Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 12: Khái quát văn học dân gian việt nam từ thế kỹ X đến hết thế kỹ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.13 KB, 5 trang )

Tuần 12/ HKI - Tiết PPCT: 34

KHÁI QUÁT VHVN TỪ X ĐẾN HẾT XIX
I. Mục tiêu bài dạy.
* Giúp HS:
+ Nắm được một cách khái quát những kiến thức cơ bản về: các thành phần văn học chủ
yếu, các giai đoạn văn học, những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt
Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
+ Bồi dưỡng lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm.
* HS tự trình bày cách hiểu của mình, GV nhận xétvà kết luận.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định – bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh nắm I. Các thành phần của văn học Việt Nam từ thế kỉ
các thành phần của văn học Việt Nam từ X X đến hết thế kỉ XIX.
- XIX.
1. Văn học chữ Hán.
* Học sinh thảo luận:
+ Văn học chữ Hán bao gồm các sáng tác bằng
+ Văn học thế kỉ X – XIX có những bộ
phận nào? Hiểu biết của em về những bộ
phận văn học ấy.


chữ Hán của người Việt.
+ Thành tựu ở văn vần và văn xuôi.
1. Văn học chữ Nôm.
+ Bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời
muộn hơn chữ Hán.
+ Thành tựu chủ yếu là thơ.

Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh nắm
các gia đoạn phát triển của văn học Việt

II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ X đến


Nam từ X - XIX.
* Học sinh thảo luận:
+ Có mấy giai đoạn phát triển chính?
Hoàn cảnh lịch sử - xã hội, văn học, thành
tựu nổi bật?
* Đại diện nhóm trình bày.

hết XIX.
1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
+ Lịch sử - xã hội: dân tộc ta giành được độc
lập, tự chủ vào cuối thế kỉ X. Chế độ phong kiến ở
thời kì phát triển.
+ Văn học: xuất hiện văn học chữ Nôm bên
cạnh văn học chữ Hán và văn học dân gian phát
triển.
+ Nghệ thuật: văn học chữ Hán tiếp thu các thể
loại của văn học Trung Quốc. VH chữ Nôm đặt

những viên gạch đầu tiên.
2. Giai đoạn văn học từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ
XVII.
+ Lịch sử - xã hội: nhiều kì tích trong kháng
chiến chống quân minh. XHPK phát triển cực thịnh
và bắt đầu khủng hoảng.
+ Văn học: phát triển văn học chữ Nôm, hiện
tượng “văn – sử - triết” bất phân, nhiều tác phẩm
giàu chất văn chương hình tượng.
- Nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca
đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực XHPK.
+ Nghệ thuật: VH chữ Hán phát triển nhiều thế
loại, văn chính luận phát triển, văn xuôi tự sự
truởng thành. Văn Nôm phát triển có sự việt hóa
một số thể loại Vh Trung Quốc.
3. Các giai đoạn phát triển của văn học từ XVIII
đến nửa đầu XIX.
+ Lịch sử - xã hội: đất nước có nhiều biến động
bởi nội chiến phong kiến và bão táp của phong trào
nông dân khởi nghĩa Tây Sơn.
+ Văn học: xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ
nghĩa đòi quyền sống cho con người nhất là người
phụ nữ.
+ Nghệ thuật: phát triển cả về văn xuôi lẫn văn


vần, chữ Hán và Nôm.
4. Các giai đoạn phát triển của văn học từ nửa
sau XIX đến hết XIX.
+ Lịch sử - xã hội: Thực dân Pháp tiến hành

xâm lược Việt Nam. XHPK chuyển sang XH thực
dân nửa phong kiến.
+ Nội dung: văn học yêu nước phát triển phong
phú mang âm hưởng bi tráng.
+ Nghệ thuật: văn học quốc ngữ xuất hiện
nhưng Vh Hán, Nôm vẫn là chính.
2.

Hướng dẫn học bài, dặn dò:

• Văn học trung đại Việt Nam có mấy bộ phận Vh chính?
• Văn học trung đại Việt Nam chia làm mấy giai đoạn? Hoàn cảnh lịch sử, nội dung văn học và
thành tựu nghệ thuật mỗi giai đoạn.


Tuần 12/ HKI - Tiết PPCT: 35

KHÁI QUÁT VHVN TỪ X ĐẾN HẾT XIX
I. Mục tiêu bài dạy.
* Giúp HS:
+ Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về Văn học dân gian Việt Nam: kiến thức chung, thể
loại, tác phẩm.
+ Biết vận dụng đặc trưng thể loại để phân tích các tác phẩm VHDG.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học.
III. Cách thức tiến hành.
* Sử dụng phương pháp thảo luận theo nhóm.
* HS tự trình bày cách hiểu của mình, GV nhận xétvà kết luận.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định – bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: GV hướng dẫn học
sinh nắm những đặc điểm lớn về nội
dung của văn học Việt Nam từ X XIX.

III. Những đặc điểm lớn về nội dung của VH từ thế
kỉ X – XIX.

* Học sinh thảo luận:
+ Có mấy nội dung chính? Nội
dung nào? Trình bày hiểu biết của
mình về từng nội dung.

1. Chủ nghĩa yêu nước.
* Nội dung lớn xuyên suốt quá trình tồn tại và
phát triển của VHVN.
+ Yêu nước: trung quân ái quốc, biểu hiện
phong phú đa dạng: ý thức độc lập, tự chủ, tự
cường, tự hào dân tộc.
2. Chủ nghĩa nhân đạo.
* Nội dung lớn xuyên suốt VH trung đại.
+ “Thương người như thể thương thân”, lên án
thế lực chà đạp con người, đề cao bảo vệ quyền
cho con người, đề cao đạo đức, đạo lý người với



người.
3. Cảm hứng thế sự.
* Phản ánh kịp thời hiện thực xã hội, cuộc sống
đau khổ của nhân dân.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn học
sinh nắm những đặc điểm lớn về
nghệ thuật của văn học Việt Nam từ
X - XIX.
* Học sinh thảo luận:
+ Có những đặc lớn nào về nghệ
thuật? Trình bày hiểu biết của mình
về những đặc điểm nghệ thuật.

+ Thơ văn thế thái nhân tình.
IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật.
1. Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
* Quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu, coi trọng
mục đích giáo huấn, quy định chặt chẽ về kết cấu,
thi văn liệu. -> VHTĐ thiên về ước lệ tượng trưng.
2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
* Tính trang nhã thể hiện ở chủ đề, đề tài hướng
tới cái cao cả hơn là cái bình dị. Trong quá trình
phát triển Vh xu hướng ngày càng về gần với hiện
thực bình dị.
3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa nước
ngoài.
* VH trung đại VN phát triển thep quy luật vừa
tiếp thu vừa dân tộc hóa tinh hoa văn hóa nước
ngoài.


3. Hướng dẫn học bài, dặn dò:
* Lập bảng tổng kết tình hình phát triển Vh trung đại VN theo lịch sử.
* Những đặc lớn về nội dung và nghệ thuật của Vh trung đại VN.
* Soạn bài Tiếng Việt: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt



×