Tải bản đầy đủ (.doc) (291 trang)

(Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.62 MB, 291 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

----------

NGUYỄN BÍCH NGỌC

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

----------

NGUYỄN BÍCH NGỌC

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 9.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS ĐẶNG ĐỨC SƠN
2. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN


HÀ NỘI, 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả, tài liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Nguyễn Bích Ngọc


ii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vi
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu..................................................18
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................20
5. Phương pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu...........................................21
6. Một số lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu của luận án................................27
7. Đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn........................................30
8. Kết cấu của luận án.........................................................................................31
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.......................................................................32
1.1. Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhu cầu thông tin trên báo cáo
tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa.............................................................32
1.1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa và những ảnh
hưởng đến kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................................32
1.1.2. Nhu cầu thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa38
1.2. Khái quát về báo cáo tài chính trong doanh nghiệp và những nhân tố ảnh
hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa............................42
1.2.1. Khái quát về báo cáo tài chính trong doanh nghiệp...............................42
1.2.2. Quy định pháp lý về báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa...50
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ
và vừa...............................................................................................................52
1.3. Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa........................56


iii


1.3.1. Báo cáo tình hình tài chính.....................................................................56
1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...................................................58
1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.....................................................................60
1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính...............................................................63
1.4. Chuẩn mực báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới
và bài học cho Việt Nam.....................................................................................64
1.4.1. Chuẩn mực báo cáo tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới
.......................................................................................................................... 64
1.4.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam...............................................................70
Kết luận chương 1.................................................................................................71
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM...............................................72
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.................................72
2.1.1. Tiêu chuẩn phân loại và quá trình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam.................................................................................................72
2.1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam..................................76
2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ảnh hưởng đến báo
cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa......................................................77
2.2. Nhu cầu của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp nhỏ và vừa và mức độ đáp ứng nhu cầu...............................................79
2.2.1. Khảo sát về nhu cầu thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam........................................................................................79
2.2.2. Khảo sát về mức độ quan tâm của người sử dụng đến các thông tin trên
báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam..............................83
2.2.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp nhỏ và vừa.............................................................................................90
2.3. Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam...................................................................................................................... 94



iv

2.3.1. Quy định pháp lý về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam...........................................................................................................94
2.3.2. Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam................................................................................................................100
2.4. Đánh giá về thực trạng hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam................................................................................................115
2.4.1. Những kết quả đạt được........................................................................115
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế..........118
Kết luận chương 2...............................................................................................129
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VIỆT NAM.......................................130
3.1. Chiến lược phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam..................130
3.2. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện báo cáo tài chính của
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.................................................................132
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam................................................................................................................132
3.2.2. Nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam...............................................................133
3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam................................................................................................135
3.3.1. Giải pháp đối với quy định pháp lý về báo cáo tài chính của doanh
nghiệp nhỏ và vừa...........................................................................................135
3.3.2. Giải pháp đối với việc vận dụng quy định pháp lý về lập và trình bày
báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa.............................................155
a. Vấn đề liên quan đến ước tính kế toán.......................................................155
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp....................................................................162

3.4.1. Về phía Nhà nước.................................................................................162
3.4.2. Về phía người sử dụng thông tin..........................................................165
3.4.3. Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................................169


v

3.4.4. Về phía các bên liên quan khác............................................................172
Kết luận chương 3...............................................................................................173
KẾT LUẬN..........................................................................................................174
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ.............................176
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................177
PHỤ LỤC.............................................................................................................186


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
ACCA
AICPA
BCTHTC
BCKQHĐKD
BCLCTT
BCTC
DN
DNNVV
EU
FASB
FRF for


Giải nghĩa
Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc
Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
Báo cáo tình hình tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo tài chính
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Liên minh Châu Âu
Cơ quan tiêu chuẩn kế toán tài chính
Khuôn khổ chung về BCTC cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ của

SMEs
GAAP
IAS
IASB
IFRS
IFRS for SME
NHTM
SME
TMBCTC
TNHH
TSDH
TSNH
US GAAP
VAS
VCSH


Hoa Kỳ
Nguyên tắc kế toán chấp nhận chung
Chuẩn mực kế toán quốc tế
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngân hàng thương mại
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thuyết minh Báo cáo tài chính
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Nguyên tắc kế toán chấp nhận chung của Hoa Kỳ
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Vốn chủ sở hữu
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn phân loại DNNVV theo Liên minh Châu Âu EC..................32
Bảng 2.1: Phân loại DNNVV theo khu vực kinh tế ở Việt Nam..............................72
Bảng 2.2. Tiêu chí phân loại DNNVV theo lĩnh vực...............................................73
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô lao động...........................................75
Bảng 2.4: Mức độ quan tâm của người sử dụng đối với từng BCTC của DNNVV. 85
Bảng 2.5: BCLCTT lập theo phương pháp nào sẽ hữu ích hơn cho người sử dụng.91
Bảng 2.6: Nhu cầu về thông tin thay đổi VCSH của DNNVV................................91


vii

Bảng 2.7: Thông tin thay đổi VCSH của DNNVV được tìm ở đâu.........................92
Bảng 2.8: Thông tin thay đổi VCSH của DNNVV nên trình bày trên BCTC nào.. .92

Bảng 2.9: Đánh giá của người sử dụng về chất lượng thông tin trên BCTC của
DNNVV..................................................................................................................93
Bảng 2.10: Quy định pháp lý áp dụng tại đơn vị.....................................................99
Bảng 2.11. Đánh giá về Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay.............................99
Bảng 2.12: Đánh giá về tầm quan trọng của từng BCTC từ phía DNNVV...........101
Bảng 2.13: So sánh tầm quan trọng của từng BCTC giữa người sử dụng và người
cung cấp thông tin.................................................................................................101
Bảng 2.14: So sánh các loại BCTC và các chỉ tiêu trên BCTC theo quy định của
IASB, Mỹ và Việt Nam.........................................................................................122


