Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

BCTT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.37 KB, 23 trang )

1

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện thành công quá trình thực tập từ ngày 31/12/2018 đến hết ngày
25/01/2019, ngoài lỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp lớn lao và
vô cùng ý nghĩa. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên, Thạc sĩ Đàm Thị
Thanh Huyền vì đã hướng dẫn em tận tình, chỉ bảo và giải đáp mọi thắc mắc của em
trong suốt quãng thời gian thực tập, cũng như dành thời gian để đưa ra những lời nhận
xét, góp ý quý báu giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập tổng hợp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng đã
tạo điều kiện, giới thiệu em cùng các bạn có cơ hội được thực tập và học hỏi kinh
nghiệm tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh
Lạc Thủy Hòa Bình, một trong những Ngân hàng lớn và uy tín hàng đầu Việt Nam.
Đồng thời, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám đốc
Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh
Lạc Thủy Hòa Bình cùng các anh chị trong phòng Giao Dịch Đồng Tâm cũng như
các anh chị cán bộ nhân viên AGRIBANK chi nhánh huyện Lạc Thủy vì đã tạo điều
kiện giúp đỡ, hỗ trợ em trong thời gian thực tập cũng như đã đóng góp ý kiến, giúp
đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên bài báo cáo này
không tránh khỏi những sai sót về nội dung và trình bày. Em rất mong nhận được sự
đánh giá và ý kiến phản hồi của thầy để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


2

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU..................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................................iv


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH LẠC THỦY HÒA BÌNH............................................1
1.1Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam chi nhánh Lạc Thủy Hòa Bình......................................................................................................1
1.1.1 Giới thiệu chung..........................................................................................................................1
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển................................................................................................2
1.2Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi
nhánh Lạc Thủy Hòa Bình.....................................................................................................................2
1.2.1 Chức năng:...................................................................................................................................2
1.2.2 Nhiệm vụ:....................................................................................................................................3
1.3Mô hình tổ chức và quản lý..............................................................................................................4
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG............................7
1.4Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Ngân hàng AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy........................7
PHẦN 3. VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC.............................................................14
3.1Vị trí thực tập..................................................................................................................................14
4.1Những vấn đề đặt ra cần giải quyết:..............................................................................................16
4.2. Đề xuất hướng đề tài khóa luận:..................................................................................................17


3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.4: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Ngân hàng AGRIBANK chi nhánh
Lạc Thủy.............................................................................................................................................7
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy......10
Bảng 2.3: Đánh giá tình hình huy động vốn của AGRIBANK Lạc Thủy....................12
Bảng 2.4: Tình hình cho vay của AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy.............................13

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức.................................................................................................4
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của PGD Đồng Tâm................................................................14



4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
NH
AGRIBANK
KH
CP
TNDN
DPRR TD
LNTT
TSCĐ
TGTK
PGD
NHNN
TT
TCTD

Nghĩa của từ
Ngân hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Khách hàng
Chi phí
Thu nhập doanh nghiệp
Dự phòng rủi ro tín dụng
Lợi nhuận trước thuê
Tài sản cố định

Tiền gửi tiết kiệm
Phòng giao dịch
Ngân hàng nhà nước
Tỷ trọng
Tổ chức tín dụng


1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH
LẠC THỦY HÒA BÌNH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lạc Thủy Hòa Bình
1.1.1 Giới thiệu chung
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development
- Tên viết tắt: AGRIBANK
- Trụ sở chính: Số 2, Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội
- Điện thoại: 84 24 38379014 – 84 24 37724401 - 84 24 38313733 - 84
1900558818
- FAX: 84 24 38313690 - 84 24 38313709
- Website: www.agribank.com.vn
- Loại hình: Ngân hàng Thương mại Quốc doanh
- Vốn điều lệ: 30.354.513.001.584 (đồng)
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Lạc
Thủy Hòa Bình
- Tên công ty: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi

nhánh Lạc Thủy Hòa Bình
- Trụ sở tại: Số 108, khu 2, TT Chi Nê, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình
- Mã số thuế: 0100686174 – 750
- Điện thoại: 02183.874.145
- FAX: 02183.741.145
- Vốn điều lệ:
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển


2

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch
quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là
AGRIBANK) là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối
lượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước đặc biệt. AGRIBANK được thành
lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập, ngân hàng này mang tên Ngân
hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên
thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi
tên thành tên gọi như hiện nay. Với những thành tựu và kết quả tích tụ hơn 30 năm
qua, thế và lực của AGRIBANK đã được nâng lên một tầm cao mới. AGRIBANK
ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính trong nước
đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là Nông
nghiệp. Là một ngân hàng có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực thi chính
sách tiền tệ cũng điều hành kinh tế của Chính phủ nhất là trong thời kỳ khủng hoảng
tiền tệ, suy giảm kinh tế như hiện nay
AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy được thành lập vào ngày 07/11/2001. Trước
tình hình đó Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam đã ban hành quyết định số 955/NHNo-HĐQT- TCCB ngày 12/09/2007 Nâng cấp Chi nhánh huyện Lạc Thủy thành Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên cơ sở Chi nhánh cấp II trực
thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trước đây và

chính thức khai trương hoạt động vào ngày 26/12/2007. Đến nay Chi nhánh huyện
Lạc Thủy đã có sự phát triển nhanh chóng với cơ sở vật chất khang trang, công
nghệ được đầu tư hiện đại, với 1 Trụ sở chính toạ lạc tại thành phố Hòa Bình và 7
phòng giao dịch trực thuộc.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lạc Thủy Hòa Bình
1.2.1 Chức năng:
*Chức năng trung gian tín dụng: Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng,
Ngân hàng AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy đóng vai trò là "cầu nối" giữa người
dư thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Người dân sử dụng vốn nhàn rỗi của họ


3

đem gửi vào ngân hàng, AGRIBANK sẽ thực hiện chức năng trung gian tín dụng,
cho vay lại các khoản tiền đến những người có nhu cầu vay vốn.
*Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng AGRIBANK chi nhánh Lạc
Thủy làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách
hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ
hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu
khác theo lệnh của khách hàng.
*Chức năng tạo tiền: Để thực hiện chức năng này AGRIBANK chi nhánh Lạc
Thủy phải kết hợp cùng Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác
thông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư.
1.2.2 Nhiệm vụ:
*Huy động vốn:
- Ngân hàng AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy có nhiệm vụ khai thác và nhận
tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài
dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng
đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để
huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của
Ngân hàng Nông nghiệp.
- Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa
phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
*Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và các loại cho vay khác theo
quy định của Ngân hành Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
*Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- Cung ứng các phương tiện thanh toánThực hiện các dịch vụ thanh toán trong
nước cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ


4

- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác
- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Thu, phát tiền mặt; mua bán vàng
bạc, tiền tệ; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết
khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho
vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý
cho thuê tài chính, chứng khoán, bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác được
Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp cho phép.
1.3 Mô hình tổ chức và quản lý
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy tổ chức
Giám Đốc

Phó Giám

Đốc

P. Kế Hoạch Kinh Doanh

Phó Giám
Đốc

P. Marketing

PGD Phú Thành

P. Hành Chính
Nhân Sự

PGD Đồng Tâm

P. Điện Toán

PGD Thanh Hà

P. Kế Toán
Ngân Quỹ

PGD An Bình

(nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Nhiệm vụ chức năng từng phòng ban:
 Phòng Kế Hoạch - Kinh Doanh:
- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn có đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn nội tệ
và ngoại tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu

cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến
lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển


5

nguồn vốn.
 Phòng Kế Toán Ngân Quỹ:
- Là bộ phận trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán
theo quy định của ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam.
- Có chức năng xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu
chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình ngân hàng cấp
trên phê duyệt.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo
cáo theo quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định, chấp
hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Tổng hợp báo cáo chuyên đề Tài chính theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao.
 Phòng Điện Toán:
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của
chi nhánh.
- Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nghệ thông tin đảm bảo an
ninh hệ thống mạng, viết các chương trình ứng dụng phục vụ hạch toán kế toán, kế
toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác trên cơ sở phần
mềm hệ thống toàn Ngành thực hiện chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu,
thông tin theo quy định của Giám đốc.

- Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học, tại Hội sở và các
phòng Giao dịch trực thuộc
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.
 Phòng Hành Chính Nhân Sự:
- Quản lý cán bộ, nhân viên. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn


6

nhân lực và quản lý lao động như: xây dựng công tác tháng, quý, năm, quản lí con
dấu, lưu trữ văn thư, các văn bản pháp luật…
 Phòng Marketing:
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách
hàng để tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới và phát triển dịch vụ ngày càng tốt hơn
nhu cầu thị trường. Ngoài ra phòng Marketing còn thực hiện các hoạt động xúc tiến
như: quảng cáo, tuyên truyền, hội nghị khách hàng.


7

PHẦN 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
1.4 Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Ngân hàng AGRIBANK chi
nhánh Lạc Thủy
Bảng 1.4: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Ngân hàng AGRIBANK chi
nhánh Lạc Thủy


CHỈ TIÊU
A. TÀI SẢN


2015
Số tiền TT (%)

2016
Số tiền TT (%)

460.919

100

475.733

100

80,57

391.204

82,23

2,23

12.159

2,55

15.380

3,07


1.906

18,58

3.221

26,49

0,99

4.366

0,92

4.723

0,94

(195)

(4,28)

357

8,17

0,44

2.971


0,62

3.377

0,67

1.106

59,3

406

13,66

76,91

371.708

78,14

89.709

19,43

84.529

12.112

2,61


40.033
37.564

I. TÀI SẢN NGẮN
373.210
HẠN
1. Tiền mặt, vàng bạc, đá
10.253
quý
2. Tiền gửi tại NHNN
4.561
3. Tiền gửi và cho vay
1.865
tại các TCTD khác
4. Cho vay khách hàng
354.531
II. TÀI SẢN DÀI HẠN
1. Góp vốn, đầu tư dài
hạn
2. Tài sản cố định
3. Tài sản có khác
B. NGUỒN VỐN
I. NỢ PHẢI TRẢ
1. Các khoản nợ Chính
phủ và NHNN
2. Tiền gửi và vay các
TCTD khác
3. Tiền gửi của khách
hàng
4. Các khoản nợ khác

5. Vốn tài trợ và ủy thác

2017
Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016
Số tiền TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
501.25
100
14.814
3,21
25.525
5,37
8
409.96
81,78
17.994
4,82
18.757
5,03
1

77,1

17.177

4,85


14.773

3,97

17,77

386.48
1
91.207

18,22

(5180)

(5,77)

14.773

3,97

10.456

2,2

13.253

2,64

(1.656)


(13,67)

2.797

26,75

8,68
8,14

37.324
36.749

7,84
7,73

8,17
7,41

(2.709)
(815)

(6,77)
(2,17)

3.670
211

9,83
0,57


460.919

100

475.733

100

100

14.814

3,21

25.525

5,37

443.921

96,3

455.552

95,76

40.994
36.960
501.25
8

480.86
5

95,93

11.631

2,62

25.313

5,56

13.316

2,9

15.022

3,15

18.921

3,77

1.706

12,81

3.899


25,96

1.065

0,23

1.326

0,29

1.564

0,31

261

24,51

238

17,95

358.670

77,81

355.108

74,65


74,64

(3.562)

(0,99)

19.043

5,36

25.734
45.136

5,57
9,79

28.851
55.245

6,06
11,61

6,04
11,17

3.117
10.109

12,11

22,4

1.424
709

4,96
1,28

374.15
1
30.275
55.954


đầu tư
II. VỐN CHỦ SỞ HỮU

16.998

3,6

20.181
4,24
20.393
4,07
3.183
18,73
202
(Nguồn bản cân đối kế toán AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy ba năm 2015-2017)


