Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giáo án dạy học theo hướng phát triển năng lực: Chủ đề Đơn chất halogen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.81 KB, 23 trang )

CHỦ ĐỀ: ĐƠN CHẤT HALOGEN (3 tiết)
I – MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức:
+ HS nêu được:
- Đặc điểm cấu tạo lớp e ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử đơn chất halogen.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các halogen.
- Phương pháp điều chế các halogen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của các halogen.
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất của các
halogen.
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học và điều chế các halogen.
- So sánh tính chất của các halogen. Viết các PTHH để chứng minh.
- Vận dụng kiến thức để giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất halogen, giải một
số dạng bài tập thực tiễn, bài tập tính toán.
3. Thái độ
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phối kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học như sau:
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp dạy học hợp tác: thảo luận nhóm, …
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan(thí nghiệm, TBDH, tranh ảnh, …),


SGK.
- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
- Phương pháp sử dụng các câu hỏi bài tập.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, dụng cụ hóa chất để tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
- Hóa chất: bình khí clo, dd nước clo, nước cất, dây sắt, dây đồng, I2; dd KI, dd KBr; nước
brom, hồ tinh bột.
- Dụng cụ: đèn cồn, cặp gỗ, diêm, bình tia, tấm bìa cactong, giấy màu, giá sắt, giá để ống
nghiệm, ống nghiệm, bông, bình tia, chén sứ, chậu thủy tinh, ống nhỏ giọt, miếng kính để đậy
chậu thủy tinh.

1


- Các movie thí nghiệm:
+ Clo tác dụng với Fe, Al, Cu.
+ Clo tác dụng với hiđro.
+ Điều chế clo trong phòng thí nghiệm.
+ Brom tác dụng với nhôm.
+ Sự thăng hoa của I2.
+ I2 tác dụng với Al
- Mô phỏng sơ đồ điều chế khí Cl2 trong công nghiệp.
- Các hình ảnh về trạng thái tự nhiên, ứng dụng của F2, Cl2, Br2, I2; bệnh nhân mắc bệnh bướu
cổ, cách sử dụng các sản phẩm có chứa iot hiệu quả nhất.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước nội dung của chủ đề trong SGK.
- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến chủ đề.
- Hoàn thành kiến thức vào phiếu học tập mà giáo viên đã đưa trước hoàn thành ở nhà

IV. Bảng mô tả các mức độ đánh giá chủ đề theo định hướng năng lực
Loại câu
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
hỏi/ bài tập
Câu
hỏi/ - Nêu được vị trí, - Tính chất hóa học - Viết PTHH liên
bài tập định cấu hình electron cơ bản của đơn quan đến tính
tính
lớp ngoài cùng của chất halogen là tính chất và điều chế
đơn chất halogen.
oxi hóa mạnh.
Cl2.
- Nêu được tính - Sự biến đổi tính - Tính thể tích
chất vật lí, tính chất axit và tính khử của khí Cl2 thu được.
hóa học của đơn các axit halogen - Vận dụng kiến
thức đã học để so
chất halogen và hiđric.
sánh được tính
hợp chất.
chất vật lí, hóa
- Nêu được phương
học của một
pháp điều chế đơn
nguyên tố với các
chất halogen.
nguyên tố khác

trong nhóm.
- Nêu được một số
ứng dụng của đơn
chất halogen và
hợp chất.
Câu
hỏi/Bài tập
định lượng

- Tính toán các bài
toán đơn giản theo
các phương trình
hóa học .

- Tính toán các bài
toán theo, công
thức, phương trình
hóa học đơn giản.

2

- Bài tập về tính
phần trăm theo
khối lượng khi
cho hỗn hợp kim
loại tác dụng với
axit HCl.

- Giải được các
bài tập tính toán

(khối lượng, thể
tích, số mol, %
khối lượng, CM,
C%...).
- Tìm 2 nguyên
tố halogen thuộc


2 chu kì liên
tiếp.
- Tính khối
lượng muối tạo
thành.
Câu hỏi/bài
tập thí
nghiệm và
vận dụng
kiến thức
thực tiễn

- Mô tả và nhận
biết được các hiện
tượng thí nghiệm
tính chất hóa học
của clo, brom, iot
và hợp chất.

- Giải thích được
các hiện tượng thí
nghiệm tính chất

hóa học của clo,
brom, iot và hợp
chất.

- Giải
một
tượng
quan
tiễn.

thích
số
TN
đến

được
hiện
liên
thực

5. Câu hỏi/ bài tập minh họa đánh giá theo các mức độ đã mô tả
a) Câu hỏi bài tập định tính
Mức độ nhận biết
Câu 1: Halogen chỉ thể hiện số oxi hóa -1 trong hợp chất là
A. Clo.
B. Brom.
C. Flo.
D. Iot.
Câu 2: Dãy gồm các axit được sắp xếp theo chiều tính axit giảm dần là
A. HI > HBr > HCl > HF.

