Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 9: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.65 KB, 4 trang )

Tuần 9 - Tiết 28: Tiếng Việt: ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ
NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
A/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
viết để

- Nhận thức rõ đặc điểm các mặt thuận lợi, hạn chế của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
diễn đạt tốt khi giao tiếp.

- Nâng trình độ lên thành kỹ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với
đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
B/ Phương tiện thực hiện: SGK & SGV Ngữ Văn 10 cơ bản
C/ Cách thức tiến hành: kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lới các câu hỏi.
D/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm của văn bản?
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Cho học sinh đọc SGK

I/ Đặc điểm của ngôn ngữ nói:

Ngôn ngữ nói và viết hình thành như thế nào?

* Con người sinh ra: trao đổi bằng tình cảm,
bằng ngôn ngữ hành động -> tiềng nói hình
thành. Sau này tìm ra chữ viết, con người dùng
chữ, bên cạnh là tiếng nói để thông tin cho
nhau.



Đặc điểm?

1. Đó là những âm thanh, là lời nói
trong giao tiếp. Người nói và người nghe trực
tiếp trao đổi với nhau.
- Có thể đổi vai, sửa đổi lời nói.
- Ít có điều kiện gọt giũa, suy ngẫm, phân
tích.
2. Đa dạng về ngữ điệu: cao. thấp,
nhanh, chậm, mạnh, yếu, liên tục, ngắt
quãng…  góp phần bổ sung thông tin.
3. Phối hợp giữa âm thanh, điệu bộ.


4. Từ ngữ đa dạng: từ địa phương,
khẩu ngữ, tiếng lóng, biệt ngữ.
* Nói và đọc giống nhau: cùng phát ra âm
thanh. Song đọc lệ thuộc vào văn bản đến từng
dấu ngắt câu. Còn người nói tận dụng ngữ
điệu, cử chỉ.
II/ Đặc điểm ngôn ngữ viết:
1. Được trình bày bằng chữ viết trong
văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác.
Hoạt động 2
Cho học sinh đọc mục 2 SGK
Nêu đặc điểm ngôn ngữ viết

- Có các ký hiệu chữ viết, quy tắc chính tả,
quy tắc tổ chức văn bản.

- Phải suy ngẫm, gọt giũa, lựa chọn, đọc đi
đọc lại, phân tích, nghiền ngẫm để lĩnh hội.
- Không gian và thời gian lâu dài.
- Từ ngữ phong phú, tuỳ thuộc vào phong
cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ, không dùng
khẩu ngữ, từ địa phương.
- Câu dài ngắn khác nhau.
2. Trong thực tế có 2 trường hợp sử
dụng ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết.
- Ngôn ngữ nói được trình bày bằng lời nói
miệng.
* Cần tránh dùng những đặc thù của ngôn ngữ
nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại.

Hoạt động 3:

III/ Luyện tập
1. Bài tập 1:

Hướng dẫn học sinh phân tích đặc điểm thể
- Hệ thống thuật ngữ: vốn chữ của tiếng
hiện của ngôn ngữ viết qua đoạn trích (Bài tập Việt, phép tắc, bản sắc, tinh hoa, phong cách.
1).
- Thay thế các từ:


+ Vốn chữ của tiếng Việt: từ vựng
+ Phép tắc của tiếng Việt: ngữ pháp
- Sử dụng đúng các dấu câu : () “ ” …

- Tách dòng và dùng số từ chỉ thứ tự.
Hướng dẫn học sinh phân tích những đặc
2. Bài tập 2:
điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong đoạn
- Đặc điểm của ngôn ngữ nói trong văn bản
trích.
viết:
+ Dựng đối thoại giữa Tràng và cô
gái.
+ Từ ngữ miêu tả cử chỉ, dáng điệu.
+ Thay vai nói, nghe giữa cô gái và
Tràng.
Phân tích lỗi và sửa các câu a, b, c cho phù
hợp với ngôn ngữ viết.

3. Bài tập 3:
- Dùng ngôn ngữ nói, sai câu vì thiếu C .
* Sửa: Trong thơ ca Việt Nam ta thấy có nhiều
bức tranh miêu tả mùa thu rất đẹp.
- Thừa từ: còn như, thì
- Từ địa phương: vống
* Sửa: máy móc, thiết bị nước ngoài đưa vào
góp vốn không được kiểm soát, họ sẵn sàng
khai tăng lên đến mức vô tội vạ.
- Sử dụng ngôn ngữ nói: thì như, thì cả.
- Sử dụng từ không có hệ thống để chỉ
chủng loại loài vật.
- Từ không đúng: ai
- Từ địa phương: sất
* Sửa: cá, rùa, baba, tôm, cua, ốc sống ở dưới

nước đến các loài chim, vạc, cò, gia cầm như
vịt, ngỗng chúng chẳng chừa một loài nào.

Hoạt động 4

IV/ Củng cố: ghi nhớ (SGK)


Hoạt động 5

V/ Dặn dò:
-

Làm bài tập thêm

-

Soạn, đọc văn ca dao hài hước.



×