Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.15 KB, 3 trang )

TUẦN 3 - TIẾT 12:

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN.
A. Mục tiêu cần đạt:
Thống nhất SGK + SGV.
B. Phương tiện thực hiện.
SGK + SGV, thiết kế bài học, bảng phụ.
C. Cách thức thực hiện:
Trao đổi, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Nêu ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội và lời nói - sản phẩm cá nhân.
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hướng dẫn học sinh đọc phần III.

A. Tìm hiểu bài:
III.. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.

Theo em ngôn ngữ chung và lời nói cá
nhân có mối quan hệ như thế nào?

- Giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói của cá nhân
có mối quan hệ biện chứng thống nhất – đây là mối quan
hệ hai chiều – tác động, bổ sung cho nhau.
+ Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh ra những lời nói
cụ thể của mình đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá
nhân khác.


+ Nếu không hình thành và chiếm lĩnh được ngôn ngữ
chung thì không tạo ra được lời nói, không thể tham gia
vào giao tiếp chung của xã hội.
- Ngôn ngữ được hiện thực hoá trong mỗi lời nói của cá
nhân, biến đổi và phát triển trong quá trình sử dụng ngôn
ngữ giao tiếp. Biến đổi nhưng tuân theo những quy tắc,
phương thức chung -> giao tiếp mới tạo ra được hiệu quả
và mục đích của nó.


Hướng dẫ học sinh đọc phần ghi nhớ
SGK.

* Ghi nhớ: SGK.

Hướng dẫn học sinh làm phần luyện
tập.

1. Từ một vị trí của con người chuyển sang nghĩa chỉ vị trí
giao nhau: khoảng không gian chật hẹp giữa hai bức
tường. -> nghĩa chuyển tạo sự ngăn cách giữa hai nhà
nhưng lại chẳng còn sự ngăn cách khi một bông liễu bay
sang láng giềng. Cái đẹp thiên nhiên vẫn tìm ra được nơi
tồn tại ngay cả trong hoàn cảnh đặc biệt nhất.

Sự sáng tạo của Nguyễn Du khi dùng
từ Nách như thế nào?

B. Luyện tập:


Nghệ thuật : ẩn dụ.
2. Từ xuân
Từ xuân đã được các tác giả sáng tạo
như thế nào?

- Trong thơ Hồ Xuân Hương:mùa xuân: đi rồi lại đến. trở
lại

tuổi xuân: đi không trở lại.
Hãy phân tích nghĩa của những từ xuân ra đi.
trong lời thơ của mỗi tác giả?
- Trong thơ Nguyễn Du: ý nghĩa: vẻ đẹp của người con
gái, sự trong trắng, trinh tiết của người phụ nữ.
- Trong thơ Nguyễn Khuyến: không khí thân thiết, tri âm,
gần gũi giữa hai người bạn ( NK + DK), ( men rượu)
- Trong thơ Hồ Chí Minh:
+ Xuân 1: ý nghĩa thực: thời điểm bắt đầu của một
năm(đầu tiên)

Từ mặt trời được mỗi tác giả sử dụng
sáng tạo như thế nào? Hãy chỉ ra điều
đó?

+ Xuân 2:nghĩa chuyển: sức sông mới tươi đẹp, xanh
tươi, vui vẻ, ấm no hạnh phúc.
3. a. Nghĩa gốc được Huy Cận sử dụng theo phép nhân
hoá ( xuống biển ) - hoạt động như người.
b. Tố Hữu – nghĩa chuyển - chỉ lí tưởng cách mạng.
c. Nguyễn Khoa Điềm: mặt trời ( 1): thiên nhiên nghĩa
gốc; mặt trời ( 2)- nghĩa chuyển - ẩn dụ -> so sánh ngầm

của người mẹ về đứa con thân yêu bằng mặt trời: đó là
hạnh phúc, niềm tin, mang lại ánh sáng cho cuộc đời mẹ.
=> Hai hình ảnh -> hai đối tượng khác nhau: một của
thiên nhiên và một của con người.
4. a. Mọn mằn: được tạo thành nhờ quy tắc cấu tạo chung:


+ Quy tắc tạo từ láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu.
Từ nào là từ mới được tạo ra gần đây
trong bài tập 4?

+ Trong hai tiếng, tiếng gốc đặt trước( mọn), tiếng láy đặt
sau.

Chúng được tạo ra nhờ những

+ Lặp âm đầu, đổi vần thành vần “ăn” ( muộn màng,
thẳng thắn, nhọc nhằn, khó khăn…)
=> chỉ sự vật nào đó nhỏ bé, ra đời muộn -> sáng tạo của
người viết..
b. Giỏi giắn: từ này có nghĩa là rất giỏi: chỉ đảm đang,
tháo vát; láy âm đầu, tiếng thứ hai mang vần “ăn”
c. Nội soi: ( tạo thành hai tiếng đơn có sẵn) đây là thuật
ngữ dùng trong y học được cấu tạo nhờ từ mới trong tiếng
việt: ghép chính - phụ.
Nội ( phụ ):bên trong; soi ( chính) hoạt động chiếu sáng
vào trong, ghép giống như: ngoại xâm, ngoại nhập; đưa
ống nhỏ vào trong cơ thể -> có thể : phẩu thuật.

4. Củng cố: Nêu quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

5. Dặn dò:

Học bài cũ, soạn bài mới.



×