Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

thực trạng về chất lượng báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đặc biệt là trên địa bàn TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.26 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
1. Lý do nghiên cứu 1
2. Vấn đề nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 2
4. Câu hỏi nghiên cứu 3
5. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 3
6. Cơ sở lý thuyết 4
6.1 Các mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến vận dụng chính sách kế toán tại doanh nghiệp.4
6.2 Một số nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán. 5
6.2.1 Các vấn đề về nợ vay của doanh nghiệp 5
6.2.2Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 7
6.2.3 Đặc thù của doanh nghiệp 8
6.2.4 Mức độ sử dụng các hợp đồng liên quan đến các chỉ tiêu kế toán 10
6.2.5 Sự ổn định của thu nhập (income smoothing) 10
7. Giả thuyết nghiên cứu 11
8. Phương pháp và mô hình nghiên cứu 12
8.1 Phương pháp nghiên cứu 12
8.2 Mô hình nghiên cứu 12
9. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
10. Dữ liệu nghiên cứu 15
11. Ý nghĩa nghiên cứu 16
12. Kết cấu dự kiến của luận văn: 16
13. Tài liệu tham khảo 17
1. Lý do nghiên cứu
Báo cáo tài chính là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán. Là mục tiêu của bộ
phận kế toán để cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng bên trong và bên ngoài
doanh nghiệp như cơ quan thuế, nhà đầu tư và các ngân hàng,…
Trang 1
Do tính đa dạng của đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính cung cấp
thông tin gì, mức độ chi tiết và chính xác của thông tin luôn là chủ đề được nhiều đối


tượng quan tâm.
Trên thực tế tồn tại một quan điểm cho rằng việc cho phép người lập báo cáo tài
chính sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập báo cáo tài chính sẽ làm giảm độ tin cậy
của thông tin tài chính vì có khả năng người lập báo cáo tài chính sẽ tìm các che giấu
những thông tin quan trọng nếu những thông tin đó ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi
của họ.
Chính sách kế toán là nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh
nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính, mỗi doanh nghiệp được
cho phép lựa chọn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên
việc áp dụng các chính sách kế toán khác nhau sẽ cho ra kết quả thông tin trình bày
trên báo cáo tài chính khác nhau và theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp.
Như vậy, chính sách kế toán ở mỗi doanh nghiệp bị chi phối bởi nhiều nhân tố chủ
quan của doanh nghiệp đó. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
chính sách kế toán để thấy rõ động cơ điều chỉnh báo cáo tài chính của doanh nghiệp
là vấn đề rất có ý nghĩa với thực trạng về chất lượng báo cáo tài chính tại các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay đặc biệt là trên địa bàn TPHCM.
2. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán để thấy rõ
động cơ điều chỉnh báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại các
doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM hiện nay.
Trang 2
- Đưa ra giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ việc điều chỉnh lợi
nhuận thông qua việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống các vấn đề cơ bản về chính sách kế toán
- Xây dựng mô hình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính
sách kế toán và kiểm định các nhân tố này tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM

theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
- Tổng hợp các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn
chính sách kế toán tại các doanh nghiệp trên thế giới
- Tìm hiểu các hạn chế có thể xảy ra từ việc lựa chọn chính sách kế toán. Trên cơ
sở đó đề xuất các giải pháp để làm giảm ảnh hưởng của những tác động này.
4. Câu hỏi nghiên cứu
- Chính sách kế toán là gì? Việc lựa chọn chính sách kế toán ảnh hưởng như thế nào
đến thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính?
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại các đoanh nghiệp
trên địa bàn TPHCM?
5. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Chính sách kế toán : Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 về “Trình bày báo
cáo tài chính”, chính sách kế toán bao gồm những nguyên tắc, cơ sở và các phương
pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình lập và trình bày báo
cáo tài chính. Trong đề tài này, chính sách kế toán được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao
gồm các quyết định của ngành quản trị về nguyên tắc, cơ sở, các phương pháp kế toán
cụ thể và các quyết định về ước tính kế toán.
Ước tính kế toán : Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 540 – Kiểm toán các
ước tính kế toán, “là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến báo cáo tài
chính được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính
Trang 3
xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa
phát sinh nhưng đã được ước tính để lập báo cáo tài chính”. Ước tính chỉ tiêu đã phát
sinh ví dụ như : dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích
khấu hao tài sản cố định… Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh chẳng hạn như chi phí
trích trước, dự phòng chi phí bảo hành,…
Báo cáo tài chính : kết quả của công tác kế toán, hệ thống báo cáo được lập theo
quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán, dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình
hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Vai trò của chính sách kế toán đối với quản trị của doanh nghiệp :