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
DNNVV có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc
gia hay các vùng miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các
DNNVV hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân từ sản xuất công
nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ… đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng,
phong phú của người tiêu dùng. Ở những nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác
nhau vai trò của DNNVV được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng thực tế
cho thấy tầm quan trọng của DNNVV ngày càng lớn khi mà phạm vi hoạt động
ngày càng mở rộng thể hiện thông qua số lượng doanh nghiệp, hoạt động có mặt ở
nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh
tế mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục thống kê công bố năm 2018 thì các
DNNVV chiếm khoảng 98% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước, thu
hút khoảng 45% lực lượng lao động trên toàn quốc. Ngoài ra, các DNNVV còn
đóng góp đáng kể (khoảng 33%) vào nguồn thu ngân sách quốc gia và chi phối hầu
hết các hoạt động bán lẻ của cả nước.

Chính vì vậy nhu cầu thông tin về sức khỏe hay vị thế tài chính của DNNVV
ngày càng tăng đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập toàn
cầu. Những giao dịch kinh tế của DNNVV diễn ra sẽ thuận lợi hơn rất nhiều nếu đối
tượng quan tâm nắm bắt được các thông tin về sức khỏe doanh nghiệp. Để đáp ứng
nhu cầu thông tin đó, các doanh nghiệp sử dụng BCTC nhằm báo cáo về tình hình
tài chính, kết quả kinh doanh và luồng tiền của mình. Những báo cáo này cần sử
dụng ngôn ngữ chung để lập và trình bày đảm bảo tính dễ hiểu, dễ so sánh cho
người sử dụng. Ngôn ngữ chung đó được quy định trong chuẩn mực, chế độ kế
toán và các văn bản pháp lý liên quan. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những quy
định pháp lý về BCTC hiện hành được xây dựng chủ yếu cho các công ty đa quốc
gia, các tập đoàn lớn thường không phù hợp với loại hình DNNVV do sự khác biệt
về mặt quy mô, mức độ phức tạp trong hoạt động và quan trọng hơn nữa là nhu cầu


2

của đối tượng sử dụng thông tin doanh nghiệp công bố. Kết quả là nhiều DNNVV,
đặc biệt các doanh nghiệp thiếu nguồn lực, kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn khi lập
BCTC theo khung pháp lý hiện nay, từ đó dẫn đến chất lượng báo cáo tài chính
chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu người sử dụng. Bởi vậy, hoàn thiện hệ thống
BCTC cho DNNVV dựa trên khả năng cung cấp thông tin của doanh nghiệp, đáp
ứng nhu cầu người sử dụng trở thành yêu cầu tất yếu.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ
thống BCTC cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” nhằm đáp ứng nhu cầu
thiết thực đó.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu trong nước và trên thế giới
Nghiên cứu về kế toán cho DNNVV là một chủ đề ngày càng được nhiều học
giả tại khắp các quốc gia trên thế giới quan tâm bởi tầm quan trọng của loại hình
doanh nghiệp này trong nền kinh tế dẫn đến nhu cầu tất yếu phải hoàn thiện những

thông tin kế toán mà các doanh nghiệp này cung cấp cho các đối tượng sử dụng bên
ngoài. Có thể phân chia những nghiên cứu này thành 6 nhóm chính sau:
- Nghiên cứu về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho DNNVV (IFRS
for SME)
- Nghiên cứu về đối tượng và mục đích sử dụng BCTC của DNNVV
- Nghiên cứu về tầm quan trọng của BCTC và các chỉ tiêu cụ thể trên
BCTC đối với người sử dụng
- Nghiên cứu về chất lượng thông tin trên BCTC của DNNVV
- Nghiên cứu về báo cáo tài chính của doanh nghiệp
2.1.1. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa (IFRS for SME)
Mặc dù IASB tin rằng, tất cả các doanh nghiệp, không phụ thuộc vào loại
hình và quy mô cần tuân theo những nguyên tắc và khái niệm kế toán cơ bản khi lập
BCTC, tuy nhiên họ cũng nhận thấy nhu cầu cần có bộ chuẩn mực kế toán đơn giản
hơn cho các DNNVV, do tính phức tạp của bộ IFRS đầy đủ và từ thực tế yêu cầu


3

các SME phải áp dụng IFRS ở một số quốc gia. Vào tháng 7 năm 2009, IASB đã
ban hành “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa”
(IFRS for SME), với hiệu lực áp dụng từ 2010.
Từ khi IFRS for SMEs được ban hành, đã có ngày càng nhiều những nghiên
cứu tìm hiểu quan điểm của các bên liên quan đến việc áp dụng chuẩn mực này để
lập BCTC cho DNNVV. Ví dụ, Hội đồng Châu Âu EC đã thu thập ý kiến về khả
năng áp dụng IFRS for SMEs ở Châu Âu năm 2009. Theo kết luận của Hội đồng, có
2 nhóm ý kiến trái ngược nhau. Một số nước thành viên như Đan Mạch, Tây Ban
Nha, Anh và Ai Len cho rằng IFRS for SMEs có thể áp dụng cho BCTC của
DNNVV. Trong khi đó, Đức, Pháp, Bỉ lại phản đối bộ chuẩn mực này. Nhóm ủng
hộ cho rằng các DNNVV, đặc biệt những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh,

