Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia phân phối trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.47 KB, 120 trang )

1
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

BÙI TUYẾT MINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG RƯỢU BIA PHÂN PHỐI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2016


2
2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

BÙI TUYẾT MINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
MẶT HÀNG RƯỢU BIA PHÂN PHỐI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ


MÃ SỐ

: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HÓA

HÀ NỘI, NĂM 2016


3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào khác. các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu
đều ghi rõ nguồn gốc.
Ngày.....tháng.....năm 201.....
Tác giả luận văn

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài:” QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI MẶT HÀNG RƯỢU BIA PHÂN PHỐI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI” tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo của Trường Đại học
Thương mại, của Lãnh đạo Trường Đại học Thương mại. Tôi xin trân trọng cảm ơn
sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức, cá nhân đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. NGUYỄN HÓA người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.



4
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp của
các thầy cô trong Ban Giám Hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Quản lý Kinh tế, các
thầy, cô giáo Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi.
Và cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn nhất đến gia đình, người thân và bạn bè đã tạo
điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu .
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!


5
MỤC LỤC


6
DANH MỤC BẢNG BIỂU


7
DANH MỤC VIẾT TẮT
1.QLNN: Quản lý nhà nước
2. VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
3. NĐ: Nghị định
4. TT: Thông tư
5.TW: Trung ương
6. BVHTT: Bộ Văn Hóa Thông Tin
7.BTC: Bộ Tài Chính



8
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nghị Quyết 15- NQ-TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị đã xác định “Hà
Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị- hành chính quốc gia trung tâm lớn về
văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”. Hà Nội có vị
trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi nối liền với các vùng, các tỉnh trong cả
nước, đồng thời là một trung tâm kinh tế lớn nhất miền Bắc và là đầu mối giao
thương quốc tế của Việt Nam nên Hà Nội đã, đang và sẽ là đầu mối xuất nhập khẩu,
đầu mối phát luồng bán buôn của tỉnh phía Bắc và của cả nước. Sự tăng trương và
phát triển kinh tế, thương mại của Hà Nội có sức mạnh lan tỏa rộng lớn và tác động
mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Thị trường đồ uống có cồn luôn được xem là thị trường hấp dẫn với các nhà sản
xuất và kinh doanh do lợi nhuận của nó mang lại là con số không nhỏ. Theo thống kê,
tổng doanh thu đồ uống có cồn năm 2010 đạt 1,7 tỷ USD (Báo cáo của Viện nghiên
cứu tin học & kinh tế ứng dụng, 2012), đóng góp ngân sách của ngành rượu bia nước
giải khát năm 2013 đạt trên 1 tỷ USD. Có thể thấy việc sản xuất kinh doanh đồ uống
có cồn được xem là một trong số những lĩnh vực tiềm năng nhất. Với tốc độ tiêu dùng
năm 2012 là 2,8 tỷ lít bia, 63 nghìn lít rượu, năm 2013 là 3 tỷ lít bia và 68 nghìn lít
rượu (bình quân đầu người là 32 lít/người), Việt Nam được xem là nước tiêu thụ
rượu bia cao nhất Đông Nam Á, cao thứ 3 tại châu Á chỉ sau Nhật Bản và Trung
Quốc, cao thứ 28 trên thế giới. Trong 10 năm qua tốc độ tiêu thụ bia của người Việt
Nam đã tăng hơn 200% (Bộ Y tế, 2014).
Tuy nhiên, kéo theo đó là không ít hậu quả từ việc sử dụng, sản xuất, kinh
doanh đồ uống có cồn. Tại Việt Nam có hơn 60% số vụ tai nạn giao thông có nguyên
nhân từ sử dụng rượu bia, 68% số vụ bạo lực gia đình có nguyên nhân từ sử dụng
rượu bia (tại Bỉ 40%; Mỹ 30-40% với nam, 27- 34% với nữ…), 38% số vụ gây rối trật
tự an ninh xã hội có nguyên nhân từ sử dụng rượu bia (Bỉ 20%, Mỹ 30%...) (Bộ Y tế,

