Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 14: Lặng lẽ Sa Pa (trích)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.55 KB, 13 trang )

LẶNG LẼ SA PA
- Nguyễn Thành Long I. Mục tiêu
- Có hiểu biết thêm về tác giả và tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại viết về những người lao động
mới trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
- Học sinh có ý thức, trách nhiệm, say sưa trong công việc.
*Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức
- Biết vẻ đẹp của hình tượng con người thấm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm
- Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng con người thấm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác
phẩm
- Phân tích nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong chuyện
2. Kĩ năng
- Trình bày diễn biến truyện và tóm tắt được truyện
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
III. Đồ dùng dạy học
1. GV: Chân dung tác giả Nguyễn Thành Long, tập truyênh “Giữa trong xanh” , Một vài tranh ảnh
tư liệu về Sa Pa.
2. HS: Chuẩn bị kĩ các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản
IV. Phương pháp
- Vấn đáp, động não, bình
- Kĩ thuật đắp bông tuyết
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
H. Tóm tắt truyện ngắn “Làng” và nêu cảm nhận của em sau khi học xong truyện ngắn đó ?
HS tóm tắt -> GV NX bổ sung.
TaiLieu.VN


Page 1


3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ của thầy và trò
HĐ1. Khởi động

T.g

Nội dung chính

1’

Từ những cuộc gặp gỡ với những con
người lặng lẽ, bình thường đang làm việc
miệt mài cho đất nước ở Sa Pa – Nơi nghỉ
mát kì thú, nhưng cũng là nơi sống và làm
việc của những con người lao động với
những phẩm chất trong sáng, cao đẹp. Qua
một chuyến đi, ngỡ chỉ là đi chơi thư giãn,
nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết thành
truyện ngắn đặc sắc, dạt dào chất thơ:
Lặng lẽ Sa Pa.
HĐ2. HD HS đọc và TLCT
- Mục tiêu: HS đọc diễn cảm văn bản và
tìm hiểu dược các chú thích khó trong bài
13’

I. Đọc, thảo luận chú thích


- GV HD HS đọc rõ ràng, cảm xúc lắng
sâu.
- GV đọc trước 1 đoạn

1. Đọc văn bản

- Gọi HS đọc
- Nhận xét
- GV hoặc HS có thể tóm tắt một lượt.
Một hoạ sĩ già trong chuyến đi thực tế
ở Tây Bắc gặp cô kĩ sư trẻ mới ra trường
và họ trở thành người bạn đồng hành trên
một chuyến xe. Họ được bác lái xe kể cho
nghe về anh thanh niên làm việc một mình
trên đỉnh Yên Sơn và sau đó là cuộc gặp
gỡ giữa hoạ sĩ, cô gái và anh thanh niên.
Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng đã để
lại nhiều ấn tượng, cảm xúc tốt đẹp cho cô
gái và hoạ sĩ về những người làm việc
thầm lặng rất có ý nghĩa cho cuộc đơì.

TaiLieu.VN

Page 2


H. Nêu hiểu biết của em về tác giả?

2. Thảo luânh chú thích
a. Tác giả

- Nguyễn Thành Long (19251991)
+ Quê : Quảng Nam
H. Nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?
H. Em hểu gì về đất nước ta những năm
1970?
- Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và
chống phá hoại của giặc Mĩ ở miền Bắc.
H*. Nhận xét gì về cốt truyện?

+ Viết văn từ thời kĩ k/c chống
Pháp.
+ Là cây bút chuyên viết chuyện
ngắn và bút kí.
b. Tác phẩm
- Tác phẩm là kết quả chuyến lên
Lao Cai hè 1970, rút từ tập “giữa
trong xanh” in 1972.

- Là câu chuyện sinh hoạt và lao động
bình thường. (Không chứa mâu thuẫn,
không có xung đột căng thẳng)
H*. Nhận xét gì các nhân vật trong tác
phẩm?
- Có nhiều nhân vật nhưng tác giả tập
trung miêu tả anh thanh niên và hoạ sĩ.

- Cốt truyện: đơn giản với tình
huống (cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa
anh thanh niên, cô gái và hoạ sĩ.)


