Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ KỲ HẠN NỢ ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆP Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐINH THỊ KIM THOA

TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH VÀ KỲ HẠN NỢ ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆP
Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐINH THỊ KIM THOA

TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH VÀ KỲ HẠN NỢ ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆP
Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐẠT CHÍ


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Đinh Thị Kim Thoa


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
Tóm tắt................................................................................................................................ 1
1. Giới thiệu ...................................................................................................................... 2
1.1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
1.3. Cấu trúc bài nghiên cứu .............................................................................................. 5
2. Tổng quan tài liệu ........................................................................................................ 5
2.1. Các khái niệm liên quan .............................................................................................. 5
2.1.1.

Đầu tư, hiệu quả đầu tư, báo cáo tài chính và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp .... 5

2.2. Ảnh hưởng của chất lượng báo cáo tài chính (FRQ) đến hiệu quả đầu tư ........... 16
2.3. Ảnh hưởng của kỳ hạn nợ đến hiệu quả đầu tư ...................................................... 23
2.4. Mối quan hệ giữa chất lượng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ ngắn hạn đối với hiệu
quả đầu tư ......................................................................................................................... 25
3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 27

3.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................................. 27
3.2. Mẫu, dữ liệu và kỳ vọng dấu ..................................................................................... 28
3.2.1.

Mẫu nghiên cứu .................................................................................................... 28

3.2.2.

Dữ liệu, mô tả biến và kỳ vọng dấu ...................................................................... 29

3.2.3.

Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................... 38

3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 38
4. Kết quả nghiên cứu .................................................................................................... 44


4.1. Thống kê mô tả ........................................................................................................... 44
4.2. Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................................... 47
4.3. Kết quả hồi quy .......................................................................................................... 49
4.3.1.

Ảnh hưởng của chấ t lượng báo cáo tài chính và nợ ngắ n hạn đế n hiê ̣u quả đầ u tư

của các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................................................ 50
4.3.2.

Ảnh hưởng của chấ t lượng báo cáo tài chính và nợ ngắ n hạn đế n việc đầu tư quá


mức và đầu tư dưới mức của các doanh nghiệp Việt Nam................................................ 54
4.3.3.

Mối quan hê ̣ giữa chấ t lượng báo cáo tài chính và hiê ̣u quả đầ u tư ở các tỷ lệ nợ

ngắn hạn khác nhau. .......................................................................................................... 58
4.3.4.

Các kiể m nghiê ̣m bổ sung ..................................................................................... 62

5. Kết luận ....................................................................................................................... 71
5.1. Kết luận nghiên cứu .................................................................................................. 71
5.2. Một số kiến nghị và gợi ý .......................................................................................... 73
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 76
TÀ I LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Financial reporting quality

Chất lượng báo cáo tài chính

Investment efficiency


Hiệu quả đầu tư

OI

Overinvestment

Đầu tư quá mức

UI

Underinvestment

Đầu tư dưới mức (thiếu đầu tư)

NPV

Net Present Value

Giá trị hiện tại thuần

FEM

Fixed Effect Model

Mô hình hiệu ứng cố định

REM

Random Effect Model


Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

GMM

Generalized method of
moments

Phương pháp Mô men tổng quát

FRQ
INVEFF

HOSE
HNX
ICOR
IRR
SDebt

Hochiminh Stock Exchange

Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí
Minh

Hanoi Stock Exchange

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Incremental Capital Output
Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Ratio
Internal Rate of Return

Tỷ suất sinh lời nội bộ

Short-term debt

Nợ ngắn hạn


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4. 1. Kết quả thống kê mô tả ..................................................................................... 45
Bảng 4. 2. Ma trâ ̣n tự tương quan Pearson ......................................................................... 48
Bảng 4. 3. Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................................. 49
Bảng 4. 4. Hồi quy hiệu quả đầu tư với các biến chất lượng báo cáo tài chính và nợ ngắn
hạn ...................................................................................................................................... 52
Bảng 4. 5. Hồi quy đầu tư quá mức với các biến chất lượng báo cáo tài chính và nợ ngắn
hạn ...................................................................................................................................... 56
Bảng 4. 6. Hồi quy đầu tư dưới mức với các biến chất lượng báo cáo tài chính và nợ ngắn
hạn ...................................................................................................................................... 59
Bảng 4. 7. Hồi quy hiệu quả đầu tư, đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức với các biến tương
tác giữa chất lượng báo cáo tài chính và nợ ngắn hạn theo trung vị .................................. 61
Bảng 4. 8. Hồi quy hiệu quả đầu tư thay thế, đầu tư quá mức thay thế và đầu tư dưới mức
thay thế với biến chất lượng báo cáo tài chính và nợ ngắn hạn ......................................... 65
Bảng 4. 9. Hồi quy hiệu quả đầu tư, đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức với các biến tương
tác giữa chất lượng báo cáo tài chính và nợ ngắn hạn theo tứ phân vị thứ nhất ................ 68
Bảng 4. 10. Hồi quy hiệu quả đầu tư, đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức với các biến tương
tác giữa chất lượng báo cáo tài chính và nợ ngắn hạn theo tứ phân vị thứ ba ................... 70
Bảng 5. 1. Hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006-2012
............................................................................................................................................ 74

Bảng 5. 2. Hệ số ICOR của Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN...................... 74
Bảng 5. 3. Hệ số ICOR của Việt Nam và các nước trên thế giới ....................................... 75