Kế toán luôn là công cụ đắc lực của quá trình quản lý các hoạt động kinh tế trên
phương diện cung cấp thông tin tài chính về một tổ chức nhất định.Những thông tin kế
toán cung cấp chỉ thực sự hữu ích khi đáp ứng được yêu cầu về thông tin của quản lý.
Việc vận dụng các chính sách kế toán khác nhau sẽ cho phép nhà quản trị công ty
có khả năng điều chỉnh các thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính của công ty
từ kỳ này sang kỳ khác. Từ đó sẽ làm cho một số thông tin trình bày trên báo cáo tài
chính của công ty được điều chỉnh theo chủ ý của các nhà quản trị công ty.
6. Cơ sở lý thuyết
6.1 Các mục tiêu của doanh nghiệp ảnh hưởng đến vận dụng chính sách kế toán
tại doanh nghiệp
- Mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp :
Quản trị lợi nhuận là hành động điều chỉnh lợi nhuận kế toán của nhà quản trị
doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán. Tùy thuộc
vào mục tiêu điều chỉnh tăng hay giảm lợi nhuận mà kế toán sẽ vận dụng các chính
sách kế toán phù hợp để điều chỉnh lợi nhuận theo yêu cầu của nhà quản trị doanh
nghiệp.
- Mục tiêu về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp:
Trang 4
Nếu mức thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp tăng lên thì các doanh nghiệp
có xu hướng vận dụng các chính sách kế toán sao cho chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp là nhiều nhất và ngược lại.
- Mục tiêu của chủ doanh nghiệp : Hầu hết các doanh nghiệp, tùy theo những
mục tiêu mang tính chủ quan của nhà quản trị có thể thực hiện hành vi quản trị lợi
nhuận nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi đó, việc vận dụng các phương
pháp kế toán cũng như những ước tính kế toán nhằm “bóp mép” sự trung thực của
những thông tin kế toán miễn sao luồng thông tin này được lập trong khuôn khổ chuẩn
mực kế toán quy định. Như vậy, nhiều chủ doanh nghiệp chỉ xem kế toán như một
công cụ để kê khai thuế theo quản lý của nhà nước, chứ chưa thực sự quan tâm đến vai
trò quản lý của kế toán.
6.2 Một số nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn

chính sách kế toán
Dựa vào các lý thuyết đã nêu trên, một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng
các nhân tố sau được dùng để giải thích hành vi lựa chọn chính sách kế toán của các
doanh nghiệp.
6.2.1 Các vấn đề về nợ vay của doanh nghiệp
Các hợp đồng vay nợ (debt contracts)
Watts và Zimmerman (1978, theo Steven và Laurie S. Swinney 2004) có những
nghiên cứu chứng minh được rằng trong trường hợp, doanh nghiệp có nguy cơ vi
phạm các điều khoản trong hợp đồng vay nợ, để tránh phải đối mặt với tình trạng vỡ
nợ kỹ thuật (technical default) và phải gánh chịu các khoản chi phí liên quan, doanh
nghiệp thường có xu hướng thay đổi chính sách kế toán cũng như lựa chọn chính
sách kế toán phù hợp hơn để làm tăng mức lợi nhuận công bố.
Nhiều nghiên cứu khác như nghiên cứu của Steven Young (1998), Steven và
Laurie S. Swinney (2004), cũng cung cấp những kết quả tương tự cho thấy các nhà
quản trị sẽ thực hiện các quyết định về chính sách kế toán để giảm khả năng vi phạm
các điều khoản trong hợp đồng vay nợ, cũng như để tránh hoặc trì hoãn các chi phí
do vi phạm hợp đồng.Zmijewski và Hagerman (1981, theo Cathy J.Mccall 2007),
Trang 5
Beatty và Weber (2003, theo Cathy J.Mccall 2007) cũng chứng minh được ảnh
hưởng quan trọng của các hợp đồng vay nợ lên các quyết định về chính sách kế toán
của nhà quản trị.
Mức độ vay nợ của doanh nghiệp (leverage)
Theo Watts và Zimmerman (1990), mức độ vay nợ có liên quan chặt chẽ và ảnh
hưởng thuận chiều tới khả năng các nhà quản trị lựa chọn các chính sách kế toán làm
tăng lợi nhuận; tức là mức vay nợ càng cao, các doanh nghiệp càng có xu hướng
thực hiện chính sách kế toán làm tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, Watts và Zimmerman
(1990) còn cho rằng tùy thuộc vào mức độ giám sát của các chủ nợ mà các doanh
nghiệp có xu hướng chọn chính sách kế toán làm tăng lợi nhuận.
Dhaliwal (1980, theo Cathy J.Mccall 2007) cũng có những nghiên cứu để kiểm
tra ảnh hưởng của cấu trúc vốn của doanh nghiệp lên quyết định của nhà quản trị đối