B. HF > HCl > HBr > HI.
C. HCl > HBr > HI > HF.
D. HCl > HBr > HF > HI.
Câu 3: Phương pháp điều chế khí clo trong công nghiệp là
A. cho HCl đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh. B. điện phân dung dịch NaCl, không màng ngăn
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn xốp. D. điện phân nóng chảy NaCl.
Câu 4: Các nguyên tử halogen đều có
A. 8 e lớp ngoài cùng.
C. 5 e lớp ngoài cùng.
B. 7 e lớp ngoài cùng.
D. 6 e lớp ngoài cùng.
Câu 5: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nhóm halogen là
A. ns2np1.B. ns2np5.
C. ns1.
D. ns2np6.
Câu 6: Axit nào sau đây là axit yếu nhất ?
A. HCl.
B. HBr.
C. HI.
D. HF.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các halogen đều là những phi kim điển hình.
B. Tất cả các halogen đều rất độc, tan được nhiều trong benzen.
C. Trong phản ứng với nước X 2 đóng vai trò vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
D. Trong hợp chất clo chỉ có số oxi hóa -1.
Câu 8: Thuốc thử để phân biệt các dung dịch riêng biệt là: NaI, NaCl, NaBr, NaF, HCl,
HI, HBr, HF đựng trong các lọ mất nhãn
A. Quỳ tím, dung dịch AgNO 3 .
B. Quỳ tím, Ag 2S.
C. Na 2CO 3, Ag 2SO4 .

D. AgNO 3, Cu(OH) 2 .
Mức độ thông hiểu
Câu 9: Cho phản ứng hóa học: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. Vai trò của Cl2 trong phản ứng là
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. vừa là chất oxi hóa và chất khử.
D. môi trường.
Câu 10: Cho phương trình hóa học sau: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr. Vai trò của Br2


3


A. chất khử.
B. chất oxi hoá.
C. chất cho electron.
D. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá.
Câu 11: Nước clo có tính tẩy màu và sát trùng là do
A. clo là chất oxi hóa mạnh.
B. có chứa axit hipoclorơ là chất oxi hóa mạnh.
C. có chứa oxi nguyên tử là tác nhân oxi hóa mạnh.
D. clo là chất khí tan nhiều trong nước.
Câu 12: Dãy gồm các chất đều hòa tan trong dung dịch HCl là
A. MgO, Al, CuS, NaOH.
B. CaCO 3 , PbS, CuO, Zn.
C. Fe3 O 4, BaCO 3 , Mg, Cu(OH) 2 .
D. Fe, BaSO 4, Mg(OH) 2 , Cu.
Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.

C. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
D. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Câu 14: Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào
không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch NaCl.
C. Dung dịch NH3.
D. Dung dịch H2SO4 loãng.
Mức độ vận dụng thấp
Câu 15: Cho các chất sau: KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit
HCl tác dụng được với nhóm chất nào sau đây?
A. (1), (2), (3), (4).
B. (3), (4), (5), (6). C. (1), (2), (4), (5). D. (1), (2), (3), (5).
Câu 16: Phản ứng nào sau đây xảy ra được ?
A. Br2 + 2NaCl 
C. I2 + 2NaCl 
→ 2NaBr + Cl2.
→ 2NaI + Cl2.
B. Cl2 + 2NaI 
D. Cl2 + 2NaF 
→ 2NaCl + I2.
→ 2NaCl + F2.
Câu 17: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. Na2SO3 khan.
B. dung dịch NaOH đặc.
C. dung dịch H2SO4 đậm đặc.
D. CaO.
Câu 18: Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Fe → FeCl2 + H2.

14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
6HCl + 2Al →2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4→2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Mức độ vận dụng cao
Câu 19: Sục khí clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột. Hiện tượng quan sát
được là
A. xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt.
B. dung dịch chuyển màu vàng lục.
C. xuất hiện kết tủa màu trắng.
D. dung dịch chuyển màu xanh.

4


Câu 20: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl 2 cho cùng một loại muối
clorua kim loại
A. Al.
B. Fe.
C. Ag.
D. Cu.
Câu 21: Nếu cho a mol mỗi chất: KClO3, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với
lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
A. KMnO4.
B. K2Cr2O7.
C. KClO3.

D. MnO2
b) Bài tập định lượng
Mức độ thông hiểu
Câu 22: a) Viết PT xảy ra khi cho lần lượt các chất trong nhóm A gồm HCl, Cl 2 tác dụng lần
lượt với các chất trong nhóm B gồm Zn, Cu, AgNO3, NaOH (ở t0 thường), CaCO3, KBr, NaI.
b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho HCl tác dụng với MnO2,
KMnO4, KClO3, K2Cr2O7, Fe, Cu, Fe2O3, Fe3O4, Cu(OH)2.
Câu 23: Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau:
a) HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 →AgCl.
b) KMnO4→Cl2→HCl →FeCl3 → AgCl→ Cl2→Br2→I2→ HI→AgI.
c) KMnO4 → Cl2→KClO3 → KCl →Cl2 → HCl→FeCl2 → FeCl3 →Fe(OH)3.
d) CaCl2 → NaCl → HCl → Cl2 → CaOCl2 → CaCO3 → CaCl2.
e) KMnO4 → Cl2 → HCl →FeCl2 → AgCl → Ag.
1
2
3
g) Na2CO3 
→ NaCl 
→ Cl2 
→ nước Gia-ven.
4

6

7

8
ZnCl2 ¬ 
 HCl H2SO4 Br2 
→ AlBr3

1
2
3
4

→ Cl2 
→ Br2 
→ I2 
→ AlI3
5

h) MnO2

5

7

8

MgCl2 ¬ 
 HCl H2SO4 Clorua vôi
Câu 24: Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
a) Cl2 + NaOH 
→
b) Br2 + H2 
→
c) KMnO4 + HCl 
→
d) NaCl + AgNO3 
→

Câu 25: Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
a) HCl + NaOH→
b) Cl2 + Na →
c) MnO2 + HCl →
d) KCl + AgNO3 →
Mức độ vận dụng thấp
Câu 26: Hòa tan hết 5,1 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al trong dung dịch HCl dư thu được 5,6
lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan.
a) Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X?
b) Tính m?
Câu 27: Cho 26,1 gam MnO2 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc, đun nóng (dư), thu
được V lít khí Cl2 (đktc).
a) Tính V?
b) Dẫn toàn bộ khí Cl2 thu được ở trên tác dụng vừa đủ với m gam kim loại Fe. Tính m?
6