1

Tóm tắt
Bài nghiên cứu này tìm hiểu về tác động của chấ t lươ ̣ng báo cáo tài chính và kỳ ha ̣n nơ ̣
ngắn hạn đố i với hiê ̣u quả đầ u tư của các doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam cũng như nghiên cứu về
vai trò của các yếu tố trên khi doanh nghiê ̣p đang ở trong tiǹ h tra ̣ng đầ u tư quá mức hoă ̣c
đầ u tư dưới mức. Ngoài ra đề tài còn đào sâu nghiên cứu tác động của chấ t lươ ̣ng báo cáo
tài chin
́ h đố i với hiê ̣u quả đầ u tư ở các mức độ sử dụng nợ ngắn hạn khác nhau. Mẫu nghiên
cứu là 912 quan sát của 152 doanh nghiê ̣p phi tài chin
́ h Viê ̣t Nam đươ ̣c niêm yế t ở sàn
chứng khoán HOSE và HNX trong giai đoa ̣n 2009-2014.
Bài nghiên cứu sử du ̣ng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình Pooled OLS, Fixed
Effect và Random Effect. Thông qua một số kiểm định có liên quan, bài nghiên cứu lựa
chọn mô hình Fixed Effect có bổ sung thêm ma trận trọng số của White (robust) để khắc
phục các khuyết tật của mô hình và làm vững kết quả nghiên cứu. Kế t quả cho thấy rằng
chất lượng báo cáo tài chính góp phần cải thiện hiệu quả đầu tư và giúp làm hạn chế tình
trạng đầu tư quá mức của doanh nghiệp, tuy nhiên lại không có tác động đến tình trạng
thiếu đầu tư. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn chỉ ra ảnh hưởng của nợ ngắn hạn trong việc
nâng cao hiệu quả đầu tư nhưng không tìm thấy mối quan hệ nào giữa nợ ngắn hạn với việc
đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức. Ngoài ra, khi phân loại nợ ngắn hạn theo tứ phân vị
thứ nhất để xác định mức độ sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, bài nghiên cứu phát
hiện ra rằng các doanh nghiệp có mức độ sử dụng nợ ngắn hạn cao hơn thì tác động của
chất lượng báo cáo tài chính đối với hiệu quả đầu tư lớn hơn các doanh nghiệp có mức độ
sử dụng nợ ngắn hạn thấp hơn. Cuối cùng, bài nghiên cứu đưa ra một số gợi ý và khuyến
nghị nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả đầu tư của mình trong thời gian tới,

bảo đảm sự phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững.


2

1. Giới thiệu
1.1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động then chốt và xuyên suốt của mỗi doanh
nghiệp. Để có thể tăng trưởng và phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành thực
hiện các hoạt động đầu tư nhằm gia tăng nguồn lợi nhuận cho công ty. Tuy nhiên việc đầu
tư của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích nếu như khâu hoạch định và
quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp không được thực hiện chặt chẽ và khoa học.
Đặc biệt trong bước đánh giá để lựa chọn thực hiện đầu tư, nếu như doanh nghiệp không
chú trọng phân tích đầy đủ các yếu tố có liên quan đến dự án đầu tư như phương án, tài
chính, nhân sự, kinh tế-xã hội, môi trường…, thì có thể dẫn đến việc quyết định thực hiện
các dự án không hiệu quả hoặc bỏ qua những dự án tốt cho công ty. Bên cạnh các yếu tố
trên, các doanh nghiệp thường xem nhẹ tầm quan trọng của việc phân tích kỹ càng một loại
công cụ vừa thuận tiện vừa có độ hữu dụng cao và luôn sẵn có, đó chính là các báo cáo tài
chính của doanh nghiệp. Nhiều lý thuyết và nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chất lượng
của báo cáo tài chính góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp cũng như đóng
vai trò quan trọng trong việc hạn chế đầu tư quá mức và thúc đẩy đầu tư đối với các doanh
nghiệp thiếu đầu tư. Ngoài ra các nghiên cứu này còn tìm ra được mối quan hệ giữa kỳ hạn
nợ ngắn hạn với hiệu quả đầu tư và lý giải điều này theo hướng nợ ngắn hạn góp phần làm
giảm các vấn đề đại diện1 và bất cân xứng thông tin2. Đơn cử như bài nghiên cứu của M
Fuensanta Cutillas Gomariz, Juan Pedro Sánchez Ballesta (2013) trên một mẫu các doanh
nghiệp ở Tây Ban Nha đã khẳng định chắc chắn về tác động của chất lượng báo cáo tài
chính và tỷ lệ nợ ngắn hạn đối với hiệu quả đầu tư. Do đó, ngoài những yếu tố chính ảnh
hưởng đến việc thẩm định dự án đầu tư, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đào sâu phân tích
Vấn đề đại diện hay chí phí đại diện là loại chi phí phát sinh khi một tổ chức gặp phải vấn đề về sự thiếu đồng thuận giữa mục
đích của người quản trị và người sở hữu và vấn đề thông tin bất cân xứng

1
2

Thông tin bất cân xứng (asymmetrical information hoặc information asymmetry), trong kinh tế học nói chung, tình
trạng thông tin bất cân xứng phát sinh khi trong một giao dịch, một trong các bên tham gia có nhiều thông tin hơn
hoặc có thông tin tốt hơn (các) bên còn lại. Mô hình thông tin bất cân xứng trong kinh tế học giả định rằng có ít nhất
một bên tham gia giao dịch phải có thông tin ở mức độ tốt hơn (các) bên còn lại. Hoặc cũng có thể là trường hợp một
bên tham gia có khả năng áp đặt, tác động hoặc phả ứng lại một hay một số điều khoản bị phá vỡ trong thỏa thuận
mà (các) bên còn lại ko có năng lực đó.
Vấn đề thông tin bất cân xứng tồn tại giữa người sở hữu và CEO là một dạng điển hình của dạng chi phí này. Người
đại diện (nhà quản trị doanh nghiệp) chính là người làm việc thay mặt cho người sở hữu, nói cách khác là các cổ
đông của doanh nghiệp. Thông thường cổ đông của doanh nghiệp không hoặc rất ít có điều kiện giám sát thường
xuyên từng hành động của người quản trị