với các chính sách kế toán. Các chứng cứ thực nghiệm cho thấy các nhà quản trị của
các doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính cao sẽ chống lại các chính sách kế toán làm
giảm lợi nhuận. Dhaliwal (1980, theo Cathy J.Mccall 2007) nhận thấy rằng các quyết
định của nhà quản trị về chính sách kế toán liên quan tới cấu trúc vốn của doanh
nghiệp bởi vì sự tồn tại của các điều khoản hạn chế trong các hợp đồng vay nợ cùng
các thỏa hiệp công khai và riêng tư trong các hợp đồng này.
Holthausen và Leftwich (1983, theo Colin et al. 2007) cho rằng động cơ thúc
đẩy các nhà quản trị thực hiện chính sách kế toán làm tăng lợi nhuận phụ thuộc vào
chi phí của việc vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay nợ và khả năng mức
vay nợ ảnh hưởng bất lợi đến nguồn tài chính trong tương lai của doanh nghiệp. Sau
khi xem xét một số bài nghiên cứu từ các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm,
Holthausen và Leftwich (1983,theoColin et al. 2007) nhận thấy rằng quy mô doanh
nghiệp cùng mức độ vay nợ là hai nhân tố duy nhất ảnh hưởng đáng kể đến việc
quyết định lựa chọn chính sách kế toán.
Godfrey (1994), cũng đã kiểm tra sự liên kết giữa các quyết định chính sách kế
toán với tỷ lệ nợ của doanh nghiệp và cho ra các kết quả tương tự.
Trang 6
Thêm nữa, dựa trên việc phân tích tác động của chi phí thuế, Lilian F. Mills và
Kaye J. Newberry (2001), Christos Tzovas (2006) chứng minh được rằng áp lực vay
nợ (debt contraints) là nhân tố ảnh hưởng đến tầm quan trọng của chi phí phi thuế
đối với một doanh nghiệp,do vậy các doanh nghiệp do có xu hướng phải gánh chịu
chi phí phi thuế lớn từ độ bẩy tài chính cao thì càng có động cơ thực hiện chính sách
kế toán làm tăng lợi nhuận.
Rõ ràng hơn, các nghiên cứu thực nghiệm của Colin.R. Dey et al. (2007) về các
nhân tố quyết định chính sách kế toán tại các doanh nghiệp ở Ai Cập cho thấy mức
sử dụng nợ càng lớn thì các doanh nghiệp có càng nhiều khả năng sẽ chọn các chính
sách kế toán, cụ thể là chọn phương pháp khấu hao làm tăng lợi nhuận để tránh mức
tăng lên của thuế.
6.2.2Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
Bài viết của Steven Young năm 1998 về các nhân tố quyết định việc lựa chọn