2014). Những hậu quả trên ngoài nguyên nhân xuất phát từ người tiêu dùng thì


9
nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ việc quản lý sản xuất, kinh doanh lỏng lẻo. Thực tế
cho thấy quy hoạch sản xuất rượu bia tại các địa phương còn chưa đồng bộ, các cơ sở
sản xuất tràn lan chưa được cấp phép, năng lực kiểm soát chất lượng an toàn thực
phẩm đối với đồ uống có cồn còn nhiều yếu kém dẫn tới nhiều cơ sở sản xuất sản
phẩm không đúng tiêu chuẩn, sản phẩm giả sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử
dụng, sản phẩm nhập lậu gây thất thu cho ngân sách. Thêm vào đó, việc tuyên truyền,
kiểm tra, thanh tra, xử lý và công khai các vi phạm pháp luật về kiểm soát nguồn
cung cấp rượu, bia và đồ uống có cồn khác chưa thực sự được đẩy mạnh.
Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới hoạt động sản xuất và
kinh doanh đồ uống có cồn. Nhưng hầu hết các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu
vào một mặt hàng hoặc địa điểm cụ thể thay vì phân tích thực trạng một cách hệ
thống, cũng như đánh giá mặt hạn chế của một số chính sách của nhà nước trong việc
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh đồ uống có cồn tại Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Tính cấp thiết đặt ra là làm thế nào nhà nước ta vẫn tăng được nguồn thu từ
rượu bia, và phát triển ngành này như một ngành mũi nhọn để kích thích giao thương
và giao lưu văn hóa, song song đó vẫn hạn chế tối đa được những hệ lụy mà đồ uống
có cồn gây ra đối với xã hội. Vấn đề trên đòi hỏi nhà nước phải có sự quan tâm đúng
đắn và có những cách thức tổ chức - quản lý, đưa ra công cụ quản lý về hoạt động sản
xuất và kinh doanh đồ uống có cồn chặt chẽ. Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề
tài: “Quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia phân phối trên địa bàn thành
phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ của mình với mong muốn đóng góp những nghiên
cứu về vấn đề quản lý nhà nước tại Việt Nam nói chung và quản lý đối với mặt hàng
rượu bia tại Hà Nội nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài:


Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các đề tài
liên quan đến quản lý nhà nước đối với các mặt hàng khác nhau. Với các cách tiếp
cận, các phương pháp nghiên cứu khác nhau thì mỗi tác giả đã tìm cho mình được
hướng đi phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất. Sau đây là một số đề tài:


10
-

Tác giả Trần Thị Khúc với đề tài “Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, 2014. Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản
lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở nghiên cứu lý
luận và thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trên tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã đưa ra
được tính cấp thiết về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe và tính mạng của
con người đồng thời phát hiện ra các mặt hạn chế trong quản lý chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên đề tài chỉ mới đề cập được
quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh trong phạm vi của Bộ
Y tế, chưa đề cập được các bộ, ngành khác liên quan trong việc quản lý nhà nước đối

-

với vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tác giả Phan Thế Công và Ninh Thị Hoàng Lan – Trường Đại học Thương Mại với
đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009:”Tăng cường hiệu lực quản lý nhà
nước trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng Việt Nam giai đoạn
hiện nay”. Các tác giả đã tập trung phân tích sâu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
các thực trạng QLNN về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay. Đặc
biệt các tác giả đã đưa ra được một hệ thống các giải pháp và kiến nghị với cơ quan
QLNN về bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức và hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng,


-

các doanh nghiệp và chính ngươi tiêu dùng.
Tác giả Trần Thị Trang với về tài nghiên cứu :”Chính sách quốc gia phòng, chống
tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020”. Tác giả đã đưa ra được các hậu
quả đối với sức khỏe con người trong việc lạm dụng đồ uống có cồn. Đặc biệt tác giả
đã đưa ra được một số giải pháp về xậy dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật về
phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn khác. Giảm dần và
chấm dứt lưu thông rượu bia và đồ uống có cồn khác không đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng trên thị trường. Đồng thời tác giả cũng đưa ra được giải pháp nhằm giảm mức
gia tăng tỷ lệ tiêu thụ rượu bình quân/ người trưởng thành (15 tuổi trở lên)/ trên năm
qui đổi theo rượu nguyên chất từ 12.1% giai đoạn 2007-2010 xuống còn 10% giai

-

đoạn 2013-2016 và 6.5% giai đoạn 2017-2020.
Tác giả Nguyễn Minh Quang với đề tài:” Quản lý chất lượng mặt hàng sữa nhập
khẩu trên địa bàn TP Hà nội”,2012. Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về


11
quản lý chất lượng mặt hàng sữa nhập khẩu tại Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu lý
luận và thực trạng chất lượng sữa nhập khẩu trên địa bàn Hà nội, phát hiện ra những
mặt hạn chế trong quản lý chất lượng sữa nhập khẩu trên đia bàn Hà nội của nhà
nước và đưa ra các giải pháp quản lý hữu hiệu. Đề tài có ý nghĩa tích cực đối với
người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh sữa và đặc biệt là sự quản lý của nhà nước.
Về phía quản lý của nhà nước, thì qua đề tài nghiên cứu có thể thấy cái nhìn tổng quát
về thị trường sữa từ đó đưa ra được các chính sách, văn bản quản lý sao cho phù hợp
với từng loại hình doanh nghiệp kinh doanh, và có những chế tài quản lý chặt chẽ về
những vi phạm của nhà cung ứng sữa.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế
a. Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về Quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất và
kinh doanh rượu bia. Đặc biệt, luận văn đã làm sáng tỏ về chính sách Quản lý nhà
nước đối với nhập khẩu đồ uống có cồn, đây là chính sách có tính chất riêng biệt so
với các loại hàng hoá tiêu dùng khác.
Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở và tiền đề trong việc nâng cao vai trò
quản lý nhà nước, quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia, bảo vệ quyền lợi cho
các chủ thể liên quan.
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Chỉ ra những bất cập, hạn chế trong việc quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao công tác quản lý nhà nước
đối với mặt hàng rượu bia trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu:Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt
động sản xuất và kinh doanh mặt hàng rượu bia tại Việt Nam trên các phương diện:
Chất lượng, sản lượng và quy hoạch, giá cả, kiểm soát kinh doanh hợp pháp, kiếm
soát các tác động của mặt hàng rượu bia tới xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao công
tác quản lý nhà nước nói chung, quản lý đối với mặt hàng rượu bia trên địa bàn Tp Hà
-

