Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ KT HKII ngu van 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.26 KB, 5 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2018-2019
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
Kiểm tra, đánh giá mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong
chương trình Ngữ văn 9 (Học kì II) với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo
lập văn bản của học sinh.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu văn bản
- Tạo lập văn bản nghị luận
3. Thái độ
- Chủ động, tích cực trong việc lựa chọn hướng giải quyết vấn đề một cách hợp lý
nhất.
- Tự nhận thức được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần
hướng tới.
4. Năng lực
- Năng lực tự nhận thức, làm chủ hành vi trước các tình huống trong cuộc sống;
- Năng lực cảm thụ, năng lực thẩm mĩ;
- Năng lực thưởng thức văn học, sáng tạo văn bản.
B. Hình thức đề: Tự luận.
C. Khung ma trận


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Ngữ văn 9 - Năm học: 2018-2019
Mức độ
NLĐG
Ngữ
liệu:
Văn bản
văn học


Đọc Tiêu chí
hiểu lựa
chọn
ngữ
liệu:
Một
đoạn
trích:VB
nghị
luận
(nguồn
ngoài
sgk)
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Tập
-Nghị
làm
luận xã
văn
hội
- Nghị
luận
Văn
học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Tổng số câu

Tổng số điểm
Tỉ lệ %

Nhận biết

Thông hiểu

- Nhận diện
phương thức
biểu đạt.
- Chỉ ra câu
chứa
thành
phần biệt lập,
xác định được
thành
phần
biệt lập.

- Hiểu được
được một số giá
trị của bản thân.
- Hiểu được
thông điệp của
đoạn trích.
- Hiểu để xác
định biện pháp
tu từ.

2

0,5
5%

3
1.5
15%

2
0,5
5%

3
1.0
10%

Vận
dụng

Vận dụng
cao

Cộng

Đặt câu
có chứa
thành
phần biệt
lập

1

0,5
5%
Viết bài
văn nghị
luận về
một sự
việc,
hiện
tượng
đời sống
xã hội
1
3.0
30%
2
3.5
35%

6
2.0
20%
Viết bài văn
nghị luận văn
học:
Cảm
nhận về một
đoạn thơ.

1
5.0

50%
1
5.0
50%

2
8.0
80%
8
10.0
100%


Phòng GD &ĐT Hàm Tân
Trường : ………………….
Họ và tên:……………………
Lớp :…………………………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Năm học: 2018-2019
Môn: Ngữ Văn 9
Thời gian: 90’ (Không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC - HIỂU (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt
qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là
người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn
không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon.
Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và

chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Câu 1. (0,25điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. (0,25 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu: “Chắc chắn, mỗi một
người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.”
Câu 3. (0,5 điểm). Đặt một câu có chứa thành phần biệt lập mà em vừa tìm được trong câu 2.
Câu 4. ( 0,25 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm ở đoạn trích trên.
Câu 5. (0,5 điểm). Thông điệp mà tác giả gửi đến cho chúng ta qua đoạn trích trên là gì?
Câu 6. (0,25 điểm). Đoạn trích trên đã giúp em nhận ra những giá trị nào của bản thân mình?
II. TẬP LÀM VĂN (8.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm).
“Mới học lớp 8 nhưng Nguyễn Đ.V (14 tuổi, ở Hà Nội) đã có “thâm niên” sử dụng
Facebook (FB). Theo lời kể của gia đình, mỗi ngày, cứ đi học về là V lại chạy vào phòng,
dán mắt vào điện thoại. V nghiện facebook đến mức bố mẹ, anh chị hỏi gì cũng không trả
lời, chỉ đến bữa ăn thì V lững thững ra bàn ăn nếu được gọi, ăn xong lại chơi FB trong
phòng. “Có đợt cháu dùng FB đến hơn 10 tiếng đồng hồ. Gia đình thu điện thoại của
cháu thì cháu bỗng lên cơn co giật”, chị H (mẹ V) kể lại.
V được đưa đến khám tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai).
TS Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng - người trực tiếp điều trị cho V - cho biết: “Chúng
tôi phát hiện V bị hoang tưởng, ảo giác. Cứ chạng vạng tối, cháu lại nghe văng vẳng
trong đầu “Mày phải chơi đi”, tiếng nói khi của đàn ông, khi của phụ nữ. Nhưng đây là
dấu hiệu rất đặc trưng của ảo thanh tâm thần phân liệt”- TS Nguyễn Doãn Phương cho
biết.”
( Nguồn internet-Báo mới.com)
Hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng gợi ra từ câu chuyện trên.
 Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
(Trích “ Nói với con”-Y Phương, theo Ngữ văn 9, tập 2)


D. HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
Đọc
hiểu

Câu
1
2
3
4
5

Tập
làm
văn

6
1

2

Yêu cầu
Về đoạn trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn –

Phạm Lữ Ân
- Phương thức biểu đạt chính : Nghị luận
-Thành phần biệt lập : « chắc chắn »-> Thành phần tình
thái
HS tự do đặt câu theo yêu cầu : câu có nghĩa, có đầy đủ
CN-VN, có sử dụng thành phần tình thái.
Một trong những biện pháp tu từ có trong những câu in
đâm: Điệp ngữ (Điệp cấu trúc)
Thông điệp mà tác giả gửi đến cho chúng ta qua đoạn
trích trên là :
Mỗi người sinh ra sẽ có những giá trị của riêng mình.
Điều quan trọng là bạn phải phát huy những giá trị đó
của mình đồng thời biết yêu thương mình nhiều hơn.
HS tự nhận và viết ra những giá trị của bản thân
Viết một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em
hiện tượng gợi ra từ câu chuyện trên.

Điểm
2.0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận :
Mở bài, thân bài và kết bài
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hiện tượng nghiện
facebook của giới trẻ hiện nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm :
Có thể viết bài văn theo định hướng sau:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Giải thích : « facebook », « nghiện facebook ».
- Hiện trạng nghiện faceboook của giới trẻ hiện nay.
- Nguyên nhân của việc giới trẻ nghiện facebook.

- Giải pháp.
- Khẳng định lại vấn đề, liên hệ.
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù
hợp với những chuẩn mực về đạo đức, văn hóa, pháp
luật.
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn
chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Nói với con của
Y Phương.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận : Cảm nhận về nội
dung và nghệ thuật của đoạn thơ .

0,25

0,25
0.25
0,5
0,25
0,5

0,25
3.0

0.25
2.0

0.25
0.25

5.0
0.25
0.25


c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ( vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chăt chẽ giữa lí lẽ
và dẫn chứng) :
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
Bước đầu đánh giá sơ lược về đoạn trích.
Triển khai được các luận điểm (Kết hợp cảm nhận, phân
tích, bình ND và NT):
- Những đức tính cao đẹp của người đồng mình:
+ Tuy giản dị, mộc mạc nhưng kiên cường, có chí khí
mạnh mẽ.
+ Sống thủy chung tình nghĩa; phóng khoáng, đầy nghị
lực; giàu lòng tự trọng; yêu quê hương và giàu khát vọng
xây dựng quê hương.
( Học sinh kết hợp phân tích các giá trị nghệ thuật để
làm nổi bật những đức tính cao đẹp)
- Mong ước của người cha:
+ Con lớn lên cần kế tục, phát huy truyền thống của quê
hương.
+ Luôn tự tin vững bước trên đường đời, sống cao đẹp,
không cúi đầu trước khó khăn, không nhỏ bé tầm
thường…
( Kết hợp phân tích từ ngữ, điệp ngữ, giọng điệu để chỉ
ra được lời dặn dò vừa tha thiết vừa sâu lắng)
- Lời người cha dạy con cũng chính là lời nhắn nhủ tâm
tình cho tất cả mọi người.

- Khẳng định giá trị của đoạn thơ.
- Liên hệ bản thân.
d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải
mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ.
e. Chính tả: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, dùng
từ, đặt câu.
Tổng điểm

4.0

0.25
0.25
10.0

Người ra đề:
Trần Thị Hiếu
Người phản biện:

Người kí duyệt



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×