Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 9: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.48 KB, 6 trang )

Tuần 9/ HKI - Tiết PPCT: 26

CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA.
I. Mục tiêu bài dạy.
* Giúp HS:
+ Hiểu và cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát than thân tình nghĩa của người
bình dân trong xã hội cũ qua nghệ thuật mang đậm màu sắc của ca dao.
+ Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
+ Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học, một số hình thức diễn xướng dân gian.
III. Cách thức tiến hành.
* Sử dụng phương pháp hệ thống từ cái chung đi đến cái riêng.
* Giúp HS phát hiện những đặc sắc nghệ thuật và tìm hiểu nội dung bài ca dao.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định – bài cũ: Qua hai truyện cười vừa được đọc, em hiểu gì thêm về tâm hồn người
bình dân ngày xưa?
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

Hoạt động I: GV hướng dẫn học sinh nắm những nét
chính về ca dao Việt Nam.

I. Tiểu dẫn.

H: Nội dung và đặc sắc nghệ thuật của ca dao là gì?

* Ca dao thể hiện tâm hồn người
bình dân ngày xưa trong các quan hệ


lúa đôi, gia đình, quê hương …Đó là
những câu hát cất lên từ đời sống
còn nhiều xót xa nhưng đằm thắm
ân tình
* Ca dao có những đặc điểm nghệ
thuật riêng khác với thơ của văn học
viết, lời thơ ngắn, phần lớn là thơ
lục bát hoặc biến thể, ngôn ngữ gian
dị, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và


đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số
công thức mang đậm sắc thái dân
gian.
II. Phân tích văn bản.
Hoạt động II: GV hướng dẫn học sinh thảo luận và
nắm vững bài học.
H: Nội dung bài ca dao 1,2 là gì? Hình ảnh nào nói
lên thân phận người phụ nữ, cuộc đời, thân phạn của
họ như thế nào?

1. Bài số 1,2: Tiếng hát than thân.
* Mô thức: Thân em như…
+ Tấm lụa đào: đẹp, giá trị,
nhưng là món hàng không biết vào
tay ai.
+ Củ ấu: ngời xấu xí trong ngọt
bùi.
-> Lời than thân của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến. Cách mở

đầu lời than thân thêm ngậm ngùi,
xót xa. Hình thức lặp lại Thân em
như …Họ là loại người khổ nhất
trong xã hội cũ.

H: Thảo luận và đưa ra cách hiểu của em về bài ca
dao (thảo luận dựa vào gợi ý sgk)

2. Bài số 3: Tiếng hát yêu thương
trắc trở.
* Từ “ai” -> phiếm chỉ, chỉ cái xã
hội phong kiến xưa từng ngăn cách,
làm tan nát bao mối tình của đôi lứa
yêu nhau. Từ “ai” xoáy sâu vào lòn
người bao nỗi chua xót, đắng cay.
Chàng trai hỏi khế để bộc lộ lòng
mình.
* Hình ảnh “trăng, sao” ẩn dụ cho
tình cảm bền vững, thủy chung như
vũ trụ vĩnh hằng cho dù có lỡ duyên.

H: Đặc sắc của những bài ca dao trên là gì?

H: Tìm thêm những câu ca dao có nội dung than

* “Mình ơi…ta như…trăng giữa
trời”
-> Chàng trai hỏi cô gái để bộc lộ
lòng mình và hình ảnh đó được gửi
vào hình ảnh thơ giàu ý nghĩa. Sao

vượt chờ trăng, một sự chờ mong


thân theo cấu trúc so sánh “thân em như…”

mòn mỏi, cô đơn, vô vọng. Duyên
kiếp dở dang nhưng nghĩa tình thì
mãi mãi đẹp như ánh sáng kia.

3. Củng cố, dặn dò.
• Học thuộc lòng các bài ca dao trên, nắm nội dung chính của từng bài.
• Soạn tiếp bài ca dao số 4,5.
• Thực hành luyên tập bằng cách sưu tầm thêm những câu ca dao có nội dung than thân, yêu
thương tình nghĩa.