5


Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 12,45 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Al, Fe trong 500 ml dung
dịch HCl vừa đủ, thu được 8,4 lít khí H2 (đktc).
a) Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A?
b) Xác định nồng độ mol/l của dung dịch axit HCl đã dùng? Coi thể tích dung dịch không
đổi.
Câu 29: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, thu được V lít khí Cl 2
(đktc).
a) Tính V?
b) Cho V lít khí Cl2 ở trên phản ứng vừa đủ với m gam Al. Tính m?
Câu 30: Cho 5,5 gam hỗn hợp gồm Fe và Al tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 10%
thu được dung dịch A và 4,48 lít khí H2 (đktc).

a) Xác định phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính m.
c) Tính nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch A.
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Zn, ZnO phải dùng hết 336 ml dung dịch HCl
3,65 % thu được dung dịch B và 2,24 lít khí thoát ra ở đktc. Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng
với dung dịch AgNO3 dư được 57,4 gam kết tủa .
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
b) Tính khối lượng riêng của dung dịch HCl đã dùng.
Câu 32: Cho 14,8 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được
7,84 lít H2 ở đktc. Mặt khác cho 14,8 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 8,96 lít Cl 2 ở đktc.
Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?
Mức độ vận dụng cao
Câu 33: Cho 31,84 gam hỗn hợp gồm 2 muối NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở 2 chu kì liên
tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 g kết tủa.
a) Tìm công thức của 2 muối?
b) Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp?
Câu 34: X, Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Hỗn
hợp A có chứa 2 muối NaX, NaY. Để kết tủa hoàn toàn 2,2 gam hỗn hợp A, phải dùng hết 150
ml dung dịch AgNO3 0,2M.
a) Xác định X, Y?
b) Tính khối lượng kết tủa thu được?
Câu 35: Một hỗn hợp ba muối NaF, NaCl, NaBr nặng 4,82 gam hòa tan hoàn toàn trong nước
được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dich A rồi cô cạn hoàn toàn dung dịch sau phản
ứng thu được 3,93 gam muối khan. Lấy một nửa lượng muối khan này hòa tan vào nước rồi
cho phản ứng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 4,305 gam kết tủa. Viết các phương trình
xảy ra và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

V – NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen.
2- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của các halogen.


6


3- Tính chất hóa học của các halogen.
4- Ứng dụng và phương pháp điều chế các halogen.

VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ (3 tiết):
Tiết 1
KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CÁC ĐƠN CHẤT
HALOGEN
A – HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI
Chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh và hướng dẫn trước.
(Phiếu này phát trước cho HS về nhà nghiên cứu và tìm hiểu và hoàn thành phiếu học tập
trước khi đến lớp)
Phiếu học tập 1: Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen:
Hãy điền các thông tin vào phiếu học tập sau đây
Nhóm halogen gồm những nguyên
tố nào? Viết kí hiệu hóa học
Năng lực làm việc độc lập.
Chúng thuộc nhóm nào trong bảng
tuần hoàn. Có nhật xét gì về vị trí
nhóm halogen.
Viết cấu hình e các nguyên tử
halogen và nhật xét CHe lớp ngoài
cùng.
Dự đoán tính chất hóa học cơ bản
của các nguyên tố halogen
CTPT dạng đơn chất là X2. Giải
thích và viết sơ đồ hình thành X2.

Nhận xét đặc điểm liên kết của
phân tử X2 và dự đoán khả năng
hoạt động hóa học các halogen.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực hợp tác nhóm
Phiếu học tập 2: Tính chất vật lí các halogen:
Hãy điền các thông tin vào phiếu học tập sau đây:
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
Nêu tính chất vật lí của flo
Nêu tính chất vật lí của clo
Nêu tính chất vật lí của brom
Nêu tính chất vật lí của iot
Phiếu học tập 3: Nhận xét chung về một số đặc điểm các nguyên tố halogen
Hãy điền các thông tin vào phiếu học tập sau đây
Dựa vào bảng 11: Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm halogen
Khi đi từ flo đến iot ta thấy

7


Trạng thái tập hợp
Màu sắc
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi.

8


B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Lớp chia thành 4 nhóm (Mỗi nhóm có nhóm trưởng để báo cáo kết quả làm việc của

nhóm)
Hoạt động 1: Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen (15 phút)
GV: đàm thoại với HS nhóm 1 và ghi tạm ra bảng. Cho HS khác nhận xét bổ sung.
GV: chuẩn hóa kiến thức để HS ghi chép( được chiếu lên máy chiếu)
Kết luận 1:
Câu hỏi
Chuẩn hóa kiến thức
Nhóm halogen gồm những nguyên tố Flo Clo Brom Iot Atatin
nào? Viết kí hiệu hóa học
F
Cl
Br
I
At
(At là nguyên tố phóng xạ, không có trong tự
nhiên)
Chúng thuộc nhóm nào trong bảng Các nguyên tố halogen thuộc nhóm VIIA.
tuần hoàn. Có nhật xét gì về vị trí Chúng đứng ở cuối các chu kì, ngay trước các
nhóm halogen.
nguyên tố khí hiếm.
Viết cấu hình e lớp ngoài cùng của F
Cl
Br
I
2
5
2
5
2
5

2
các nguyên tử
2s 2p
3s 3p
4s 4p
5s 5p5
Dự đoán tính chất hóa học cơ bản Do chúng đều có 7 e lớp ngoài cùng, nên chúng dễ
của các nguyên tố halogen
thu thêm 1 e thể hiện tính oxi hóa mạnh.
CTPT dạng đơn chất là X2. Giải
..
..
..
..
thích và viết sơ đồ hình thành X2.
: X . + . X : → : X : X : → X- X → X2
..

