Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 bài 23: Viết bài tập làm văn số 6 Nghị luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.7 KB, 3 trang )

LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN
TRÍCH)- VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ

A.Mục tiêu cần đạt
-Ôn tập lại kiến thức đã học ở hai tiết 118 và 119
-Tích hợp với các văn bản đã học.
Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và kĩ năng viết văn.
-Ra đề về nhà cho học sinh viết bài Tập làm văn số 6 , rèn kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm
truyện hoặc đoạn trích.
B.Chuẩn bị:
-Học sinh chuẩn bị bài Luyện tập ở nhà
-Đề bài viết số 6
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học
*Hoạt động 1 Khởi động
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra: Nêu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, nêu nội dung
các phần trong bài nghị luận ấy.(Ghi nhớ)
3. Bài mới:
*Hoạt động 2 Luyện tập
Các nhóm trình bày kết quả tìm ý theo
các câu hỏi phần gợi ý ở SGK
-Nhận xét giữa các nhóm.
I.Tìm hiểu đề, tìm ý
Đề bài:Cảm nhận của em về đoạn trích
truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng.
1.Đề bài yêu cầu trình bày cảm nhận của
bản thân về đoạn trích, đó là câu chuyện
cảm động về tình cha con trong chiến
tranh.
2.Tìm ý:


TaiLieu.VN

Page 1


-Hoàn cảnh câu chuyện
-Tình cảm của bé Thu dành cho cha.
-Tình cảm ông Sáu dành cho con.
II. Lập dàn ý:
a, Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích, nội dung
cơ bản của đoạn trích.
b,Thân bài: Phân tích đoạn trích theo
các ý vừa tìm.
*Hoàn cảnh của câu chuyện: Ông Sáu đi
kháng chiến, tám năm sau mới có dịp về
thăm nhà, bé Thu nhất quyết không nhận
ông là cha...
*Tình cảm bé Thu dành cho ông Sáu...
*Tình cảm ông Sáu dành cho con.....
*Tình cảm yêu thương cha sâu sắc, dứt
khoát rạch ròi đầy cá tính của bé Thu và
tình cảm yêu thương con sâu nặng của
ông Sáu làm cho người đọc xúc động và
thấm thía nỗi đau thương mất mát, éo le
do chiến tranh gây ra.
c,Kết bài
III. Luyện viết bài
-Mỗi nhóm chon viết một đoạn theo các
ý cơ bản trong phần dàn ý


Học sinh luyện viết bài.
-Trình bày đoạn vừa viết.
-Nhận xét, góp ý, sửa chữa (nếu cần)

*Đề bài viết số 6: viết ở nhà

TaiLieu.VN

Page 2


Hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của “Chuyện người con gái Nam Xương”
(Trích Truyền kì mạn lục) của Nguyễn Dữ.
*Hoạt động 3: Củng cố ,dặn dò
-Về nhà học lại lí thuyết làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
Viết bài làm văn số 6
-Đọc bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

TaiLieu.VN

Page 3



×