Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2: Thao tác lập luận phân tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.08 KB, 3 trang )

TUẦN 2 - TIẾT 8:

THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
A. Mục tiêu cần đạt:
Thống nhất SGK + SGV
B. Phương tiện thực hiện:
SGK + SGV, thiết kế bài học, bảng phụ.
C. Cách thức thực hiện:
Trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Nêu cách phân tích đề và lập dàn ý bài văn.
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Hướng dẫn học sinh đọc phần I/ SGK

A. Tìm hiểu bài.
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.
Ví dụ: SGK.

Xác định nội dung, ý kiến đánh giá của
tác giả đối với nhân vật Sở Khanh?
Để thuyết phục người đọc tác giả đã
phân tích ý kiến của mình như thế nào?
Chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân
tích và tổng hợp trong đoạn trích trên?
Kể thêm một số đối tượng phân tích
trong bài nghị luận( xã hội, văn học).


Như vậy, theo em thế nào là phân tích
trong văn nghị luận?

1. Sở Khanh là một kẻ bẩn thỉu, đồi bại, bần tiện.
2. Gỉa làm người tử tế đánh lừa con gái ngây thơ, hiếu thảo;
trở mặt một cách trơ tráo, thường xuyên lừa bịp, tráo trở.
3. Sự kết hợp giữa phân tích và tổng hợp:
Sau khi lấy ý phân tích chi tiết, tác giả đã tổng hợp và khái
quát bản chất của Sở Khanh “ Mức cao nhất…”( tổng phân - hợp)
4. Vấn đề xã hội, hiện tượng xã hội, thơ, truyện, nhân vật,
sự kiện, hiện tượng văn học…..
5. a. Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố để
xem xét một cách kĩ càng nội dung, hình thức và mối quan
hệ bên trong cũng như bên ngoài chúng.
* Phân tích bao giờ cũng gắn liền vơiới tổng hợp. Đó là


bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận.
Yêu cầu của thao tác này là gì?

b. Yêu cầu của thao tác lập luận phân tích:
- Xác định vấn đề.
- Chia nhỏ vấn đề thành nhiều khía cạnh nhỏ.

GV chốt ghi nhớ 1.

- Khái quát tổng hợp.

HS đọc phần II.


II. Cách phân tích:

Hãy lần lượt chỉ ra cách phân tích đối
tượng trong mỗi đoạn trích.

1. Ví dụ I/ SGK

Khi phân tích chúng ta có sử dụng yếu
tố tổng hợp hay không? Vì sao?

Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân tích
được thể hiện trong mