Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Giáo án dạy học phát triển năng lực: Chủ đề Kim loại kiềm và hợp chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 18 trang )

Chủ đề: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi
GV thực hiện: Đoàn Thị Hưng và Phạm Công Quảng
Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm gồm các nội dung chủ yếu
sau: Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm. Tính chất vật lí của kim loại kiềm .
Tính chất hoá học của kim loại kiềm. Trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm. Ứng dụng và phương
pháp điều chế kim loại kiềm. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm như NaOH, NaHCO 3,
Na2CO3, KNO3. Tính chất hoá học và ứng dụng của hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (hướng
dẫn HS tự học).
Ở đây chủ đề trùng với bài trong SGK hiện hành nhưng được thiết kế thành chuỗi các hoạt
động cho HS theo phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề
học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định hướng còn
HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 02 tiết
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức:
Biết được :
- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
- Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm và một số hợp chất như NaOH, NaHCO 3,
Na2CO3, KNO3. (hướng dẫn HS tự học)
Hiểu được :
- Tính chất vật lí (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp).
- Tính chất hoá học : Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi
kim).
- Trạng thái tự nhiên của NaCl.
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogen nóng chảy).


- Tính chất hoá học của một số hợp chất : NaOH (kiềm mạnh) ; NaHCO 3 (lưỡng tính, phân huỷ
bởi nhiệt) ; Na2CO3 (muối của axit yếu) ; KNO3 (tính oxi hoá mạnh khi đun nóng) (hướng dẫn HS tự


học)
2. Kỹ năng:
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất
kim loại kiềm.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều
chế.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp
chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng.
Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm và các phản ứng đặc trưng của kim loại kiềm.
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm.
- Tính chất hoá học cơ bản của NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3 (hướng dẫn HS tự học)
3. Tư tưởng:
- Tích cực, chủ động trong học tập
- Có thức vận dụng kiến thức đã học về vào thực tiễn cuộc sống, giải thích các hiện tượng
trong tự nhiên, phục vụ đời sống con người
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:


- Bảng tuần hoàn, bảng phụ ghi một số tính chất vật lí của kim loại kiềm.
- Dụng cụ, hoá chất: Na kim loại, bình khí O2 và bình khí Cl2, nước, dao.
2. Học sinh:

- Đọc bài mới trước khi đến lớp
- Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan đến kịm loại nói chung và kim loại kiềm nói riêng;
các hợp chất NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Sau khi học xong chương đại cương về kim loại HS đã nắm được những kiến thức cơ bản
nhất về tính chất vật ly chung và tính chất hóa học cơ bản của kim loại. GV cần khai thác triệt để
các kiến thức đã học của HS để phục vụ cho việc nghiên cứu bài mới.
2. THIẾT KẾ CHI TIẾT TỪNG HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
Huy động các kiến thức của HS đã biết về kim loại nói chung và kim loại kiềm nói riên để
đặt ra vấn đề chính cho bài học.
b) Nội dung HĐ:
Tìm hiểu về vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm. Tính chất vật lí của
kim loại kiềm . Tính chất hoá học của kim loại kiềm.
c) Phương thức tổ chức HĐ:
Chia lớp thành 6 nhóm
GV cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Tính chất vật ly chung của kim loại?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
2. Tính chất hóa học chung của kim loại? (không cần lấy VD)


…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

3. Quan sát bảng hệ thống tuần hoàn

Cho biết kim loại kiềm gồm những nguyên tố nào? Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim
loại kiềm?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
4. Nhắc lại trong một chu kì, và một nhóm A trheo chiều tăng của điện tích hạt nhân các đâị lượng
sau biến đổi thế nào?
Bán kính,............................... Độ âm điện.................................Tính kim loại........................................
Sau đó GV vho HS HĐ chung cả lớp bằng cách để một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp
bổ sung. Đây là HĐ liên hệ kiến thức cũ để chuyển giao sang kiến thức mới nên GV sẽ điều chỉnh
nếu HS nắm không tốt vấn đề
d) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập


e) Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát, HĐ nhóm HS tự tìm hiểu vấn đề, GV cần quan sát các nhóm, kịp thời
phát hiện những khó khăn vướng mắc để có thể hỗ trợ hợp ly.
Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ysy, bổ sung của các nhóm khác GV biết được HS đã
có được kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Hoạt động 1 (5 phút): Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
- Rèn kĩ năng lực tự học, năng lực hợp tác. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Nội dung: vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm
c) Phương thức tổ chức HĐ
- GV: Sử dụng phiếu học tập số 1 để tổng kết lại
HS: Trả lời:

d) Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào trong vở
Thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố: Li, Na, K, Rb, Cs và Fr (nguyên tố
phóng xạ).
- Cấu hình electron nguyên tử:
Li: [He]2s1