chi nhánh và công ty con ở nước ngoài sẽ được lợi từ việc báo cáo tài chính có khả
năng so sánh được toàn cầu mà IFRS for SMEs mang lại. Chính vì vậy sẽ thúc đẩy
hoạt động thương mại và đầu tư xuyên quốc gia. Trong khi đó những người phản
đối lại lo lắng về tính phức tạp của chuẩn mực, có thể dẫn đến phí kiểm toán tăng,
chi phí lập báo cáo lớn cũng như những vấn đề liên quan đến quy định về thuế và
phân chia cổ tức.
đã thực hiện phỏng vấn nhóm sâu với chủ sở hữu, kế toán và người sử dụng
báo cáo của các công ty nhỏ ở cả nước phát triển và đang phát triển, như Anh và
Kenya. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các công ty nhỏ thường thấy IFRS for
SMEs quá phức tạp. Các đối tượng trả lời ở Kenya thường muốn áp dụng chuẩn mực
này cho các công ty nhỏ trong khi ở Anh thì ngược lại. Điều này phản ánh sự khác
biệt về khuôn mẫu BCTC giữa hai nước. Trong khi Kenya yêu cầu tất cả các công ty
áp dụng bản IFRS đầy đủ thì các công ty nhỏ ở Anh được phép lập báo cáo theo
Chuẩn mực báo cáo tài chính cho công ty nhỏ của Anh (FRSSE)
thực hiện phân tích báo cáo tài chính SME cũng khẳng định IFRS for SMEs
ít phù hợp với các DNNVV ở Nam Phi. Khoảng 60% SME vay nợ từ chính các cổ
đông chứng tỏ mối gắn kết chặt chẽ giữa bộ phận quản lý doanh nghiệp và các cổ
đông của công ty. Hơn thế nữa, thông qua cấu trúc BCĐKT, có thể thấy rằng các


4

SME sử dụng vốn nợ nhiều hơn vốn chủ. Vì vậy, các SME thường không coi nhà
đầu tư là người sử dụng chính BCTC của họ.
Kết luận lại, IFRS for SMEs không phù hợp các doanh nghiệp siêu nhỏ vì
gánh nặng lên các doanh nghiệp này có vẻ còn lớn hơn những lợi ích mà họ có thể
nhận được. Quan điểm của các bên về việc áp dụng IFRS for SMEs cũng khác
nhau. Tuy nhiên, Quagli (2012) khẳng định rằng không phải tất cả các SME đều
muốn áp dụng IFRS for SMEs, mà phụ thuộc vào quy mô và những đặc điểm về tài
chính và hoạt động của từng doanh nghiệp

2.1.2. Nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp nhỏ và vừa
BCTC lập bởi các doanh nghiệp, bao gồm DNNVV về cơ bản nhằm mục
đích là cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Đối tượng sử dụng BCTC
thường được nhắc đến là nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp, nhân viên, công đoàn,
khách hàng, chính phủ, đối thủ cạnh tranh và công chúng. Tuy nhiên, đối tượng sử
dụng thông tin kế toán của DNNVV thường khác với doanh nghiệp lớn. Vì vậy việc
xác định người sử dụng và mục đích sử dụng BCTC trở nên rất quan trọng, đặc biệt
khi phát triển hoặc đơn giản hóa chuẩn mực báo cáo tài chính cho DNNVV.
2.1.2.1. Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa
. Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm về người sử dụng BCTC SME đã chỉ ra
các nhóm đối tượng sử dụng khác nhau tại các quốc gia khác nhau. Một nghiên cứu
tương đối sớm về BCTC thực hiện với các kiểm toán viên và giám đốc của các công
ty nhỏ ở Ai len và Anh (Barker và Noonan, 1996, Page, 1981, Page, 1984) đã chỉ ra
rằng tác dụng quan trọng nhất của BCTC DNNVV là cung cấp thông tin cho giám
đốc doanh nghiệp, sau đó đến các cơ quan thuế, ngân hàng hoặc chủ nợ; còn cổ
đông, nhà cung cấp và các bên có liên quan khác ít quan trọng hơn. Tuy nhiên, theo
nghiên cứu của Page (1984), hầu hết giám đốc của các công ty nhỏ cũng là các cổ
đông chính.
Những nghiên cứu sau này về các doanh nghiệp nhỏ ở Anh cũng phù hợp với
kết quả của những nghiên cứu trước đó. Trong bảng hỏi thực hiện bởi Collis và


5

Jarvis (2000), những báo cáo bắt buộc của công ty được lập chủ yếu cho ngân hàng
và các nhà cung cấp tài chính (69.1%), cơ quan thuế (45.2%), và giám đốc công ty
không phải là chủ sở hữu (19%). Sian và Roberts (2009) thực hiện một nghiên cứu
tương tự với chủ sở hữu của 299 doanh nghiệp nhỏ và 398 kế toán đã khẳng định
rằng chủ sở hữu doanh nghiệp, cơ quan thuế và ngân hàng là những đối tượng chính

