Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 28 bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền V. Huy gô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.37 KB, 14 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11
Đọc văn : Người cầm quyền khôi phục uy quyền
(trích “Những người khốn khổ”)
_V.Huy-gô_
I.

Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:

1. Kiến thức
- Nắm được những nét đặc trưng của bút pháp chủ nghĩa lãng mạn,gắn
được nội dung,ý nghĩa của đoạn trích với các yếu tố nghệ thuật: hình
tượng nhân vật đối lập,diễn biến của tình tiết,nghệ thuật phóng đại,so
sánh,tương phản,…
- Cảm nhận được sức mạnh của tình yêu thương mà V.Huy-gô muốn
gửi gắm,thấy được sự khôi phục uy quyền của người cầm quyền.
2. Kĩ năng
- Biết phân tích tâm lí,tính cách và xung đột của các nhân vật.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ sống
- Biết quan tâm,chia sẻ,đồng cảm và xây dựng tình yêu thương đối với
mọi người xung quanh

II.

Chuẩn bị

1. Giáo viên

1



-

Chuẩn bị sách giáo khoa,giáo án,sách giáo viên,tài liệu tham khảo,…

2. Học sinh
-

Đọc bài,soạn bài,sưu tầm hình ảnh,tư liệu liên quan,…

3. Phương pháp
-

III.

Kết hợp các phương pháp đọc,hỏi đáp,bình giảng,hoạt động nhóm,…

Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Người trong bao (Sê-khốp)
3. Bài mới: (lời dẫn)
V.Huy-gô được xem là một trong những tác gia văn học nổi tiếng không
chỉ của riêng nước Pháp mà còn là niềm tự hào văn học của cả thế giới.
Khi nhắc đến V.Huy-gô,người ta thường nghĩ ngay đến tác phẩm “Những
người khốn khổ”. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết được hàng
triệu độc giả trên toàn thế giới yêu mến vì đã thể hiện một cách sâu sắc
và rõ nét thông điệp yêu thương: “con đường ngắn nhất để đi từ trái tim
này đến trái tim khác đó là tình thương”. Và trong bài học ngày hôm
nay,cô và trò chúng ta hãy cùng tìm hiểu một trong những đoạn trích tiêu

biểu của tác phẩm “Những người khốn khổ” để tìm hiểu thông điệp mà
Huy-gô đã gửi gắm. Đó là đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy
quyền”.
Hoạt động của

Yêu cầu cần đạt

giáo viên và học sinh

2


Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Tiểu dẫn

I. Tìm hiểu chung

(GV cho một học sinh đọc phần Tiểu

1. Tác giả: V.Huy-gô (1802-1885)

dẫn, đặt câu hỏi, nghe HS trả lời, nhận a. Cuộc đời
xét và ghi bảng)
- thiên tài văn học,đại thi hào của
?1. Dựa vào phần Tiểu dẫn và sự
nước Pháp và thế giới
chuẩn bị bài của em, hãy trình bày
những nét khái quát về cuộc đời của
V.Huy-gô?
(GV bình giảng và cung cấp thông tin
về cuộc đời nhà văn)

?2. (GV dẫn: Như các em đã thấy,
trong sự nghiệp văn chương của mình,
Huy-gô sáng tác trên rất nhiều thể loại:

- có cuộc đời gắn với thế kỉ XIX
đầy bão táp Cách mạng,luôn có
những hoạt động không ngừng vì
sự tiến bộ của nhân loại
- được xem là nhà văn của những
số phận khốn khổ
- là một Danh nhân văn hóa thế giới

thơ,kịch,tiểu thuyết.)
Em có đánh giá gì về thể loại và khối

b. Sự nghiệp sáng tác

lượng sáng tác của nhà văn này?

- khối lượng sáng tác: đồ sộ

?3. (GV dẫn: Văn học lãng mạn là hiện - thể loại sáng tác: đa dạng,phong
tượng văn học mà trong đó các nhân

phú

vật,hình ảnh,chi tiết,… được nhà văn
sáng tạo ra nhằm thỏa mãn về nhu cầu
biểu hiện tư tưởng,tình cảm mãnh liệt
của mình theo chiều hướng lí tưởng

hóa. Và những thủ pháp nghệ thuật
chủ yếu thường được sử dụng của hiện
tượng văn học này là so sánh,phóng
3


đại,ẩn dụ,bình luận ngoại đề,…)
Được xem là cha đẻ của nền văn học
lãng mạn Pháp,trong những sáng tác
của V.Huy-gô là sự kết hợp nhuần
nhuyễn và uyên bác của bút pháp lãng
mạn.
Vậy em có đánh giá gì về những sáng
tác của ông đối với văn học nước nhà
và văn học thế giới?
- những tác phẩm có sức ảnh hưởng
? 4. (GV tóm tắt tác phẩm “Những

sâu rộng đến văn học nước nhà và

người khốn khổ”)

văn học toàn thế giới

Em hãy cho biết đôi nét khái quát về
tác phẩm “Những người khốn khổ”?