- Nhân vật anh thanh niên được hiện ra
qua điểm nhìn và ấn tượng của các nhân
vật khác.
H. Văn bản sử dụng các phương thức biểu
đạt nào?
- Tự sự + miêu tả + nghị luận + miêu tả
nội tâm. (Sự thay đổi phương thức này tạo
hứng thú cho người đọc)
- GV. Đây là một truyện ngắn hiện đại.
Truyện ngắn luôn tồn tại trong 3 yếu tố
hình thức, thể loại, đó là: Truyện, nhân
TaiLieu.VN

Page 3


vật, lời kể.
H. Hiểu biết của em về Sa Pa ?
H. Vật lí địa cầu là gì ?
H. Máy nhật quang kí là gì ?
H. Thế nào là máy bộ đàm ?
HĐ3. HDHS tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Vẻ đẹp của hình tượng con
người thấm lặng cống hiến quên mình vì
tổ quốc trong tác phẩm

c. Chú thích khác

- GV Gọi 1 em kể đoạn đầu ... Bác lái xe
xướng to.

2, 4, 5
H. Vẻ đẹp của anh thanh niên được thể
hiện qua những phương diện nào?
- Trong công việc, cuộc sống, trong suy
nghĩ.

II. Tìm hiểu văn bản
25’
1. Nhân vật anh thanh niên

* Trong công việc

H*. Anh thanh niên đã kể gì về công việc
của mình? Nhận xét gì về lời kể đó? Từ đó
đức tính nào của anh thanh niên được bộc
lộ?
H. Chi tiết anh thanh niên đã thật hạnh
phúc khi biết nhờ mình mà bộ đội ta đã
bắn rơi máy bay Mĩ nói lên điều gì?
- HS bày tỏ.

TaiLieu.VN

+ 27 tuổi, làm công tác khí tượng
kiêm vật lí địa cầu, chỉ có một
mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600
m.
+ Công việc: đo gió, đo mưa, đo
nắng, đo chấn động mặt đất, công
việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác,

công phu, phải ghi và báo ốp vào
1 giờ sáng mưa tuyết, gió lạnh.

Page 4


H. Nêu hoàn cảnh sống của anh thanh
niên? Tìm chi tiết em thấy thích ở nhân
vật này?

- Lời kể ngắn gọn, tỉ mỉ, rõ ràng.
- Thể hiện tình yêu, sự gắn bó,
tinh thần trách nhiệm cao với
công việc.

- Công việc đã mang lại cho anh
niềm vui, hạnh phúc.
* Trong cuộc sống
+ Sống một mình trên đỉnh núi
bốn bề chỉ có mây mù, cây cỏ.
H. Em chú ý tới những cách cư xử nào của
anh thanh niên trong quan hệ với các nhân
vật khác?

+ "thèm người", kiếm kế dừng xe
lại để gặp người.
+ Anh nuôi gà trồng hoa, đọc
sách, căn nhà anh ở luôn gọn
gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, cuộc đời
riêng của anh thu nhỏ trong 1 góc

trái với chiếc giường, bàn học, giá
sách.
+ Tự đào tam thất biếu bác lái xe
khi biết tin vợ bác vừa ốm dậy.
+ Tặng hoa cho cô gái
+ Pha trà ngon mời khách.

H*. Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả
nhân vật của tác giả?

H. Từ đó những đặc điểm nào trong cách
sống của nhân vật anh thanh niên được
bộc lộ?

TaiLieu.VN

+ Tiễn khách bằng một làn trứng
đi ăn đường.
+ Đón khách cởi mở chân thành,
chu đáo.
+ Khi hoạ sĩ muốn vẽ anh, anh từ
chối, giới thiệu những người khác
mà anh cho là xứng đáng hơn.
- Miêu tả nhân vật qua nhận xét,
lời kể của bác lái xe, hoạ sĩ- theo
cách gián tiếp.Qua ngôn ngữ đối
thoại- trực tiếp.
Page 5



H. Tìm những câu văn diễn tả những suy
nghĩ của anh thanh niên?

- Anh thanh niên - một con người
trẻ tuổi, với công việc bình
thường trong cuộc sống. Anh yêu
quí con người, tốt bụng, quan tâm
tới người khác, khiêm tốn, luôn
hoà mình vào đội ngũ những
người trí thức, tâm hồn trong
sáng. Cuộc sống của anh thật giản
dị, nền nếp, thơ mộng, anh sống
có trách nhiệm với cuộc sống của
mình.
* Suy nghĩ của anh thanh niên
+ Tâm niệm " Khi ta làm việc....là
đôi...cất nó đi thì buồn đến chết
mất "'

H*. nhận xét gì về ngôn ngữ? Em đánh giá
gì về những suy nghĩ này?