1


Nhận xét: Thông qua bảng cân đối kế toán của AGRIBANK chi nhánh Lạc
Thủy trong ba năm 2015-2017, ta có thể thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của
Ngân hàng này tăng đều qua các năm, cụ thể:
- Về tài sản: Nhìn chung tài sản của Ngân hàng qua 03 năm biến động theo
chiều hướng tăng dần. Năm 2016 tăng 3,21% (tương đương với 14.814 triệu đồng),
năm 2017 tăng lên 5,37% (tương đương với 25.525 triệu đồng). Nguyên nhân của
việc tăng lên là do cho vay chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản nên cũng kéo theo
sự tăng lên của tổng tài sản. Năm 2015 cho vay đạt 354.531 triệu đồng (chiếm
76,91% tổng tài sản); năm 2016 cho vay đạt 371.708 triệu đồng (chiếm 78,14%
tổng tài sản); năm 2017 cho vay có xu hướng giảm nhẹ, đạt 26.696 triệu đồng
(chiếm 77,1% tổng tài sản).
Tài sản cố định biến đông tương đối ổn định qua 03 năm, tuy nhiên cũng có
biến động nhỏ vào năm 2016 khi TSCĐ giảm 6,77% so với năm 2015
- Về nguồn vốn: Do tính cân đối của bảng cân đối kế toán nên sự gia tăng tổng
tài sản cũng kéo theo sự gia tăng tương ứng của tổng nguồn vốn. Tiền gửi khách
hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên có thể
thấy tiền gửi của khách hàng cũng có sự biến động qua các năm: Năm 2015, tiền
gửi của khách hàng là 358.670 triệu đồng (chiếm 77,81% tổng nguồn vốn); năm
2016 tiền gửi của khách hàng giảm nhẹ (khoảng 0,99%), tuy nhiên đến năm 2017 đã
tăng mạnh trở lại (khoảng 5,36%) so với năm 2016. Vốn đi vay và vốn chủ sở hữu
mặc dù có tăng nhẹ qua các năm nhưng do chiếm tỉ trọng thấp nên không ảnh
hưởng nhiều tới tổng nguồn vốn. Từ đó có thể thấy Ngân hàng không kinh doanh
nhiều dựa trên vốn chủ sở hữu.
Tóm lại, qua 3 năm hoạt động mặc dùng nên kinh tế có nhiều biến động nhưng
vẫn không gây ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động của Ngân hàng mà ngược lại
Ngân hàng còn phát triển ổn định. Qua đó cho thấy được sự nỗ lực của Ban lãnh
đạo cùng toàn thể nhân viên đã góp phần đưa chi nhánh ngày càng phát triển và tình

hình tài chính ngày càng được củng cố vững chắc, khẳng định vị thế “BIG4” ngày
càng lớn mạnh ở Việt Nam trước tình hình kinh tế khó khăn ở nước ta hiện nay.


Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy
Đơn vị: Triệu đồng
2.2 Kết quả hoạt động
2015
2016
2017
Chênh lệch 2016/2015
Chênh lệch 2017/2016
kinh doanh của Ngân
hàng AGRIBANK chi
nhánh Lạc Thủy trong giai Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)
Số tiền
TT (%)
Số tiền
TT (%)
đoạn 2015-2017:CHỈ
TIÊU
1. Thu nhập lãi
115.336 96,73 121.190 96,63 127.416
96,46
5.854
5,08
6.226
5,14
2. Chi phí lãi
92.186

98,78
94.125
98,9
99.038
98,82
1.939
2,1
4.913
5,22
I. Thu nhập lãi thuần
23.150
27.065
28.378
3.915
16,91
1.313
4,85
3. Thu nhập dịch vụ
1.749
1,47
1.981
1,58
2.189
1,66
232
13,26
208
10,5
4. Chi phí dịch vụ
351