2. Tác phẩm: Những người khốn
khổ (1862)
- là bộ tiểu thuyết được nhân loại

biết nhiều nhất trong sáng tác của
V.Huy-gô,chia thành 5 phần

?5. Vậy đoạn trích “Người cầm quyền
khôi phục uy quyền” nằm ở vị trí nào
trong tác phẩm?
(GV giảng cụ thể về ý nghĩa vị trí của
đoạn trích:

- nhân vật trung tâm: Giăng Vangiăng với lí tưởng sống: “trên
đời,chỉ có một điều ấy thôi,đó là
thương yêu nhau”
3. Đoạn trích: Người cầm quyền
khôi phục uy quyền

4


- tình huống mở đầu cho sự đối đầu

- vị trí: nằm ở cuối phần thứ nhất

giữa cái thiện và cái ác

của tác phẩm “Những người khốn

- có tính chất tiêu biểu cho bút pháp khổ”
V. Huy-gô, in dấu ấn đặc trưng của => một vị trí đặc biệt quan trọng
CNLM với những thủ pháp quen thuộc đối với tác phẩm
như: phóng đại, so sánh, ẩn dụ, tương

phản.)

Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn trích
(GV gọi học sinh đọc văn bản,đặt câu
hỏi, nghe HS trả lời,nhận xét và ghi
bảng)
?1. Nhan đề “Người cầm quyền khôi
phục uy quyền” gợi cho em suy nghĩ II. Đọc,hiểu văn bản
gì? Ai là người cầm quyền? Tại sao 1. Đọc, tìm hiểu nhan đề: Người
phải khôi phục uy quyền?
cầm quyền khôi phục uy quyền
(GV gợi ý: - bề nổi: sự khôi phục uy
quyền của Gia-ve (trước kia Gia-ve
dưới quyền ông thị trưởng Ma-đơ-len)
- bề sâu: sự khôi phục uy
quyền của Giăng Van-giăng ( dù bị
Gia-ve truy đuổi nhưng bằng sức
mạnh của tình thương,Giăng Vangiăng đã khuất phục Gia-ve và giành
lại uy quyền)
5


- tầng nghĩa 1: hiện tượng
?2. Hãy tìm những chi tiết tái hiện Gia-ve khôi phục uy quyền
ngoại hình của nhân vật Gia-ve?
(GV ghi bảng phụ:

- tầng nghĩa 2: bản chất

+ bộ mặt gớm ghiếc


Giăng Van-giăng khôi phục uy

+ cặp mắt như cái móc sắt…quen kéo

quyền

giật vào hắn bao kẻ khốn khổ
+ điệu cười ghê tởm, phô hết tất cả hai
hàm răng
+giọng nói như tiếng thú gầm
?3. Em hãy tìm ra những biện pháp
nghệ thuật mà V.Huy-gô đã sử dụng để
tái hiện nhân vật này?
?4. Từ đó,em hãy nhận xét về nhân vật

2. Tìm hiểu văn bản
a. Nhân vật Gia-ve : nhân viên
thanh tra mật thám

Gia-ve: hắn là hình ảnh ẩn dụ của điều -ngoại hình:
gì?

-> xấu xí, đáng sợ

?5. (GV dẫn: Hình ảnh con ác thú đội
lốt người- Gia-ve không chỉ được khắc
họa qua chân dung bên ngoài mà còn
tiếp tục được thể hiện qua thái độ và
cách hành xử của hắn đối với những

người xung quanh)
Em hãy tìm những chi tiết thể hiện Nghệ thuật: miêu tả trực tiếp,so
điều đó?

sánh,lối nói cường điệu-phóng đại
6


(GV ghi bảng phụ:
+ đối với Phăng-tin:

=> Gia-ve hiện lên với hình ảnh ẩn

- gọi chị bằng những từ ngữ mang tính

dụ của một con ác thú

chất xúc phạm,nhục mạ
- nói to lên điều bí mật mà Giăng Vangiăng muốn giữ kín với chị
- sau khi Phăng-tin mất,hắn vẫn chỉ
quan tâm đến việc bắt Giăng VanGiăng)
?6. Nhận xét về mối quan hệ giữa Giave và Phăng-tin?
(GV ghi bảng phụ:
+đối với Giăng Van-giăng:
- đứng lì 1 chỗ ra lệnh

- thái độ,hành động:

- túm lấy cổ áo Giăng Van-giăng
- coi Giăng Van-giăng như một đối thủ + đối với Phăng-tin:

bí hiểm

-> Vô cảm, độc ác, tàn nhẫn, thô bỉ.