sử dụng BCTC. Chỉ một số ít chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ (3.8%) tuyên bố cung
cấp báo cáo cho khách hàng và nhà cung cấp. Kết quả từ những nghiên cứu doanh
nghiệp nhỏ ở các nước khác cũng không có khác biệt gì lớn với nghiên cứu ở Anh
về nhóm đối tượng sử dụng BCTC. Maingot và Zeghal (2006) sau khi khảo sát các
doanh nghiệp nhỏ ở Canada, bao gồm chủ sở hữu, nhà quản lý và kế toán, đã đưa ra
ba mục đích chính của báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ: phục vụ thuế, vay ngân
hàng và phục vụ quản lý. IFRS for SMEs cũng khẳng định người sử dụng BCTC là
các ngân hàng, nhà cung cấp, các tổ chức chấm điểm tín dụng, khách hàng và các
cổ đông không tham gia quản lý (ACCA, 2008)
Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện ở Việt Nam lại chỉ ra nhóm người sử dụng
tương đối ít (Đặng Đức Sơn và cộng sự, 2006). Phỏng vấn sâu với 19 cá thể trong
mẫu, bao gồm chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ, kế toán, cán bộ tín dụng, và các cơ
quan chính phủ đã chỉ ra người sử dụng BCTC của các công ty nhỏ là các cơ quan
thuế và đơn vị công. Tương tự, trong khảo sát bảng hỏi 589 SME của Thái Lan tại
Băng-cốc, cơ quan thuế, cổ đông và nhà quản lý được xem là các đối tượng chính
sử dụng BCTC của SME (Srijunpetch, 2009). Như vậy, từ những nghiên cứu trên có
thể thấy rằng nhà quản lý của doanh nghiệp, cơ quan thuế, nhà đầu tư và chủ nợ cụ
thể là các ngân hàng là những nhóm sử dụng BCTC của SME.
Tại Việt Nam, trong nghiên cứu về khung pháp lý về kế toán cho DNNVV
của Việt Nam do Trần Thị Thanh Hải (2015) thực hiện, tác giả không chỉ rõ cụ thể
đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC của DNNVV, nhưng trong quá trình khảo
sát thu thập phiếu điều tra, tác giả cũng tập hợp thông tin chính từ ngân hàng và
nhân viên thuế. Đối tượng cung cấp vốn chủ yếu cho DNNVV Việt Nam thường là
các ngân hàng (Nguyễn Thị Kim Lý, 2013), vì vậy, ngân hàng là đối tượng cung cấp


6

thông tin chính mà các DNNVV hướng đến (Đặng Đức Sơn và cộng sự, 2006).
Ngoài ra, do đặc điểm nền kinh tế thị trường ở Việt Nam được phát triển lên từ nền

kinh tế tập trung nên vai trò quản lý điều tiết của các cơ quan quản lý Nhà nước là
rất lớn. Các chuẩn mực, chế độ kế toán đều do Bộ Tài chính ban hành nên một vai
trò khá quan trọng của hệ thống kế toán các doanh nghiệp ở Việt Nam là giúp Nhà
nước thu đủ thuế. Điều này đã được khẳng định bởi nghiên cứu của Huge và
D.Linh. (2003) đó là kế toán DNNVV ở Việt Nam chủ yếu quan tâm đến vấn đề kê
khai thuế (Trần Đình Khôi Nguyên, 2013).
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng đang trở thành một trong các đối tượng quan trọng
sử dụng BCTC của DNNVV khi thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát
triển và các doanh nghiệp này muốn mở rộng kinh doanh và lớn dần về quy mô
(Nguyễn Long, 2018). Nếu như năm 2017, số các doanh nghiệp niêm yết trên cả 3
sàn chứng khoán Việt Nam (Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HOSE, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HNX và Thị trường giao dịch chứng
khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết UpCoM) là 1400 doanh nghiệp
(Hoàng Trung, 2017), thì đến hết năm 2018, con số này là gần 1600, trong đó
DNNVV gần 250 doanh nghiệp, chiếm khoảng 15% tổng số doanh nghiệp niêm yết
(cophieu68).
2.1.2.2. Mục đích sử dụng báo cáo tài chính doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Nhà quản lý
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng BCTC của các SME được sử dụng bởi đội
ngũ quản lý nhưng tác dụng quan trọng nhất của nó là xác thực lại kết quả hoạt
động đã diễn ra và ít phục vụ cho mục tiêu quản lý hằng ngày. Ví dụ, kết quả nghiên
cứu của Carsberg và cộng sự (1985) cho thấy giám đốc các công ty nhỏ sử dụng
BCTC để hỗ trợ quyết định về cổ tức và trả lương cho giám đốc. Collis và Jarvis
(2000) cũng khẳng định BCTC của các công ty được coi là rất hữu ích cho quyết
định trả lương thưởng cho giám đốc và so sánh kết quả hoạt động với các kỳ trước.
Tuy nhiên xét về mục tiêu quản trị, khi so sánh với thông tin từ báo cáo quản trị,
ngân sách thì BCTC lại không hữu ích bằng (Collis và Jarvis, 2002). Một nghiên


7


cứu sau đó bởi Sian và Roberts (2009) cũng chỉ ra kết quả tương tự ngoại trừ việc
BCTC không được coi là nguồn thông tin hữu ích để trả lương và thưởng cho giám
đốc. BCTC sử dụng cho mục đích quản lý thường xuất hiện ở những doanh nghiệp
siêu nhỏ. Vai trò này sẽ giảm khi doanh nghiệp lớn dần và phát triển hệ thống thông
tin quản trị, hệ thống kế toán máy (Sian và Roberts, 2009, Collis và Jarvis, 2002).
-

Cổ đông
Theo quy định, các công ty phải gửi báo cáo hằng năm cho cổ đông. Tuy

nhiên nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng tại các SME, chủ sở hữu cũng
thường đóng vai trò quản lý doanh nghiệp. Page (1984) khẳng định đa số giám đốc
của 413 công ty nhỏ ở Anh sở hữu từ 50% cổ phần. Những nghiên cứu sau đó tại
Anh cũng cho kết quả tương tự (Collis và Jarvis, 2000). Hầu hết các công ty nhỏ do
chủ sở hữu quản lý và số lượng cổ đông thường rất ít, từ một đến bốn người. Từ
thực tế trên có thể thấy rằng yêu cầu lập BCTC của các công ty nhỏ nhằm phục vụ
lợi ích cho các cổ đông dường như không có nhiều ý nghĩa, vì hầu hết chủ sở hữu là
người quản lý doanh nghiệp. Collis và Jarvis (2000) cũng chỉ ra rằng đa số chủ sở
hữu hoặc cổ đông có thể tiếp cận thông tin tài chính để kiểm soát và vì thế làm cho
vai trò quản lý BCTC của chủ sở hữu trở nên “thừa thãi”
Tương tự, một nghiên cứu ở Canada cho thấy rất nhiều cổ đông thiểu số, đặc
biệt ở các công ty nhỏ và vừa, có mối quan hệ gia đình hoặc nhân viên của công ty
(AcSB, 2007) vì vậy họ có thể tiếp cận thông tin tài chính nội bộ. Tuy nhiên, chủ sở
hữu/cổ đông không tham gia quản lý mới là đối tượng quan trọng sử dụng báo cáo
SME vì lợi ích kinh tế của họ từ khoản đầu tư đơn lẻ này là rất lớn và họ không có
nhiều thuận lợi để đa dạng hóa loại hình đầu tư như các nhà đầu tư khác trên thị
trường chứng khoán (Sian và Roberts, 2006). BCTC hằng năm có thể là nguồn thông
tin duy nhất về công ty mà những cổ đông thiểu số này nhận được (AcSB, 2007)
- Cơ quan thuế