..

..

..

CT e
CTCT
CTPT
Nhận xét đặc điểm liên kết của phân Liên kết trong phân tử X2 không bền lắm, dễ bị
tử X2 và dự đoán khả năng hoạt động tách thành 2 ngtử X.
hóa học các halogen.

* Trong phản ứng hoá học, các ngtử X dễ thu
thêm 1e ⇒ Tính chất hoá học cơ bản của các
halogen là tính oxi hoá mạnh.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí của các halogen(10 phút)
GV: chiếu hình ảnh một số mẫu halogen ở điều kiện thường lên máy chiếu
HS: quan sát một số mẫu halogen ở điều kiện thường và nhận xét.

9


GV: đàm thoại với HS nhóm 2 và ghi tạm ra bảng. Cho HS khác nhận xét bổ sung.
GV: chuẩn hóa kiến thức để HS ghi chép( được chiếu lên máy chiếu)
Kết luận 2:
Câu hỏi
Chuẩn hóa kiến thức
- Ở điều kiện thường: flo là chất khí, màu lục nhạt, rất độc.
Nêu tính chất vật lí - Trong tự nhiện flo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất: CaF2, Na3AlF6…
của flo và trạng thái - Còn có trong men răng hay của người và động vật, trong lá của
tự nhiên
một số loại cây…
Ở điều kiện thường, clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc,
Nêu tính chất vật lí nó phá hoại niêm mạc của đường hô hấp.
của clo và trạng thái - Khí clo nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước. Khí
tự nhiên.
clo tan nhiều trong các dd hữu cơ như benzen, etanol, hexan, ...
- Năng lực vận dụng - Do hoạt động hóa học mạnh nên clo chỉ tồn tại dạng hợp chất,
kiến thức hóa học
chủ yếu là muối NaCl có trong nước biển và muối mỏ, ...
vào cuộc sống.
- Ở điều kiện thường brom là chất lỏng, màu nâu đỏ, dễ bay hơi,

Nêu tính chất vật lí hơi brom rất độc.
của brom và trạng - Trong tự nhiên brom chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất: NaBr…
thái tự nhiên
- Ở điều kiện thường iot là chất rắn, dạng tinh thể, màu đen tím.
Nêu tính chất vật lí - Khi đun nóng iot thăng hoa.
của iot và trạng thái - Iot tan rất ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
tự nhiên
- Trong tự nhiên iot chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất muối iotua:
NaI…
GV làm thí nghiệm hoặc movie thí nghiệm về sự thăng hoa của iot.

10


Hoạt động 3: Một số đặc điểm các nguyên tố halogen (5 phút)
GV: đàm thoại với HS nhóm 3 và ghi tạm ra bảng. Cho HS khác nhận xét bổ sung.
GV: chuẩn hóa kiến thức để HS ghi chép( được chiếu lên máy chiếu)
Kết luận 3:
Câu hỏi
Chuẩn hóa kiến thức
Trạng thái tập hợp
Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và rắn
Màu sắc
Đậm dần
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi. Tăng dần
Một số lưu ý
+ GV bổ sung: độc tính của các halogen, cách sử dụng Br2 và xử lí khi bị bỏng brom.
+ GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm “ Sự thăng hoa của I2” (GV làm thí nghiệm), nêu hiện
tượng và trình bày khái niệm về sự thăng hoa.


C. Hoạt động luyện tập củng cố (10 phút)
Câu hỏi
Phần trả lời của HS
Câu 1: I2 có lẫn các chất rắn là NaCl, NaBr. Nêu
một phương pháp đơn giản để thu được I2 tinh
khiết từ hỗn hợp trên.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác.
Câu 2: Cho 0,02 mol một halogen phản ứng hết
với kim loại Ca, thu được 2,22 gam một muối.
Xác định khối lượng nguyên tử và gọi tên
halogen đó.
- Năng lực tính toán hóa học.
Câu 3: Có 3 bình, mỗi bình chứa một trong các
khí sau: CO2, O2, Cl2, H2. Nêu cách phân biệt
mỗi khí và viết PTHH xảy ra nếu có.
Đáp án cho câu hỏi và bài tập củng cố
Câu hỏi
Chuẩn kiến thức
Câu 1
+ Đun nóng hỗn hợp thu lấy hơi. Khi không còn
I2 có lần các chất rắn là NaCl, NaBr. hơi thoát ra nữa, ta làm lạnh hơi đó thu được tinh
Nêu một phương pháp đơn giản để thu thể I2.
được I2 từ hỗn hợp trên.
+ Giải thích: I2 dễ bị thăng hoa khi đun nóng, còn
NaCl, NaBr không bị bay hơi.
Khi làm lạnh, hơi iot ngưng tụ thu được I 2 dạng
tinh thể.
Câu 2
CTPT halogen là X2

Cho 0,02 mol một halogen phản ứng PTHH: Ca + X2 → CaX2
hết với kim loại Ca, thu được 2,22 Theo PTHH thì số mol CaX2 = số mol X2 = 0,02
gam một muối. Xác định khối lượng mol.
nguyên tử và gọi tên halogen đó.
Vậy 0,02(40 + 2X) = 2,22
=> X = 35,5, X là clo
Câu 3
Lấy các mẫu khí,

11


Có 4 bình, mỗi bình chứa một trong
các khí sau: CO2, O2, Cl2, H2. Nêu
cách phân biệt mỗi khí và viết PTHH
xảy ra nếu có.