Na: [Ne]3s1 K: [Ar]4s1

Rb: [Kr]5s1

Cs: [Xe]6s1

e) Đánh giá kết quả hoạt động
Thông qua câu trả lời của HS giáo viên có thể phát hiện sự quan sát, khả năng nhận xét của
HS
* Hoạt động 2 (5 phút ): Tính chất vật ly
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được tính chất vật ly của kim loại kiềm.
- Rèn kĩ năng lực tự học, năng lực hợp tác. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Nội dung: tính chất vật ly của kim loại kiềm.
c) Phương thức tổ chức HĐ


- GV: dùng dao cắt một mẫu nhỏ kim loại Na.

HS: quan sát bề mặt của kim loại Na sau khi cắt và nhận xét về tính cứng của kim loại Na.
- GV: giải thích các nguyên nhân gây nên những tính chất vật lí chung của các kim loại kiềm.

HS: dựa vào bảng phụ để biết thêm quy luật biến đổi tính chất vật lí của kim loại kiềm.



d) Sản phẩm: HS ghi nội dung vào trong vở
- Màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối
lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
- Nguyên nhân: Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc
tương đối rỗng. Mặt khác, trong tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim
loại yếu.
e) Đánh giá kết quả hoạt động
Thông qua câu trả lời của HS giáo viên có thể phát hiện sự quan sát, khả năng nhận xét, giải
thích của HS.
* Hoạt động 3 (20 phút): Tính chất hóa học
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được tính chất hóa học của kim loại kiềm.
- Rèn kĩ năng lực tự học, năng lực hợp tác. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Nội dung: tính chất hóa học của kim loại kiềm.
c) Phương thức tổ chức HĐ
- GV: Trên cơ sở cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo mạng tinh thể của kim loại kiềm, em
hãy dự đoán tính chất hoá học chung của các kim loại kiềm.
HS: kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ Li → Cs.
- GV: Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu câc nhóm thảo luận để chứng minh cho tính khử của
KLK
HS: Thảo luận theo HD của GV và lên bảng trình bày ND thảo luận
- GV: Cho HS quan sát hình ành các TN và làm TN để CMLàm các thí nghiệm chứng minh


d) Sản phẩm: HS: Quan sát và ghi TT
Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất
mạnh. Tính khử tăng dần từ Li → Cs.
M → M+ + 1e
Trong các hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hoá +1.

1. Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với oxi
2Na + O2 → Na2O2 (natri peoxit)
4Na + O2 → 2Na2O (natri oxit)
b. Tác dụng với clo
2K + Cl2 → 2KCl
2. Tác dụng với axit
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2↑
3. Tác dụng với nước

2K + 2H2O → 2KOH + H2↑
 Để bảo vệ kim loại kiềm người ta ngâm kim loại kiềm trong dầu hoả.
* Lưu y : khi cho KLK vào dung dịch HCl thì hết HCl còn KLK thì KLK sẽ phản ứng tiếp với H 2O


e) Đánh giá kết quả hoạt động
Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp
thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã
có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
* Hoạt động 4 (10 phút) : Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế của kim loại kiềm.
- Rèn kĩ năng lực tự học, năng lực hợp tác. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Nội dung: Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế của kim loại kiềm
c) Phương thức tổ chức HĐ
- GV: nghiên cứu SGK để biết được các ứng dụng quan trọng và trạng thái thiên nhiên của
kim loại kiềm.




d) Sản phẩm:
HS: HS nghiên cứu SGK và trả lời
1. Ứng dụng:
- Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ ngoài cùng thấp.
Thí dụ: Hợp kim Na-K nóng chảy ở nhiệt độ 700C dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng
hạt nhân.
- Hợp kim Li – Al siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
- Cs được dùng làm tế bào quang điện.
2. Trạng thái thiên nhiên
Tồn tại ở dạng hợp chất: NaCl (nước biển), một số hợp chất của kim loại kiềm ở dạng silicat
và aluminat có ở trong đất.
3. Điều chế: Khử ion của kim loại kiềm trong hợp chất bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của
chúng.
Thí dụ:

2NaCl

ñpnc

2Na +Cl2


e) Đánh giá kết quả hoạt động
Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp
thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã
có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung các HĐ tiếp theo.
* Hoạt động 4 (10 phút) : HD HS HỌC NỘI DUNG GIẢM TẢI MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN
TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM

a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được tính chất vật ly, tính chất hóa học, ứng dụng của NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.
- Rèn kĩ năng lực tự học, năng lực hợp tác. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Nội dung: tính chất vật ly, tính chất hóa học, ứng dụng của NaOH, NaHCO3, Na2CO3, KNO3.
c) Phương thức tổ chức HĐ
- GV: HD HS nghiên cứu nội dung các hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thông qua
phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tính chất vật lí
………………………
………………………
NaOH
………………………