chính sách kế toán theo quan điểm nhà quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở
Anh cung cấp những bằng chứng cho thấy các nhà quản trị thực hiện các quyết định
về chính sách kế toán để ra tín hiệu cho sự thực hiện dòng tiền hi vọng trong tương
lai và giảm khả năng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng vay nợ.
Các nghiên cứu của Cloyd et al. (1996), Bosnyák (2003, theo Nguyễn Thị Kim
Oanh 2012) tại Hungary về các lựa chọn chính sách kế toán của các tập đoàn lớn và
doanh nghiệp nhỏ đã xác nhận tác động của thuế đến kế toán, thuế luôn là yếu tố
mạnh mẽ nhất ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán.
Một chính sách kế toán tiết kiệm thuế có thể giúp cải thiện dòng tiền của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, việc tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệpthường đi đôi
với việc công bố một mức thu nhập chịu thuế thấp hơn, điều này có những ảnh
hưởng nghiêm trọng. Chẳng hạn như ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp
trong việc đáp ứng các yêu cầu về tuân thủ hợp đồng, quyền lợi nhà quản trị cũng
như các bên liên quan sẽ bị ảnh hưởng, đây chính là chi phí phi thuế của chính sách
tiết kiệm thuế. Họ phải lựa chọn giữa chi phí thuế hay các chi phí phi thuế, kết quả
Trang 7
của việc lựa chọn này sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn chính sách kế toán
(Christos Tzovas, 2006).
6.2.3 Đặc thù của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Thuyết kế toán thực nghiệm (Positive Accounting Theory) của Watts và
Zimmerman năm 1990 cho rằng chủ nghĩa cơ hội quản lý (managerial opportunism)
ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán. Các nhà nghiên cứu thuyết kế toán
thực nghiệm giả định và chứng minh được rằng các để tăng mức thưởng của mình
(trong trường hợp chính sách thưởng dựa trên lợi nhuận kế toán) các nhà quản trị sẽ
thường ưu tiên chọn chính sách kế toán tăng lợi nhuận.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm bao gồm Hagerman và Zmijewski (1979, theo
Cathy J.Mccall 2007),Dhaliwal, Salamon, và Smith (1982), và Healy (1985) đã tiến
hành xem xét liệu các kế hoạch trả thù lao có liên quan tới việc lựa chọn chính sách
kế toán hay không.Dhaliwal, Salamon, và Smith (1982) sử dụng các lựa chọn trong

chính sách khấu hao kế toán năm 1962 để kiểm tra chứng minh được giả thuyết rằng
các doanh nghiệp do nhà quản trị kiểm soát (management-controlled) có nhiều khả
năng chọn các chính sách kế toán làm tăng lợi nhuận hơn là những doanh nghiệp do
ông chủ kiểm soát (owner-controlled). Steven Young (1998) cũng chứng minh được
rằng các nhà quản trị do ảnh hưởng của chính sách thưởng, có nhiều khả năng sẽ lựa
chọn chính sách kế toán làm tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các nhà quản trị luôn điều chỉnh tăng
mức lợi nhuận công bố trong các kỳ.Họ có thể điều chỉnh lợi nhuận giảm xuống nếu
mức lợi nhuận thực tế đạt được cao hơn giới hạn được thưởng, hoặc mức lợi nhuận
thực tế đạt được thấp hơn nhiều so với giới hạn được thưởng. Thực hiện điều này,
các nhà quản trị có thể dịch chuyển phần lợi nhuận năm này qua năm sau, và làm
tăng mức thưởng của mình. Healy (1985) đã chứng minh rằng các chi tiết trong hợp
đồng của một chính sách thưởng cụ thể sẽ có những tác động đáng kể đến các quyết
định về chính sách kế toán của nhà quản trị.
Trang 8
Watts và Zimmerman (1990) cho rằng có hai loại kế hoạch trả thù lao cơ bảnsử
dụng các chỉ tiêu kế toán để thưởng công cho nhà quản trị, là kế hoạch thưởng
(bonus plans) và kế hoạch thực hiện (performance plans). Các kế hoạch nàysẽ thúc
đẩy họ lựa chọn và thay đổi các chính sách kế toán để cố gắng làm tăng giá trị công
ty và thù laocủa mình. Giả định này dẫn đến một giả định đã được kiểm chứng bởi
nhiều nghiên cứu trước đây, đó là: Các nhà quản trị của công ty với kế hoạch thưởng
có nhiều khả năng chọn chính sách kế toán có thể chuyển lợi nhuận của các kỳ tương
lai cho lợi nhuận kỳ hiện tại để tối đa hóa thu nhập hiện tại của họ.
Ngược lại, trong những doanh nghiệp mà quyền kiểm soát công ty tập trung
trong tay các chủ sở hữu, các chủ sở hữu trực tiếp kiểm soát quản lý công ty thì các
chính sách thưởng là không cần thiết, bởi lúc này thông tin có thể được trực tiếp trao
đổi cho các cổ đông khác hoặc các bên liên quan mà không phải thông qua báo cáo
tài chính. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có xu hướng theo đuổi một chính
sách kế toán có thể giúp họ tiết kiệm thuế. Christos Tzovas trong cuộc nghiên cứu
thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại Hy

