Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 15: Đọc thêm Vận nước (Đỗ Pháp Thuận),Cáo bệnh, báo mọi người (Mãn Giác), Hứng trở về(Nguyễn Trung Ngạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.91 KB, 8 trang )

TUẦN 15 – TIẾT 43: ĐỌC THÊM: VẬN NƯỚC, CÁO BỆNH
BẢO MỌI NGƯỜI, HỨNG TRỞ VỀ
VẬN NƯỚC - Pháp Thuận thiền sư
(Quốc tộ)
I. Mục tiêu bài học
- Cảm nhận được vẻ đẹp về quan niệm sống của một vị đại sư.
- Biết cách đọc một bài thơ giàu chất triết lí
II. Hướng dẫn đọc thêm:

H.động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV: - Cho HS đọc bài thơ

I. Tiểu dẫn: (SGK)

- Giới thiệu qua tác giả, tác
phẩm, thể loại.

II. Tìm hiểu bài thơ

- Theo Thiền uyển tập anh, vua
Lê Đại Hành thường hỏi Thiền
sư: Vận nước dài ngắn như thế
nào ? Và nhà sư đã đáp lại bằng
bài ngũ ngôn Đường luật này.

1. Hai câu đầu
- Vận nuớc là bài thơ có tên tác giả sớm nhất của văn học
Việt Nam cũng là bài thơ sớm nhất về kế sách dựng nước


lâu dài. Đây là lời tuyên ngôn của một vị đại sư. Bài thơ
được sáng tác năm 981- 982 .

GVH: So sánh như vậy nhằm
diễn tả điều gì ?
- Câu 1: So sánh như vậy nhằm diễn tả: vận nứơc phụ
thuộc vào nhiều quan hệ ràng buộc. Vận nước không thể
phụ thuộc vào một yếu tố mà thành . Nó là quan hệ của
nhiều yếu tố để giữ được vận nứớc phát triển dài lâu,
thịnh vượng. Tuy Pháp sư không nói ra nhưng ta hiểu.
GV:Tâm trạng tác giả trước hoàn - Có đường lối trị quốc tốt, phù hợp.
cảnh đất nước được thể hiện như - Có quan hệ ngoại giao và các nước láng giềng tốt.
thế nào?
- Có tiềm năng về quân sự
- Có tiềm lực về kinh tế .


- Có sự nhất trí cao giữa người cầm đầu với muôn dân.
* Chữ lí ở câu thứ hai có nghĩa là sự lo liệu, điều hành,
mở mang chính sự để đất nước được an bình no đủ.

Hiểu thế nào là vô vi ?

- Tác giả muốn đem hiểu biết của mình về tư tưởng trị
nước bày tỏ với nhà vua(người đứng đầu) làm thế nào để
giữ cho đất nước yên tĩnh, vui vẻ, dân được an cư lập
nghiệp
2. Hai câu cuối

GV: Lưu ý cho các em tìm hiểu

chú thích.

GV:Hai câu cuối phản ánh
truyền thống tốt đẹp gì của dân
tộc Viêt Nam ?

- Vô vi là vô vi pháp của nhà Phật. Nghĩa là tư bi bác ái.
Điện các để chỉ triều đình, chỉ nhà vua. Cả câu thơ nên
hiểu muốn giữ yên vận nước và để vận nước phát triển
thịnh vượng nhà vua phải vô vi, phải làm những gì thuận
với tự nhiên với lòng người. Theo nghĩa nhà Phật làm cho
mọi chúng sinh được yên vui, xoá bỏ mọi khổ nạn cho
họ. Đó là tư tưởng lo cho dân.
- Chốn chốn dứt đao binh: nghĩa là nơi nơi không còn
cảnh chém giết nữa, không còn chiến tranh, đất nước
thanh bình thì vận nước, ngôi vua mới được bền vững.
- Hai câu phản ánh truyền thống yêu nước khao khát nhân
đạo hoà bình là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt
Nam.
- Đây là lời nhà sư trả lời vua Lê Đại Hành. Bài thơ bộc
lộ tư tưởng trị nứơc, cách nhìn xa trông rộng của nhà sư.