Tính chất hoá học
NaOH → Na+ + OHTính chất của OH-:....................
HCl + NaOH →

Ứng dụng
………………………
………………………
………………………

NaOH + CO2 →
………………………
………………………
………………………
NaHCO3
………………………


CuSO4 + 2NaOH →
NaHCO3→ Na+ + HCO3Tính chất của HCO3-...................
NaHCO3 → (đun nóng)

………………………
………………………
………………………
………………………

NaHCO3 + HCl →
………………………
Na2CO3

………………………

NaHCO3 + NaOH →
Na2CO3→ 2Na+ + CO32-

……………………… Tính chất của CO32-....................

………………………
………………………
………………………


……………………… Na2CO3 + 2HCl →

………………………

……………………… Na2CO3 + Ba(OH)2 →


………………………

KNO3→ K+ + NO3………………………

………………………
-

Tính chất của NO3 .....................
………………………
KNO3

………………………
Cu + KNO3 + HCl →

………………………

………………………
KNO3→(nhiệt phân)

………………………

………………………
C + S + KNO3→ (nung)

d) Sản phẩm:
HS: HS nghiên cứu SGK và điền vào phiếu học tập
e) Đánh giá kết quả hoạt động
* Hoạt động 5: Vận dụng và tìm tòi mở rộng
a) Mục tiêu hoạt động:

HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và
mở rộng kiến thức của HS.
b) Nội dung: HS giải quyết các câu hỏi và bài tập sau.
Natri bicacbonat với tên thường gặp trong đời sống là baking soda có CT là gì? Trả lời các câu
hỏi sau:


Tại sao Natri bicacbonat có tác dụng tạo xốp, giòn cho thức ăn và ngoài ra còn có tác dụng
làm đẹp cho bánh (bột nở)?.



Tại sao Natri bicacbonat dùng để tạo bọt và tăng pH trong các loại thuốc sủi bọt (ví dụ thuốc
nhức đầu, v.v...), nước giải khát?



Tại sao Natri bicacbonat cho vào nước ngâm đậu làm giảm thời gian chế biến, đậu mềm ngon
và hạn chế tình trạng bị đầy hơi khi ăn các loại hạt đậu, đỗ. Baking soda cũng rất hiệu quả khi
được dùng để chế biến các món thịt hầm hay gân, cơ bắp động vật làm mềm các loại thực
phẩm?.



Trong y tế, natri bicacbonat còn được gọi là thuốc muối[2], tại sao Natri bicacbonat chữa đau
dạ dày hay giải độc do axit; dùng làm nước súc miệng hoặc sử dụng trực tiếp: chà lên răng để


loại bỏ mảng bám và làm trắng… Thành phần NaHCO 3 còn giúp giảm lượng dầu trên da, da dầu

là nguyên nhân chính của mụn trứng cá.


Tại sao Natri bicacbonat, NaHCO3 còn được dùng lau chùi dụng cụ nhà bếp, tẩy rửa các khu
vực cần vệ sinh nhờ tính năng mài mòn, tác dụng với một số chất (đóng cặn), rắc vào các khu
vực xung quanh nhà để chống một số loại côn trùng.



Ngoài ra NaHCO3 còn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp da, cao su và chất chữa cháy.[1]

c) Phương thức tổ chức HĐ: GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu nguồn tài liệu tham khảo nhất là
internet
d) Sản phẩm: Bài viết/báo cáo hoặc trình bày powerpoint của học sinh.
e) Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động:
Giáo viên có thể cho học sinh báo cáo kết quả hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng vào
đầu giờ của buổi học kế tiếp, giáo viên cần kịp thời động viên, khích lệ học sinh
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là

A. ns1

B. ns2

C. ns2np1

D. (n – 1)dxnsy

Câu 2. Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ?


A. Ag+

B. Cu+

C. Na+

D. K+

Câu 3. Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do có sự hình

thành các sản phẩm rắn nào sau đây?
A. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3.

B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.

C. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.

D. Na2O, NaOH, Na2CO3.

Câu 4. Cho Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là :

A. Sủi bọt khí

B. Xuất hiện ↓ xanh lam

C. Xuất hiện ↓ xanh lục

D. Sủi bọt khí và xuất hiện ↓ xanh lam

Câu 5. Cách nào sau đây điều chế được Na kim loại?