3

và đánh giá báo cáo tài chính cũng như mức độ sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn của
mình.
Mặt khác, đứng trên góc độ thực tiễn có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam với trình độ
quản lý còn nhiều yếu kém, thiếu kinh nghiệm hoạch định đầu tư cùng với quy mô doanh
nghiệp tương đối nhỏ thường không đặt sự quan tâm đúng mức cho việc hoạch định và
đánh giá, thẩm định đầu tư, vì vậy hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam thường
rất thấp, từ đó dẫn đến thua lỗ và thậm chí là phá sản. Cụ thể theo báo cáo của Cục Quản
lý đăng ký kinh doanh – Bộ kế hoạch và đầu tư, trong năm 2016, có tới 60.600 doanh nghiệp
Việt Nam tạm ngừng hoạt động có thời hạn, không thời hạn và đang chờ giải thể, tăng 32%
so với năm 2015. Bên cạnh đó, hệ số hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) của Việt Nam thời gian
qua đều dao động trên mức 6, cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới,
cho thấy hiệu quả đầu tư của nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp. Do đó, việc nghiên cứu
các biện pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam là thực sự cần thiết,

đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự cạnh tranh ngày càng lớn của các doanh nghiệp
nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Như đã nêu ở trên, mối quan hệ giữa chất lượng báo cáo
tài chính và nợ ngắn hạn đối với hiệu quả đầu tư là một trong những vấn đề nghiên cứu thú
vị mà đề tài này trong thời gian gần đây đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu và nhà đầu tư cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên ở Việt
Nam chưa có bài nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ trên, do đó bài
nghiên cứu chọn đề tài: “Tác động của chất lượng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ đến
hiệu quả đầu tư- Bằng chứng thực nghiệm ở các doanh nghiệp Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu nhằm tìm ra sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đối với hiệu quả đầu tư, từ đó
góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét tác động của chất lượng báo cáo tài chính, kỳ hạn nợ ngắn hạn và
một số biến vi mô khác của công ty đối với hiệu quả đầu tư của 152 doanh nghiệp phi tài
chính niêm yết trên sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2009-2014 với các mục tiêu nghiên
cứu như sau:


4

Thứ nhất, xác định được mối quan hệ giữa chất lượng báo cáo tài chính đối với hiệu quả
đầu tư của doanh nghiệp cũng như đối với hiện tượng đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức.
Thứ hai, xác định được mối quan hệ giữa kỳ hạn nợ ngắn hạn đối với hiệu quả đầu tư của
doanh nghiệp cũng như đối với hiện tượng đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức.
Thứ ba, xác định được mối quan hệ giữa chất lượng báo cáo tài chính đối với hiệu quả đầu
tư, hiện tượng đầu tư quá mức và đầu tư dưới mức của doanh nghiệp ở các mức độ sử dụng
nợ ngắn hạn khác nhau.
Thứ tư, đưa ra được một số kiến nghị dựa trên các kết quả thực nghiệm nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam.
Để có thể đạt được các mục tiêu trên, bài nghiên cứu đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như
sau:

Thứ nhất, phương pháp nào được sử dụng để đo lường hiệu quả đầu tư và chất lượng báo
cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam?
Thứ hai, các nhóm biến chất lượng báo cáo tài chính có tác động như thế nào đến hiệu quả
đầu tư cũng như hiện tượng đầu tư quá mức và thiếu đầu tư của các doanh nghiệp Việt
Nam?
Thứ ba, Nợ quá hạn có tác động như thế nào đến hiệu quả đầu tư cũng như hiện tượng đầu
tư quá mức và thiếu đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam?
Thứ tư, chất lượng báo cáo tài chính có tác động như thế nào đến hiệu quả đầu tư cũng như
hiện tượng đầu tư quá mức và thiếu đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ở các mức độ
sử dụng nợ ngắn hạn khác nhau?
Thứ năm, các biến kiểm soát vi mô có tác động như thế nào đến hiệu quả đầu tư của các
doanh nghiệp Việt Nam?
Thứ sáu, từ kết quả bài nghiên cứu, có thể đưa ra những gợi ý nào cho các doanh nghiệp
Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong thời gian tới?
Cuối cùng, mô hình nào là mô hình phù hợp để ước lượng mối quan hệ giữa chất lượng
báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ đối với hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam?


5

1.3. Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu được cấu trúc thành 5 phần. Phần 1 giới thiệu tổng quan các vấn đề trong
bài nghiên cứu: lí do chọn đề tài, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu. Phần 2 trình bày tổng
quan các khái niệm về đầu tư, hiệu quả đầu tư, báo cáo tài chính và nợ ngắn hạn. Phần này
cũng sẽ đưa ra các lý luận và nghiên cứu tìm hiểu về tác động của chất lượng báo chính đối
với hiệu quả đầu tư cũng như giữa nợ ngắn hạn và hiệu quả đầu tư. Cuối cùng, phần 2 sẽ
trình bày các nghiên cứu thực nghiệm xem xét vấn đề mối quan hệ giữa chất lượng báo cáo
tài chính và nợ ngắn hạn đối với hiệu quả đầu tư để làm cơ sở nền tảng cho bài nghiên cứu
này. Phần 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, mang đến một cái nhìn tổng quan về mô
hình dữ liệu bảng động, phương pháp hồi quy Pooled-OLS, Fixed Effect, Random Effect