CÓ BỆNH, BẢO MỌI NGƯỜI-Mãn Giác thiền sư
(Cáo tật thị chúng)
H.động của GV và HS

Nội dung cần đạt
1. Tiểu dẫn

GVH: Phần tiểu dẫn (SGK) ta

cần nắm vững hai nội dung gì ?

+ Mãn Giác thiền sư (SGK)
+ Kệ:Thể văn Phật giáo dùng để truyền bá giáo lý đạo
Phật. Kệ được viết bằng văn vần. Nhiều bài kệ có tác
dụng văn chương.


- Diễn tả quy luật vận động biến đổi
+ Quy luật biến đổi của thiên nhiên
+ Quy luật biến đổi của đời người
2. Tìm hiểu bài:
GVH: Bốn câu thơ đầu nói lên
quy luật nào của tự nhiên, của
đời người
Anh (chị) hãy phân tích bốn câu
thơ đầu?
GVH: Nếu đảo vị trí câu thơ thứ
hai lên câu 1 thì ý thơ như thế
nào.

GVH: Hai câu cuối có phải là
thơ tả thiên nhiên không ? Câu
đầu và câu cuối có mâu thuẫn
không ? vì sao ?

* Câu 1 và 2: Diễn tả quy luật biến đổi của thiên nhiên.
Cây cối biến đổi theo thời tiết. Thông thường mùa xuân
đến hoa nở” Xuân tới trăm hoa tươi”. Những bài thơ nói
về hoa rụng trước, hoa nở sau. Phải chăng nhà thơ muốn

nói về sự luân hồi của thiên nhiên. Hoa tàn rồi hoa lại nở.
Hình ảnh xuân và hoa mang dến cái đẹp, sự ấm áp tràn
đầy sức sốngcủa thời tiết và cây cối.
* Câu 3 và 4: Diễn tả quy luật biến đổi của đời
người.Thời gian sự việc qua đi, con người trải qua năm
tháng cũng già đi. Mái đầu bạc là tượng trưng cho tuổi
già. Đó là biểu hiện cụ thể nhất sự biến đổi của con người
truớc thời gian. Nhưng con người không luân hồi như cây
cối. Cuộc đời con người sẽ đi về phía huỷ diệt không hề
cứu vãn.
* Hai câu cuối không phải tả thiên nhiên. Vì xuân tàn
hoa rụng để chuyển sang mùa hè. Cành hoa mai xuất
hiện. Hoa mai chỉ nở vào cuối đông, đầu xuân. Nên
không phải là miêu tả thiên nhiên. Câu đầu và câu cuối
mâu thuẫn . Vì: Xuân qua hoa rụng hết vậy mà nhà thơ
vẫn thấy “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết. Đêm qua
xuân trước một cành mai”.

GVH: Cảm nhận của anh(chị)
- Cành mai giúp cho ta có nhiều cảm nhận:
về hình tượng cành mai trong bài
+ Cành mai đã phủ nhận cái quy luật vận động và biến
thơ ?
đổi ở bốn câu thơ đầu. Dù cho xuân sắp đi qua, muôn loài
hoa đã lìa cành nhưng vẫn còn cành mai hoa nở trắng
trong đêm.
+ Cành mai còn mang ý nghĩa tượng trưng. Nó thể hiện
sức sống mãnh liệt của vạn vật và con người. Nó vượt lên
tất cả sự sống, chết, thịnh, suy. Đó là quy luật của sự bất
biến. Có điều phải hiểu đây là sự bất biến về tư tưởng,

tình cảm, ý chí (bất biến bên trong) chứ không phải là sự
bất biến về hình thức con người. Cành mai là sự biểu hiện


tính bất biến trong tinh thần nhà thơ.
=> Cành mai còn là hình tượng nghệ thuật đẹp không
phải cái đẹp của bức tranh tứ quý, tùng,trúc,cúc,mai đẻ
diễn tả sự thanh cao, quý phái mà là cái đẹp của tinh thần
lạc quan, mạnh mẽ và kiên định trước những biến đổi của
trời đất và thời cuộc. Điều này gúp chung ta hiểu con
người thời Lý, thời kỳ phật giáo thịnh đạt. Dù xuất giá tu
hành nhưng họ không quay lưng lại cuộc đời vẫn đầy bản
lĩnh và ý chí tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng
và bảo vệ đất nước.