nội nói riêng .
Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với mặt hàng
rượu bia trên thị trường trong nước nói chung và TP Hà nội nói riêng.


12
+ Đánh giá thực trạng quản lý đối với mặt hàng rượu bia trên địa bàn TP
Hà nội.

+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mặt hàng
rượu bia trên địa bàn TP Hà nội.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đặt ra, luận văn đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý
luận về quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia và thực tiễn quản lý nhà nước đối
với chất lượng rượu bia trên địa bàn thành phố Hà Nội.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi trên địa
-

bàn thành phố Hà Nội.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ 2010 – 2015
Phạm vi về nội dung nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tổng quan về quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia.
+ Quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng quản lý nhà nước về điều
kiện kinh doanh, chất lượng và nhãn hiệu mặt hàng rượu bia trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
+ Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với

mặt hàng rượu bia, bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể liên quan.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay về quản lý nhà nước.
Để làm sáng tỏ nội dung đề tài nghiên cứu, trong luận văn này tác giả đã sử
dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử cùng
các phương pháp khoa học cụ thể như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp
và phương pháp logic. Ngoài ra, luận văn tham khảo các tư liệu thực tiễn và lấy ý
kiến của các chuyên gia về quản lý nhà nước đối với chất lượng rượu bia trên địa bàn

thành phố Hà Nội để đánh giá công tác quản lý với mặt hàng này trên thực tế.
7. Kết cấu luận văn


13
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận
văn được chia làm ba chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan về quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với mặt hàng rượu bia trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mặt hàng
rượu bia trên địa bàn thành phố Hà Nội.


14
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI MẶT HÀNG RƯỢU BIA PHÂN PHỐI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

1.1.
1.1.1.

Khái niệm và đặc điểm của mặt hàng rượu bia
Khái niệm và phân loại mặt hàng rượu bia
Các loại thức uống có chứa cồn lên men đã được biết đến từ thời tiền sử.
Người Ai Cập và người Sumer là những người đầu tiên sản xuất bia và sau đó là
rượu vang dùng các loại men hoang dã. Họ cũng là những người đầu tiên dùng rượu
trong y học.
Các kết quả khảo cổ học mới đây đã củng cố giả thuyết cho rằng người Trung
Hoa đã sản xuất rượu từ 5000 năm trước công nguyên, rượu có rất nhiều loại mùi

vị, tính chất khác nhau. Tuy nhiên tất cả các thứ rượu đều có một thành phần chung,
đó là cồn (alcoohl). Theo công nghệ sản xuất, rượu được phân loại như sau:
- Rượu chưng cất: Loại rượu này dùng những nguyên liệu chứa đường và tinh
bột, nhưng sau khi lên men được cất lại. Rượu chưng cất là những loại rượu nặng
như : Brandy, Whisky, Rhum, và Vodka…
+ Brandy: Đây là các loại rượu mạnh chưng cất từ vang (nho) hay từ trái cây
đã lên men. Thường thì Brandy phải qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ cồn 70 – 80
% rồi mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình oxy hóa, sau đó
được pha thêm nước cất để đạt được độ cồn khoảng 40%. Brandy có hai dòng chính
là Cognac và Armagnac.
+Whisky: Từ “Whisky” được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1736 trong tiếng
Gaelic tại Ireland và có nghĩa là “nước của cuộc sống”. Khái niệm này đã phổ biến
ngay từ thế kỷ XVI, nhưng khi đó người ta hiểu đấy không chỉ riêng là Whisky
mà còn là những loại rượu chưng cất khác có thêm đồ gia vị. Đây là loại rượu có
độ cồn cao, chưng cất từ ngũ cốc, có nguồn gốc từ các dòng tu sĩ ở Ireland, sản