+ Suy nghĩ "Mình sinh ra là gì,
mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm
việc "
- Sử dụng ngôn ngữ độc thoại.
- Suy nghĩ, tâm niệm đẹp của một
tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống,
yêu công việc.


H. Bằng tất cả những điều đã khám phá,
tìm hiểu về anh thanh niên, em bình luận
thề nào về nhân vật này?

* Chân dung người lao động
mới

- TLN – KT ĐBT 6’
- Các nhóm báo cáo
- Nhận xét
- Anh thanh niên là người chân thật, tận
tuỵ trong công việc và với con người, đầy
lòng tin yêu c/s ... Đó là một cách sống
tích cực và mới mẻ. Và đó là tấm gương
sáng để mọi người lao động noi theo

- Sống có lí tưởng, chân thật, tận
tuỵ trong công việc, có tình yêu
thiết tha với công việc, với con
người, cuộc đời.

4. Củng cố 1’
TaiLieu.VN

Page 6


Gv : Nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của tiết học.
5. HD h/s học bài: 1’
- Tiếp tục đọc, tóm tắt văn bản, học nội dung phân tích tiết 1.

- Chuẩn bị tiếp tiết 2 của văn bản.

Văn bản: LẶNG LẼ SA PA (Tiếp theo)
- Nguyễn Thành Long I. Mục tiêu
- Đã tìm hiểu ở tiết 67
*Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức
- Biết vẻ đẹp của hình tượng con người thấm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác phẩm
- Hiểu được vẻ đẹp của hình tượng con người thấm lặng cống hiến quên mình vì tổ quốc trong tác
phẩm
- Phân tích nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong chuyện
2. Kĩ năng
- Trình bày diễn biến truyện và tóm tắt được truyện
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
III. Đồ dùng dạy học
1. GV: Chân dung tác giả Nguyễn Thành Long, tập truyênh “Giữa trong xanh” , Một vài tranh ảnh
tư liệu về Sa Pa.
2. HS: Chuẩn bị kĩ các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản
IV. Phương pháp
- Vấn đáp, động não, bình
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định 1’
2. Kiểm tra bài cũ:
TaiLieu.VN

Page 7



- Không
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ của thầy và trò
HĐ1. Khởi động

T.g

Nội dung chính

1’

Tiết trươc chúng ta đã tìm hiểu
được về cuộc sống, công việc của anh
thanh niên. Để hoàn thiện vẻ đẹp của
anh thanh niên cũng như các nhân vật
khác trong truyện chúng ta cùng tìm
hiểu tiết 2.
HĐ2: HD HS tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Vẻ đẹp của hình tượng con
35’
người thấm lặng cống hiến quên mình
vì tổ quốc trong tác phẩm, Nghệ thuật
kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn
trong chuyện

- GV: Trong tác phẩm có một người
lặng lẽ quan sát, ghi chép, xúc cảm
trước con người và thiên nhiên Sa Pa đó
là hoạ sĩ.


II. Tìm hiểu văn bản

2. Những nhân vật khác
a. Ông hoạ sĩ
* Cảm nhận về cảnh sắc Sa Pa

- GV yêu cầu theo dõi phần đầu truyện.
H. Dưới cái nhìn của hoạ sĩ thiên nhiên
Sa Pa hiện lên như thế nào?

H. Qua cách miêu tả của tác giả em cảm
nhận thế nào về thiên nhiên Sa Pa? Em
hiểu gì về hoạ sĩ từ đoạn văn tả cảnh
này?
- GV: Những con người ở mảnh đất Sa
Pa thơ mộng còn gợi lên những cảm xúc
mãnh liệt trong tâm hồn hoạ sĩ.
TaiLieu.VN

+ "Nắng ... đốt cháy rừng cây, cây
thông rung tít ... cây tử kính... cái đầu
màu hoa cà lên trên màu xanh của
rừng cây" " Nắng mạ bạc cả con đèo.."
- TN đẹp một cách kì lạ, thơ mộng.
- Thể hiện một tâm hồn thiết tha với
vẻ đẹp đất nước.
Page 8


H. Hoạ sĩ có cảm nhận, suy nghĩ gì về

anh thanh niên từ lúc gặp?