A. Điện phân dung dịch NaCl.
C. Cho khí H2 đi qua Na2O nung nóng.

B. Điện phân NaOH nóng chảy.
D. A, B, C đều sai.

Câu 6. Tính bazơ tăng dần từ trái sang phải theo thứ tự nào?


A. LiOH < KOH < NaOH
C. LiOH < NaOH < KOH

B. NaOH < LiOH < KOH
D. KOH < NaOH < LiOH

Câu 7. Dung dịch NaOH không tác dụng với muối nào sau đây :

A. NaHCO3

B. Na2CO3

C. CuSO4

D. NaHSO4

Câu 8. Cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH ( tỉ lệ mol 1:2 ) thì pH dung dịch sau phản ứng

như thế nào:
A. pH < 7

Câu 9.

B. pH > 7

C. pH = 7

D. k0x định

(CĐ-07) Trong công nhiệp natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp

A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực
B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực
D. điện phân NaCl nóng chảy
Câu 10. Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân ?

A. LiCl

B. NaNO3

C. KHCO3

D. KBr

Câu 11. Tính chất nào nêu dưới đây sai khi nói về hai muối NaHCO3 và Na2CO3?

A. Cả hai đều dễ bị nhiệt phân.
B. Cả hai đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.
C. Cả hai đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm.
D. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với kiềm.

Câu 12. Trường hợp nào sau đây sẽ không xảy ra phản ứng với NaHCO 3 khi:

A. Đun nóng

B. Tác dụng với axit C. Tác dụng với kiềm D. Tác dụng với CO2

Câu 13. (B-07) Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol đều bằng nhau. Cho

hỗn hợp X vào H2O dư, đun nóng, dung dịch thu được chứa.
A. NaCl, NaOH, BaCl2

B. NaCl, NaOH

C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2

D. NaCl

Câu 14. (CĐ-07) Cho sơ đồ phản ứng: NaCl → (X) → NaHCO 3 → (Y) → NaNO3. X và Y có thể

là:
A. NaOH và NaClO

B. Na2CO3 và NaClO

C. NaClO3 và Na2CO3 D. NaOH và Na2CO3


Câu 15. Những tính chất nào sau đây không phải của NaHCO 3 :

1. Kém bền nhiệt


5.Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu

2. Tác dụng với bazơ mạnh

6.Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh

3. Tác dụng với axit mạnh

7. Thuỷ phân cho môi trường axit

4. Là chất lưỡng tính

8. Tan ít trong nước

A. 1, 2, 3

B. 4, 6

C. 1, 2, 4

D. 6, 7

Câu 16. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X, dung dịch X vừa

tác dụng được với CaCl2 vừa tác dụng được với KOH. Trong dung dịch X chứa chất tan
A. NaHCO3; Na2CO3

B. NaHCO3


C. Na2CO3

D. Na2CO3; NaOH

Câu 17. Ứng dụng nào sau đây không phải của kim loại kiềm :

A. Tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
B. Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt ở là phản ứng hạt nhân.
C. Xúc tác phản ứng hữu cơ.
D. Dùng điều chế Al trong công nghiệp hiện nay.
Câu 18. Công dụng nào sau đây không phải của NaCl :

A. Làm gia vị

B. Điều chế Cl2 , HCl, nước Javen

C. Khử chua cho đất

D. Làm dịch truyền trong y tế

Câu 19. (B-09) Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol

muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu
vàng. Hai muối X, Y lần lượt là:
A. KMnO4, NaNO3

B. Cu(NO3)2, NaNO3

C. CaCO3, NaNO3 D. NaNO3, KNO3


Câu 20. X, Y, Z là 3 muối (trung hoà hoặc axit) ứng với 3 gốc axit khác nhau, thoả mãn điều kiện

- X tác dụng với Y có kết tủa tạo thành
- Y tác dụng với Z có kết tủa tạo thành
- X tác dụng với Z vừa có kết tủa, vừa có khí thoát ra
Công thức của X, Y, Z lần lượt là:
A. Na2CO3, AgNO3, AlCl3