và các kiểm định khuyết tật của mô hình có liên quan. Bên cạnh đó, phần này còn trình bày
các giả thuyết nghiên cứu, mô tả mẫu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và nguồn thu thập dữ
liệu cũng như nêu rõ cách xác định và ý nghĩa của biến số được sử dụng trong mô hình ước
lượng. Phần 4 trình bày các kết quả nghiên cứu bao gồm thống kê mô tả, ma trận hệ số
tương quan và các kết quả thực nghiệm từ mô hình hồi quy dữ liệu bảng động bằng các
phương pháp đã nêu. Phần kết luận tổng quát những kết luận chính của bài nghiên cứu,
nêu lên một số kiến nghị, gợi ý giúp nâng cao hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp Việt
Nam, cũng như chỉ ra một số điểm hạn chế còn tồn tại của bài nghiên cứu và hướng phát
triển đề tài trong tương lai.
2. Tổng quan tài liệu
Phần này sẽ trình bày một cách cụ thể các khái niệm hiệu quả đầu tư, chất lượng báo cáo
tài chính và nợ ngắn hạn. Tiếp theo đó, bài nghiên cứu sẽ đưa ra các lý luận và nghiên cứu
đề cập về ảnh hưởng của chất lượng báo cáo tài chính đến hiệu quả đầu tư cũng như các
nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa hiệu quả đầu tư và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Cuối cùng, bài nghiên cứu sẽ trình bày các nghiên cứu thực nghiệm đưa vấn đề nợ ngắn
hạn và chất lượng báo cáo tài chính trong mối liên hệ với hiệu quả đầu tư.
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Đầu tư, hiệu quả đầu tư, báo cáo tài chính và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm đầu tư


6

Theo luật đầu tư năm 2005, đầu tư được định nghĩa là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại
tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư. Đặc biệt
Luật đầu tư còn đưa ra định nghĩa về hoạt động đầu tư để phân biệt với thuật ngữ đầu tư.
Theo đó, hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao
gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. Bên cạnh đó, Luật đầu tư
năm 2014 (được Quốc Hội ban hành ban hành ngày 26/11/2014) còn định nghĩa thêm về
dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động

đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Như vậy, dựa trên các định nghĩa này cũng như các lý thuyết kinh tế về đầu tư và hoạt động
đầu tư, bài nghiên cứu đưa ra các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư như sau:
+ Hoạt động bỏ vốn;
+ Hoạt động có tính chất lâu dài;
+ Hoạt động luôn mang theo lợi ích và rủi ro.
2.1.1.2. Khái niệm hiệu quả đầu tư
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu thị quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế-xã hội
đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một
thời kì nhất định. Theo quan điểm kinh tế vĩ mô, hiệu quả đầu tư được phản ánh thông qua
3 nhóm chí tiêu chính: nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, nhóm chỉ tiêu hiệu quả về khoa học
và công nghệ và nhóm chỉ tiêu hiệu quả xã hội và môi trường. Ngoài ra, hiệu quả đầu tư
còn được định nghĩa là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án, được đặc trưng bằng các chỉ tiêu
định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và bằng các chỉ tiêu định lượng (thể hiện
quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt được theo mục tiêu của dự án).
Như vậy, hiệu quả của dự án đầu tư được phân làm hai loại:
- Phân loại hiệu quả về mặt định tính:
+ Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội: Hiệu quả có thể phân thành các loại hiệu quả kinh tế
(khả năng sinh lời), hiệu quả kỹ thuật (nâng cao trình độ và đẩy mạnh tốc độ phát triển
khoa học kỹ thuật); hiệu quả kinh tế – xã hội (mức tăng thu cho ngân sách của nhà nước


7

do dự án đem lại, tăng thu nhập cho người lao động nâng cao phúc lợi công cộng, giảm
thất nghiệp, bảo vệ môi trường) và hiệu quả quốc phòng.
+ Theo quan điểm lợi ích: Hiệu quả có thể là của doanh nghiệp, của Nhà nước hay là của
cộng đồng. Riêng về mặt kinh tế của đầu tư thì hiệu quá đầu tư được chia thành hiệu quả
tài chính: biểu hiện lợi ích trực tiếp của chủ dự án đầu tư và hiệu quả kinh tế – xã hội biểu
hiện lợi ích của Nhà nước và cộng đồng.

+ Theo phạm vi tác động: Bao gồm hiệu quả cục bộ và hiệu quả toàn cục, hiệu quả trước
mắt và hiệu quả lâu dài, hiệu quả trực tiếp nhận được từ dự án và hiệu quả gián tiếp kéo
theo nhận được từ các lĩnh vực lân cận của dự án và do dự án đang xét tạo ra.
- Phân loại hiệu quả về mặt định lượng
+ Theo cách tính toán: Hiệu quả có thể được tính theo số tuyệt đối (ví dụ tổng số lợi nhuận
thu được, hiệu số thu chi, giá trị sản lượng hàng hoá gia tăng, gia tăng thu nhập quốc dân,
giảm số người thất nghiệp...). Hiệu quả còn có thể được tính theo số tương đối (ví dụ tỷ
suất lợi nhuận tính cho một đồng vốn đầu tư, tỷ số thu chi…). Trong đó, có những chỉ
tiêu được coi là thước đo hiệu quả tổng hợp để lựa chọn phương án. Trong thực tế hiệu
quả kinh tế thường được thể hiện theo số tuyệt đối (hiệu số thu chi) và theo số tương đối
(tỷ số kết quả và chi phí).
+ Theo thời gian tính toán: Hiệu quả có thể tính cho một một đơn vị thời gian (thường là
một năm), hoặc cho cả vòng đời của dự án. Theo thời điểm tính toán hiệu quả phân thành
hiệu quả ở thời điểm hiện tại, tương lai và hiệu quả thường niên.
+ Theo độ lớn của hiệu quả: Hiệu quả có thể coi là đạt (hay là đáng giá) và hiệu quả không
đạt (hay là không đáng giá).
Như vậy, đứng ở góc độ doanh nghiệp có thể hiểu rằng hiệu quả đầu tư là tấ t cả những lơ ̣i
ích do viê ̣c thực hiê ̣n đầ u tư đem la ̣i hoặc cũng có thể hiểu là viê ̣c doanh nghiê ̣p có thể thực
hiê ̣n tấ t cả những dự án có NPV dương. Hiê ̣u quả đầ u tư là kế t quả của viê ̣c so sánh giữa
kế t quả đầ u ra và chi phí đầ u vào của quá trình đầ u tư của doanh nghiệp. Việc đầu tư không
hiệu quả có thể dẫn đến hiện tượng đầu tư quá mức và hiện tượng đầu tư dưới mức. Trong
đó, đầu tư quá mức có thể được hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp chấp nhận thực hiện