Lạp năm 2006 cho thấy rằng đặc điểmquyền kiểm soát tập trung trong tay các chủ sở
hữu đã khiến các doanh nghiệp này ít quan tâm tới các chi phí phi thuế và họ có xu
hướng lựa chọn chính sách kế toán có thể giúp họ tiết kiệm thuế hơn.
Bài nghiên cứu tương tự của Colin.R. Dey cùng các đồng nghiệp tại Ai Cập
năm 2007 cũng cho thấy đặc điểm các doanh nghiệp có chủ sở hữu trực tiếp nắm
quyền kiểm soát tại đây đã khiến cho các chính sách kế toán làm giảm mức lợi nhuận
công bố được ưu tiên hơn để giảm bớt gánh nặng thuế và thông qua đó cải thiện
dòng tiền của doanh nghiệp.
Tình trạng niêm yết của doanh nghiệp
Các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch thường có quy mô lớn và hình thức
chủ sở hữu tách biệt chức năng quản lý, do vậy cũng phải chịu ảnh hưởng của các
chính sách trả thù lao nói trên trong quá trình ra quyết định. Cloy et al. (1996) cho
rằng, so với các công ty không niêm yết trên sàn, các công ty niêm yết phải đối mặt
với chi phí phi thuế lớn hơn là bởi đặc thù doanh nghiệp dàn trải dẫn đến nhu cầu tín
Trang 9
nhiệm nhiều (được thể hiện trong các hợp đồng thưởng mà các hợp đồng này dựa trên
các chỉ tiêu kế toán làm ảnh hưởng đến các quyết định về chính sách kế toán của nhà
quản trị), và bởi vì các nhà quản trị tin rằng mức lợi nhuận công bố sẽ quyết định giá
trị thị trường của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh thị trường vốn hoạt động hiệu quả, tuy các cổ đông của các công
ty được niêm yết ưu chuộng một dòng tiền thuần cao hơn (vì điều này có thể dẫn đến
mức cổ tức được chia cao hơn) nhưng Christos Tzovas (2006) cho rằng trong trường
hợp nhà quản trị doanh nghiệp tin rằng, những con số kế toán được công bố có ảnh
hưởng đáng kể lên giá của cổ phiếu và các ảnh hưởng này có thể lớn hơn ảnh hưởng
do việc tiết kiệm mức thuế phải nộp mang lại, có khả năng các nhà quản trị sẽ hướng
đến mục tiêu công bố lợi nhuận cao hơn để tạo ảnh hưởng tốt lên giá cổ phiếu, mặc dù
điều này thông thường kéo theo các khoản thuế phải nộp tăng theo. Christos Tzovas
(2006) cũng chứng minh được rằng những công ty được niêm yết trên sàn quan tâm
đến giá cổ phiếu hơn là mức thuế tiết kiệm được, do vậy mà các công ty này phải đối
mặt với chi phí phi thuế lớn. Kết quả là những công ty được niêm yết trên sàn giao

dịch thường thích lựa chọn chính sách kế toán làm tăng mức lợi nhuận công bố để
nâng giá trị cổ phiếu của họ.
6.2.4 Mức độ sử dụng các hợp đồng liên quan đến các chỉ tiêu kế toán
Nghiên cứu của Steven Young năm 1998 về các nhân tố quyết định việc lựa
chọn chính sách kế toán theo quan điểm nhà quản trị ở Anh đã chứng minh được vai
trò quan trọng của các chỉ tiêu kế toán trong các thỏa thuận hợp đồng đã làmảnh
hưởng đến các quyết định về chính sách kế toán của nhà quản trị tại đây.
Christos Tzovas (2006) cũng lập luận rằng trong trường hợp các doanh nghiệp
sử dụng nhiều hợp đồng liên quan đến các chỉ tiêu kế toán, doanh nghiệp phải lựa
chọn chính sách kế toán để làm tăng mức lợi nhuận công bố.
6.2.5 Sự ổn định của thu nhập (income smoothing)
Nhiều sự giải thích đã được đưa ra để chứng minh cho sự ưu tiên của nhà quản
trị dành cho mức lợi nhuận ổn định. Chẳng hạn như, Ronen và Sadan (1981) chứng
minh được rằng các động cơ của nhà quản trị để tối đa hóa mức thưởng sẽ làm nền
Trang 10
tảng cho sự phù hợp của thu nhập. Chaney và Lewis (1994)và Easton và Zmijewski
(1989, theoSteven Young 1998) chứng minh rằng mức lợi nhuận ổn định cho phép
các cổ đông có thể đánh giá tốt hơn sự ổn định của mức lợi nhuận hiện tại.
Bài phân tích cắt ngang (cross-section) của Steven Young năm 1998 về các
nhân tố quyết định việc lựa chọn chính sách kế toán theo quan điểm nhà quản trị ở
Anh cũng chứng minh được các xem xét về sự ổn định của thu nhập có ảnh hưởng
lớn đến quyết định chính sách kế toán, các nhà quản trị tích cực thực hiện chính sách
kế toán để giảm sự biến động của các mức lợi nhuận công bố.
Các quyết định về lựa chọn chính sách kế toán được chi phối bởi nhiều nhân tố
nhưng nhìn chung đều được xem xét dựa trên các ảnh hưởng kinh tế (economic
consequences) mà các chính sách này mang lại (Dhaliwal et al., 1982). Ảnh hưởng
kinh tế ở đây, theo Holthausen and Leftwich (1983,theoColin et al. 2007), là một sự
thay đổi trong chính sách kế toán sẽ làm thay đổi cách thức tính toán, do đó sẽ làm
thay đổi các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp như sự phân phối dòng tiền hoặc
quyền lợi của các bên sử dụng những thông tin này cho việc ký kết hợp đồng hay ra