Nhiều nghiên cứu ở các nước phát triển và đang phát triển đã chỉ ra rằng cơ
quan thuế là một trong những đối tượng chính sử dụng BCTC của các công ty nhỏ.
Trong cuộc khảo sát Barker và Noonan (1996) khẳng định, cơ quan thuế sử dụng


8

BCTC để đánh giá lợi nhuận gộp, kiểm tra lương giám đốc, các báo cáo đó có được
kiểm toán ngoại trừ không. Tuy nhiên, theo IASB, báo cáo thuế không phải là mục
đích của BCTC, vì mỗi quốc gia có quy định về thuế riêng nên sẽ không phù hợp
nếu lập chuẩn mực kế toán đáp ứng nhu cầu của họ (Sian và Roberts, 2006). Đồng
thời cơ quan thuế trên thực tế có quyền yêu cầu thông tin bổ sung từ doanh nghiệp
nếu họ cảm thấy cần thiết.
Từ quan điểm của nhà hoạch định chính sách, BCTC và thuế có mục tiêu
khác nhau. BCTC cung cấp thông tin cho người sử dụng trong khi báo cáo thuế
được sử dụng để xác định thu nhập chịu thuế, mặc dù cả hai đối tượng đều muốn
biết tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất nhiều
người sở hữu doanh nghiệp nhỏ thấy việc phải báo cáo là nghĩa vụ pháp lý cho mục
đích thuế.
- Ngân hàng
Theo kết quả của rất nhiều nghiên cứu gần đây, ngân hàng là người sử dụng
BCTC SME quan trọng nhất bởi vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn vay
chính của các SME. McMahon (1999) chỉ ra rằng doanh nghiệp thường lập BCTC
và kế hoạch kinh doanh cho người cung cấp tài chính khi tìm kiếm khoản vay và
vốn chủ sở hữu.
Trong quá trình các ngân hàng ở Đức cho SME vay, BCTC là nguồn thông
tin quan trọng để chấm điểm nội bộ (Zuelch và Burghardt, 2010). Ngoài BCTC, kế
hoạch kinh doanh cũng được doanh nghiệp nhỏ sử dụng để xin vay (Burns, 2007).
Các ngân hàng thường quan tâm đến khía cạnh tài chính của kế hoạch kinh doanh
SME hơn là thị trường, khả năng quản lý hay sản phẩm (Mason và Stark, 2004).

Đặng Đức Sơn và cộng sự (2008) cũng kiểm tra tính hữu ích của BCTC
SME thông qua tìm hiểu cán bộ tín dụng ở Việt Nam. Tương tự với các nghiên cứu
trước, nhân viên ngân hàng cho rằng BCTC doanh nghiệp nhỏ thường có ít tác dụng
trong việc đưa ra quyết định cho vay. Nghiên cứu thực địa kèm phỏng vấn trực tiếp
khách hàng là những nguồn thông tin khác mà họ sử dụng. Kết quả của nghiên cứu
này cũng chỉ ra rằng việc sử dụng BCTC SME của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi


9

quan điểm của giám đốc về vai trò của kế toán, chứ không phải bởi việc sử dụng
chuẩn mực kế toán và kiểm toán BCTC.
Việc sử dụng những chuẩn mực báo cáo khác nhau để lập BCTC SME không
ảnh hưởng nhiều đến quyết định cho vay của ngân hàng (Kent và Munro, 1999).
Trong một nghiên cứu tương tự, Zuelch và Burghardt (2010) lại chỉ ra rằng việc
cung cấp BCTC lập theo IFRS thay vì theo GAAP của Đức sẽ nhận được điểm cộng
trong quá trình chấm điểm tín dụng nội bộ.
Như vậy, những thông tin tài chính và thông tin phi tài chính như báo cáo hằng
năm, báo cáo quản trị và triển vọng thị trường đều được ngân hàng sử dụng để đưa ra
quyết định cho vay và thực hiện các biện pháp kiểm soát sau đó. Việc sử dụng BCTC
của SME để đưa ra quyết định cho vay dường như phụ thuộc vào một số nhân tố như
thực tiễn cho vay của ngân hàng, tính sẵn có và đáng tin cậy của các BCTC.
2.1.3. Mức độ quan trọng của các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu cụ thể trên báo
cáo tài chính
2.1.3.1. Mức độ quan trọng của các báo cáo tài chính
BCTC đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cả người cung cấp thông
tin và người sử dụng thông tin. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của từng báo cáo
trong bộ BCTC là khác nhau. Đa số các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy
BCTHTC và BCKQHĐKD là những báo cáo được chú ý hơn cả. Md. Asaduzzaman
(2016) sau khi phát phiếu điều tra cho mẫu gồm 210 DNNVV ở Bangladesh đã chỉ

ra rằng 44% các DNNVV lập và lưu trữ hệ thống sổ sách kế toán. Trong đó các báo
cáo kế toán được lập và lưu trữ xếp hạng theo thứ tự quan trọng: BCKQHĐKD, sổ
phụ ngân hàng, BCTHTC, BCLCTT, Báo cáo thay đổi tình hình tài chính. Tương
tự, sau khi nghiên cứu DNNVV ở Trung Quốc, Howard Van Auken và Yang (2015)
cũng khẳng định DNNVV thường lập BCKQHĐKD và BCTHTC hơn là các dự báo
về doanh thu và chi phí.
Các báo cáo kế toán này quan trọng với người lập (người cung cấp thông tin)
bởi các lý do chính như: theo dõi các khoản phải thu/ phải trả, hỗ trợ trong việc tiếp
cận các nguồn tài chính, đánh giá kết quả hoạt động, phân phối thu nhập, mục đích