8

các dự án có NPV âm và đầu tư dưới mức hay thiếu đầu tư và việc doanh nghiệp bỏ qua
việc thực hiện các dự án tốt và có NPV dương. Ngoài ra, hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp
còn được định nghĩa theo hàm ý phủ định của nó. Theo đó, sự không hiệu quả đầu tư được
thể hiện qua sự sai lệch giữa mức độ tăng trưởng doanh thu và tổng vốn đầu tư được sử

dụng năm trước đó. Nếu sai lệch này càng nhỏ thì hiệu quả đầu tư càng cao. Dựa vào những
cách định nghĩa này, bài nghiên cứu sẽ triển khai và định lượng hóa để đưa vào các mô hình
hồi quy phù hợp ở những phần tiếp theo.
2.1.1.3. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả đầu tư:
Theo lý thuyết kinh tế đầu tư, có rất nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả đầu tư nhưng
ở phạm vi nghiên cứu, bài nghiên cứu sẽ trình bày tiêu chí đánh giá hiệu quả tài chính và
hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư, cụ thể như sau:
- Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư:
Hiệu quả tài chính (Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp
trên cơ sở vốn đầu tư mà doanh nghiệp đó sử dụng so với các công ty khác hoặc so với định
mức chung. Etc được coi là hiệu quả khi Etc >Etc0, trong đó Etc0 là chỉ tiêu hiệu quả tài chính
định mức, là mức độ đáp ứng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kinh
doanh trước hoặc của các công ty khác cùng ngành. Để đánh giá hiệu quả tài chính, cần
xem xét các chỉ tiêu tài chính trên hai phương diện cơ bản của hoạt động đầu tư đó là
phương diện dự án đầu tư và phương diện doanh nghiệp đầu tư.
+ Đối với dự án đầu tư: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư xét theo
phương diện dự án đầu tư bao gồm:
• Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tuyệt đối của dự án đầu tư. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần tính
cho từng năm trong vòng đời của dự án, phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư trong từng
năm của vòng đời dự án. Chỉ tiêu thu nhập thuần phản ánh hiệu quả hoạt động của toàn bộ
quá trình đầu tư. Các chỉ tiêu này phải được tính toán theo nguyên tắc xem xét giá trị tiền
tệ theo thời gian.


9

• Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được
từng năm trên một đơn vị vốn đầu tư:


Trong đó:
RRi là mức sinh lời của vốn đầu tư năm i
Wipv là hiện giá lợi nhuận năm i tại thời điểm hiện tại.
Iv0 là vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại (tại thời điểm dự án bắt đầu hoạt động).
• Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần -NPV: Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất và được sử dụng phổ
biến nhất trong đánh giá dự án đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập thuần tính cho
một đơn vị vốn đầu tư. Theo tiêu chí này, một dự án có hiệu quả khi npv > 0

Trong đó:
NPV là thu nhập thuần tính về thời điểm hiện tại.
Iv0 là vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại (tại thời điểm dự án bắt đầu hoạt động).
• Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn: Chỉ tiêu này cho biết thời gian mà dự án cần hoạt động để
thu hồi vốn đầu tư đó bỏ ra từ lợi nhuận và khấu hao thu được hàng năm. Dự án có hiệu
quả khi thời gian hoàn vốn nhỏ hơn hoặc bằng thời gian thực hiện dự án đầu tư. Thời gian
thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả của dự án càng cao. Chỉ tiêu này bao gồm thời gian
hoàn vốn không chiết khấu và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
• Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR):
Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) là mức lãi suất mà nếu sử dụng nó làm tỷ suất chiết khấu để
hiện giá các khoản thu, chi của dự án về thời gian hiện tại thì tổng dòng tiền vào bằng với
tổng dòng tiền chi ra. Dự án có hiệu quả khi IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu (chi phí sử
dụng vốn bình quân) của doanh nghiệp. Lãi suất chiết khấu (Chi phí sử dụng vốn bình quân)


10

của dự án được xác định căn cứ vào các nguồn vốn huy động của dự án. Chẳng hạn dự án
sử dụng vốn vay thì lãi suất chiết khấu là lãi suất vay; nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thì
lãi suất chiết khấu là mức chi phí cơ hội của vốn; nếu huy động vốn từ nhiều nguồn thì lãi
suất chiết khấu là lãi suất bình quân từ các nguồn huy động đó.

+ Đối với doanh nghiệp thực hiện đầu tư: Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của hoạt động
đầu tư xét theo phương diện doanh nghiệp thực hiện đầu tư bao gồm:
• Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư: Cho biết một đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp
tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính cho từng năm và được tính bình
quân. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì hoạt động đầu tư hiệu quả.
Đối với chỉ tiêu tính cho từng năm:

Trong đó:
Wi là lợi nhuận thuần của dự án j

với j=1,2,…,m là tổng lợi nhuận thuần của các dự án hoạt động năm i.
Ivb là vốn đầu tư thực hiện trong năm i của doanh nghiệp.
Ivr là vốn đầu tư thực hiện chưa phát huy tác dụng ở cuối năm của doanh nghiệp.
Ive là vốn đầu tư phát huy tác dụng ở cuối năm i.
Đối với chỉ tiêu tính bình quân:

Trong đó:


11

là hiện giá vốn đầu tư được phát huy tác dụng bình quân theo năm trong suốt thời
gian nghiên cứu.
là lợi nhuận bình quân theo năm trong suốt thời gian nghiên cứu tính theo hiện giá
của tất cả các dự án hoạt động trong kỳ.
Chỉ tiêu mức giảm thời hạn thu hồi vốn đầu giữa thời kỳ t so với thời kỳ t-1: Nếu chỉ tiêu
này nhỏ hơn 0 thì hoạt động đầu tư là hiệu quả.