15
xuất để phục vụ cho các buổi lễ thánh, sau đó được truyền bá sang Scotch và một
số nước khác.
+ Rhum: Người ta vẫn chưa thể hiểu nguồn gốc của từ “Rhum”, nó có thể xuất
phát từ tiếng Latin “saccharum” (đường) nhưng đó cũng chỉ là một giả thiết. Cũng
rất có thể nó sinh ra do các lính thuỷ người Anh, bởi ở Anh người ta dùng từ “rhum”
để chỉ một người đàn ông liều lĩnh và khoác lác. Ngoài ra, có người cho rằng
“rhum” là từ viết tắt của “rumbuillon” là ngôn ngữ của các thuỷ thủ chỉ sự huyên
náo của mỗi cuộc chè chén. Rhum có một lịch sử rất rực rỡ, bắt nguồn từ Châu Á,
theo chân con người trong cuộc hành trình về phương Tây. Cây mía được Columbus
mang đến Châu Mỹ, Cuba và Rhum xuất hiện đầu tiên tại vùng này. Rhum ngày nay
hiện diện ở những nơi có trồng mía, loại rượu này được chưng cất từ nước cốt mía
hay sản phẩm của cây mía (xirô mía, mật mía). Nó được chưng cất đến khoảng dưới

95 độ cồn và thường được đóng chai ở độ thấp hơn nhiều, Rhum còn giữ lại phần
lớn mùi vị tự nhiên của sản phẩm gốc (mía).
+Vodka: Vodka là loại rượu mạnh không màu có thể làm từ bất cứ loại ngũ cốc
nào. Lúa mới chưng cất Vodka đạt đến 95 độ cồn, sau giảm dần còn 40 – 50 độ.
Vodka không nhất thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần xử lý nhằm loại bỏ hương vị và
màu sắc để trở thành trong suốt, không mùi (chủ yếu sử dụng than hoạt tính để khử
chất độc). Đây là loại rượu dễ bay hơi có thể pha chế với nhiều loại trái cây và các
hỗn hợp đồ uống khác.
+ Gin: Rượu Gin nổi tiếng được sản xuất ở Hà Lan, được giáo sư Genever làm
ra từ trái Juniper Berry với mục đích chữa bệnh cho một người bị thận. Hỗn hợp
này không có tác dụng chữa bệnh nhưng lại có tác dụng gây tê, giảm đau. Khi vua
William III lên ngôi hoàng đế nước Anh năm 1689, rượu Gin là loại đồ uống rất phổ
biến, từ “Gin” cũng là do người Anh gọi tên loại rượu này. Gin được chưng cất từ
các loại hạt (ngô, lúa mạch, lúa mì…) trộn với hương liệu thảo mộc như hạnh nhân,
quế, hạt coca, gừng, vỏ chanh, cam… Về mặt kỹ thuật, Gin có thể được coi là các
loại rượu mùi nếu được cho thêm đường. Độ cồn trong rượu Gin thường là 34 độ–
47 độ.


16
- Rượu lên men thuần túy: Rượu được lên men từ các nguyên liệu có chứa
đường và tinh bột và đều có nồng độ thấp. Những điển hình của loại rượu này là:
Rượu vang, saké, rượu nếp…
+ Vang: Rượu vang được phân theo giống nho, có vang trắng, vang đỏ, theo
phương pháp lên men và ủ có vang thường, vang sủi bọt Champagne, theo cách chế
thêm các phụ gia có các loại rượu mùi (pha thêm đường, tanin…), vang khan (ít
ngọt) từ quy trình lên men toàn bộ đường có trong dịch quả nho. Rượu vang có
nồng độ cồn khoảng 28 độ – 30 độ. Trên thế giới hiện nay có khá nhiều nhãn hiệu
rượu vang nổi tiếng với những đặc điểm tạo sự riêng biệt cho các loại rượu trên:
vang Pháp, Ý, Đức, Mỹ, Úc…

+ Saké: Đây là loại đồ uống cổ truyền của người Nhật, không màu (hay hơi
vàng), trong và độ cồn trung bình là 15o (rượu vang trung bình là 12o). Đây là sản
phẩm chiếm lượng tiêu thụ 15% đồ uống mỗi năm ở Nhật. Rượu Saké, cũng giống
như bia và vang được lên men nhờ quá trình lên men rượu: Dưới tác dụng của nấm
men, đường của ngũ cốc được chuyển thành rượu. Quá trình sản xuất rượu sake có
vẻ hơi giống quá trình sản xuất bia, bởi nấm men đều sử dụng đường từ tinh bột để
lên men. Gạo dùng trong sản xuất Saké hoàn toàn khác với gạo ăn bình thường. Bởi
lẽ, để sản xuất Saké, cần loại gạo có hàm lượng tinh bột tập trung ở trung tâm hạt,
vì thế hạt gạo trắng và không trong như gạo ăn. Không thể dùng gạo ăn hàng ngày
để sản xuất Saké.
- Rượu pha chế: Đây là thứ rượu lên men hoặc rượu cất có pha thêm đường,
hương liệu, dược liệu….mà thành. Trong nhóm này có các thứ rượu bổ, rượu sâm,
Liqueur, cocktail.
+ Cocktail là loại rượu pha chế điển hình và nổi tiếng nhất thế giới. Cocktail
có tính bổ dưỡng và không gây say. Nguồn gốc của từ “cocktail” có rất nhiều cách
giải thích nhưng cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Đây là hỗn hợp được
pha từ hai loại rượu trở lên, hoặc được trộn với soft drinks (đồ uống không ga, hoặc
nước trái cây…) theo một công thức có tính tương đối. Cocktail được xem là thức