0,38
343
0,36
452
0,45
(8)
(2,28)
109
31,79
II. Lãi/ lỗ thuần từ hoạt
1.398
1.638
1.737
240
17,17
99
6,04
động dịch vụ
5. Thu nhập khác
2.139
1,8
2242
1,79
2.491
1,88
103
4,82
249
11,11
6. Chi phí khác

784
0,84
703
0,74
736
0,73
(81)
(10,33)
33
4,69
IV. Lãi/lỗ thuần từ hoạt
1.355
1.539
1.755
184
13,58
216
14,04
động khác
(10.026
(12.845
V. Chi phí hoạt động
(11.799)
1.773
17,68
1.046
8,87
)
)
VI. LN thuần trước CP

15.877
18.443
19.025
2.556
16,09
582
3,16
DPRR TD
VII. CP DPRR TD
(1.073)
(1.287)
(1.698)
214
19,94
411
31,93
VIII. Tổng LNTT
14.804
17.156
17.327
2.352
15,89
171
1
(nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củaAGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy 2015-2017 )


Nhận xét: Trong giai đoạn 03 năm từ năm 2015 – 2017 các khoản thu nhập
của AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy liên tục tăng đều, cụ thể:
- Thu nhập từ lãi năm 2015 là 115.336 triệu đồng (chiếm 96,73% tổng thu

nhập), tăng thêm 5.854 triệu đồng vào năm 2016 (tăng 5,08%) và năm 2017 đạt
được 127.416 triệu đồng (tăng 5,14% so với năm 2016). Đây là hoạt động tín dụng
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản Có và đem lại thu nhập chủ yếu cho
Ngân hàng.
- Hoạt động dịch vụ và hoạt động khác có xu hướng tăng đều trong 03 năm
2015 – 2017. Nguyên nhân là do chi phí cho hoạt động dịch vụ và các hoạt động
khác giữ ổn định và tăng không đáng kể. Có thể thấy đây là một tín hiệu đáng mừng
khi AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy đang dần đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ,
phù hợp với nhu cầu của khách hàng hiện nay.
- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng khá nhiều vào năm 2017: tăng 31,93%
so với năm 2016, trong khi đó năm 2016 thì CP DPRR TD chỉ tăng 19,94% so với
năm 2015.
- Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng vẫn tăng đều qua các năm, tiêu biểu
như năm 2016 tăng 2.352 triệu đồng so với năm 2015 (tăng 15,89%) và giữ vững ổn
định trong năm 2017 (tăng nhẹ khoảng 1% so với năm 2016.
2.3 Đánh giá tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng
AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy:


Bảng 2.3: Đánh giá tình hình huy động vốn của AGRIBANK Lạc Thủy
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ
TIÊ
U
Tổng
nguồ
n vốn
huy
động


2015

2016

2017

Chênh lệch
2016/2015

Chênh lệch
2017/2016
Số
tiền

Số
tiền

TT
(%)

Số
tiền

TT
(%)

Số
tiền

TT

(%)

Số
tiền

TT
(%)

TT
(%)

358.6
70

100

355.1
08

100

374.1
51

100

(3.562
)

(0,9

9)

19.04
5,36
3

(5,9
4)

13.57
5,79
4

Phân loại theo hình thức
TKT
K (có
kỳ
hạn)
TKT
T
(khô
ng kỳ
hạn

249.1
13

69,4
5


234.3
08

65,9
8

247.8
82

66,2 (14.80
5
5)

109.5
57

30,5
5

120.8
00

34,0
2

126.2
69

33,7
10,2

11.243
5.469 4,53
5
6

Phân loại theo khách hàng

nhân
Tổ
chức

263.5
54
95.11
6

73,4
8
26,5
2

240.4
40
114.6
68

67,7
1
32,2
9


261.3
06
112.8
45

69,8 (23.11 (8,7 20.86
8,68
4
4)
7)
6
30,1
20,5 (1.82 (1,5
19.552
6
6
3)
9)

Phân loại theo loại tiền
Nội
293.7 81,8 297.0 83,6 304.9 81,5
3.285 1,12 7.980 2,69
tệ
17
9
02
3
82