quyết định. Các kết quả nghiên cứu của Hagerman và Zmijewski’s (1979, theo Cathy
J.Mccall 2007) đã chỉ ra rằng các động cơ kinh tế thật sự là những động cơ trong
việc lựa chọn quyết định chính sách kế toán.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết được đưa ra như sau:
H1:Mức vay nợ của một Doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế
toán của Doanh nghiệp đó.
H2: Khả năng vi phạm hợp đồng của Doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa chọn
chính sách kế toán của Doanh nghiệp.
H3: Chính sách thưởng cho nhà quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa chọn
chính sách kế toán của Doanh nghiệp.
Trang 11
H4: tình trạng niêm yết trên sàn giao dịch của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa
chọn chính sách kế toán của Doanh nghiệp.
H5: sự ổn định giữa các mức lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa chọn
chính sách kế toán của Doanh nghiệp.
H6: mức độ sử dụng các hợp đồng có liên quan của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc
lựa chọn chính sách kế toán của Doanh nghiệp.
H7: chi phí thuế thu nhập doanh nghiệpảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế
toán của Doanh nghiệp.
8. Phương pháp và mô hình nghiên cứu
8.1 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm hiểu quan điểm của kế toán
viên và kiểm toán viên về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán
tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM.
Dựa trên một số nghiên cứu trước đây có liên quan về đề tài nghiên cứu, kết hợp
việc xem xét áp dụng trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, tác giả lập ra mô hình
nghiên cứu phù hợp, sau đó xây dựng bảng câu hỏi để thu thập số liệu và tiến hành
nghiên cứu định lượng.
8.2 Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở khảo cứu các mô hình nghiên cứu đã có trong các công trình nghiên
cứu trước, tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu gồm các nhân tố được xem là phù
hợp trong điều kiện cụ thể của Việt Namđặc biệt là tại TPHCM thể hiện qua mô
hình dưới đây. Mô hình nghiên cứu tác giả xây dựng dựa trên các mô hình nghiên
cứu của: Watts và Zimmerman (1990),Cloyd et al. (1996), Steven Young (1998),
Steven và Laurie S. Swinney (2004), Christos Tzovas (2006).
Trang 12
Trang 13
Việc lựa chọn
chính sách kế
toán
Mức vay nợ
Mức độ sử dụng các
hợp đồng liên quan
Sự ổn định giữa các
mức lợi nhuận
Chi phí thuế
Tình trạng niêm yết
trên sàn giao dịch
Chính sách thưởng
cho nhà quản trị
Khả năng vi phạm
Hợp đồng vay nợ
Y = α + β
1
X
1
+ β
2
X

2
+ β
3
X
3
+ β
4
X
4
+ β
5
X
5
+ β
6
X
6
+ β
7
X
7
- Y : Việc lựa chọn chính sách kế toán
- X
1
Mức vay nợ : Doanh nghiệp vay càng nhiều càng có động cơ thực hiện
chính sách kế toán tăng lợi nhuận để tác động đến quyết định cho vay của chủ
nợ và ký kết được những điều khoản thuận lợi hơn. Kỳ vọng dấu (+)
- X
2
Khảnăng vi phạm hợp đồng vay nợ : Chính sách kế toán có liên hệ mật