- Khí có màu vàng lục là Cl2.
- Đưa tàn đóm nóng đỏ vào miệng 3 lọ mẫu thử
khí còn lại, lọ làm tàn đóm bùng cháy là khí O2.
- Sục lần lượt 2 khí còn lại qua dd nước vôi trong
dư, khí làm vẩn đục là CO2, khí không hiện tượng
là H2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục
đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi,
bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều

phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say
mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Mục tiêu của HĐ này là HS cần vận dụng hiểu biết về halogen để giải thích các
hiện tượng và tình huống trong thực tiễn; biết cách đảm bảo an toàn khi sử dụng nó.
b. Nội dung hoạt động:
HS giải quyết câu hỏi sau:
Hãy tìm hiểu qua mạng internet, tài liệu…và cho biết: các ứng dụng thực tế của
clo? Mức độ an toàn, không an toàn của không khí, của nước khi có mặt của khí
Clo?
c. Phương thức tổ chức hoạt động:
GV hướng dẫn HS về nhà làm và HD HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư
viện …)
d. Sản phẩm hoạt động:
Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của
buổi học tiếp theo, GV nên kịp thời động viên khích lệ HS.

12


Tiết 2
Tên nội dung dạy: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CÁC ĐƠN CHẤT HALOGEN
A – HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI
Chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh và hướng dẫn trước.
(Phiếu này phát trước cho HS về nhà nghiên cứu và tìm hiểu và hoàn thành phiếu học tập
trước khi đến lớp)
Phiếu học tập 1: Nhận xét về số oxi hóa và tính chất hóa học chung:
Hãy điền các thông tin vào phiếu học tập sau đây
Vì sao trong hợp chất, flo có số oxi hóa -1, các

nguyên tố còn lại, ngoài số oxi hóa -1 còn có số
oxi hóa +1, +3, +5, +7 ?
Vì sao các đơn chất halogen giống nhau về tính
chất hóa học cũng như thành phần và tính chất
của các hợp chất do chúng tạo thành?
- Năng lực giải quyết vấn đề.
Vì sao đi từ F đến I, tính oxi hóa giảm dần?
Năng lực sáng tạo vận dụng kiến thức.
Phiếu học tập 2: Tính chất hóa học của flo
Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của flo,
hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của flo. Viết
các PTHH minh họa (lấy ví dụ với H2, Al và H2O)
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực làm việc độc lập.
Cho biết điều kiện phản ứng
Cho biết đặc điểm phản ứng của flo với H2O
Trình bày kết luận về tính chất hóa học của flo.
Dẫn ra các PTHH để minh họa.
Phiếu học tập 3: Tính chất hóa học của clo
Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của clo,
hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của clo. Viết
các PTHH minh họa(lấy ví dụ với H2, Al và H2O)
Cho biết điều kiện phản ứng
Cho biết đặc điểm phản ứng của clo với H2O
Trình bày kết luận về tính chất hóa học của clo.
Dẫn ra các PTHH để minh họa.
- Năng lực hợp tác.
Phiếu học tập 4: Tính chất hóa học của Iot
Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của iot,
hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của iot. Viết

các PTHH minh họa (lấy ví dụ với H2, Al và H2O)
Cho biết điều kiện phản ứng

13


Cho biết đặc điểm phản ứng của iot với H2O
Trình bày kết luận về tính chất hóa học của flo.
Dẫn ra các PTHH để minh họa.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Số oxi hóa và tính chất hóa học chung(10 phút)
GV: đàm thoại với HS nhóm 3 và ghi tạm ra bảng. Cho HS khác nhận xét bổ sung.
GV: chuẩn hóa kiến thức để HS ghi chép( được chiếu lên máy chiếu)
Kết luận 1:
Câu hỏi
Chuẩn hóa kiến thức
Vì sao trong hợp chất, flo có số oxi - Flo có độ âm điện lớn nhất nên chỉ có số oxi hóa
hóa -1, các nguyên tố còn lại, ngoài số trong hợp chất là -1.
oxi hóa -1 còn có số oxi hóa +1, +3, - Các nguyên tố Cl, Br, I, thì ngoài số oxi hóa là
+5, +7 ?
-1, còn có số oxi hóa là +1, +3, +5, +7 do ở trạng
thái kích thích có thể chuyển 1,2, 3 e sang phân
lớp d, nên có số oxi hóa dương như trên khi kết
hợp với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn như oxi.
Vì sao các đơn chất halogen giống Do chúng có cấu hình e lớp ngoài cùng tương tự
nhau về tính chất hóa học cũng như nhau
thành phần và tính chất của các hợp
chất do chúng tạo thành?
Vì sao đi từ F đến I, tính oxi hóa giảm Từ F đến I, thì bán kính nguyên tử tăng, độ âm

dần?
điện giảm, khả năng hút e giảm, làm tính oxi hóa
giảm.
Hoạt động 2: Tính chất hóa học đơn chất mỗi halogen(15 phút)
GV: đàm thoại với HS nhóm 4 và ghi tạm ra bảng. Cho HS khác nhận xét bổ sung.
GV: chuẩn hóa kiến thức để HS ghi chép( được chiếu lên máy chiếu)
Kết luận 2:
I. Flo(F2)
Tính chất hóa học.
- Flo là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất
⇒ + tác dụng với tất cả các kim loại.
+ tác dụng với một số phi kim như H2…
+ tác dụng với H2O
- Phương trình hóa học
3F2+2Al→2AlF3
0

−250 C
F2 + H2 →
2HF
2F2+2H2O→4HF+O2
- Vậy: flo có tính oxi hóa rất mạnh.
II. Clo (Cl2): GV chiếu thí nghiệm Fe pứ với khí Cl2 (HS quan sát vè nêu hiện tượng)
Tính chất hóa học.
- Clo là phi kim có tính oxi hóa mạnh
⇒ + tác dụng với hầu hết các kim loại (từ Au, Pt) tạo muối clorua.