10

thuế và cuối cùng là xác định quy mô doanh nghiệp (Mwakujonga và M.Bwana,
2013, Md. Asaduzzaman, 2016). (Mitchell và cộng sự, 2000) lại cho rằng thông tin
kế toán có thể hỗ trợ DNNVV trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong ngắn
hạn như chi phí, dòng tiền. Ngược lại Lalin và Sabir (2010) khẳng định quy định
của pháp luật là nguyên nhân chính khiến DNNVV ở Campuchia lập BCTC.
Xét trên khía cạnh của người sử dụng thông tin, BCTC cũng có những ảnh
hưởng nhất định đến việc ra quyết định của người sử dụng. Tuy nhiên, mức độ ảnh
hưởng của từng báo cáo là khác nhau. Theo Abu-Nassar và Rutherford (1996),
BCKQHĐKD và BCTHTC là những nhân tố quan trọng với sự nhất trí cao của 5
nhóm sử dụng thông tin ở Jordan. Hai nhà nghiên cứu này đã dùng bảng hỏi hoàn
chỉnh sau khi tiến hành điều tra thử đối với 100 nhà đầu tư tổ chức, 200 nhà đầu tư
cá nhân, 100 cán bộ tín dụng, 27 người môi giới chứng khoán và 36 chuyên gia. Kết
quả điều tra cho thấy người sử dụng rất ít đọc báo cáo thường niên bởi thiếu độ tin
cậy và khó hiểu. Cũng theo nghiên cứu này, BCKQHĐKD và BCTHTC là 2 báo
cáo nhận được sự chú ý nhất, trong đó BCTHTC đáng tin cậy hơn so với
BCKQHĐKD. Đánh giá về tính phù hợp của các BCTC, hầu hết người sử dụng
thông tin đều cho rằng tính hữu dụng ở mức trung bình. Mặc dù vậy, đa số đồng ý

rằng thông tin công bố vẫn còn chưa phù hợp và BCTC thiếu tính so sánh và nhất
quán trong phương pháp kế toán giữa các công ty khác nhau trong cùng một ngành
và thiếu độ tin cậy.
Nghiên cứu của Mirshekary và Saudagaran (2005), đã sử dụng 81 chỉ báo
thông tin công bố để hỏi 7 nhóm sử dụng thông tin từ báo cáo thường niên khác
nhau như: nhân viên tín dụng ngân hàng, các học giả, các nhân viên môi giới chứng
khoán, nhân viên đầu tư ngân hàng, các nhà đầu tư tổ chức, các kiểm toán viên và
nhân viên thuế. Nghiên cứu đã sử dụng thang đo 5 điểm Likert để khảo sát 500
người sử dụng cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nội dung trong báo cáo thường
niên đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin xếp theo thứ tự như sau:
BCKQHĐKD, Báo cáo kiểm toán, BCTHTC, Thuyết minh. Nghiên cứu cũng chỉ ra
các vấn đề ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin công bố bao gồm thông tin


11

không kịp thời, thiếu tính tin cậy và khó tiếp cận. Tương tự, theo nghiên cứu của AlAjmi (2009), các nhà đầu tư ở Bahrain đánh giá mức độ quan trọng của BCTC như
sau: BCTHTC, BCKQHĐKD và BCLCTT.
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về tầm quan trọng của các BCTC không
nhiều, đặc biệt là BCTC của DNNVV lại càng ít. Đặng Thị Thúy Hằng (2016) khi
nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin kế toán công bố đến quyết định của nhà đầu
tư cũng chỉ ra rằng BCKQHĐKD và BCTHTC là 2 báo cáo được nhà đầu tư quan
tâm nhất. Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu trước, BCLCTT cũng được rất nhiều
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam quan tâm vì báo cáo này thể hiện
dòng tiền và tính thanh khoản của doanh nghiệp. Theo họ, nên xem xét kỹ BCLCTT
khi công ty gặp vấn đề về thanh khoản hoặc nghi ngờ công ty gian lận sổ sách vì
luân chuyển dòng tiền được phản ánh chính xác nhất qua báo cáo này. Đặng Đức
Sơn và cộng sự (2006) đã nghiên cứu về nhận thức và sử dụng thông tin trên BCTC
của DNNVV ở Việt Nam của các đối tượng sử dụng thông tin. Các tác giả đã kết
luận rằng đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp quan tâm đến độ tin

cậy của thông tin được cung cấp. Bên cạnh đó, thông tin về dòng tiền cũng như
thông tin dự báo được đánh giá là quan trọng đối với các đối tượng sử dụng nhưng
lại không được trình bày hoặc trình bày không đầy đủ trên các BCTC.
Tóm lại, đa số các nghiên cứu cho thấy BCTHTC và BCKQHĐKD là những
báo cáo quan trọng nhất cho người sử dụng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây
chỉ ra rằng người sử dụng dần quan tâm nhiều hơn đến BCLCTT và đặc biệt là
Thuyết minh BCTC bởi đây là báo cáo cung cấp những thông tin chi tiết, những
thông tin mà người sử dụng cần nhưng không được trình bày trên các báo cáo khác
(Mirshekary và Saudagaran, 2005).
2.1.3.2. Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu công bố cụ thể trên báo cáo tài chính
Tiếp theo nghiên cứu về mức độ quan trọng của các báo cáo trong BCTC,
các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu cụ thể các thông tin được công bố nào là
quan trọng đối với việc ra quyết định của người sử dụng thông tin. Điển hình như
nghiên cứu của Mirshekary và Saudagaran (2005). Nghiên cứu này tiến hành kiểm


