Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 24 bài: Chuyện chức phán sự đến Tản Viên Nguyễn Dữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.23 KB, 7 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Trích “ Truyền kì mạn lục” - Nguyễn Dữ)

I. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; qua đó củng cố lòng yêu
chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.
- Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính
của tác giả Truyền kỳ mạn lục.
II.Phương tiện thực hiện: SGV, SGK, TKBG
III. Cách thức tiến hành
GV kết hợp các phương pháp dạy học, trao đổi , thảo luận, nêu câu hỏi.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới

1


Hoạt động của
GV

Hoạt động
của HS

Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung

? Nêu những nét -HS trả lời câu


cơ bản về tác giả hỏi dựa vào
Nguyễn Dữ.
phần tiểu dẫn
đã đọc trước ở
nhà.

1. Tác giả
- Nguyễn Dữ sống vào khoảng TK XVI.
- Quê ở Thanh Miện- Hải Dương.
- Sinh ra trong gia đình khoa bảng, từng làm
quan, sau đó ít lâu lui về sống ẩn dật đến
cuối đời.
-Tác phẩm nổi tiếng: Truyền kì mạn lục
2. Tác phẩm

?Nêu đặc điểm thể
a.Thể truyền kì
HS
phát
biểu
truyền kì
ý kiến cá nhân - Thể văn xuôi tự sự chữ Hán thời trung đại
phản ánh hiện thực quan những yếu tố kì lạ,
hoang đường.
+Thế giới con người và thế giới cõi âm có sự
tương giao.

? Nêu nội dung và
vị trí của tập -HS trả lời câu +Quan niệm và thái độ của tác giả trước hiện
thực

“truyền kì mạn hỏi
lục”.
b. “Truyền kì mạn lục”

- Chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa
đầu thế kỉ XVI.
- Nội dung:
+Số phận bi thảm của những con người trong
xã hội, bi kịch tình yêu đặc biệt ở người phụ
nữ.
+Tinh thần nhân đạo, giá trị hiện thực sâu sắc
+Tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài,
văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức, nhân
nghĩa, thủy chung.
-Vị trí:

2


+ Áng “thiên cổ kì bút”
+ Được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài,
-Goi HS đọc và - HS đọc và được đánh giá cao trong số các tác phẩm
thử tóm tắt ngắn tóm tắt tác truyền kì ở các nước đồng văn.
gọn tác phẩm theo phẩm.
c. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
kết cấu? (Mở
* Mở truyện: Giới thiệu nhân vật chính Ngô
truyện,
thân
Tử Văn

truyện, kết truyện)
* Thân truyện:
-Tử Văn đốt đền tà
-Tử Văn gặp Bách hộ họ Thôi và Thổ thần
-Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti
trước Diêm Vương
-Tử Văn thắng lợi trở về, nhận lời tiến cử
làm quan phán sự ở đền Tản Viên
* Kết truyện
-Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự đền
Tản Viên và người quen cũ
-Lời bình
II. Đọc- hiểu văn bản
? Ngay từ đầu tác
giả đã giới thiệu - HS tìm ý ở
nhân vật chính đoạn đầu và
như thế nào? Nhận trả lời.
xét về cách mở
truyện?

1. Nhân vật Ngô Tử Văn
a. Hoàn cảnh xuất thân
- Ngô Tử Văn tên là Soạn, quê ở Yên Dũng,
Lạng Giang.
- Là người nóng nảy, cương trực, thấy sự tà
gian không chịu được.
 Cách mở truyện theo truyền thống: ngắn
gọn, dễ hiểu.

-Trước khi đốt đền

Tử Văn có hành - HS phát biểu
động thế nào? ý kiến cá b. Ngô Tử Văn với hành động đốt đền tà
 Trước khi đốt đền tà
Nhận xét thái độ nhân.
của Tử Văn ?
-Tử Văn tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn
- Sau khi Tử Văn
3


đốt đền, mọi người
có thái độc như - HS tìm chi
thế nào? Thái độ tiết
trong
của Tử Văn ra truyện.
sao?
?Nêu ý nghĩa của
hành động đốt
đền?

trời.
 Tử Văn là người cẩn trọng, công khai,
đàng hoàng, quyết liệt, một lòng tin vào
chính nghĩa.
 Sau khi đốt đền tà
-Đốt xong, khi mọi người lắc đầu lè lưỡi, lo
sợ thay cho chàng, Tử Văn lại vung tay
không cần gì cả.

-HS suy nghĩ

Tử Văn tự tin vào việc làm chính nghĩa của
trả lời
mình.

?Gặp Tử Văn, tên
tướng giặc có
hành động, lời nói
- HS tìm chi
như thế nào? Nhận
tiết
trong
xét về thái độ của
truyện, khái
hắn?
quát và nhận
? Trước thái độ xét.
của tên tướng giặc,
Tử Văn đã đáp trả
ra sao? Qua đó em
có nhận xét gì về
con người Tử
Văn?

 Ý nghĩa của hành động đốt đền tà

?Thổ thần có
những lời nói hành
động gì khi gặp
Tử Văn? Nhận xét
về phẩm chất của -HS tìm chi

tiết miêu tả
Thổ thần?
Thổ
thần,
nhận xét

→hống hách, ngang ngược.