14



+ tác dụng với một số phi kim như H2…(trừ N2, C, O2 )
+ tác dụng với H2O
- Phương trình hóa học
t
2Al + 3Cl2 
→ 2AlCl3
t
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
0

0

H2 + Cl2 → 2HCl
Tác dụng với nước: tạo nước Clo có màu vàng nhạt
Khi hoà tan vào nước , một phần Clo tác dụng chậm với nước:
Cl2 + H2O 
HCl +
HClO
III.Brom (Br2): GV chiếu thí nghiệm Al tác dụng với brom(HS quan sát và nêu hiện
tượng)
Tính chất hóa học.
- Brom có tính oxi hóa mạnh
⇒ + Tác dụng với nhiều kim loại.
+ Tác dụng với H2
+ Tác dụng với H2O rất chậm.
- Phương trình hóa học:
as

o


t
3Br2 +2Al 
→ 2AlBr3
o

t
Br2 +H2 
→ 2HBr

Br2 + H2O  HBr + HBrO
⇒Brom có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo.
IV.Iot(I2): GV chiếu thí nghiệm I2 phản ứng với Al (HS quan sát và nêu hiện tượng)
Tính chất hóa học.
Iot có tính oxi hóa:
+ Tác dụng với một số kim loại (to, xt).
+ Tác dụng với H2 ( to, xt)
+ Hầu như không tác dụng với nước.
- Phương trình hóa học:
o

t
3I 2 +2Al 
→ 2AlI 3
H O
2

I2 + H2  2HI (đkpứ là 350 – 5000C)
⇒ Iot có tính oxi hóa yếu hơn flo, clo, brom.
- Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.


Hoạt động 3: Kết luận về tính chất hóa học (5 phút)
GV: đàm thoại với HS nhóm và ghi tạm ra bảng. Cho HS khác nhận xét bổ sung.
GV: chuẩn hóa kiến thức để HS ghi chép( được chiếu lên máy chiếu)
Kết luận 3:
F2, Cl2, Br2, I2 là các phi kim có tính oxi hóa mạnh và tính oxi hóa yếu dần khi đi từ F2 đến I2.

15


C.CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ(10 phút)
Câu hỏi
HS làm bài
−250 C
Dẫn ra các PTHH minh họa tính F2 + H2 →
2HF
as
oxi hóa giảm từ F2 đến I2
H2 + Cl2 → 2HCl
0

o

t
Br2 +H2 
→ 2HBr

Viết PTHH khi cho Cl2 và F2
phản ứng với nước và cho nhận
xét.
Viết PTHH khi cho Cl2 lần lượt

tác dụng với: dd NaOH(đk
thường); dd KOH (70 – 1000C),
dd FeCl2, FeSO4, KI, NaBr. Nêu
vai trò của Cl2 trong mỗi PTHH
đó.

I2 + H2  2HI (đkpứ là 350 – 5000C)
2F2+2H2O → 4HF+O2
Cl2 + H2O  HCl + HClO
F2 oxi hóa được nước còn Cl 2 không oxi hóa được
H2O. Vậy F2 có tính oxi hóa mạnh hơn Cl2.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O(1)
3Cl2 + 6KOH → KCl + KClO3 + H2O (2)
2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 (3)
3Cl2 + 6FeSO4 → 2FeCl3 + 2Fe2(SO4)3 (4)
Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 (5)
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 (6)
- Phản ứng (1), (2) thì Cl 2 vừa là chất khử, vừa là chất
oxi hóa.
- Phản ứng (3), (4), (5), (6) thì Cl2 là chất oxi hóa.

Bài tập về nhà
Câu hỏi
Câu 1
Nêu hiện tượng và giải thích trong mỗi trường hợp sau:
- Cho mẩu quỳ tím khô vào lọ chứa khí clo khô.
- Cho mẩu quỳ tím ẩm vào lọ chứa khí clo khô.
Câu 2
Để phản ứng hoàn toàn với 17,6 gam hỗn hợp bột kim loại
gồm Fe và Cu, cần vừa đủ 8,96 lít khí Cl 2(đktc). Viết PTHH

xảy ra và tính % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
ban đầu.
Phần đáp án cho bài tập về nhà
Câu hỏi
Câu 1
Nêu hiện tượng và giải thích trong
mỗi trường hợp sau:
- Cho mẩu quỳ tím khô vào lọ chứa
khí clo khô.
- Cho mẩu quỳ tím ẩm vào lọ chứa khí
clo khô.

Phần trả lời của HS

Phần trả lời của HS
- Quỳ tím khô không bị chuyển màu.
- Quỳ tím ẩm bị chuyển sang màu đỏ rồi chuyển
sang màu trắng.
+ Giải thích: quỳ tím ẩm có nước, nên khí clo
phản ứng với nước.
Cl2 + H2O 
HCl + HClO

16


Câu 2
Để phản ứng hoàn toàn với 17,6 gam
hỗn hợp bột kim loại gồm Fe và Cu,
cần vừa đủ 8,96 lít khí Cl 2(đktc). Viết

PTHH xảy ra và tính % theo khối
lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban
đầu.