1
Ngoạ 65.95 18,1 58.10 16,3 69.16 18,4 (7.847 11,8 11.06 19,0
i tệ
3
1
6
7
9
9
)
9
3
4
(nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củaAGRIBANK chi nhánh Lạc
Thủy 2015-2017 )
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng
AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy có sự tăng dần qua các năm. Tổng nguồn vốn huy
động đạt 358.670 triệu đồng vào năm 2015, năm 2016 (giảm nhẹ 0,99% so với năm


2015) là 355.108 triệu đồng và có sự tăng vọt vào năm 2017 với tổng vốn huy động
đạt 374.151 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ độ uy tín của Ngân hàng ngày càng được
nâng lên cùng với sự đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi phù hợp với khách hàng.
Bảng 2.4: Tình hình cho vay của AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy
Đơn vị: Triệu đồng
CHỈ
TIÊU

2015
Số

tiền

TT
(%)

2016
Số
tiền

TT
(%)

Chênh
Chênh
2017
lệch
lệch
2016/2015 2017/2016
TT
TT
Số
TT
Số
Số
(%
(%
tiền
(%) tiền
tiền
)

)
386.4
17.17 4,8 14.77 3,9
100
81
7
5
3
7

Tổng
354.5
371.7
100
100
tiền
31
08
1. Khá
ch
hàng

275.6 77,7 286.1 76,9 300.1 77,6 10.49 3,8 13.98 4,8
nhân
52
5
43
8
29
6

1
1
6
9
Tổ
78.87 22,2 85.56 23,0 86.35 22,3
8,4
0,9
6.686
787
chức
9
5
5
2
2
4
8
2
2. Thời
gian
Ngắn
185.6 52,3 197.5 53,1 203.8 52,7 11.88
3,1
6,4 6.289
hạn
37
6
23
4

12
4
6
8
Trung
168.8 47,6 174.1 46,8 182.6 47,2
3,1
4,8
và dài
5.291
8.484
94
4
85
6
69
6
3
7
hạn
(nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củaAGRIBANK chi nhánh Lạc
Thủy 2015-2017 )
Tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng dần qua các năm mà tăng mạnh nhất vào
năm 2017. Cụ thể năm 2016 dư nợ cho vay tăng 17.177 triệu đồng so với năm 2015.
Năm 2017 đạt 386.481 triệu đồng, tăng 14.773 triệu đồng so với năm 2016. Một
trong những nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
này đang trên đà tăng trưởng khiến cho nhu cầu vay càng gia tăng. Trong phân loại
theo thời gian, tổng dư nợ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng trưởng đều
trong 03 năm gần đây, đến cuối năm 2017, cho vay ngắn hạn đã tăng hơn 3,18%



(tương ứng tăng 6,289 triệu đồng) so với năm 2016.


PHẦN 3. VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC.
Vị trí thực tập: Thực tập sinh vị trí chuyên viên tư vấn tín dụng
Phòng thực tập: Phòng Giao Dịch Đồng Tâm
3.1 Vị trí thực tập
Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của PGD Đồng Tâm

Trưởng PGD

Phó PGD

Trưởng nhóm bộ
phận Tín dụng

Giao dịch viên
PGD

Chuyên viên tư vấn
tín dụng
(nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Chức năng và nhiệm vụ của PGD Đồng Tâm
Để phục vụ cho nhu cầu tín dụng của các khách hàng, chi nhánh đã qui định
rất rõ ràng, cụ thể về chức năng nhiệm vụ của phòng. Bao gồm các công việc cụ thể
như sau:
- Giới thiệu và tư vấn cho khách về các hình thức vay nợ
- Phân tích tín dụng và các hợp đồng vay nợ của khách
- Chuẩn bị các chứng từ liên quan tới các khoản nợ được xác nhận.



