-82] và giai đoạn Tam tự; những thái độ của Đảng Cộng sản và
Chính phủ Trung quốc đối với giáo hội; tinh thần yêu nước, chống đế quốc của tín đồ
đạo Công giáo Trung Quốc và việc thành lập Hội yêu nước [131,tr.85-122].
- Tác phẩm: “Đức Giáo hoàng Benedict XVI”, của tác giả Jon L.Allen, Jr, Nhà
xuất bản Tôn giáo 2008. Nội dung cuốn sách tập trung kể về những ngày cuối cùng
của Đức Giáo hoàng John Paul II, về những nỗ lực của Hồng Y đoàn trong việc chọn
Joseph Ratzinger làm Giáo hoàng Benerdict XVI để dẫn dắt Giáo hội Công giáo. Khi
Tòa Thánh trống ngôi, trong số các thành viên Hồng Y đoàn, Joseph Ratzinger nổi lên
như là nhân vật có ảnh hưởng nhất với những quan điểm và hoài bão lớn “quyết chiến
với chế độ độc tài của chủ thuyết tương đối”, “Thay đổi tác phong làm việc của giáo
hội” [132,tr.192-163]. Cuốn sách miêu tả khá chi tiết về buổi tang lẽ của Đức Giáo
hoàng John Paul II; giai đoạn Tòa Thánh Vatican trống ngôi và cách thức bầu Giáo
hoàng. Phần cuối là những nhận định về những thách thức và những khó khăn trong
giai đoạn Giáo hoàng Benerdict lãnh đạo Giáo hội Công giáo thế giới hiện nay
[132,tr.264-302].
- Tác phẩm: “Các nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo”, của tác giả Hans Kung,
Nhà xuất bản Trí thức, năm 2010. Thông qua tác phẩm, tác giả đã khái quát về cuộc
đời và sự nghiệp truyền giáo của bảy nhà tư tưởng lớn của Kitô giáo gồm các nhân vật:
9
Phaolô, Origen, Augustinô, Thomas Aquinas, Martin Luther, Friedrich Schleiermacrch,
Karl Barth. Qua nghiên cứu tác phẩm, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về lịch sử hình
thành và phát triển của Kitô giáo, nguồn gốc sự hình thành và phát triển của các nhà tư
tưởng Kitô và những ý kiến tranh luận trái ngược nhau về cuộc đời, sự nghiệp, những
thành công, thất bại của các nhà tư tưởng Kitô. Tác phẩm cũng đề cập các thư mục, tài
liệu có tính chất tham khảo về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của các nhà tư
tưởng Kitô trong việc xây dựng và phát triển Kitô giáo trở thành một trong những tôn
giáo của thế giới [130].
- Sách tham khảo: “Các tôn giáo trên thế giới”, của Lewis M. Hopfe và Mark
R. Woodwarrd, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội 2011. Nội dung cuốn sách đề cập
tớitình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở khu vực châu Âu, Bắc Phi và Trung Đông,
những điều kiện tiền đề cho sự ra đời một tôn giáo mới; khái quát về cuộc đời và giáo
lý của Đức Giêsu. Cuốn sách cũng kể về Kitô giáo khi mới hình thành gồm: Giáo đoàn
Jerusalem; tiểu sử Thánh Paul; việc thờ phụng trong Giáo hội thủa sơ khai; công tác
lãnh đạo Giáo hội giai đoạn mới hình thành Giáo hội và việc biên soạn Tân ước, tranh
cãi thần học thời kỳ đầu [133,tr.465-481]. Qua cuốn sách, ta cũng hiểu hơn về lịch sử
phát triển của Giáo hội; những vấn đề mà Kitô giáo gặp phải trong giai đoạn hiện nay
từ những cải cách của đạo Công giáo; Công đồng Vatican II, những phong trào cải
cách hiện đại.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu vềđạo Công giáo trong nước
Cũng như trên thế giới,đạo Công giáo từ khi vào Việt Nam đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm của các nhà thần học, tri thức, các nhà khoa học, nhà chính trị, quản lý và là
một trong những chủ đề được nghiên cứu và nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau, có
thể khái quát qua một số các công trình, tác phẩm và bài viết sau:
Các công trình và tác phẩm nghiên cứu về đạo Công giáo
- Sách tham khảo: “Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt Nam từ thế
kỷ thứ XVII đến thế kỷ thứ XIX”, của tác giả Nguyễn Văn Kiệm, xưởng in Tạp chí
Than Việt Nam 2001. Cuốn sách đã cung cấp đầy đủ và chi tiết về lịch sử hình thành
và phát triển Thiên chúa giáo tại Việt Nam từ giai đoạn bắt đầu Thế kỷ XVI đến năm
1874; đi tìm lời giải cho các cuộc truyền bá đạo Thiên chúa vào Việt Nam, cuốn sách
cũng đã có những nhận định, phân tích và đánh giá những thành công, trở ngại trong
hoạt động truyền giáo của các giáo sĩ tại Việt Nam, đánh giá về cách thức tiếp cận,
phương thức truyền giáo của các giáo sĩ và hơn cả đã đưa ra các đánh giá, xem xét về
10
những động cơ chính trị trong hoạt động truyền giáo tại Việt Nam [76,tr.115-253].