HCl là axit mạnh làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
HClO là axit có tính oxi hóa mạnh sẽ oxi hóa chất
có màu thành chất không có màu.
+Chú ý: khí clo ẩm cũng có tính tẩy màu.
Gọi số mol Fe = x mol; Cu = y mol.
Số mol Cl2 = 0,4 mol.
PTHH 2Fe + 3Cl2
2FeCl3
x
1,5x
Cu + Cl2
CuCl2
y
y
1,5x + y = 0,4
56x + 64y = 17,6
Giải hệ: x = 0,2 và y = 0,1
Tính được mFe = 11,2 gam; mCu = 6,4 gam.

D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng (5 phút)
b. Mục tiêu hoạt động
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục
đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi,
bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều
phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say
mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.

Mục tiêu của HĐ này là HS cần vận dụng hiểu biết về halogen để giải thích các
hiện tượng và tình huống trong thực tiễn; biết cách đảm bảo an toàn khi sử dụng nó.
b. Nội dung hoạt động:
HS giải quyết câu hỏi sau:
Hãy tìm hiểu qua mạng internet, tài liệu…và cho biết: I2 hầu như không tan trong
nước nhưng dễ dàng tan trong dung môi hữu cơ. VD như I2 tan trong cồn C2H5OH tạo thành
dd chứa 5% I2 gọi là cồn iot. Cồn iot có tính sát khuẩn tốt nên được dùng để sát trùng vết
thương(trước đây trong chiến tranh Việt Nam cũng được dùng nhiều). Vậy tính sát khuẩn dựa
trên tính chất gì của I2? Khi sử dụng cồn iot cần chú ý điều gì?

c. Phương thức tổ chức hoạt động:
GV hướng dẫn HS về nhà làm và HD HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư
viện …)
d. Sản phẩm hoạt động:
Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS.
Dựa trên tính oxi hóa mạnh của I 2 (Lưu ý cồn iot phá hủy tế bào ở vết thương nên không
dùng cồn iot để sát khuẩn vết thương ở mặt, cổ)...Hs có thể trình bày thêm theo sự tìm hiểu
của mình.

e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
17


GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của
buổi học tiếp theo, GV nên kịp thời động viên khích lệ HS.

18


Tiết 3

Tên nội dung dạy:
ĐIỀU CHẾ CÁC ĐƠN CHẤT HALOGEN
VÀ LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT HÓA HỌC.
A – HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI
Chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh và hướng dẫn trướcở nhà
(Phiếu này phát trước cho HS về nhà nghiên cứu và tìm hiểu và hoàn thành phiếu học tập
trước khi đến lớp)
Phiếu học tập 1: Trạng thái tự nhiên và ứng dụng
Hãy trả lời câu hỏi vào phiếu học tập sau đây
Câu hỏi
Phần trả lời của HS
Dựa tính chất hóa học(độ hoạt động hóa học), hãy cho
biết các nguyên tố nhóm halogen có tồn tại ở dạng đơn
chất trong tự nhiên không ?
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo
Cho trạng thái tự nhiên của flo, clo, brom, iot
Nêu một số ứng dụng quan trọng của các halogen và
hợp chất của chúng.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Phiếu học tập 2: Điều chế các halogen
Hãy trả lời câu hỏi vào phiếu học tập sau đây
Câu hỏi
Nêu cách điều chế F2, Cl2, Br2, I2 trong phòng thí
nghiệm và trong công nghiệp.
Tại sao khi điều chế F2 lại phải điện phân hỗn
hợp lỏng khan hỗn hợp (HF + KF)
Tại sao điều chế F2 không dùng các chất oxi hóa
mạnh như: MnO2, KMnO4, KClO3 ,... để oxi hóa
HF giống như điều chế Cl2


Phần trả lời của HS

B . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên và ứng dụng(10 phút)
GV: đàm thoại với HS nhóm 2 và ghi tạm ra bảng. Cho HS khác nhận xét bổ sung.
GV: chuẩn hóa kiến thức để HS ghi chép( được chiếu lên máy chiếu)
Kết luận:
Câu hỏi
Chuẩn hóa kiến thức
Dựa tính chất hóa học(độ hoạt Do chúng hoạt động hóa học mạnh nên trong tự nhiên
động hóa học), hãy cho biết các các halogen không tồn tại ở dạng tự do.
nguyên tố nhóm halogen có tồn
tại ở dạng đơn chất trong tự
nhiên không ?

19


Cho trạng thái tự nhiên của flo, 1/ Flo
clo, brom, iot
- Trong tự nhiện flo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất: CaF2,
Na3AlF6…
- Còn có trong men răng hay của người và động vật,
trong lá của một số loại cây…
2/ Do hoạt động hóa học mạnh nên clo chỉ tồn tại dạng
hợp chất, chủ yếu là muối NaCl có trong nước biển và
muối mỏ, ...
3/ Trong tự nhiên brom chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất:

NaBr… (NaBr có trong nước biển)
4/ Trong tự nhiên iot chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất
muối iotua: NaI… (NaI, .. có nhiều trong một số loại
rong biển).
Nêu một số ứng dụng quan Đọc trong SGK
trọng của các halogen và hợp
chất của chúng.
Hoạt động 2: Điều chế các halogen(15 phút)
Phiếu học tập 2: Điều chế các halogen
GV: đàm thoại với HS nhóm 3 và ghi tạm ra bảng. Cho HS khác nhận xét bổ sung.
GV: chuẩn hóa kiến thức để HS ghi chép( được chiếu lên máy chiếu)
Kết luận
2. Điều chế trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp
Các
phản
Flo (F2)
Clo (Cl2)
Brom (Br2)
Iot (I2)
ứng
Cho dung dịch HX đặc t/d với chất oxi hóa (MnO 2, KClO3,
Trong
Không điều
KMnO4)
PTN
chế
MnO2 + 4HX → MnX2 + X2 + 2H2O
Điện phân hh Điện phân dd NaCl Sau phơi nước biển Rongbiển khô
lỏng gồm KF có màng ngăn
lấyNaCl, còn NaBr