- Thông báo cho ban giám đốc của chi nhánh và trụ sở chính xin ý kiến và
thừa nhận đối với các khoản cho vay.
- Hoàn thành các hợp đồng về cầm cố, thế chấp tài sản. Các chứng từ này đều
phải được công chứng và đăng ký.
- Thực hiện và quản lí các khoản tín dụng.
- Thực hiện các mẫu chứng từ về việc phát hành LC bảo đảm.
- Phát hành các bảo lãnh ngân hàng trừ bảo lãnh vận chuyển
- Thực hiện các chứng từ bảo đảm cho việc phát hành thẻ tín dụng.
- Thường xuyên kiểm tra, thu thập hông tin về tình hình kinh doanh của khách.
- Thường xuyên báo cáo tình hình kinh doanh của khách và khả năng có thể
trả nợ của khách cho ban giám đốc của chi nhánh.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin về các văn bản luật, các thông tin về
tình hình kinh tế, đầu tư trong nước, ngoài nước và các thông tin có liên quan tới
việc kinh doanh của ngân hàng.
- Điều chỉnh về thời hạn, điều kiện vay nợ, lãi suất vay cho khách để phù hợp
với sự thay đổi của lãi suất trên thị trường
- Lập các báo cáo về hoạt động tín dụng.
3.2 Mô tả vị trí thực tập:
* Tuần đầu tiên:
- Tìm hiểu về Ngân hàng, phòng ban, môi trường làm việc, điều lệ, nội quy.
- Đọc báo cáo tài chính của chi nhánh, xem xét các chỉ tiêu chủ yếu để nắm
bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây.
- Đọc tài liệu, quy định, hồ sơ pháp lý, quy trình cấp tín dụng.
- Quan sát quá trình làm việc từ các anh chị chuyên viên. Tìm hiểu hoạt động
quản lý, chức năng, nhiệm vụ, các công việc đang diễn ra tại PGD.
* Tuần 2, 3, 4:
- Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
- Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định.

- Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng,
quản lý rủi ro (giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro...).


- Trau dồi kỹ năng giao tiếp, mở rộng mối quan hệ.
- Tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý báu của các anh chị đi trước trong quá
trình làm việc.
PHẦN 4: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI THẢO LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
CẦN GIẢI QUYẾT
4.1 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết:
Vấn đề 1: Công tác quản trị DPRR TD chưa thật sự hiệu quả
Nội dung và tầm quan trọng: Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân
hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vấn đề
mà các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng
gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường
hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua
lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín
dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Có thể thấy chi phí dự phòng rủi ro của Ngân hàng AGRIBANK chi nhánh
Lạc Thủy qua 03 năm đều tăng, chỉ số này cho thấy khả năng thanh toán của Ngân
hàng đối với các nguồn tiền gửi giảm. Vì vậy, Ngân hàng cần phải thực hiện chặt
chẽ hơn nữa công tác quản trị DPRR TD tại chi nhánh.
Vấn đề 2: Tăng trưởng tín dụng chưa được như kỳ vọng
Nội dung và tầm quan trọng: Trong hoạt động Ngân hàng thì hoạt động tín
dụng tạo ra giá trị chủ yếu cho Ngân hàng. Nâng cao hiệu quả từ hoạt động tín dụng
cũng chính là phương án tối ưu để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên hoạt
động tín dụng tại AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy chưa thực sự tăng trưởng mạnh.
Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh của chi
nhánh trong những năm gần đây chưa đạt được kỳ vọng cao.

Từ những số liệu trong bảng Kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy, hoạt
động tín dụng của AGRIBANK có tăng trưởng nhưng ở mức chậm. Vì vậy,
AGRIBANK chi nhánh Lạc Thủy cần chú trọng hơn nữa và phát triển thêm nhiều
loại hình tín dụng.


4.2. Đề xuất hướng đề tài khóa luận:
- Hướng đề tài 1: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Lạc Thủy Hòa
Bình
- Hướng đề tài 2: Giải pháp phát triển loại hình cho vay tiêu dùng tín chấp đối
với cán bộ công nhân viên có trả lương qua thẻ ATM của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Lạc Thủy Hòa Bình



×