17
uống bổ dưỡng và mang tính nghệ thuật cho nên cách pha chế nó tuỳ theo cảm nhận
của mỗi người chứ không mang công thức cứng nhắc.
Bia cũng là một loại nước uống chứa cồn được sản xuất bằng quá trình lên
men của đường lơ lửng trong môi trường lỏng và nó không được chưng cất sau khi
lên men. Nói một cách khác, bia là loại nước giải khát có độ cồn thấp, bọt mịn xốp
và có hương vị đặc trưng của hoa houblon. Đặc biệt CO2 hòa tan trong bia có tác
dụng giải nhiệt nhanh, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, ngoài ra trong bia còn chứa
một lượng vitamin khá phong phú (chủ yếu là vitamin nhó B như vitamin B 1, B2 ,
PP. .). Nhờ những ưu điểm này, bia được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên

thế giới với sản lượng ngày càng tăng. Đối với nước ta bia đã trở thành loại đồ uống
quen thuộc với sản lượng ngày càng tăng và đã trở ngành công nghiệp mũi nhọn
trong ngành công nghiệp nước ta. Quá trình sản xuất bia được gọi là nấu bia. Do các
thành phần sử dụng để sản xuất bia có khác biệt tùy theo từng khu vực, các đặc
trưng của bia như hương vị và màu sắc cũng thay đổi rất khác nhau và do đó có khái
niệm loại bia hay các sự phân loại khác. Yếu tố chính để xác định loại bia là men
bia sử dụng trong quá trình lên men. Phần lớn kiểu bia thuộc về một trong hai họ
lớn: ale- sử dụng lên mem nổi hoặc lager- sử dụng lên men chìm. Bia có đặc trưng
pha trộn của cả ale và lager được gọi là bia lai. Đồ uống chứa cồn sản xuất từ việc
lên men đường thu được từ các nguồn không phải là ngũ cốc nói chung không được
gọi là "bia", mặc dù chúng cũng được sản xuất bằng cùng một phản ứng sinh học
gốc men bia. Mật ong lên men được gọi là rượu mạt ong, nước táo lên men được
gọi là rượu táo, nước lê lên men được gọi rượu lê, còn nước nho lên men được gọi
là rượu vang
Ale: Ale là bất kỳ loại bia nào được sản xuất bằng lên men nổi, và nó thông
thường được lên men ở nhiệt độ cao hơn so với bia lager (15-23 độ). Các men bia
ale ở các nhiệt độ này tạo ra một lượng đáng kể các ester , các hương liệu thứ cấp và
các sản phẩm tạo mùi khác, và kết quả là bia tạo ra có mùi vị của hoa hay quả tương
tự như táo, lê, dứa ,cỏ, cỏ khơ, chuối mận hay mận khô. Các khác biệt về kiểu giữa


18
các loại ale là nhiều hơn so với các loại lager, và nhiều loại bia ale rất khó để phân
loại chúng.
Lager: Lager là loại bia được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Chúng có nguồn
gốc từ vùng Trung Âu, có tên gọi này là từ lagern ("lưu trữ") trong tiếng Đức. Men
bia lager là loại lên men chìm, thông thường được lên men ở nhiệt độ 7-12°C (4555°F) (pha lên men), và sau đó được lên men thứ cấp lâu ở 0-4°C (30-40°F) (pha
lager hóa). Trong giai đoạn lên men thứ cấp, lager được làm trong và chín. Các điều
kiện lạnh cũng kiềm chế việc sản xuất tự nhiên các ester và các phụ phẩm khác, tạo
ra hương vị "khô và lạnh hơn" của bia. Các phương pháp hiện đại để sản xuất bia