đem đốt tạo tro

Trong
và HF
2NaCl + 2H2O
Cl2 + 2NaBr
+ H2O → dd
→ 2NaCl+Br2 NaI
CN
H2 + Cl2 + 2NaOH
Cl2+2NaI → 2N
aCl+I2
Hãy trả lời câu hỏi phụ
Câu hỏi
Tại sao khi điều chế F 2 lại phải điện
phân hỗn hợp lỏng khan hỗn hợp (HF
+ KF)
Tại sao điều chế F2 không dùng các
chất oxi hóa mạnh như: MnO2,
KMnO4, KClO3 ,... để oxi hóa HF

HS trả lời câu hỏi
Để tránh sự có mặt của nước, nếu không F 2 sinh ra
sẽ phản ứng với nước.
Vì các chất oxi hóa MnO2, KMnO4, KClO3, ...
không oxi hóa được ion F- ra khỏi hợp chất

20



giống như điều chế Cl2
Đáp án cho phần câu hỏi phụ
Câu hỏi
Chuẩn hóa kiến thức
Tại sao khi điều chế F 2 lại phải điện Để tránh sự có mặt của nước, nếu không F 2 sinh ra
phân hỗn hợp lỏng khan hỗn hợp (HF sẽ phản ứng với nước.
+ KF)
Tại sao điều chế F2 không dùng các Vì các chất oxi hóa MnO2, KMnO4, KClO3, ...
chất oxi hóa mạnh như: MnO2, không oxi hóa được ion F- ra khỏi hợp chất
KMnO4, KClO3 ,... để oxi hóa HF
giống như điều chế Cl2
C. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ(10 phút)
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỰ LUYỆN VỀ ĐƠN CHẤT HALOGEN
1. Tìm phát biểu sai
A.Các halogen có màu sắc đậm dần từ flo đến iot.
B. Liên kết trong phân tử các halogen đều là CHT có cực vì các halogen có độ âm điện
khác nhau.
C.Tính oxi hoá các halogen tăng dần từ iot đến flo
D.Atatin là nguyên tố phóng xạ
2. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen ( F , Cl,
Br, I)?
A. Nguyên tử chỉ có thể thu thêm 1e
B. Tạo ra hợp chất LK CHT có cực với hidro
C. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất D. Lớp e ngòai cùng của nguyên tử có 7 electron.
3. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen(F 2, Cl2, Br2, I2)
A. Ở điều kiện thường là chất khí
B. Có tính oxi hóa mạnh
C. Vừa có tính oxi hóa , vừa có tính khử
D. Tác dụng mạnh vớI nứơc
2

5
4. Những nguyên tố ở nhóm nào sau đây có cấu hình electron lớp n/cùng là ns np ?
A. Nhóm VA
B. Nhóm IVA
C. Nhóm II A
D. Nhóm VII A
5. Các nguyên tử halogen đều có :
A. 3e ở lớp ngoài cùng
B. 5e ở lớp ngoài cùng
C. 7e ở lớp ngoài cùng
D. 8e ở lớp ngoài cùng.
6. Trong phản ứng : Cl2 + H2O €
HCl + HClO , phát biểu nào sau đây đúng?
A. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóa
B. Clo chỉ đóng vai trò chất khử
C. Nước là chất khử
D. Clo vừa là chất khử , vừa là chất oxi hóa
7. Khi thổi khí clo vào dung dịch có chứa dung dịch KBr thì dung dịch thu được có màu vàng
là do
A. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2
B. Br2 + KCl → KBr +Cl2
C. dung dịch sau phản ứng có màu của Br2
D. A , C đều đúng
8. Phản ứng nào dưới đây được xem là phản ứng điều chế khí hidro clorua trong phòng thí
nghiệm?
A. H2 + Cl2 → 2HCl
B. NaCl(r) + H2SO4 d → NaHSO4 + HCl
C. Cl2 + H2O → HCl + HClO
D. Cl2 + SO2 + H2O → HCl + H2SO4
9. Khi cho khí clo qua dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường thì sản phẩm thu được là


21


10.

11.

12.

A. NaCl, H2O,NaClO
B. NaClO3, H2O
C. NaClO
D. NaClO3, H2O,NaClO
Dung dịch axit nào trong các axit sau đây không được chứa trong bình bằng thủy tinh ?
A. HCl
B. HF
C. H2SO4
D.HNO3
Chất chỉ có tính oxi hóa là
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. Cả 3 chất trên
Phản ứng hóa học nào sau đây clo vừa thể hiện tính oxi hóa và thể hiện tính khử
A. Fe +Cl2 → FeCl3
B. 6KOH + 3Cl2 → 5KCl + KClO3 + 3H2O
C. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 D. Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4

22



D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục
đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi,
bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều
phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say
mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp.
Mục tiêu của HĐ này là HS cần vận dụng hiểu biết về halogen để giải thích các
hiện tượng và tình huống trong thực tiễn; biết cách đảm bảo an toàn khi sử dụng nó.
b. Nội dung hoạt động:
HS giải quyết câu hỏi sau:
Hãy tìm hiểu qua mạng internet, tài liệu…và cho biết: thành phần hóa học và ứng
dụng của muối iot?

c. Phương thức tổ chức hoạt động:
GV hướng dẫn HS về nhà làm và HD HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư
viện …)
d. Sản phẩm hoạt động:
Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS.
e. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động:
GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của
buổi học tiếp theo, GV nên kịp thời động viên khích lệ HS.

23




×