Công cuộc truyền giáo được bắt đầu chính thức vào thế kỷ XVII và dọn đường cho
cuộc xâm lược vũ trang của Thực dân Pháp 1858, bắt đầu giai đoạn cai trị và bóc lột
Việt Nam 100 năm [76,tr.254].
- Tác phẩm: “Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802-1883)”, của tác
giả Nguyễn Quang Hưng, Nhà xuất bản Tôn giáo 2007. Tác phẩm được bố cục thành
hai phần: phần 1 tác giả khái quát về đạo Công giáo Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ
XVII-XVIII gồm những nội dung về những vấn đề: Bối cảnh chính trị - xã hội và tôn
giáo Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII; những thừa sai Châu Âu ở Việt Nam trước 1802
gồm các thừa sai Dòng tên và Hội thừa sai Paris [71,tr.21-83]. Khái quát quá trình
truyền giáo ở Việt Nam thế kỷ XVII và XVIII về những thái độ của người Việt, chúa
Trịnh, chúa Nguyễn trước tôn giáo mới và quá trình xác lập Giáo hội Công giáo Việt
Nam ở Đàng trong và Đàng Ngoài [71,tr.83-122]. Phần 2 tác phẩm đề cập đến những
các chính sách của các đời vua, chúa đối với đạo Công giáo và những thăng trầm trong
công cuộc truyền đạo của đạo Công giáo ở Việt Nam đến năm Tự Đức mất (1883)
[71,tr.123-342]. Theo tác phẩm:“Mối dây liên hệ truyền giáo với chủ nghĩa thực dân,
một hệ quả dường như tất yếu trong bối cảnh lịch sử thế giới cận đại, đã đẩy người
Công giáo Việt Nam thế kỷ XIX vào một hoàn cảnh quá khó khăn. Một mặt, chính sách
của Triều đình Huế đẩy họ tới việc muốn giữ đạo thì bị kết án mắc tội phản quốc, bị
đồng bảo phẫn nộ. Mặt khác, nếu không nghe Đấng Bề trên, họ sẽ không thoát khỏi
hình phạt nghiêm khắc của Giáo hội,… chính những hoàn cảnh đó đã xô đẩy một bộ
phận người Công giáo tới những hoạt động chính trị đi ngược lại quyền lợi của dân
tộc” [71,tr.261].
- Sách tham khảo: “Công giáo Việt Nam, một số vấn đề nghiên cứu”, của tác
giả Nguyễn Hồng Dương, Nhà xuất bản Tôn giáo 2008. Nội dung cuốn sách là tập hợp
các bài viết của nhiều tác giả khác nhau về những vấn đề: Hội đồng Giám mục Việt
Nam, cơ cấu tổ chức, các kỳ đại hội và đường hướng mục vụ; tổ chức xứ đạo, họ đạo ở
Việt Nam từ đầu những năm 1990 đến nay; đường hướng hoạt động của Giáo hội Công
giáo Việt Nam; những hoạt động phong trào của UBĐKCG giai đoạn 1990 - 2003 và một
số hoạt động của đạo Công giáo tại các vùng miền và địa phương ở Việt Nam trong
những năm gần đây [48].
- Sách tham khảo: “Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở Việt Nam; Lịch sử - hiện tại
và những vấn đề đặt ra”, tác giả Nguyễn Hồng Dương, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
11
Hà Nội, 2011. Cuốn sách diễn giải một số thuật ngữ về xứ đạo, họ đạo Công giáo; giới
thiệu quá trình hình thành xứ đạo và họ đạo Công giáo ở Miền Bắc, Miền Nam và ở khu
vực Tây Nguyên từ khi hình thành đến cuối thế kỷ XX [51,tr.971].Qua cuốn sách, chúng
ta thấy rõ hơn về quá trình hình thành,những đặc trưng của làng Công giáo Bắc Bộ;sự
chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hoạt động ở các làng Công giáo Việt Nam từ năm
1954 đến nay[51,tr.127-184].Nghiên cứu và phân tích thực trạng đời sống tôn giáo ở
những xứ, họ, làng Công giáo, tác giả đề xuất một số ý kiến về những vấn đề đặt ra với
xứ, họ đạo, tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở nước ta hiện nay [51,tr.278-319].