lager đã được Gabriel Sedlmayr và Anton Dreher khai phá. Gabriel Sedlmayr là
người đã hoàn thiện bia lager màu nâu sẫm ở nhà máy bia Spaten tại Bavaria còn
Anton Dreher là người bắt đầu sản xuất bia lager, có lẽ là màu đỏ hổ phách tại Wien
khoảng những năm 1840-1841. Với việc kiểm soát quá trình lên men đã được hoàn
thiện hơn, phần lớn các nhà sản xuất bia lager chỉ sử dụng thời gian lưu trữ lạnh
ngắn, thông thường từ 1 đến 3 tuần. Phần lớn bia lager ngày nay dựa trên kiểu
Pilsener , được sản xuất lần đầu tiên năm 1842 tại thành phố Plzen, ở Cộng hòa Séc.
Các loại bia lager Pilsener ngày nay có màu sáng và được cacbonat hóa nồng độ
cao, với hương vị mạnh của hoa bia và nồng độ cồn 3-6% theo thề tích. Các thương
hiệu bia Pilsner Urquell hay Heineken là các ví dụ điển hình về bia pilsener.
Loại bia hỗn hợp: Kiểu bia lai hay bia hỗn hợp sử dụng các nguyên liệu và
công nghệ hiện đại thay vì (hoặc bổ sung cho) các khía cạnh truyền thống của sản
xuất bia. Mặc dù có một số biến thái giữa các nguồn khác nhau, nhưng nói chung
bia hỗn hợp có thể là.
+ Bia rau quả và bia rau cỏ là hỗn hợp với một số loại phụ gia từ hoa quả
hay rau củ có thể lên men trong quá trình lên men, tạo ra chất lượng hài hòa một
cách rõ nét.
+ Bia thảo mộc và bia gia vị bổ sung các chất chiết ra từ rễ, hạt, lá, hoa hay
quả thảo mộc hoặc các loại cây gia vị thay vì (hoặc bổ sung cho) hoa bia.


19
+ Các loại bia tồn trữ trong các thùng gỗ là các loại bia truyền thống hay thực
nghiệm được lưu trữ trong các thùng gỗ hoặc được tiếp xúc với gỗ (trong dạng các
mảnh nhỏ, mẩu hay hạt) trong một khoảng thời gian (gỗ sồi là phổ biến nhất).
+ Bia hun khói là bất kỳ loại bia nào mà mạch nha của nó đã được hun khói.
Thông thường các loại bia này có mùi và hương vị của khói. Các ví dụ điển hình
của kiểu bia truyền thống này là bia Rauchbiers ở Bamberg, Đức. Tuy nhiên, nhiều
nhà sản xuất bia ngoài nước Đức, chủ yếu là các nhà sản xuất bia thủ công ở Mỹ
cũng bổ sung mạch nha bia hun khói vào bia đen, ale Scotland và một loạt các kiểu

bia khác.
+ Bia đặc biệt là cách gọi chung để chỉ các loại bia được sản xuất mà sử dụng
các nguồn đường, hạt ngũ cốc và tinh bột có thể lên men không thông dụng
Người ta vẫn còn tranh luận gay gắt về việc các loại thức uống có cồn có tác
dụng tốt đến sức khỏe. Nhiều tác dụng tốt trước mắt bị triệt tiêu đi vì các tác hại
khác, như nguy cơ bị ung thư tăng lên khi uống rượu đều đặn mặc dầu chỉ ở lượng
nhỏ, điều này đã được khẳng định bởi những nghiên cứu khoa học. Nhưng một
công trình nghiên cứu khác cho thấy dùng một lượng rất ít một số thức uống có cồn
nhất định, đặc biệt là rượu vang đỏ (vào khoảng 1 - 2 ly một ngày), qua một thời
gian dài có thể bảo vệ chống lại bệnh về động mạch vành của tim. Ngoài ra uống
cho đến 20 - 40ml ở phái nam hoặc đến 10-20ml ở phái nữ cũng có thể làm tăng
tuổi thọ.
1.1.2.

Đặc điểm của mặt hàng rượu bia:
Rượu bia là thức uống rất phổ biến trong cộng đồng. Tuy nhiên, rượu bia đem
lại những tác hại về nhiều mặt kể cả kinh tế từ việc mua rượu bia, điều trị các bệnh
có liên quan đến rượu bia, ngộ độc rượu hay những thiệt hại về mặt xã hội như rạn
vỡ quan hệ gia đình, bạo lực gia đình... cũng lớn không kém.

 Sơ lược về tác hại của rượu bia

Việc sử dụng rượu bia đã trở thành thói quen, một nét văn hóa truyền thống
của rất nhiều quốc gia trên thế giới, đối với Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, sử dụng rượu bia lại rất có hại đối với sức khỏe con người, thậm chí