thiết với các điều khoản trong các hợp đồng vay nợ bởi trong các hợp đồng
vay nợ này có một số các điều khoản liên quan tới các chỉ tiêu kế toán buộc
doanh nghiệp phải đạt được như giá trị ròng, vốn lưu động, đòn bẩy tài chính,
dòng tiền…. Đây là những chỉ tiêu kế toán điển hình dễ bị doanh nghiệp vi
phạm. Kỳ vọng dấu (+)
- X
3
Chính sách thưởng cho nhà quản trị : mức lương, thưởng này được tính
dựa trên tỷ lệ % cho trước nhân với lợi nhuận, lợi nhuận càng cao nhà quản trị
càng được hưởng mức lương, thưởng cao, do vậy các nhà quản trị có xu
hướng lựa chọn chinh sách kế toán sao cho có thể tối đa hóa mức lương,
thưởng của mình.Kỳ vọng dấu (+)
- X
4
Tình trạng niêm yết trên sàn giao dịch : Các doanh nghiệp niêm yết có
động cơ thực hiện chính sách kế toán tăng lợi nhuận để nâng giá trị cổ
phiếu.Kỳ vọng dấu (+)
- X
5
Sự ổn định giữa các mức lợi nhuận :Lợi nhuận giữa các kỳ kế toán biến
động lớn sẽ tạo cảm giác rủi ro hơn cho các nhà đầu tư khi họ đầu tư vào
doanh nghiệp. Do vậy, so với các cổ phiếu có lợi nhuận nhiều biến động giữa
các kỳ, các nhà đầu tư thông thường ưu tiên sẵn sàng trả giá cao hơn cho các
cổ phiếu có thu nhập ổn định và có thể dự đoán được, do vậy mà các nhà
quản trị có thể sử dụng chính sách kế toán để thực hiện dịch chuyển sự biến
động của lợi nhuận kỳ này sang kỳ tới nhằm nâng giá trị cổ phiếu công ty. Kỳ
vọng dấu (-)
Trang 14
- X
6

Mức độ sử dụng các hợp đồng có liên quan : Việc sử dụng thường xuyên
các hợp đồng liên quan đến các chỉ tiêu kế toán có thể buộc các nhà quản trị
phải đạt được một mức lợi nhuận nhất định phù hợp để tránh các chi phí phi
thuế. Như vậy, doanh nghiệp sử dụng càng nhiều hợp đồng liên quan tới các
chỉ tiêu kế toán thì càng có động cơ thực hiện chính sách kế toán làm tăng lợi
nhuận, do việc công bố lợi nhuận kế toán ở mức thấp có thể có những ảnh
hưởng tiêu cực đến các thỏa thuận trong các hợp đồng. Kỳ vọng dấu (+)
- X
7
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp :Ngoài việc được sử dụng cho các điều
khoản trong hợp đồng, các chỉ tiêu kế toán cònđược sử dụng cho các mục
đích thuế, làm ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp.Do đó mà các nhà
quản trị cần phải thực hiện hành động quản trị lợi nhuận sao cho số thuế phải
nộp là hợp lý và tiết kiệm nhất. Kỳ vọng dấu (-)
9. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là các kế toán
trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên, kiểm toán viên, cụ thể là các quan điểm của họ
về nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán tại các doanh nghiệp trên
địa bàn TPHCM.
- Phạm vi nghiên cứu : Các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TPHCM.
10. Dữ liệu nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, mẫu được chọn khảo sát gồm
150 kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên và kiểm toán viên (ở đây bao gồm
cả các trợ lý kiểm toán) các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn TPHCM.
Phương pháp thu thập dữ liệu được thông qua việc khảo sát trực tiếp và sử dụng
các công cụ như Email, Facebook… để gửi đường link câu hỏi. Bảng câu hỏi gồm 2
phần với phần đầu hỏi về thông tin về nhân khẩu học và phần sau nhằm khảo sát mức
độ đồng ý của 150 kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên và kiểm toán viên về
các nhân tố ảnh hưởng việc lựa chọn chính sách kế toán ở Việt Nam .Bảng câu hỏi sử
dụng thang đo định danh và thang đo Likert năm mức độ: (1) – Rất không đồng ý, (2)