Trong đó, K là hệ số mức ảnh hưởng của đầu tư.
Chỉ tiêu mức tăng năng suất lao động của từng năm hoặc mức tăng năng suất bình quân

giữa thời kỳ đầu tư và thời kỳ trước đầu tư: Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0 thì hoạt động đầu tư
được xem là hiệu quả.

Trong đó:
là mức tăng năng suất lao động bình quân của giai đoạn t so với giai đoạn t-1.
là mức tăng năng suất lao động năm i so với năm i-1.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư: là những lợi ích mà hoạt động đầu tư
mang lại cho xã hội, bao gồm các chỉ tiêu sau:
• Giá trị gia tăng thuần túy - NVA (Net value added): Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu
quả kinh tế -xã hội của hoạt động đầu tư. NVA là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và
giá trị đầu vào. Công thức tính toán như sau:

Trong đó
NVA là giá trị gia tăng thuần túy do đầu tư mang lại.
O(Output) là giá trị đầu ra của dự án.


12

MI (Material input) là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và dịch vụ mua ngoài theo yêu
cầu để đạt được đầu ra trên.
Iv là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị …
NVA bao gồm 2 yếu tố: chi phí trực tiếp trả cho người lao động ký hiệu là Wg(wage) (tiền
lương, tiền thưởng kể cả phụ cấp), và thặng dư xã hội ký hiệu là SS (social surplus). Thặng
dư xã hội thể hiện thu nhập của xã hội từ dự án thông qua thuế gián thu, trả lãi vay, lãi cổ
phần, đóng bảo hiểm, thuê đất, tiền mua bằng phát minh sáng chế …
Đối với các dự án có liên quan đền các yếu tố nước ngoài (liên doanh, vay vốn từ bên ngoài,
thuê lao động nước ngoài), thì giá trị gia tăng thuần túy quốc gia (tính cho cả vòng đời dự
án (NNVA) được tính như sau:


Trong đó:
PR là giá tri gia tăng thuần túy được chuyển ra nước ngoài.
• Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án: Trong khi tạo việc làm cho một số
lao động, thì hoạt động của dự án mới cũng có thể làm cho một số lao động ở các cơ sở
sản xuất kinh doanh khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với sản phẩm
của dự án mà phải thu hẹp sản xuất. Trong số những lao động của dự án, có thể có một số
là người nước ngoài. Do đó số lao động của đất nước có việc làm từ dự án sẽ chỉ bao gồm
lao động trực tiếp và lao động gián tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi số lao động mất việc ở
các doanh nghiệp có liên quan và số người nước ngoài làm việc cho dự án.
Ngoài ra, đứng trên góc độ nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư thì hiệu quả đầu tư của các
doanh nghiệp này có thể được xem là hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. Để đo lường hiệu
quả đầu tư của nền kinh tế, các nhà nghiên cứu thường sử dụng hệ số ICOR (Incremental
Capital-Output Ratio). Hệ số ICOR biểu thị mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng, là tỷ
lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng (còn gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng). Hệ số ICOR
cho biết muốn có một đồng tăng trưởng thì phải cần bao nhiều đồng vốn đầu tư. Hệ số


13

ICOR biểu hiện mối quan hệ giữa mức tăng sản lượng đầu ra (kỳ t) và mức đầu tư của kỳ
(t-1) và được tính bằng công thức:
I = K/y
Trong đó:
K - Mức thay đổi của vốn
y - Mức thay đổi của sản lượng.
Hệ số ICOR phụ thuộc vào nguồn dự trữ và công nghệ sản xuất. ICOR càng cao chứng tỏ
đầu tư càng đắt. Hệ số ICOR ở một số nước có xu hướng tăng và ICOR ở các nước phát
triển thường cao hơn ở các nước đang phát triển.
2.1.1.4. Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là sự trình bày một cách hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao

gồm các thuyết minh có liên quan, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài
chính. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 (VAS 21) là một hệ thống
bao gồm 4 báo cáo phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh
doanh của một đơn vị:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình
kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những
người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt được mục đích này, báo cáo
tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về tài sản, nợ phải trả, vốn
chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ cũng như các luồng tiền. Các thông
tin này cùng với các thông tin trình bày trong bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người
sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ
chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.


14

- Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình
và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. Để đảm bảo yêu cầu trung thực
và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.
- Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính: Tại điều 102 thông tư 200/2014/TTBTC ngày 22/12/2014 có quy định về các nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
như sau:
Thứ nhất, việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực
kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các
thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình

tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai, báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện
hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức).
Thứ ba, tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được
ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.
Thứ tư, phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán
phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các
chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.
+ Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu
kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn
hạn;
+ Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài
hạn.
+ Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được
phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng


15

hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn
hạn.
Thứ năm, tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài
sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo
hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.
Thứ sáu, các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí phải được trình bày theo nguyên tắc
phù hợp và đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo
cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền
của kỳ báo cáo. Các khoản doanh thu, thu nhập, chi phí của các kỳ trước có sai sót làm ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh và lưu chuyển tiền phải được điều chỉnh hồi tố, không điều
chỉnh vào kỳ báo cáo.