20
uống rượu còn có khả năng gây nghiện, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không chỉ
đối với người sử dụng rượu bia mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. Tác hại

của rượu bia đối với sức khỏe con người là rất lớn.
Chính vì thế, hiện nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh hay
những khuyến cáo hạn chế sử dụng các sản phẩm có hại cho sức khỏe như rượu bia.
Do những hậu quả đáng tiếc mà rượu bia mang lại cho sức khỏe con người và ảnh
hưởng đến môi trường nên Nhà nước không khuyến khích sản xuất và tiêu dùng
những sản phẩm này. Uống rượu bia không đúng cách, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ
con người.
Chỉ với lượng nhỏ, rượu bia có thể có những tác động tiêu cực lên sức khỏe,
chẳng hạn như: Làm chậm hoạt động của não, ảnh hưởng tới sự tỉnh táo, sự phối
hợp và thời gian phản ứng; Ảnh hưởng tới giấc ngủ và chức năng tình dục; Đau
đầu; Tăng huyết áp; Ợ nóng....
Uống rượu bia nhiều còn làm tăng nguy cơ bị tai nạn và đột quỵ. Theo thời
gian, uống rượu bia nhiều làm tăng nguy cơ: Bị bệnh gan, thận, phổi và bệnh tim;
Đột quỵ; Loãng xương; Tăng huyết áp; Béo phì...
Ngoài ra, Uống rượu bia quá mức cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư miệng,
họng, thanh quản, thực quản, ung thư gan và ung thư vú. Khi kết hợp với hút thuốc
lá, uống rượu quá mức làm tăng nguy cơ bị nhiều dạng ung thư khác.
Rượu bia có thể tương tác với nhiều thuốc. Rượu làm giảm tác dụng của một
số thuốc và có thể gây nguy hiểm nếu dùng với thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc
kháng histamin hoặc thuốc giảm đau.Nếu kết hợp rượu với thuốc kháng sinh, có
nguy cơ cao bị chảy máu dạ dày. Nếu uống rượu khi đang dùng acetaminophen
(Tylenol, và những thuốc khác), làm tăng nguy cơ tổn thương gan.
Như vậy, rượu bia có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người. Pháp luật
có những quy định khá chi tiết về mặt hàng này nhằm bảo vệ sức khỏe cho người
tiêu dùng:
 Quy định về Quảng cáo rượu

Để đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của người tiêu dùng và của các thương
nhân, pháp luật quy định một số hoạt động quảng cáo bị cấm. Trong đó, việc quảng
cáo rượu cũng bị cấm.



21
Hiện nay, có một số văn bản pháp lý quy định về việc cấm quảng cáo rượu.
Theo đó, phải kể đến:
Theo khoản 4 Điều 109 Luật Thương mại quy định về các quảng cáo thương
mại bị cấm: “Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm,
hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị
trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo”
Theo khoản 3, Mục 2 Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 hướng
dẫn thực hiện Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo, quy định về quảng cáo rượu như sau:
“ a) Các loại rượu có độ cồn từ 15 độ trở xuống chỉ được quảng cáo trên báo
in, báo điện tử, Đài phát thanh, Đài truyền hình, mạng thông tin máy tính như các
hàng hoá khác quảng cáo trên phương tiện đó;
b) Các loại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa
giới doanh nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu
nhưng phải đảm bảo người ở bên ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý
không đọc được, không nghe được, không thấy được;
c) Các loại rượu thuốc được thực hiện theo quy định tại "Quy chế thông tin về
thuốc chữa bệnh cho người" của Bộ Y tế;
d) Ngoài những quy định tại các điểm a, b, c khoản này, nghiêm cấm quảng
cáo rượu dưới bất kỳ hình thức nào khác”
Khoản 3 Điều 7 Luật quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ cấm quảng cáo: “Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên”.
Như vậy, không phải tất cả các loại rượu đều bị cấm quảng cáo. Đối với các
loại rượu có độ cồn trên 15 độ chỉ được quảng cáo trong phạm vi địa giới doanh
nghiệp sản xuất rượu, bên trong các cửa hàng, đại lý tiêu thụ rượu nhưng phải đảm
bảo người ở ngoài địa giới doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý không đọc được, không
nghe được, không thấy được. Còn đối với rượu có độ cồn từ 15 độ trở xuống thì

pháp luật cho phép quảng cáo nhưng hạn chế. Trường hợp này, pháp luật chỉ cho


22
phép quảng cáo trên báo in, báo điện tử đài phát thanh, đài truyền hình, mạng thông
tin máy tính như các hàng hóa khác quảng cáo trên phương tiện đó.
Pháp luật quy định quảng cáo thương mại bị cấm nhằm bảo vệ lợi ích cho Nhà
nước, xã hội và lợi ích của thương nhân khác, của khách hàng, đồng thời tôn trọng
và bảo đảm quyền cạnh tranh lành mạnh.
Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 37/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày
4/4/2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại: “Cơ
quan quản lý nhà nước về thương mại phối hợp với cơ quan cấp phép thực hiện
quảng cáo đình chỉ quảng cáo thương mại trong trường hợp phát hiện nội dung sản
phẩm quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật”
Theo Điều 51 Nghị định 56/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/6/2006 về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin:
“Điểm Đ, khoản 5 quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đối
với một trong các hành vi sau: đ) Quảng cáo rượu có độ cồn trên 15 độ;
Khoản 8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3, các
điểm d và đ khoản 4, các điểm a và b khoản 5, các khoản 6 và 7 Điều này.
Khoản 9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ sản phẩm quảng cáo vi phạm đối với hành vi quy định tại các
khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này”.
Hiện nay, pháp luật nước ta quy định khá chặt chẽ, đầy đủ các quy định về
quảng cáo rượu và các biện pháp xử lý đối với hành vi quảng cáo trái pháp luật.
Theo Điều 22 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về Sản xuất và kinh doanh rượu thì
Rượu thuộc nhóm hàng hoá nhà nước hạn chế kinh doanh, do những tác hại khôn
lường của rượu mà Nhà nước ta đã quy định cấm quảng cáo rượu có độ cồn trên 15
độ, kể cả rượu có độ cồn dưới 15 độ cũng chỉ được quảng cáo ở một số hình thức