HỨNG TRỞ VỀ- Nguyễn Trung Ngạn
(Quy hứng)
H.động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV: Cho HS đọc tiểu dẫn và văn 1. Tiểu dẫn
bản(SGK)
- Giới thiệu về Nguyễn Ngọc Ngạn(SGK)
- Giải nghĩa chú thích (SGK)
2. Tìm hiểu bài
a. Hai câu đầu:
GV:Nỗi nhớ quê hương ở hai câu
Nỗi nhớ rất cụ thể, dân giã làm nổi lên gốc gác đồng
thơ đầu có gì đặc sắc ?

quê, nghề trồng dâu nuôi tằm nghề trồng lúa và sinh
hoạt đạm bạc “ cua béo ghê”. Đời thường hiện lên
trong cảm xúc nhà thơ. Cái cốt lõi của cảm xúc ấy là
lòng yêu quê hương xứ sở. Cách nói mộc mạc dễ làm
rung động lòng người.
=> Tình yêu quê hương không phải bằng cảm xúc hô to
gọi giật mà bằng những hình ảnh gợi nhớ. Đó là dâu
tằm, là hương htơm đồng lúa , là cua cá trên đồng, dẻo
thơm ngọt ngào trong bữa cơm quê.
b. Hai câu cuối
GVH: Những nét riêng của lòng
yêu nước và niềm tự hao dân tộc

Nét thứ hai là cảm xúc bắt nguồn từ nhận thức, của
lý trí.
Dẫu rằng nghèo khó vẫn là quê hương hơn danh vọng ở


của bài thơ qua hình tượng thơ
độc đáo?

nơi phồn hoa đô hội. Tiếng gọi trở về tha thiết, khắc
khoải trong lòng kẻ xa quê. Rõ ràng lòng yêu quê
hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc là cảm xúc chủ
đạo của bài thơ quy hứng.
- Bài thơ giúp ta rút ra nhận xét: không cái gì bằng quê
hương xứ sở của mình. Bài thơ giúp ta thêm yêu, thêm
quý nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành.

TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
44 -------------------------------------------------------------------------------------------------- Lý Bạch
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Hiểu được tình cảm chân thành của Lí Bạch với bạn.
- Nắm được đặc trưng phong cách thơ Lí Bạch ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và
gợi cảm.
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên và bản thiết kế bài học
III. Cách thức tiến hành:
Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc hiểu, gợi tìm với các hình thức
trao đổi thảo luận nhóm.
IV.Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
3. Tiến hành bài dạy

H.động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV: Cho H/S đọc phần tiểu dẫn
và rút ra các ý chính.

I. Tiểu dẫn
+ Lí Bạch sinh 701 và mất 762 (thọ 61 tuổi). Quê ở
Lũng Tây nay thuộc tỉnh Cam Túc. Ông là nhà thơ


lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Thơ Lí Bạch hào
phóng. Ông còn để lại 1000 bài thơ. Người ta gọi ông

là tiên thơ.
+ Nội dung thơ Lí Bạch rất phong phú với chủ đề
chính là:
 Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả
 Khát vọng giải phóng cá nhân
 Bất bình với hiện thực tầm thường
 Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt
+ Phong cách thơ Lí Bạch rất hào phóng, bay bổng
nhưng rất tự nhiên, tinh tế, giản dị, thơ Lí Bạch kết hợp
giữa cái cao cả và cái đẹp.
HS đọc diễn cảm bài thơ

II. Đọc hiểu bài thơ
1. Chủ đề

GV: Xác định chủ đề bài thơ?
GV: Cảnh đưa tiễn bạn diễn ra ở
không gian, thời gian và địa
điểm như thế nào ? Em có suy
nghĩ gì về không gian, thời gian
địa điểm ấy với người đi và
người ở ?

