Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 4: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.83 KB, 5 trang )

TUẦN 4 - TIẾT 15: ĐỌC VĂN: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI
CÁT
(Sa hành đoản ca)
-Cao Bá QuátA. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Sự bế tắc, chán ghét con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao đổi thay.
- Thành công trong việc sử dụng thơ cổ thể.
2. Kỹ năng: Đọc, hiểu theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ tư tưởng: Trân trọng tài năng và con người Cao Bá Quát.
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
1'
2. Kiểm tra bài cũ: 4'
Kiểm tra kiến thức bài Bài ca ngất ngưởng
3. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV và HS

Tg Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới,

1'

Giới thiệu qua về tác giả Cao Bá Quát được
mệnh danh là Thần Siêu thánh Quát nhưng
cuộc đời đi thi của ông lại gặp rất nhiều
trông gai, điều đó được thể hiện qua bài thơ;
bài ca ngắn đi trên bãi cát.



5'

A. Tiểu dẫn

+ PP giới thiệu: thuyết trình...

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:


Mục tiêu:

1. Tác giả:


- Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ
chưa tìm được lối ra trên đường đời.
- Hiểu được đặc điểm thơ cổ thể và các hình
ảnh biểu tượng trong bài thơ.


Phương pháp:
- Công việc của GV:

- Công việc của HS: Học sinh
đọc bài, suy nghĩ, trao đổi và trả lời các câu
hỏi.

Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản:


- Cao Bá Quát là người có tài cao, nổi tiếng
văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí
thưc đương thời (thần siêu thánh Quát).
- Tác giả là người có khí phách hiên
ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão
lớn, mong muốn sống có ích cho đời.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh ra đời: viết trong khi đi
thi hội
- Thể loại: thơ cổ thể, không bò bó về
luật, không hạn chế về số câu, gieo vần linh
hoạt.
30' B. Đọc hiểu văn bản

Thao tác 1: Đọc văn bản:

I. Đọc- bố cục

- GV: Gọi 1-2 HS đọc, chia bố cục văn bản.
GV nhận xét và đọc mẫu, giải thích từ khó.

- Giải nghĩa từ khó

- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản
như thế nào

- Thể thơ: cổ thể- hành ca -> Một thể loại
thơ cổ Trung Quốc có phần tự do về số tiếng,
số câu, vần, nhịp điệu.
- Bố cục: 2 phần

+ 4 câu đầu: cảnh bãi cát dài và người đi
trên cát

Thao tác2: Tìm hiểu văn bản
- GV: Đặt câu hỏi em hiểu như thế nào về
hình ảnh bãi cát dài, và ý nghĩa tượng trưng.
- HS: Suy ghĩ và trả lời.

+ 12 câu còn lại: tâm trạng và suy nghĩ của
người đi trên bãi cát dài
II. Tìm hiểu văn bản
a. Nội dung:
- Bốn câu đầu: Tiếng khóc cho cuộc đời dâu
bể: Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp
nhau, hình ảnh con đường như bất tận, mờ
mịt, tình cảnh của người đi đường.
+ Đi một bước như lùi một bước, vừa là
cảnh thực vừa là tượng trưng cho con đường
công danh gập ghềnh của tác giả.
- Hình ảnh bãi cát:Tượng trưng cho


môi trường xã hội, con đường đời đầy chông
gai, gian khổ, nhọc nhằn
- GV: Đặt câu hỏi em Hình ảnh người đi trên
bãi cát có tâm trạng như thế nào, thể hiện
điều gì?
- HS: Suy ghĩ và trả lời.

- Hình ảnh người đi trên cát:Tượng trưng

cho con người buộc phải dấn thân trong cuộc
đời để mưu cầu sự nghiệp, công danh cho
bản thân, cho gia đình, dòng họ
+ Mặt trời lặn mà vẫn cồn đi, nước mắt rơi
lã chã, tâm trạng đau khổ.
- Tám câu tiếp: Tiếng thở than, oán trách bởi
ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng,
hoài bão của mình và thực tế cuộc đời trớ
trêu ngang trái.
+ Nỗi chán nản vì tự mình hành hạ
thân xác, theo đuổi công danh và ước muốn
trở thành ông Tiên có phép ngủ kĩ.
+ Sự cám dỗ của cái bả công danh
đối với người đời: kẻ ham danh lợi đều phải
chạy ngược, chạy xuôi ví như ở đâu có quán
rượu ngon đều xô đến, trong khi đó người
tỉnh lại rất ít.
+ Nỗi băn khoăn, trăn trở: đi tiếp hay
từ bỏ con đường công danh ? Nếu đi tiếp thì
cũng biết phải đi như thế nào, vì đường bằng
phẳng thì mờ mịt, đường ghê sợ thì nhiều.
- Bốn câu cuối: tiếng kêu bi phẫn, bế tắc,
tuyệt vọng. Hình ảnh thiên nhiên trở lại: Phía
Bắc, phía Nam đều đẹp hùng vĩ nhưng cũng
đầy khó khăn hiểm trở. Đi mà thấy phía
trước là đường cùng, là núi là biển khó xác
định phương hướng
=> Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi
vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể
hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong

tâm trí nhà thơ.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng thơ cổ thể, hình ảnh có tính biểu


tượng.
- Thủ pháp đối lập, sáng tạo trong dùng
điển tích.
3. Ý nghĩa văn bản:
- GV: Em hãy nêu nghệ thuật và ý nghĩa của
của tác phẩm.

Khúc bi ca mang đậm tính nhân văn của
một con người cô đơn, tuyệt vọng trên đường
đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con
đường cùng và hình ảnh người đi cùng.

- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.

Ghi nhớ:

Thao tác 3:

Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:

2'

Bài tập 1:

- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn

học sinh làm bài.

Nhịp điệu bài thơ có giá trị diễn tả nội dung
ntn?

- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm
bài.

Gợi ý:
Điểm độc đáo của bài thơ là ở nhịp điệu
mang tính hình tượng :Những câu thơ 5 chữ
với nhịp 2/3 mô phỏng những bước đi khó
nhọc trên bãi cát. Những lúc dừng lại suy
nghĩ, câu thơ kéo dài ra với số lượng chữ lớn
hơn nhưng nhịp thơ cũng biến hoá.
- Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ cũng đáng
chú ý vì mang tính tạo hình cao. từ trường sa
láy đi láy lại tạo ra sự ám ảnh về bãi cát
mênh mông, vô tận. Để thể hiện sự bế tắc,
hình ảnh núi Bắc, núi Nam lại gây cảm
tưởng núi bao vây trùng điệp quanh người đi
đường.

4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật.
Gv chốt lại: Hình ảnh bãi cát dài và tâm trạng của tác giả đi trên bãi cát.
* Dặn dò:

1. Bài tập về nhà: ?


2. Tiết học tiếp theo: luyện tập thao tác lập luận phân tích




×