- GV: H/ả con bướm là biểu tượng của
vẻ đẹp hồn nhiên, muôn sắc, thoắt ẩn
thoắt hiện. Khi ví thanh niên như con
bướm, nhà hoạ sĩ đã cảm nhận sự được
hấp dẫn của những vẻ đẹp đa dạng và
bất ngờ của thế hệ trẻ.

* Cảm xúc về con người

+ "Anh thanh niên ấy đáng yêu thật,
nhưng làm ông nhọc quá", "Thanh
niên bây giờ lạ thật, các anh, các chị
cứ như con bướm.."
+ Hoạ sĩ xúc động mạnh, bối rối, anh
thanh niên đã đem đến cho hoạ sĩ
nhiều điều mới lạ, phát hiện ra cái đẹp
trước mắt mình...ông cảm thấy trẻ lại,
yêu cuộc đời, khát khao sáng tạo.

- Những vẻ đẹp của anh thanh niên khơi
dậy cảm xúc và suy nghĩ trong người
hoạ sĩ. (đó là cái nhọc tinh thần rất cần
cho sáng tạo NT )
H*. Vì sao người hoạ sĩ lại có những
xúc động mạnh như vậy? Từ đó em thấy
cách nhìn của nhà hoạ sĩ về người lao
động như thế nào?
- Khi chứng kiến cảnh anh thanh niên

hào phóng hái hoa tặng cô bạn và nghe
anh ta kể về công việc gian khó của
mình, nhà hoạ sĩ già cảm thấy “bối rối”?
- Vì trong 1 khoảng thời gian ngắn ngủi,
nhà hoạ sĩ đã cảm thấy được những điều
tốt đẹp từ người thanh niên ấy.

- Bằng năng lực quan sát, kết hợp với
trí tưởng tượng đầy cảm xúc và bay
bổng, nghệ thuật so sánh ví von thú vị.
- Mới mẻ, tin yêu và hi vọng.

- Đó là sự bối rối của những người đi
tìm cái đẹp , bỗng phát hiện cái đẹp hiển
hiện ngay trước mắt mình.
GV. Nhân vật ông hoạ sĩ đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong truyện (sau
nhân vật chủ chốt anh thanh niên). Ông
vừa là 1 nhân vật trong câu chuyện vừa
là điểm nhìn trần thuật của tác giả vừa
là người thể hiện những suy nghĩ, tình
TaiLieu.VN

Page 9


cảm của tác giả.
H. Theo em, ý nghĩ của hoạ sĩ về “sự
bất lực của NT, của hội hoạ trong cuộc
hành trình vĩ đại là cuộc đời. Gợi cách

hiểu ntn về mối quan hệ giữa NT và đời
sống ?
- Đ/s rộng lớn và tiềm tàng những điều
kì diệu .
- Muốn rút ngắn khoảng cách đối với
c/s NT cần dấn thân vào cuộc hành trình
vĩ đại là cuộc đời.
- Và như vậy khi người hoạ sĩ gặp được
anh thanh niên đã ngay lập tức vẽ anh
(H/ả đẹp khơi dậy sự sáng tạo NT ) thì
từ đó ta có thể thấy rõ quan điểm NT:
- Đ/s đã cung cấp mẫu hình cho NT.
- Đi vào c/s với tấm lòng tin yêu sẽ giúp
nghệ sĩ có cảm hứng sáng tạo trong lao
động NT.
- GV Gọi HS đọc đoạn cuối
H. Cảm xúc của cô gái trong lúc chia
tay? Điều mà cô cảm nhận được qua
cuộc gặp gỡ với anh thanh niên?