Tuần 9/ HKI - Tiết PPCT: 27

CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA.
I. Mục tiêu bài dạy.
* Giúp HS:
+ Hiểu và cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát than thân tình nghĩa của người
bình dân trong xã hội cũ qua nghệ thuật mang đậm màu sắc của ca dao.
+ Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
+ Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
II. Phương tiện dạy học.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài học, một số hình thức diễn xướng dân gian.
III. Cách thức tiến hành.
* Sử dụng phương pháp hệ thống từ cái chung đi đến cái riêng.
* Giúp HS phát hiện những đặc sắc nghệ thuật và tìm hiểu nội dung bài ca dao.

IV. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định – bài cũ: Đọc thuộc lòng hai bài ca dao có nội dung than thân và một số bài ca dao
khác có nội đó?
2. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Hoạt động I: GV hướng dẫn học sinh thảo luận và
nắm vững bài học.

Yêu cầu cần đạt
3. Bài số 4: Tiếng hát thương nhớ.

* Tình cảm thương nhớ mà đặc
H: Phân tích những hình ảnh: khăn, đèn và đôi
biết là thương nhớ trong tình yêu –
mắt trong bài ca dao? Hình ảnh ấy cho thấy điều gì? một tình cảm khó hình dung. Vậy
mà ca dao vẫn thể hiện một cách tinh
tế, gợi cảm.

H: Biện pháp tu từ nào được dùng trong bài ca

+ Khăn: hình ảnh biểu tượng ca
dao thường dùng để diễn tả những
điều trừu tượng. Khăn thường là vật
trao duyên, khăn luôn quấn bên
mình. Trong bài ca dao này, khăn là
tình cảm thương nhớ của cô gái đối


dao?


với người yêu.
+ Nghệ thuật: Nhân hóa “khăn,
đèn”
Hoán dụ “mắt”
-> Hình ảnh được hỏi dồn dập ->
tình cảm phải bồn chồn lắm thì mới
hỏi nhiều như vậy.
+ Ngọn đèn: Nỗi nhớ được đo
theo thời gian từ ngày sang đêm.
+ Đôi mắt chính là của cô gái,
không gián tiếp như khăn, đèn mà
trực tiếp hỏi chyính mình thể hiện
nỗi ưu tư nặng trĩu, đêm nắm lưng
chẳng tới giường, cứ nhắm mắt,
người thương lại hiện về.

H: Những câu hỏi dồn dập như vậy có ý nghĩa gì?
Câu hỏi có câu trả lời không?

-> Nỗi nhớ được nói liên tiếp dồn
trong 10 câu hỏi không có câu đáp
nhưng câu trả lời được khẳng định
trong điệp khúc “thương nhớ ai”
vang lên xoáy sau vào lòng. Đây là
lời than thân về tình yêu hôn nhân
gia đình, yêu tha thiết mà không đi
đến hôn nhân.
-> Bài ca dao là tiếng hát đầy yêu
thương của một tấm lòng đòi hỏi
được yêu thương khiến nỗi nhớ

không hề bi lụy mà chan chứa tình
mà chan chứa tình người.
4. Bài số 5: Đây là lời nói, lời thổ
lộ của cô gái với người yêu của
mình. Cô đã thổ lộ một ý tưởng táo
bạo “Bắn cầu dải yếm… chàng sang
chơi”

H: bài ca dao số 5 là lời tâm sự của ai? Lời tâm sự
đó như thế nào? Tâm sự như vậy, theo em có được
không? Vì sao? (đặt trong hoàn cảnh XHPK)

+ Cầu: hình ảnh quen thuộc, biểu
tượng của sự gặp gỡ, hò hẹn của
những đôi lứa yêu thương nhau., là


phương tiện để họ đến với nhau. Cầu
một gang phù hợp với dải yếm xinh
đẹp để chàng sang chơi.

3. Cũng cố, dặn dò, hướng dẫn thực hành luyên tập.
* Tìm thêm những bài ca dao có hình ảnh khăn và so sánh, lý giải hình ảnh khắn trong câu thơ
“Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”.
* Đọc thuộc lòng toàn bộ bài ca dao và soạn trước bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết.




×