- run sợ khi gặp phản ứng của Giăng

Hắn chính là thủ phạm giết người

Van-giăng
?6. Từ tất cả những yếu tố nghệ thuật
và những chi tiết tái hiện về ngoại hình
và nội tâm của Gia-ve, em hãy tổng
kết về nhân vật này?

7


?7. (GV dẫn: được đặt trong cùng một -> mối quan hệ đối lập: nạn nhân
tình huống với Gia-ve,nhân vật Giăng >< tên đao phủ
Van-giăng lại được tác giả khắc họa
bằng những chi tiết khác).
Em hãy tìm ra những chi tiết tái hiện
nhân vật này qua cách ứng xử và thái
độ với các nhân vật:

+ đối với Giăng Van-giăng:
-> mất hết tính người,là cỗ máy
thực thi pháp luật một cách cứng
nhắc và tàn bạo nhưng lại run sợ


+ Phăng-tin: các chi tiết đó thể hiện

hèn nhát trước uy thế cao cả của

điều gì? (GV ghi các ví dụ lên bảng

Giăng Van Giăng

phụ:

=> Qua bút pháp so sánh,lối nói

- khi chị còn sống: cưu mang,cứu vớt,

phóng đại, ẩn dụ, Gia-ve hiện lên

hứa sẽ tìm con cho chị

trong chân dung độc đáo,ấn tượng:

-khi chị đã mất: sửa sang, trang trọng

Hắn là hiện thân của ác quỷ,đại

làm các nghi thức với người đã mất

diện cho cường quyền,bạo lực của

+ Gia-ve: các chi tiết đó thể hiện điều chính quyền tư sản
gì? (GV ghi bảng phụ:

- trước khi Phăng-tin mất: hạ mình, b. Nhân vật Giăng Van-giăng:
nhún nhường, xin 3 ngày để đi tìm con người tù khổ sai
cho Phăng tin
- sau khi Phăng-tin mất: gỡ bàn tay
đang túm lấy mình, giật gẫy một thanh
giường sắt,nói bằng một giọng phải cố
ý mới nghe thấy được

- miêu tả trực tiếp:cách ứng xử,thái
độ:

8


?8. (GV dẫn: Giăng Van-giăng là nhân + đối với Phăng-tin:
vật trung tâm của tác phẩm,vì thế sẽ là ->lòng yêu thương, cảm thông sâu
nhân vật tập trung thể hiện nhiều thủ sắc
pháp nghệ thuật của bút pháp lãng
mạn. Không chỉ được khắc họa qua
nghệ thuật miêu tả trực tiếp mà còn

-> mối quan hệ đối lập: nạn
nhân>
qua rất nhiều biện pháp khác.)
Em hãy chỉ ra các biện pháp đó, các + đối với Gia-ve:
chi tiết nào thể hiện điều đó? Và ý -> sự hạ mình của Giăng Van-giăng
nghĩa của nó là gì?

trước Gia-ve xuất phát từ mục đích


(GV gợi ý các bút pháp:

muốn tìm con cho Phăng-tin

- miêu tả gián tiếp:

-> có sự chuyển đổi đột ngột: phản

+ thông qua lời cầu cứu của Phăng-tin:
“ông Ma-đơ-len ơi! Cứu tôi với!”,
“ông Ma-đơ-len ơi! Ông thị trưởng

ứng mạnh mẽ, quyết liệt, thể hiện
sự căm phẫn nhưng vẫn giữ được
thái độ bình tĩnh

ơi!”, …
+ thông qua cảnh tượng bà xơ Xempli-xơ chứng kiến: “lúc Giăng Vangiăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà
trông thấy rõ ràng một nụ cười …. của
chị khi đi vào cõi chết”

- bình luận ngoại đề ( một trong những
yếu tố ngoài cốt truyện,thuộc ngôn
ngữ người kể chuyện,trong đó người
9


kể chuyện hay tác giả trực tiếp bộc lộ
những tư tưởng,tình cảm,quan niệm

của mình đối với cuộc sống và nhân
vật được trình bày)
+ thông qua hệ thống hàng loạt các câu
hỏi (“Ông nói gì với chị?... Kẻ đã chết
có nghe thấy không?”)
+ thông qua lời bình luận: “Chết tức là

- miêu tả gián tiếp:
+ Phăng-tin cầu cứu

đi vào bầu ánh sánh vĩ đại.”
?9. Dựa vào những phần kết luận vừa
rồi, hãy tổng kết về nhân vật này?

