Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 24: Sang thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.37 KB, 4 trang )

SANG THU
Hữu Thỉnh
I-Mục tiêu bài dạy:
1-Kiến thức:
-Giúp hs hiểu được sự cảm nhận tinh tế của tác giả vể sự biến đổi của thiên nhiên đất trời từ
cuối hạ sang đầu thu.
2-Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, cảm nhận, phân tích thơ trữ tình.
3-Thái độ:
-Giáo dục lòng ham mê cảm nhận thơ văn.
II-Phương tiện thực hiện.
-Thầy: giáo án, sgk, bảng phụ, chân dung Hữu Thỉnh.
-Trò: vở soạn, vở ghi, sgk.
III-Cách thức tiến hành.
-Nêu vấn đề, thảo luận.
-Phân tích, bình giảng.
IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức.
B-Kiểm tra.
?Đọc thuộc lòng “Mùa xuân nho nhỏ” và nêu nội dung và nghệ thuật?
C-Bài mới.
1

2
I-Đọc- tìm hiểu chú thích.

-GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu: giọng nhẹ 1-Đọc.
nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng.
-Gọi hs đọc, giáo viên nhận xét.
?Nêu vài nét chính về tác giả.


2-Chú thích.

-Ngưyễn Hữu Thỉnh (1942) ở Vĩnh Phúc.

*Tác giả:
-Hữu Thỉnh (1942).

TaiLieu.VN

Page 1


-Quê: Vĩnh Phúc.
?Nêu vài nét về tác phẩm?
-Sáng tác 1977.

-Từ năm 2000 là tổng thư kí hội nhà văn
Việt Nam.
*Tác phẩm: bài thơ được in trong tập
“Từ chiến hào về thành phố”sáng tác
1977.
*Từ khó: sgk/71.
II-Tìm hiểu văn bản.

?Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?

1-Kiểu văn bản và PTBĐ.

-Trữ tình, biểu cảm.


-Thơ 5 chữ.
-Trữ tình, biểu cảm.

?Có nên chia bố cục không?

2-Bố cục.

-Không. Vì cả bài thở là những quan sát và -Không nên chia đoạn.
cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu,
từng khổ nối tiếp nhau nên không cần thiết
phải chia đoạn.
-HS đọc khổ 1.

3-Phân tích.

?Mùa thu hình như đã về được cảm nhận *Khổ 1:
thông qua những biểu hiện nào của thiên -Dấu hiệu mùa thu:
nhiên?
+Hương ổi
-Hương ổi, gió thu.
+Gió thu se lạnh
?Từ “bỗng” có tác dụng gì trong khổ thơ?
+Sương thu
-Diễn đạt sự bất ngờ.
-“Bỗng” nhằm diễn đạt sự đột ngột bất
?Phân tích cái hay của từ “phả”?
ngờ nhận ra dấu hiệu mùa thu.
-Từ Phả có thể thay bằng các từ: thổi, đưa,
bay./..nhưng tất cả đều không có cái nghĩa đột
-Phả: đột ngột, bất ngờ của hương ổi.

ngột bất ngờ.
?Em có nhận xét gì về từ “chùng chình”?
-Từ láy gợi hình.
?Từ hình như thể hiện điều gì?
-Thể hiện cái ngỡ ngàng,ngạc nhiên đó.
TaiLieu.VN

-Chùng chình: từ láy tượng hình. Tác
giả nhân hoá làn sương, nó bay đi qua
ngõ có vẻ cố ý chậm lại hơn mọi ngày,
có cái gì đó duyên dáng yểu điệu.
Page 2


=>Những từ gợi tả mùa thu duyên dáng,
bất ngờ đã về trên quê hương miền núi.
-HS đọc khổ 2.

*Khổ 2:

?Hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được -Không gian từ hạ sang thu được cụ thể
hoá bằng những hình ảnh quen thuộc.
phát hiện bằng những hình ảnh chi tiết nào?
+Chim vội vã vì sợ lạnh phải đi tránh
-Không gian từ hạ sang thu.
rét ở những miền ấm áp hơn.
+Dòng sông nước bắt đầu cạn chảy
chậm lại(không cuồn cuộn ào ạt như
thời gian mùa hè).
?Từ “dềnh dàng” có tác dụng gì trong câu -Dềnh dàng, chùng chình.. tác giả nhân

thơ?Từ chùng chình làm con sông như thế hoá làm cho dòng sông trở nên duyên
dáng gần gũi với con người hơn.
nào?
?Em có nhận xét gì về hình ảnh đám mây mùa -Hình ảnh “đám mây ....thu”., đó là đám
mây trong tưởng tượng=> không gian
hạ vắt nửa mình sang thu?
và thời gian chuyển mùa thật đẹp gợi
-Là một sáng tạo thú vị...nhân hoá..
hồn thơ
=>Cảnh vật mùa thu đẹp, gần gũi với
con người hơn.
*Khổ 3:
-HS đọc khổ thơ 3.

-Sự thay đổi của thiên nhiên sang thu.

?Thiên nhiên mùa thu còn được gợi ra bằng +Nắng: nhạt dần chứ không còn chói
những hình ảnh nào?
chang,dữ dội, gay gắt.
-Nắng nhạt..
+Mưa đã ít đi, nhất là những trận mưa
rào ào ạt.
-Mưa ít
-Sấm bớt.

+Sấm bớt bất ngờ.

(Thảo luận nhóm: cảm nhận của em về câu
thơ: Sấm cũng bớt............tuổi”?
-Có thể hiểu mưa ít hơn, sấm ít thưa và nhỏ

hơn không đùng đoành vang trời với những
tia chớp sáng loè xé rách bầu trời trong những
trận mưa bão tháng 7. Hàng cây không còn bị
bỡ ngỡ, giật mình vì tiếng sấm nữa vì cây đã
đứng tuổi,đã trải nghiệm nhiều.
TaiLieu.VN

=>Thiên nhiên mùa thu dần trở nên yên
tĩnh, êm đềm trên quê hương miền núi
gợi sự suy ngẫm của tác giả. Câu thơ
giàu chất triết lí: khi con người đã từng
trải thì cũng vững vàng bình tĩnh hơn
Page 3


-Khi con người đã từng trải...

trước những tác động bất thường của
ngoại cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ
không còn tả cảnh sang thu mà đã chất
chứa suy ngẫm về cuộc sống con người.

?Qua phân tích bài thơ em rút ra được kết *Ghi nhớ sgk/71.
luận gì?
4-Tổng kết.
-HS đọc ghi nhớ sgk.
a- Nội dung.
Cảm nhận của tác giả từ cuối hạ sang
thu.
?Nêu nội dung và nghệ thuật chủ yếu bài thơ?


b-Nghệ thuật:

-Năm chữ kết hợp với yếu tố tự sự, triết lí đời
Lời thơ tự nhiên, hình ảnh giàu sức
sống làm cho bài thơ mang đậm sự trải gợi cảm.
nghiệm cuộc sống.
III-Luyện tập:
-HS đọc thuộc lòng khổ thơ, trình bày
cảm nhận.
?Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao? Trình
bày cảm nhận của em về khổ thơ đó?

D-Củng cố:
-HS nhắc lại nội dung và nghệ thuật bài thơ.
-HS đọc diễn cảm bài thơ.
-Làm bài tập trắc nghiệm trong sgk.
E-Hướng dẫn học bài.
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Phân tích nội dung và nghệ thuật.
-Viết đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của em về bài thơ.
-Soạn “Nói với con” của Y Phương.

TaiLieu.VN

Page 4




×