Thứ bảy, khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới
không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của Bảng
cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí, lãi, lỗ được coi là chưa thực hiện phát sinh
từ các giao dịch nội bộ đều phải được loại trừ.
Một báo cáo tài chính đảm bảo được các yêu cầu và nguyên tắc nêu trên cũng như được các
công ty kiểm toán có uy tín kiểm toán thông qua được xem như một báo cáo tài chính tốt,
cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin của doanh nghiệp.
2.1.1.5. Nợ ngắn hạn
Như đã trình bày ở phần trên, nợ ngắn hạn là một khoản mục trong bảng cân đối kế toán.
Theo đó, nợ ngắn hạn là một khoản nợ của công ty hay một nghĩa vụ nợ mà thường xác
định trong khoảng thời gian 1 năm (năm tài chính). Tài sản nợ ngắn hạn trên bảng cân đối
kế toán của công ty bao gồm những khoản nợ ngắn hạn, tài khoản có thể phải trả, các khoản
nợ tích lũy và các loại khoản nợ khác. Về bản chất, đó là những hóa đơn phải trả giữa người
đi vay và người cho vay trong một khoảng thời gian ngắn. Thông thường, công ty dùng tiền
mặt trong tài sản ngắn hạn để trả cho nợ ngắn hạn của họ. Thông thường, các nhà phân tích
hoặc những người cho vay sử dụng hệ số khả năng thanh toán nợ hiện tại, hoặc hệ số khả


16

năng thanh toán nhanh để xác định khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công
ty.
Trong kế toán, thuật ngữ này được dùng để chỉ những khoản nợ của bảng cân đối kế toán
trong cột ghi nợ. Nợ ngắn hạn thường phải trả trong khoảng một năm hoặc ít hơn (ví dụ
tiền lương, thuế…), khác với nợ dài hạn hoặc nợ cố định. Để phân biệt rõ ràng giữa nợ ngắn
hạn và nợ dài hạn, bài nghiên cứu trích dẫn quy định trong Thông tư 200/2014/TT-BTC tại
Điều 112 quy định về hướng dẫn lập và trình bày bảng cân đối kế toán năm như sau:
– Đối với khoản nợ ngắn hạn khi trình bày trên báo cáo tài chính: Là tổng giá trị các khoản
nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất
kinh doanh thông thường như các khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản

phải trả dài hạn khác, vay và nợ thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.
– Đối với khoản nợ dài hạn khi trình bày trên báo cáo tài chính: Là tổng giá trị các khoản
nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ
12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm
báo cáo như: khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác,
vay và nợ thuê tài chính dài hạn tại thời điểm báo cáo.
Như vậy, bài nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm cơ bản về hiệu quả đầu tư, báo cáo tài
chính và nợ ngắn hạn. Nhiều lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra mối quan hệ
giữa chất lượng báo cáo tài chính và hiệu quả đầu tư cũng như mối quan hệ giữa hiệu quả
đầu tư với mức độ sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu về
các mối quan hệ này cũng như những bài nghiên cứu tìm hiểu về những vấn đề thú vị trên.
2.2. Ảnh hưởng của chất lượng báo cáo tài chính (FRQ) đến hiệu quả đầu tư
Như đã trình bày ở trên, hiê ̣u quả đầ u tư là tấ t cả những lơ ̣i ích do viê ̣c thực hiê ̣n đầ u tư
đem la ̣i, là kế t quả của viê ̣c so sánh giữa kế t quả đầ u ra và chi phí đầ u vào của quá triǹ h
đầ u tư. Các quyế t đinh
̣ đầ u tư ảnh hưởng đế n viê ̣c sử du ̣ng nguồ n vố n cũng như lơ ̣i ić h,
thành quả thu về , vì thế trước khi quyế t đinh
̣ đầu tư các nhà đầ u tư cầ n tìm hiể u ki ̃ thông
tin qua nhiề u công cu ̣ và biê ̣n pháp khác nhau. Một trong những kênh thông tin tiện lợi, có
sẵn và hữu ích nhất giúp cho các tổ chức và cá nhân phân tích và thẩm định việc đầu tư của


17

doanh nghiệp đó chính là báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính tốt sẽ giúp
các doanh nghiệp và các nhà đầu tư đánh giá chính xác nhất về doanh nghiệp, từ đó lựa
chọn được các dự án với quy mô và mức độ đầu tư phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Các bài
nghiên cứu sau đây đưa ra một số lý giải về tác động của chất lượng báo tài chính đối với
hiệu quả đầu tư.
Bài nghiên cứu của Theory, Diamond và Verrecchia (1991) và Kim và Verrecchia (1994)