- Bài thơ miêu tả không gian, thời gian và địa điểm đưa
tiễn bạn đồng thời thể hiện tình cảm của nhà thơ với
bạn của mình.
2. Hai câu đầu: Không - thời gian đưa tiễn bạn
- Giữa tháng ba (mùa xuân) ở phía Tây lầu Hoàng Hạc
- Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ chọn phía tây lầu
Hoàng Hạc để tiễn bạn. Theo quan niệm người Á

Đông phía tây là cõi Phật, cõi tiên. Đặc biệt ở Trung
Quốc, phía tây là vùng đất hoang sơ, nhiều núi cao, bí
hiểm. Ngày xưa chỉ dành riêng cho ẩn sĩ đến tu hành.
Nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao trong sạch.
Theo huyền thoại, lầu Hoàng Lạc là nơi Phí Văn Vi tu
luyện thành tiên rồi cưỡi Hạc vàng bay đi:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa

Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.


Đến một nơi thoát tục để đưa tiễn một người bạn tri âm
trở về cuộc đời trần tục. Buổi tiễn đưa vô cùng sâu sắc.
GV: Hai tiếng “Cố nhân” gợi cho
em suy nghĩ gì ?Trong bản dịch
thơ ở hai câu đầu, người dịch
chưa lột tả được điều gì ?

- Hai tiếng “Cố nhân” ở đầu câu dịch là bạn, đúng mà
chưa hết nghĩa. Bởi lẽ “Cố nhân” là người bạn gắn bó,
thân thiết từ xưa, cho dù thời gian có thể điểm tô trên
mái tóc. Buổi chia tay nhờ có hai tiếng “cố nhân” ấy
mà đắm chim trong sự thiết tha quyến luyến. Lại nữa,
Lí Bạch không sử dụng cách viết thường tình. Phút
biệt không có những li rượu tiễn nhau, không dòng
nước mắt, không lời nói tạ từ. Chỉ có lầu hạc, chỉ có
dòng sông với bầu trời, cảnh buồn nhưng nó đã thể
hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ với bạn.

- Thời gian:

GV: Thời gian trong bài thơ gợi
cho em suy nghĩ gì ?

- Một khung cảnh thật đẹp, lãng mạn. Một chiếc
thuyền đang rẽ sóng, lướt trên những làn hoa khói .
Hình ảnh ấy gợi lên không khí mơ hồ lãng đãng của
thơ Đường. Từ “hoa” còn chỉ thời gian, tháng ba có tiết
xuân. Hơn nữa Mạnh Hạo Nhiên xuôi dòng đến
Dương Châu nơi phồn hoa đô hội. Một từ mà nói được
nhiều đến thế . Mới thấy cái hay của thơ Đường ở “ý
tại ngôn ngoại “.
=> Nghệ thuật của bài thơ là thể hiện sự đồng nhất
giữa con người và cảnh vật.
3. Hai câu cuối: Nỗi lòng của Lí Bạch

GV: Nỗi lòng Lí bạch được thể
hiện như thế nào qua hình ảnh
cánh buồm?

GVH: Em hiểu như thế nào về
câu thơ cuối bài?

- Cánh buồm cô đơn diễn tả nhiều nghĩa. Một là chỉ
Mạnh Hạo Nghiên ra di một mình trong cô đơn. Hai là
diễn tả chính nỗi lòng cô đơn của nhà thơ. Thơ Đường
hay ở chỗ đó. Nói bạn cô dơn nhưng chính là biểu hiện
mình trong cô đơn. Hiểu theo cách nào cũng là gợi lên
một kiếp người cô đơn giữa dòng sông. Nó nhỏ bé và

đơn chiếc. Bạn đi đã để lại nỗi nhớ thương vô hạn.
- Câu thơ chỉ gợi mà không tả: Trước mặt nhà thơ, con
sông như cao dần lên hoà nhập vào với trời xanh. Ánh
mắt nhà thơ đành bất lực trước cõi không vô tận đã che
khuất người bạn cảnh vật hiện ra trước mắt nhà thơ
theo dòng tâm trạng.


( Ghi nhớ: SGK)

4. Dặn dò: Soạn bài : Thực hành các biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ
5. Rút kinh nghiệm - bổ sung



×