Trang 15
– Không đồng ý, (3) – Trung lập, (4) – Đồng ý và(5) – Rất đồng ý. Trong bảng câu
hỏi, thang đo định danh được sử dụng để phân chia các lớp đối tượng, các đặc trưng
của từng đối tượng như: nghề nghiệp, bằng cấp chuyên ngành, kinh nghiệm làm
việc… Thang do Likert dùng khảo sát mức độ đồng ý của đối tượng khảo sát đối với
từng nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chính sách kế toán được đưa ra.
11. Ý nghĩa nghiên cứu
Chính sách kế toán ở mỗi doanh nghiệp bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan
của doanh nghiệp đó, việc tìm hiểu các nhân tố này là một vấn đề có tính cấp thiết bởi
nó có thể giúp cho người sử dụng báo cáo tài chính dựa vào những nhân tố này có thể
dự đoán được xu hướng lựa chọn chính sách kế toán tăng hay giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp, cũng như dự đoán được các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thực tế có xu
hướng tăng hay giảm so với số liệu được trình bày.
12. Kết cấu dự kiến của luận văn:
Ngoài chương mở đầu, phụ lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn có kết cấu gồm các chương:
- Chương 1 : Giới thiệu
Trong chương này sẽ giới thiệu tổng quát về lý do chọn đề tài, vấn đề nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu
- Chương 2 : Cơ sở lý thuyết
- Chương 3 : Thiết kế nghiên cứu
- Chương 4 : Phân tích kết quả nghiên cứu
- Chương 5 : Kết luận và kiến nghị
Trang 16
13. Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bộ Tài Chính (2001), “Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2 – Hàng tồn kho”,
Theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, Hà Nội;
2. Bộ Tài Chính (2001), “Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 4 – Tài sản cố định

vô hình”, theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, Hà Nội;
3. Bộ Tài Chính (2001), “Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 – Doanh thu và
thu nhập khác”, theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, Hà Nội;
4. Bộ Tài Chính (2003), “Chuẩn mực kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài
chính”, theo quyết định số 234/2003/QĐ – BTC, Hà Nội;
5. Bộ Tài Chính (2006), “Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 – Kiểm toán
các ước tính kế toán”, theo Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC, Hà Nội;
6. Bộ Tài Chính (2009), “Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản
dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ
phai3 thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại
doanh nghiệp”, theo Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009, Hà Nội;
7. Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật
công ty Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp luật số 4 (41);
8. Chính phủ (2012), “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Chứng khoán vàLuật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Chứng khoán”, theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012, Hà Nội;
9. Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy
Khanh, Phạm Hùng Việt (2011), “Từ điển Tiếng Việt Phổ Thông”, NXB
Phương Đông, TP.HCM;
10.Nguyễn Thị Kim Oanh (2012), “Đánh giá sự vận dụng các chính sách kế
toán tại Công ty Cổ phần lương thực và Dịch vụ Quảng Nam”, Tóm Tắt
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng;
11.Phạm Thị Bích Vân (2013), “Các cách đo lường sự trung thực của chỉ tiêu
lợi nhuận”, Tạp chí khoa học số 1, tr. 39-47;
12.Quốc Hội (2003), “Luật Kế Toán”, theo Luật số 03/2003/QH11 ngày
17/6/2013;
13.Quốc Hội (2011), “Luật Kiểm Toán Độc Lập”, theo Luật số 67/2011/QH12
ngày 29/3/2011, Hà Nội;
Trang 17
14.Vũ Hữu Đức (2010), “Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán”, NXB

Lao động, TP.HCM;
Tiếng Anh
15.Cathy J. Mccall (2007), “Evidence on the Determinants of Accounting
Procedure Choice by Regulated Firms”, Thesis forthe degree Doctor of
Business Administration, Cleveland State University, UMI Dissertations
Publishing;
16.Cloyd, B.C., Pratt, J. and Stock, T. (1996), “The use of financial accounting
choice to support aggressive tax positions: public and private firms”,
Journal of Accounting Research, Vol. 34 No. 1, pp. 23-43;
17.Chaney, P. K. and Lewis, C.M. (1994), “Earnings Management and Firm
Valuation under Asymmetric Information”, Journal of Corporate
Finance,pp. 319-345
18.Christos Tzovas (2006), “Factors influencing a firm’s accounting policy
decisions when tax accounting and financial accounting coincide”,
Managerial Auditing Journal, Vol. 21 No. 4, pp. 372-386;
19.Colin.R. Dey, John R. Grinyer, C.Donald Sinclair and Hanaa El-Habashy.
(2007), “Determinants of Accouning Choices in Egypt”, The Journal of
Applied Accounting Research, Vol. 8, pp. 48-92;
20.Dhaliwal, D.S., Salamon, G.L. and Smith, E.D. (1982), “The effect of owner
versus management control on the choice of accounting methods”, Journal
of Accounting and Economics, pp. 77-117;
21.Godfrey, J. M. (1994),“Foreign currency accounting policy: The Impact of
Asset Specificity”, Contemporary Accounting Research, 10 (2), pp. 643-671
Trang 18

×