Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 4: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.19 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11
TUẦN 04 - TIẾT 14, 15: BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
(Sa hành đoản ca) – Cao Bá Quát
I. Mục tiêu cần đạt
Thấy được tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ chưa tìm được lối ra trên đường đời. Hiểu được đặc
điểm thơ cổ thể và các hình ảnh biểu tượng.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho Hs (tài liệu, tr 32). Phần chú thích, chọn chú thích
trong sách nâng cao để hướng dẫn cho học sinh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra:
Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ có ý nghĩa gì? Phong cách sống, thái độ sống của
tác giả thể hiện trong bài ca ra sao?(Kiểm tra tập rèn luyện)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Giới thiệu khái quát về tác giả?

I. Tìm hiểu chung

- Hoàn cảnh sáng tác? Thể loại của
văn bản?

1. Tác giả

(SGK, tr 40)


- 3 Hs đọc lần lượt: phiên âm, dịch
nghĩa, dịch thơ của văn bản.

- (1809?- 1855), người làng Phú Thị, Gia Lâm, Bắc
Ninh. Là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh được
người đời tôn là Thánh Quát.

- Là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự
do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho
- Từ văn bản em thấy hiện lên
những hình tượng văn học nào? (bãi đời.
cát dài- , lữ khách- chán ghét lối học 2. Tác phẩm
cũ, học chỉ để mưu cầu danh lợi, để - Hoàn cảnh ra đời: viết trong khi đi thi Hội.
làm quan, cùng đồ- bế tắc đường
- Thể loại: hành- thơ cổ thể, không gò bó về luật,
đời của một trí thức)
không hạn chế về số câu, gieo vần linh hoạt.


II. Đọc – hiểu văn bản
- Trong 4 câu đầu, tác giả khắc họa
việc đi trên cát như thế nào? Tác giả
muốn nói điều gì về bản thân, cuộc
đời của chính mình và nhắn gửi điều
gì chung đến người đọc?(PTL, tr
65)
- Phân tích sự sáng tạo mới mẻ, độc
đáo của tác giả về hình ảnh bãi cát
dài ?(Không vay mượn từ văn học
Trung Quốc như nhiều hình tượng

thơ khác mà được xây dựng từ việc
quan sát hiện thực. PTL, tr 66)

1. Bốn câu đầu
- Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể.
- Hình ảnh bãi cát dài – sáng tạo riêng, mới mẻ, độc
đáo của tác giả, mênh mông, nối tiếp nhau; hình ảnh
con đường như bất tận, mờ mịt; tình cảnh của người
đi đường:
+ Đi một bước như lùi một bước: vừa là cảnh thực
vừa tượng trưng cho con đường công danh gập ghềnh
của tác giả.
+ Mặt trời lặn mà vẫn còn đi, nước mắt rơi lã chã: tâm
trạng đau khổ.

- Khách nước mắt rơi – ngao ngán,
mệt mỏi vì lẽ gì?(PTL, tr 67)
Tiết 15
- Khách đã trách ai, trách việc gì
trong 8 câu tiếp theo?(PTL, tr 67)

2. Tám câu tiếp

- Từ cuộc đời mình, khách đã có
những suy ngẫm khái quát về hạng
người ham danh lợi trong cuộc sống
như thế nào? (Cần phải thoát ra khỏi
cơn say vô nghĩa. Tầm tư tưởng cao
rộng của tác giả: nhận thấy rõ tính
chất vô nghĩa của lối học khoa cử,

của con đường công danh theo lối
cũ. PTL, tr 67)

- Nỗi chán nản vì tự mình hành hạ thân xác; theo đuổi
công danh và ước muốn trở thành ông tiên có phép
ngủ kĩ.

- Tâm trạng của khách khi đi trên
bãi cát?
- Cảm nhận về khung cảnh trong
câu 14,15?(SGV, tr 48- hình ảnh
cùng đồ; PTL, tr 65)
- Tại sao tác giả lại có tâm trạng
chán nản, miễn cưỡng, không hề
hào hứng? (PTL, tr 67-68)

- Tiếng thở than, oán trách bởi ý thức sâu sắc về mâu
thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình và thực tế
cuộc đời trớ trêu, ngang trái.

- Sự cám dỗ của cái bã công danh đối với người đời:
kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược, chạy xuôi ví
như ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, trong
khi đó người tỉnh lại rất ít.
- Nỗi băn khoăn, trăn trở: đi tiếp hay từ bỏ con đường
công danh? Nếu đi tiếp thì cũng không biết phải đi
như thế nào vì đường bằng phẳng thì mờ mịt, đường
ghê sợ thì nhiều.
3. Bốn câu cuối
- Tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng.



- Em hiểu câu thơ cuối cùng như thế - Tác giả chán nản trước sự xuống cấp của học thuật,
nào?
khoa cử thời Nguyễn. Nhà thơ phê phán, bất hợp tác
với triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Không thể tiếp
(PTL, tr 68)
tục như thế. Không thể đi trên bãi cát mãi như vậy mà
- Khái quát giá trị nội dung, nghệ
cần tìm một con đường khác, lối đi khác.
thuật của văn bản?
- Qua đọc- hiểu văn bản, em tự rút
ra được bài học gì cho bản thân?
(PTL, tr 69- 3 ý)

III. Tổng kết
- Sự bế tắc, chán ghét con đường danh lợi tầm thường
đương thời và niềm khát khao đổi thay.
- Sử dụng thơ cổ thể, hình ảnh có tính biểu tượng. Thủ
pháp đối lập, sáng tạo trong dùng điển tích. Nhịp điệu
diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những bước đi
trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh
đáng chán ghét.

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố
Mượn hình tượng bãi cát và việc đi trên cát, tác giả muốn thể hiện tâm trạng và thái độ gì?
(chán nản; phê phán, bất hợp tác)
2. Hướng dẫn
- Cảm nhận về hình ảnh: bãi cát dài, cùng đồ, lữ khách trong văn bản?

- Chuẩn bị câu 1,2 SGK, tr 43- gợi ý.



×