- Sách tham khảo: “Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt
Nam” của Nguyễn Đức Lữ, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội 2005. Theo nội
dung cuốn sách:Đạo Công giáo hiện diện ở Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XVII; sự gắn
bó giữa truyền giáo và thực dân ở Việt Nam thể hiện xu thế bành trướng của chủ nghĩa
tư bản Pháp đến Việt Nam, trong đó truyền giáo đóng vai trò đắc lực để chủ nghĩa thực
dân Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Tính từ cuối thế kỷ XIX đến nay ở Việt Nam
số dân theo đạo Công giáo chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng trên dưới 10% rải đều trên
khắp cả nước với một lực lượng điều hành khá hùng hậu được tổ chức chặt chẽ và hoạt
động ổn định [83,tr.70]. Các giáo sĩ của Hội thừa sai Paris đã có sự kết hợp chặt chẽ
phương thức truyền thống của dòng Jesusvới phương thức truyền giáo trong tầng lớp
dưới. Họ nghiên cứu các đặc trưng văn hóa và phong tục tập quán ở nước ta để tìm ra
những phương thức thích hợp để đưa niềm tin đạo Công giáo vào dân chúng và khéo
léo xây dựng cộng đồng đạo Công giáo ở Việt Nam thay vì tách thành từng cộng đồng
riêng biệt. Cho đến khi đất nước hoàn toàn độc lập và thống nhất vào năm 1975 thì số
giáo dân vẫn không vượt quá được 10% dân tộc và vẫn chưa hòa nhập vào lợi ích
chung của dân tộc. Từ đó đến nay,đạo Công giáo Việt Nam đã có những bước chuyển
biến quan trọng theo hướng ngày thoát ly khỏi sự chi phối của các thế lực phản động nước
ngoài để ngày càng gắn bó với lợi ích dân tộc theo phương châm “Sống phúc âm giữa
lòng dân tộc” [83,tr.61-86].
- Sách chuyên khảo: “Đức Giêsu Kitô”, của tác giả Thiên Hựu, Nguyễn Thành
Thống, Công ty sách Thời đại, Nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội 2011. Nội dung cuốn
sách là những luận bàn về Thiên tính của Chúa Giêsu, những quan điểm, niềm tin của
người Công giáo về Đức Chúa Trời; những quan điểm nhìn nhận của các học
giả,những nhà nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ hơn về Thiên tính và Nhân tính của Đức
Giêsu; bàn luận và phân tích về những điều mà Kinh Thánh đã ghi lại với những giả
12
thuyết khác nhau được đặt ra [73,tr.8-74]. Cuốn sách tập trung luận bàn và làm sáng tỏ
những vấn đề và sự kiện xoanh quanh cuộc đời của Chúa Giêsu và giáo thuyết của
ngài [73,tr.75-642].
- Năm 2010, tác giả Nguyễn Hồng Dương cũng chủ biên một tác phẩm khác về
chủ đềđạo Công giáo: “Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam”, Nhà Xuất bản
Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2010. Nghiên cứu của các tác giả đã khai thác được nhiều
khía cạnh tích cực của đạo Công giáo trong đời sống xã hội ở nước ta từ công tác giáo
dục và phát triển nhân cách cho tầng lớp thanh thiếu niên, học tập sinh hoạt nghiên
cứu và giảng dạy giáo lý, cho đến phác thảo về tư duy và lối sống của người Công giáo
Việt [50,tr.209-220]. Nghiên cứu và trao đổi về Bí tích Hôn phối, sự Chuộc tội và giải
cứu, ý nghĩa đời sống độc thân của linh mục và đời sống tu trì của nữ tu đạo Công giáo
[50,tr.273-304]. Cuốn sách cũng cung cấp những thông tin về đời sống cộng đồng đạo
Công giáo ở một số vùng, miền trên đất nước ta, các truyền thống lịch sử, sự giao thoa
giữa đạo Công giáo với các TNTG và truyền thống dân tộc trên các vùng, miền; những
ảnh hưởng của phong tục, tập quán văn hóa đến hoạt động đạo Công giáo và nếp sống của
tín đồ đạo Tin lành ở Việt Nam.
- Sách chuyên khảo: “Niên giám Thống kê Công giáo Việt Nam 2016”, Hội
đồng Giám mục Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn giáo 2016. Nội dung cuốn sách được kết
cấu thành 3 phần: Phần 1 là những nội dung liên quan đến đạo Công giáo toàn cầu;
phần 2 giới thiệu về Giáo hội Công giáo Việt Nam trong dòng lịch sử với những số
liệu thống kê về tình hình Giáo hội Việt Nam; phần 3 là những nội dung giới thiệu và
thống kê về các giáo phận đạo Công giáo Việt Nam, từ lịch sử hình thành, cơ cấu tổ
chức, tình hình dân số và thực trạng hoạt động của giáo phận [66].