12

chứng thực tế đánh giá của các nhóm đối tượng sử dụng thông tin khác nhau về
mức độ quan trọng của các khoản mục được trình bày trên báo cáo thường niên bao
gồm BCTC. Mirshekary và Saudagaran đã tìm ra 16 khoản mục rất quan trọng, 55
khoản mục khá quan trọng và 10 khoản mục ít quan trọng hơn, tronmục tig đó 3
nhân tố quan trọng nhất là Giá vốn hàng bán, Tổng doanh thu và chi tiết doanh thu,
chi tiết các khoản lãi hoạt động kinh doanh và các khoản lãi lỗ khác.
Tập trung nghiên cứu vào 2 nhóm đối tượng chính là nhân viên tín dụng của
ngân hàng thương mại (đại diện cho nhóm chủ nợ) và các nhà phân tích tài chính
chuyên nghiệp (đại diện cho nhóm chủ sở hữu) tại Mỹ, Benjamin và Stanga (1977)
cũng sử dụng bảng hỏi đánh giá mức độ quan trọng cho 79 thông tin với thang đo
Likert 5 mức độ. Các tác giả đã chỉ ra 51/79 thông tin có mức độ quan trọng trung
bình trở lên và có sự khác biệt giữa hai nhóm đối tượng sử dụng thông tin này.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Baker và Haslem (1973) lại hướng tới các
thông tin mà nhà đầu tư cá nhân cần cho việc ra quyết định đầu tư trên thị trường
chứng khoán Mỹ. Từ kết quả được của 851 bảng trả lời về mức độ quan trọng của
33 thông tin phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư, các tác giả đã tìm ra được 3
thông tin rất quan trọng, 15 thông tin tương đối quan trọng và 15 thông tin ít quan
trọng đối với các hà đầu tư trong mẫu khảo sát. Theo nghiên cứu này, các nhà đầu tư
chủ yếu quan tâm đến thông tin về dự báo doanh thu, lợi nhuận, tình hình doanh
nghiệp và ngành liên quan. Với phương pháp nghiên cứu tương tự, Al- Ajmi (2009)
khi nghiên cứu nhu cầu thông tin của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán
Bahrain đã khẳng định toàn bộ 20 thông tin được hỏi đều quan trọng đối với các nhà
đầu tư và không có sự khác biệt giữa nhóm nhà đầu tư lớn với nhóm nhà đầu tư nhỏ
về việc đánh giá mức độ quan trọng của đa số các thông tin (12/20). Trong đó, các
khoản mục như tổng doanh thu và vốn cổ phần được cho là quan trọng nhất, tiếp
đến là lợi nhuận thuần, rồi đến chi phí và cổ tức đã trả. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
nhà đầu tư mong muốn được cung cấp nhiều thông tin hơn những gì doanh nghiệp
đã công bố. Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng chưa thực sự so sánh sự khác biệt giữa
hai nhóm nhà đầu tư trong việc đánh giá mức độ quan trọng của những thông tin


13

còn lại (8/12) và số lượng thông tin được hỏi là nhỏ so với rất nhiều thông tin trình
bày trên báo cáo của doanh nghiệp cũng như mong muốn của nhà đầu tư.
Đặng Đức Sơn và cộng sự (2006) khi nghiên cứu về nhận thức và sử dụng
thông tin từ các BCTC của các đối tượng sử dụng thông tin DNNVV tại Việt Nam
đã phát hiện ra rằng các thông tin về dòng tiền và thông tin dự báo được đánh giá là
quan trọng đối với các đối tượng sử dụng thông tin nhưng lại không được trình bày
hoặc trình bày không đầy đủ trên các BCTC. Đây là một trong những nghiên cứu
đầu tiên về ảnh hưởng của thông tin kế toán đến quyết định của người sử dụng
thông tin trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên

cứu mới chỉ dừng ở mẫu nhỏ là 19 người trả lời phỏng vấn thuộc 6 nhóm đối tượng
sử dụng thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, điều này có thể làm
giảm tính khái quát của kết quả nghiên cứu.
Đặng Thị Thúy Hằng (2016) khi nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của thông
tin kế toán đến quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã
chỉ ra những công bố về lợi nhuận, doanh thu, các chỉ số tài chính, dự báo thuộc
nhóm các thông tin có ảnh hưởng lớn.
Như vậy, có thể thấy rằng, nhu cầu thông tin của những đối tượng sử dụng
khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích thu thập thông tin đó. Ví dụ đối
với nhà đầu tư, vấn đề họ quan tâm nhất khi đầu tư vào doanh nghiệp là khả năng
sinh lời làm cho giá trị khoản đầu tư ngày càng tăng lên. Vì vậy, họ thường chú
trọng đến những thông tin về khả năng sinh lời hiện tại và tương lai, chính sách
chia cổ tức, hỗ trợ từ chính phủ, giá cổ phiếu và tăng trưởng tương lai. Đối với
các ngân hàng đóng vai trò là chủ nợ, họ lại quan tâm đến khả năng thu hồi vốn
và lãi của doanh nghiệp nên những thông tin về dòng tiền, khả năng sinh lời của
doanh nghiệp dường như lại đươc chú trọng hơn. Bên cạnh đó, phạm vi nghiên
cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau sẽ cho những kết quả nghiên
cứu không giống nhau. Đặc biệt, với đặc thù rất riêng của DNNVV tại Việt Nam,
nhu cầu về những thông tin cụ thể trên BCTC của người sử dụng sẽ có nhiều
điểm đáng lưu tâm.