nhất định.
Cũng dễ nhận thấy rằng trên các phương tiện truyền thông, thường chúng ta sẽ
không bắt gặp được những quảng cáo về rượu. Tuy chưa hoàn thiện nhưng


23
những quy định về quảng cáo rượu cũng đã có những hiệu quả nhất định trong
quá trình áp dụng.
 Khuyến mại rượu

Mục tiêu của khuyến mại là thu hút hành vi mua sắm và sử dụng dịch vụ của
khách hàng nên thương nhân có thể vì lợi nhuận tối đa mà vượt qua giới hạn cần
thiết, gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và môi trường kinh doanh. Pháp luật cũng
đã quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Đối với mặt hàng
rượu bia, pháp luật cũng có những quy định về khuyến mại mặt hàng này. Cụ thể:
Khoản 3, 4 Điều 100 Luật Thương mại 2005 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt
động khuyến mại:
“3. Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18
tuổi.
4. Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để
khuyến mại dưới mọi hình thức.”
Theo đó, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc khuyến mại rượu cho người
dưới 18 tuổi - người chưa thành niên. Người chưa thành niên là người chưa phát
triển đầyđủ về thể chất cũng như về tâm – sinh lí. Họ luôn có xu hướng muốn tự
khẳng định, được đánh giá, được tôn trọng, hiếu thẳng, dễ bị kích động, bị lôi kéo
vào các tệ nạn xã hội. Rượu rất có hại cho sức khỏe, càng không tốt cho người chưa
thành niên. Chính vì thế, pháp luật nước ta nghiêm cấm khuyến mại rượu cho người
dưới 18 tuổi. Ngoài ra, đối với rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên, pháp luật nghiêm
cấm khuyến mại dưới mọi hình thức.
Vậy, liệu có phải đối với các loại rượu có nồng độ cồn dưới 30 độ vẫn được

phép khuyến mại?
Theo khoản 2 Điều 100 Luật Thương mại 2005: “Sử dụng hàng hóa, dịch vụ
để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh
doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng”
Theo Điều 22 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về Sản xuất và kinh doanh rượu:
“Rượu thuộc nhóm hàng hoá nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản


24
xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép,
trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép
sản xuất rượu để chế biến lại.”
Như vậy, do rượu thuộc nhóm hàng hóa Nhà nước hạn chế kinh doanh, nên
chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 100 Luật Thương mại, thì không được dùng
rượu để khuyến mại trong mọi trường hợp.
Theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày
10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
“Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
d) Sử dụng rượu, bia để làm hàng khuyến mại đối với trẻ em dưới 16 tuổi”
Theo khoản 8 Điều 29 Nghị định 06/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, “hành vi khuyến mãi cho
hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh… sẽ bị phạt tiền từ 25 đến
30 triệu đồng”. Mức phạt tiền này cũng được áp dụng đối với hành vi“khuyến mãi
hoặc sử dụng rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mãi dưới mọi hình thức”.
Ngoài mức phạt tiền trên đây, cơ quan chức năng còn có thể áp dụng các biện
pháp bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính như tạm giữ tang vật vi phạm hành
chính, cụ thể trong trường hợp này là rượu, sản phẩm khuyến mãi và các vật phẩm
có chứa, thể hiện sản phẩm khuyến mãi. Nếu tái phạm, cơ sở kinh doanh có thể bị
rút giấy phép kinh doanh.

Việc quy định khuyến mại rượu dường như chặt chẽ hơn quy định quảng cáo
rượu. Pháp luật hiện hành nghiêm cấm khuyến mại rượu dưới mọi hình thức. Nếu
có vi phạm về khuyến mại rượu thì áp dụng xử lý theo quy định trên. Ngoài ra rượu
bia là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) thuế suất trước năm 2016 theo
Luật Thuế TTĐB số 26/2008/QH12 là 50%. Luật Thuế TTĐB được sửa đổi, bổ
sung theo Luật số 70/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua
ngày 26/11/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, trong đó thuế suất thuế TTĐB của
rượu bia tăng mạnh tử 01/01/2016.


25
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu bia được quy định theo
Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đây:


×