-Thể hiện tinh thần dũng cảm diệt trừ cái ác,
bảo vệ cuộc sống nhân dân.
-Thể hiện tinh thần dân tộc.
c. Ngô Tử Văn gặp viên Bách hộ họ Thôi
và Thổ thần.
Cuộc gặp của Ngô Tử Văn và tướng giặc
- Tướng giặc:
+Ra lệnh cho Tử Văn xây trả ngôi đền
+Đe dọa Tử Văn: sẽ gặp tai vạ
- Tử Văn:
+mặc kệ
+vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên
→dũng cảm, ung dung, không run sợ không
khuất phục trước cái ác.
Cuộc gặp của Ngô Tử Văn và Thổ thần
-Thổ thần:
+Đồng tình với việc đốt đền của Tử Văn

?Tử Văn đã bày tỏ
thái độ như thế

+Vạch tội ác của tên tướng giặc

+Vạch tội các thần ở đền miếu xung quanh:
4


nào đối với những
lời nói của Thố
thần? Qua đó em
có nhận xét gì về -HS trả lời
con người Tử
Văn?

ăn của đút, đồng lõa với tên tướng giặc

?Cuộc đối chất ở
Minh ti diễn ra
như thế nào?

-Tử Văn:

+Chỉ cho Tử Văn cách đối phó với tên tướng
giặc.
→chính nghĩa, cương trực, ghét thói bạo
ngược gian tà.
+Trách Thổ công sao không kiện xuống
Diêm Vương

?Chân dung Tử
+Không tin vào thế lực của tên tướng giặc
Văn, tướng giặc và -HS tìm chi
→Bình tĩnh suy xét

Diêm Vương hiện tiết
truyện,
lên ra sao?
khái quát các
nhân vật
d, Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti
-Tử Văn:
+Tâu trình Diêm Vương: Lời lẽ rất cứng cỏi,
không chịu nhún nhường chút nào.
→gan dạ, kiên định đến cùng.
+Được chia xôi thịt cúng tế→phần thưởng
xứng đáng.
-Tướng giặc:
+Ban đầu: kể tội Tử Văn→ngoan cố
+Sau đó: xin tha cho Tử Văn để bưng bít tội
của mình→xảo quyệt, gian trá
+Bị tống ngục Cửu U→hình phạt đích đáng
?Vì sao Tử Văn
nhận chức phán
sự?

+Mộ bật tung lên, hài cốt tan ra như
cám→cái ác bị trừng trị triệt để
-Diêm Vương
+Điều tra rõ ngọn ngành
+Thưởng phạt công minh

→Công lí đã được thực thi, chính nghĩa đã
- Em thử khái quát
chiến thắng gian tà.

một cách ngắn gọn -HS phát biểu
e, Tử Văn chiến thắng trở về và nhận chức
về phẩm chất ý kiến cá nhân
5


chung của Ngô Tử
Văn?
- HS tự xâu
chuỗi lại từng
- Theo em tác phẩm chất của
phẩm muốn phê nhân vật Ngô
Tử Văn đã
phán điều gì?
phân tích ở
trên.

quan Phán sự
-Tử Văn nhận chức quan phán sự→lưu danh
tiếng về sau, tiếp tục con đường chính nghĩa,
mang lại công bằng cho dân, bảo vệ cuộc
sống nhân dân.
Tử Văn là nho sĩ khảng khái, cương trực,
dũng cảm, biết ghét cái ác, một lòng vì nghĩa
diệt tà.

- HS tự suy
nghĩ và nêu
lên ý nghĩa 2. Ý nghĩa tác phẩm
phê phán của a. Ý nghĩa phê phán

tác phẩm.
- Hồn ma Bách Hộ Họ Thôi: Sống, chết
- Có phải tác phẩm
đều hung ác, xảo huyệt, tham la, hại dân, hại
đơn thuần chỉ phê
thần.
phán hung thần và
- Tố cáo thần thánh, quan lại cõi âm: ăn của
quan lại cõi âm
đút lót, bao che, dung túng kẻ lộng hành.
không?
- Ngoài ra tác - HS liên hệ  Qua đó tác phẩm có ngụ ý phê phán xã hội
phẩm đã ca ngợi hoàn cảnh lịch thối nát đương thời.
những gì?
sử mà tác giả b. Ý nghĩ ca ngợi
đang sống trả
- Ca ngợi con người dũng cảm biết vì nghĩa
lời.
quên mình.
?Theo em truyện
có những đặc sắc - HS trả lời
- Niềm tin vào chính nghĩa sẽ thắng gian tà.
nghệ thuật nào dựa vào phần
- Ngoài ra lời bình cũng thể hiện thái độ
đáng chú ý? (GV đọc- hiểu( chú của tác giả tin vào nghĩa cử cao đẹp của
chốt ý và bổ sung) ý cả lời bình những kẻ sĩ.
của tác giả).
 Khát vọng của nhân dân vào sự công
- HS tìm và
bằng, phân minh trong cuộc sống.

liệt kê những
- Qua tác phẩm bút pháp nghệ
này, em thấy có thuật theo ý 3. Nghệ thuật
những giá trị nào kiến bản thân.
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen
cần học hỏi?
nhiều yếu tố kì ảo.
- Tình huống gây xung đột, nhiều kịch tính.
6


- HS tổng kết
- Nghệ thuật tương phản đặc sắc.
lại những kiến
thức
hiểu
được vừa học III. Tổng kết
( chú ý phần
- Đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực,
ghi nhớ SGK). dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho
dân của Ngô Tử Văn- Đồng thời thể hiện
niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định thắng
gian tà.
- Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhân vật
chính được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn
biến đầy kịch tính.

4. Củng cố
?Qua “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, em hãy lí giải tại sao “Truyền kì mạn
lục” được coi là áng “thiên cổ kì bút”?

-Áng văn kì lạ của muôn đời:
+Yếu tố hoang đường kì ảo làm phương thức chuyển tải nội dung
+Trung tâm của tác phẩm là con người với sức mạnh kì lạ, có thể thay đổi cả thế
giới cõi âm và cõi dương.
5. Dặn dò
Đọc và chuẩn bị bài: “Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt”

7



×