+ cảnh tượng bà xơ Xem-pli-xơ

(GV giảng: Cũng chính trong hoàn chứng kiến
cảnh này, nhân vật người cầm quyền
đã thật sự khôi phục lại uy quyền của
mình. Nếu Gia-ve nắm trong tay sức -> Giăng Van-giăng hiện lên như
mạnh của bạo lực cường quyền thì một vị cứu tinh,một đấng cứu thế
Giăng Van-giăng lại nắm quyền điều
khiển sức mạnh của tình yêu thương
giữa con người với con người. Sức
mạnh đó đã thật sự khiến cho bạo lực
cường quyền phải lùi bước mà run sợ.
Và cũng chính sức mạnh của tình yêu
thương đó đã cứu vớt tâm hồn của một - bình luận ngoại đề:
con người,đưa tâm hồn con người
+ hệ thống hàng loạt các câu hỏi

quay về với cõi vĩnh hằng bất tử. )
+ lời bình luận: “Chết tức là đi
10


?10. (GV dẫn: Vừa rồi chúng ta đã vào bầu ánh sáng vĩ đại”
cùng tái hiện lại chân dung của 2 nhân
vật Giăng Van-giăng và Gia-ve. Cả hai
đều hiện lên rất rõ nét và sống động
qua những thủ pháp nghệ thuật đặc
sắc). Vậy qua chân dung và ý nghĩa
của hai nhân vật đó, hãy nhận xét về
mối quan hệ của họ và rút ra kết luận?
?11. Nghệ thuật chính trong việc xây
dựng mối quan hệ của hai nhân vật
này là gì?
Hoạt động 3: Tổng kết bài học
?1. Hãy cho biết nội dung chính của -> Hình tượng nhân vật phi thường,
lãng mạn
đoạn trích là gì?
=> qua bút pháp lãng mạn với sự
kết hợp của các biện pháp nghệ
thuật (miêu tả trực tiếp,miêu tả gián
tiếp,bình luận ngoại đề), nhân vật
Giăng Van-giăng hiện lên với vẻ
đẹp là kết tinh của tình yêu
thương,là biểu tượng của cái
thiện,cái đẹp vĩ đại.
c. Mối quan hệ giữa hai nhân vật
?2. Tổng kết các biện pháp nghệ thuật Giăng Van-giăng và Gia-ve

trong đoạn trích?
Giăng Van-giăng: người anh hùng

11


đại diện cho vẻ đẹp lí tưởng của
tình yêu thương giữa con người với
con người (Thiện) >< Gia-ve : cỗ
máy tàn nhẫn, độc ác của bạo lực
và cường quyền tư sản (Ác)
Nghệ thuật: đối lập,tương phản

III. Tổng kết
1. Nội dung
- cảm nhận được thông điệp về sức
mạnh của tình thương mà V.Huy-gô
gửi gắm: trong hoàn cảnh bất công
và tuyệt vọng,con người chân chính
vẫn có thể bằng ánh sáng của tình
yêu thương đẩy lùi bóng tối của
cường quyền và nhen nhóm niềm
tin vào tương lai
- thấy được sự khôi phục uy quyền
của người cầm quyền

2. Nghệ thuật
- bút pháp lãng mạn với sự kết hợp
của nhiều yếu tố nghệ thuật: ẩn dụ,
12



so sánh, phóng đại, bình luận ngoại
đề, hình tượng nhân vật đối lập,
diễn biến của tình tiết,…

IV. Luyện tập,củng cố:
1. Phân tích ý nghĩa và vai trò của nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích?
+ làm nổi bật mâu thuẫn sâu sắc giữa Giăng Van-giăng và Gia-ve, mâu thuẫn
giữa tình thương và bạo lực cường quyền, cũng chính là mâu thuẫn giữa
Thiện và Ác
+ góp phần thể hiện bút pháp lãng mạn với các thủ pháp nghệ thật của
V.Huy-gô
2. Em học tập được bài học gì về lẽ sống từ đoạn trích “Người cầm quyền
khôi phục uy quyền”?
(HS phát biểu và lý giải)
+ xây dựng lối sống với sự cảm thông,chia sẻ,… với những hoàn cảnh xung
quanh
+ tuy nhiên, cần phải có hành động cụ thể để thực hiện lẽ sống đó, nếu
không nó chỉ là lý thuyết, không thành hiện thực,…
V. Dặn dò
Chuẩn bị bài : Luyện tập thao tác lập luận bình luận
*Yêu cầu:

13


+Đọc các yêu cầu trong SGK
+ Sưu tầm một số bài thuộc thao tác bình luận (như: Xin lập khoa luật
(Nguyễn Trường Tộ),…)


14



×