14

2.1.4. Chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp nhỏ và vừa
Jill Collis & Robin Jarvis (2000) nhận định, trong khi mục đích BCTC của
các doanh nghiệp lớn là cơ sở để đánh giá trình độ lãnh đạo của ban quản lý thì đối
với các doanh nghiệp nhỏ, điều này hoàn toàn không phải mà thay vào đó, báo cáo
chỉ đóng vai trò như là cầu nối giữa chủ doanh nghiệp – nhà quản lý với ngân hàng.

Ở các doanh nghiệp nhỏ này, phạm vi sử dụng thông tin thu hẹp đáng kể so với
doanh nghiệp lớn, các thông tin này chủ yếu phục vụ cho ngân hàng và công tác
điều hành quản lý, do đó cần thiết phải có những bộ BCTC khác nhau tùy theo quy
mô doanh nghiệp (LJ Stainbank, 2010). Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu người sử
dụng, BCTC của DNNVV cần đơn giản hơn so với BCTC của doanh nghiệp lớn,
nhờ đó tính hữu ích sẽ được nâng lên (Sorin Briciu và cộng sự, 2009). Đặc biệt,
thực tế tại Việt Nam cho thấy, đối tượng sử dụng thông tin kế toán tài chính khá hạn
chế, chủ yếu là cơ quan thuế , cơ quan quản lý nhà nước, và các ngân hàng thương
mại (Đặng Đức Sơn và cộng sự, 2006; Diệu Thiện, 2018). Kết quả khảo sát, phỏng
vấn của những tác giả này phản ánh thực trạng là các đối tượng bên ngoài tỏ ra lo
ngại về tính trung thực của thông tin do DNNVV cung cấp. Ngoài ra, bên cạnh các
thông tin tài chính quen thuộc trên báo cáo, thông tin về dòng tiền cũng như các
thông tin mang tính dự báo cũng được xem khá quan trọng nhưng các thông tin này
lại không được cung cấp hoặc được cung cấp một cách sơ sài. Những tác giả này đi
tới kết luận, thông tin trên BCTC của DNNVV ở Việt Nam không hữu ích cho việc
ra quyết định, hay DNNVV chưa coi trọng minh bạch tài chính (Diệu Thiện, 2018).
Vì thế nếu các DNNVV muốn tồn tại và tăng trưởng trong điều kiện nền kinh tế
phát triển nhanh chóng thì các doanh nghiệp này cần nỗ lực hơn nữa mới phần nào
đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng báo cáo thực sự hơn là chỉ tuân thủ
đúng theo quy định như hiện nay (Đặng Đức Sơn và cộng sự, 2006).
Lê Thị Minh Châu và Hoàng Thị Mai Anh (2019) sau khi khảo sát ngẫu
nhiên BCTC của 30 DNNVV trên địa bàn huyện Gia Lâm đã khẳng định việc trình
bày thông tin trên BCTC của những doanh nghiệp này còn hạn chế, từ đó ảnh


15

hưởng đáng kể đến chất lượng thông tin cung cấp cho người sử dụng, cụ thể trong
trường hợp này là các NHTM.
Trần Thị Thanh Hải (2015), sau khi thực hiện khảo sát với 2 nhóm đối tượng

là bên cung cấp và bên sử dụng thông tin đã khẳng định, đa số ý kiến đồng ý với
quan điểm DNNVV cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ. Tuy nhiên nhận định
“thông tin kế toán DNNVV cung cấp thường xuyên được sử dụng cho việc ra quyết
định” không nhận được tỷ lệ đồng thuận cao. Điều này cũng phản ánh đúng thực
trạng hiện nay dường như BCTC của DNNVV chưa được coi là kênh thông tin
chính, là cơ sở đáng tin cậy để ra các quyết định kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu này
cũng đánh giá sự khác biệt ý kiến giữa một bên là kế toán viên, người tạo lập và
cung cấp thông tin với một bên là chuyên viên thuế, nhân viên ngân hàng, nhà quản
lý,..: những người sử dụng thông tin. Luận án kết luận kế toán viên đánh giá về số
lượng và chất lượng thông tin cũng như khả năng cung cấp thông tin nhanh chóng,
kịp thời của DNNVV cao hơn hẳn so với các đối tượng khác. Điều này hoàn toàn
phù hợp vì kế toán viên là người tạo ra sản phẩm thông tin kế toán, do đó việc đánh
giá sản phẩm do bản thân tạo ra sẽ tốt hơn so với đánh giá của đối tượng sử dụng
sản phẩm.
2.1.5. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp ở Việt Nam
Nhận thức được vai trò của BCTC như một “phong vũ biểu” đo lường tình
hình tài chính trên mọi khía cạnh của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nhiều
nghiên cứu gần đây đã tập trung chuyên sâu vào vấn đề này. Dựa trên các luận điểm
về BCTC doanh nghiệp của IASB và FASB, Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã đưa ra
các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt
Nam. Tương tự, Võ Văn Nhị và Nguyễn Thị Kim Cúc (2009) đã đề xuất các quan
điểm nhằm cải thiện độ tin cậy của thông tin trình bày trên BCTC đáp ứng nhu cầu
người sử dụng trong tiến trình hội nhập và phát triển kinh tế. Từ kết quả nghiên cứu
của mình, Nguyễn Viết Lợi (2003) cũng đưa ra các giải pháp hoàn thiện các chỉ tiêu
trên BCTC nhằm phục vụ cho công tác phân tích tài chính. Nghiên cứu của Nguyễn
Thị Liên Hương (2010) mô tả sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với


×