cho rằng việc tự nguyện công bố thông tin trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
góp phần làm giảm bất cân xứng thông tin, giúp các nhà đầu tư nắm bắt và hiểu rõ hơn về
tin
̀ h hin
̀ h tài chính doanh nghiê ̣p. Do đó, đối với các doanh nghiệp có mức độ minh bạch
thông tin cao, nhà đầu tư có thể tương đối tự tin rằng bất kỳ giao dịch chứng khoán diễn ra
tại một mức ''giá hợp lý'' nào đều làm tăng tính thanh khoản cổ phiếu của doanh nghiệp.
Theo các tác giả trên, báo cáo tài chính là cầu nối giúp các nhà đầu tư đánh giá và xem xét
dòng tiền doanh nghiệp, đồng thời, thông tin trên các báo cáo tài chính có ứng dụng rộng
rãi vì các công bố doanh thu trên các báo cáo này đóng vai trò chính trong việc xác định
giá cổ phiếu cũng như nắm bắt được việc quản lý của công ty và thực hiện các dự án đầu
tư. Ngoài ra, các nghiên cứu cho rằng việc công bố tính thanh khoản của cổ phiếu trên các
báo cáo tài chính sẽ có quan hệ với tăng việc đầu tư vào cổ phiếu đó.
Bên cạnh đó, theo lý thuyết chi phí đại diện, có nhiều cơ chế kiểm soát khác nhau để giảm
thiểu sự bất cân xứng thông tin và rủi ro thông tin nhằm giám sát tốt hơn các hoạt động
quản lý từ đó làm giảm bớt hành vi cơ hội của người quản lý như công cụ chất lượng báo
cáo tài chính và việc công bố thông tin. Điều này đã được lý luận và phân tích cụ thể trong
bài nghiên cứu của Bushman và Smith (2001); Healy và Palepu (2001) và Hope và Thomas
(2008). Cụ thể, Healy và Palepu (2001) đã chỉ ra trong một thị trường vốn hiệu quả, báo
cáo tài chính và công bố thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản lý trong việc giao
tiếp với nhà đầu tư bên ngoài và giúp nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp công khai thông tin tài chính theo quy định bao gồm công bố các báo cáo tài chính,
chú thích, thảo luận cũng như phân tích quản lý và một số hồ sơ pháp lý khác. Ông cho
rằng nhu cầu đối với báo cáo tài chính và công bố thông tin phát sinh từ sự bất cân xứng
thông tin và các vấn đề đại diện giữa nhà quản lý và nhà đầu tư bên ngoài. Chính vì vậy,


18

tính minh bạch trong công bố thông tin từ các báo cáo tài chính sẽ góp phần làm tăng hiệu

quả đầu tư của doanh nghiệp. Cùng quan điểm với nghiên cứu trên Hope, Thomas (2008)
đã nghiên cứu một mẫu lớn các doanh nghiê ̣p đa quốc gia của Mỹ để kiểm tra giả thuyết
chi phí đại diện trong bảng thuyết minh thu nhập theo địa lý. Giả thuyết chi phí đại diện dự
báo rằng các nhà quản lý khi không được giám sát bởi cổ đông và sẽ đưa ra quyết định đầu
tư để tối đa hóa lợi ích riêng của họ, do đó có khả năng làm giảm giá trị cổ đông. Những
quyết định này bao gồm việc đẩy mạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ doanh nghiệp, làm giảm
khả năng sinh lợi và phá hủy giá trị doanh nghiệp. Không công bố các báo cáo tài chính có
khả năng làm giảm khả năng giám sát của cổ đông đối với các quyết định của nhà quản lý
liên quan đến các hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Sử dụng một mẫu các doanh nghiệp đa
quốc gia lớn của Mỹ hoạt động tại nước ngoài, các tác giả thấy rằng, các doanh nghiệp
không công bố thông tin có lợi nhuận thấp hơn so với các doanh công bố thông tin.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, một hướng nghiên cứu đã được phát triển nghiên cứu
về những ảnh hưởng của chất lượng báo cáo tài chính đối với hiệu quả đầu tư. Vì chất lượng
báo cáo tài chính tốt hơn góp phần làm các nhà quản lý có trách nhiệm hơn bằng cách tăng
cường dược việc giám sát, từ đó có thể làm giảm sự bất cân xứng thông tin cũng như các
rủi ro lựa chọn đối nghịch3 và rủi ro đạo đức4, đồng thời nó cũng có thể làm giảm sự đầu tư
quá mức và các vấn đề thiếu đầu tư.
Mặt khác, chất lượng báo cáo tài chính cũng có thể nâng cao hiệu quả đầu tư bằng cách cho
phép các nhà quản lý đưa ra các quyết định đầu tư tốt hơn thông qua việc xác định các dự
Rủi ro lựa chọn đối nghịch phát sinh khi có tình trạng thông tin bất đối xứng giữa các bên khi bắt đầu tham gia và
một giao dịch. Lấy ví dụ thị trường điện thoại di động cũ. Có những điện thoại cũ chất lượng tốt và dĩ nhiên có những
điện thoại cũ chất lượng kém. Vấn đề ở chỗ người mua không thể biết trước khi vào cửa hàng mua một chiếc điện
thoại cũ thì cái nào là tốt và cái nào là không tốt. Điều này làm cho người mua buộc phải giả định một mức chất lượng
trung bình, từ đó tự đưa ra một mức giá trung bình mà họ chấp nhận mua. Việc này dẫn đến một kết quả khác là trong
quá trình giao dịch, những chiếc điện thoại cũ dù còn rất tốt cũng không thể được bán với đúng giá cao thích hợp, còn
những chiếc rất kém lại có thể được bán với mức giá cao hơn giá trị thực của nó.
4
Rủi ro đạo đức (moral hazard), xét trên góc độ kinh tế học, là khái niệm phản ánh khả năng việc tái phân bổ rủi ro
(chẳng hạn như trong hợp đồng bảo hiểm - rủi ro được chuyển từ người được bảo hiểm sang người nhận bảo hiểm công ty bảo hiểm) sẽ làm thay đổi hành vi của người tham gia/có liên quan. Vấn đề này liên quan đến cơ chế thông tin
bất đối xứng ở điểm có một bên không thể hoặc có rất ít khả năng giám sát, thu nhận những thông tin có tính chất

quyết định tới giao dịch.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành bảo hiểm, thuật ngữ rủi ro đạo đức ngày nay được phân thành hai nhóm
là: (i) rủi ro đạo đức hành vi (vẫn sử dụng moral hazard), và (ii) rủi ro đạo đức ý thức (morale hazard). Theo sự phân
biệt này, "rủi ro đạo đức hành vi" sẽ được coi là trái đạo đức và vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng bảo hiểm. Còn
những thay đổi trong thái độ, quan điểm được gọi là rủi ro đạo đức ý thức, không thuộc phạm vi xử lý vi phạm đạo
đức hay quy định hợp đồng.
3


×