B. NaCl, AgNO3, MgSO4


C. BaCl2, Na2SO4, Pb(NO3)2

D. Na2S, Na2SO4, BaCl2

Câu 21. Cho 3,04g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với axit HCl thu được 4,15g hỗn hợp muối

clorua. Khối lượng mỗi hiđroxit trong hỗn hợp lần lượt là
A. 1,17g & 2,98g

B. 1,12g & 1,6g

C. 1,12g & 1,92g

D. 0,8g & 2,24g

Câu 22. Nồng độ % của dung dịch tạo thành khi hoà tan 39g kali kim loại vào 362g nước là kết

quả nào sau đây ?
A. 15,47%


B. 13,97%

C. 14%

D. 14,04%

Câu 23. Cho 2,24 lít CO2 (đktc) vào m gam dd NaOH 10% thu được dd mới trong đó nồng độ %

của NaOH giảm đi 1 nửa. Vậy giá trị của m tương ứng là:
A. 164,4 gam

B. 160 gam

C. 84,5 gam

D. 186,4 gam

Câu 24. Cho 32 gam NaOH vào 200 ml dung dịch H 3PO4 1,5M, sau khi phản ứng xong, đem cô

cạn dung dịch, tổng khối lượng các muối khan có thể thu được là:
A. 43,3 gam

B. 75,4 gam

C. 47,0 gam

D. 49,2 gam

Câu 25. Hoà tan 13,8 gam hỗn hợp X gồm Li, Na, K vào nước thu được V lít khí H 2 (đktc) và


dung dịch Y. Sục CO2 dư vào dung dịch Y thu được 50,4 gam muối. Giá trị của V là
A. 5,60.

B. 8,96.

C. 13,44.

D. 6,72

Câu 26. Hòa tan 16,8 gam hỗn hợp 2 muối sunfit và cacbonat của cùng 1 kim loại kiềm trong HCl

dư thu được 3,36 lít khí ở đktc. Xác định kim loại kiềm.
A. Li

B. K

C. Na

D. Cs

Câu 27. (B-08) Cho 1,9 gam hỗn hợp muối cacbonat và hiđrocacbonat của kim loại kiềm M tác

dụng hết với dung dịch HCl dư, sinh ra 0,448 lít khí ở đktc. Kim loại M là:
A. Na

B. K

C. Rb


D. Li

Câu 28. (A- 07) Cho từ dung dịch A chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na 2CO3 đồng thời

khuấy đều thu được V lít khí ở đktc và dung dịch X. Khi cho nước vôi trong vào dung dịch X
thấy có hiện tượng kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
A. V = 22,4(a-b)

B. V = 11,2(a-b)

C. V =11,2(a+b)

D. V = 22,4(a+b)

Câu 29. Cho rất từ từ dung dịch có 0,5 mol HCl vào dung dịch A có 0,2 mol Na 2CO3 và 0,3 mol

NaHCO3. Tính thể tích CO2 bay ra ở đktc?
A. 1,12

B. 6,72

C. 4,48

D. 3,36


Câu 30. Cho từ từ dung dịch A có 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3 vào dung dịch B có 0,5

mol HCl. Tính thể tích CO2 bay ra ở đktc?
A. 1,12


B. 6,72

C. 4,48

D. 8

Câu 31. Đổ dung dịch A chứa hỗn hợp 0,3 mol Na 2CO3 và 0,3 mol NaHCO3 vào dung dịch B chứa

0,5 mol HCl. Tính thể tích CO2 bay ra ở đktc?
A. 5,6 l ≤ VCO ≤ 8,96 l

B. VCO = 6,72 (l)

2

C. VCO = 4,48 l

2

2

D. 4,48 l ≤ VCO ≤ 8,96
2

l
Câu 32. (A-09) Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng

giọt cho đến hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí ở đktc. Giá
trị của V là:

A. 1,12

B. 2,24

C. 4,48

D. 3,36

Câu 33. Thêm từ từ 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na 2CO3 1,2M và

NaHCO3 0,6M, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cho dung dịch nước vôi trong dư
vào dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa.
A. 6 gam

B. 8 gam

C. 10 gam

D. 12 gam

Câu 34. (B-11) Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch gồm K 2CO3 0,2M và

KOH x mol/lít, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác
dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của x là:
A. 1,6

B. 1,2

C. 1,0


D. 1,4

Câu 35. Trong 500 ml dung dịch X có chứa 0,4925 gam một hỗn hợp gồm muối clorua và hidroxit

của kim loại kiềm. Đo PH của dung dịch là 12 và khi điện phân 1/10 dung dịch X cho đến khi
hết khí Cl2 thì thu được 11,2 ml khí Cl2 ở 273oC và 1atm. Kim loại kiềm đó là:
A. K

B. Cs

C. Na

D. Li

Câu 36. Bổ túc chuổi phản ứng và viết các phương trình phản ứng (mỗi mủi tên là một phản ứng).

Cho biết B là khí dùng để nạp cho các bình chữa lửa (dập tắt lửa). A là khoáng sản thường dùng
để sản xuất vôi sống.
A
E
OH
Na

C

t0

B
NaOH
HCl


F
Na
OH

D



×