- GV: Nhân vật cô gái này rất ít nói,
trong chuyến đi cùng với ông hoạ sĩ, cô
đã tình cờ và làm quen với anh thanh
niên. Nhưng đã giúp cô hiểu rõ hơn c/s
tuyệt đẹp của anh, giúp cô đánh giá
đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã
TaiLieu.VN

b. Cô gái


Page 10


từ bỏ, khiến cô yên tâm hơn với quyết
định của mình.
H. Theo em, đưa nhân vật cô kĩ sư vào
truyện có tác dụng NT gì ?
- Làm cho câu chuyện người thanh niên
mềm hẳn đi, thoát khỏi cái dáng của
một bút kí đi đường, có dáng dấp của
một câu chuyện tình yêu, như là tình
yêu thoáng gặp mà c/s đã ngẫu nhiên
ban tặng hai con người trẻ tuổi. Đó là sự
đồng cảm của thế hệ, của lí tưởng thanh
niên Việt Nam thời đánh Mĩ.
H*. Nhận xét gì về nhân vật bác lái xe?

+ Nhận bó hoa anh thanh niên ... bó
hoa khác
-Tìm thấy lẽ sống, hướng đi cho chính
mình. Bó hoa tinh thần, sự háo hức,
mộng mơ..
- ấn tượng hàm ơn khó tả..bàng hoàngsự đồng điệu trong tâm hồn, bừng
sáng lí tưởng.
- Qua cuộc gặp gỡ cô hiểu ra nhiều
điều về cuộc sống, hiểu anh, hiểu cái
thế giới những con người mà anh đang
kể, hiểu con đường mà cô đang đi tới,
tin ở tương lai..


- HS nêu nhận xét
H. Theo em nếu thiếu nhân vật bác lái
xe, câu chuyện sẽ ra sao ?
- Nhân vật bác lái xe làm cho câu
chuyện thêm sinh động, hấp dẫn, kích
thích sự tò mò, tìm hiểu của người đọc.
Bác lái xe đi nhiều, quen thuộc tuyến
đường, giới thiệu trước cảnh sắc, con
người, đặc biệt là nhân vật trung tâm
của câu chuyện “người cô độc nhất thế
gian”, người “thèm người” ... Để ông
hoạ sĩ và cô kĩ sư hồi hộp và nóng lòng
đón gặp.
- GV: Những nhân vật khác không xuất
hiện trực tiếp mà chỉ qua lời kể của anh
thanh niên: Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa,
anh bạn ở trạm khí tượng Phan-xipăng, anh cán bộ ...
H*. Em có nhận xét gì về những nhân
vật này ?

c. Bác lái xe
- Sôi nổi, nhiệt tình, góp phần làm nổi
bật nhân vật chính.

- Giới thiệu gián tiếp.
- Đó là những con người sống và làm
TaiLieu.VN

Page 11



việc
lặng lẽ, cô độc mà say mê quên mình vì
công việc ... Họ góp phần thể hiện chủ
đề của truyện tập trung làm sáng, đẹp và
hoàn thiện hình tượng anh thanh niên.
HĐ3. HD tổng kết, rút ra ghi nhớ.
- Mục tiêu: HS rút ra được ND, NT
chính của văn bản
H. Trình bày ND, NT chính của văn
bản?

d. Những nhân vật được giới thiệu
gián tiếp

GV: Chỉ định 1 em đọc ghi nhớ.
HĐ4. HD h/s luyện tập.
H. Phát biểu cảm nghĩ của em về một
trong những nhân vật được nói đến
trong truyện?
- HS tự bày tỏ
- Nhận xét

- Họ là những con người lao động mới
gắn bó hết mình với sự nghiệp chung
của đất nước.

III. Ghi nhớ
- SGK/189
- ND

- NT

2’
TaiLieu.VN

IV.Luyện tập
Page 12


4’
4. Củng cố: 1’
H. Nếu lựa chọn nhân vật yêu thích để đọc -hiểu, em sẽ chọn nhân vật nào ?
- Anh thanh niên
- Ông hoạ sĩ
H. Theo em, lời kể xuất phát từ điểm nhìn của ai ?
- Của tác giả. ( giấu mình )
- Vì truyện được kể từ ngôi thứ 3 (người kể hiểu hết mọi việc và nhân vật, thường đưa ra những lời
nhận xét về nhân vật hoặc về sự việc ).
5. HD HS học bài ở nhà: 1’
- Tóm tắt tác phẩm, học ND, ghi nhớ.
- Soạn bài Chiếc lược ngà

TaiLieu.VN

Page 13



×