Những bài viết về đạo Công giáo
- Nghiên cứu của Lê Gia Hân với chủ đề: “Cơ cấu giáo hội và hệ thống phẩm
trật của đạo Công giáo”, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 5/2009 đã làm sáng tỏ hơn
về tổ chức bộ máy giáo triều Vatican, cơ cấu tổ chức bộ máy và các cơ quan giúp việc
của giáo triều. Nghiên cứu cũng cho thấy về hệ thống các thứ bậc cơ quan quản lý của
giáo triều và các phẩm trật của Giáo hội Công giáo Roma hiện nay [62,tr.73-75].
- Nghiên cứu của Phạm Huy Thông với bài viết: “Lối sống của người Công
giáo Việt Nam: Quá trình từ theo đạo, giữ đạo đến sống đạo”, Tạp chí nghiên cứu Tôn
giáo số 12/2011 đã lý giải các lí do theo đạo của người Việt Nam từ vì gia đình nhập
đạo, đến lí do đói nghèo bần hàn, thiên tai, dịch bệnh mối quan hệ hôn nhân, gia đình;
việc thuyết giảng giáo lý hấp dẫn, tình hình chính trị - xã hội. Người Việt cũng rất có ý
13
thức giữ đạo, việc giữ đạo thể hiện qua thói quen, nếp sống sinh hoạt và sự thể hiện
lòng kính Chúa của tín đồ đạo Công giáo. Đề cập đến lối sống đạo hiện nay của người
Công giáo Việt Nam, tác giả nhận định: “lối sống đạo hiện nay của người Công giáo
Việt Nam đã vượt qua kiểu giữ đạo hình thức và vượt lên, dấn thân vào phục vụ xã hội,
phục vụ cộng đồng” [108,tr.52].
- Bài viết của tác giả Đỗ Thu Hường, Lưu Thị Kim Quế: “Truyền thông mạng
Công giáo ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 152, 2016 đã làm
sáng tỏ một số những khái niệm có liên quan như: truyền thông Công giáo, truyền
thông mạng Công giáo và đời sống Công giáo. Nghiên cứu những nội dung về đời
sống Công giáo qua truyền thông mạng Công giáo ở Việt Nam hiện nay, qua đó cho
thấy truyền thông là vấn đề cần được quan tâm bởi nó có ảnh hưởng tới hầu hết tất cả
mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Truyền thông cũng là một phần quan trọng trong
truyền giáo và diễn đàn Công giáo hiện nay, đây là vấn đề chung ta cần phải quan tâm
trong hoạt động quản lý xã hội, quản lý tôn giáo [72,tr.63-72].
- Bài viết của tác giả Bùi Kim Chuyên: “Bác ái của Công giáo trong sách Tân
ước và ý nghĩa thực tiễn”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 153, 2016. Tìm hiểu tình
yêu con người dành cho Thiên Chúa cho thấy tình yêu đó bao gồm: Tin vào Thiên
Chúa; hy vọng vào Thiên Chúa và kính mến Thiên Chúa, tình yêu đó được thể hiện
qua những hành vi: kính thờ cha mẹ và tổ tiên, tôn trọng đặc biệt sự sống của con
người; tôn trọng đặc biệt sự sống bao hàm cả việc tự vệ hợp pháp, tôn trọng linh hồn
của người khác bằng cách không làm họ sa ngã; tôn trọng sự toàn vẹn của thân thể,
sức khỏe, thể lý; tôn trọng và chu đáo với người qua đời [37,tr.45-48]. Tính bác ái của
đạo Công giáo còn thể hiện qua việc gìn giữ cuộc sống hạnh phúc lứa đôi: khiết tịnh,
chung thủy vợ chồng, sinh con đẻ cái. Tôn trọng quyền sở hữu của cải của người khác;
tôn trọng chân lý trong quan hệ với người khác; kiềm chế dục vọng và cấm việc ham
muốn của cải của người khác. Thực hiện những chân lý bác ái của đạo Công giáo
trong Tân ước có vai trò quan trọng, là hạt nhân cho việc chuyển từ tôn giáo sợ hãi lên
tôn giáo luân lý [37,tr.48-64].
- Bài viết: “Vấn đề thờ cúng tổ tiên của tín đồ Công giáo người Việt”, của
Nguyễn Khánh Diệp, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 154, 2016. Bài viết cho thấy
những thăng trầm trong việc thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam do quyết
định cấm tín đồ người Châu Á thờ cúng tổ tiên theo phong tục truyền thống của Giáo
hội [44,tr.65-73]. Mặc dù bị cấm đoán, ngăn chặn, nhưng người Công giáo Việt Nam
14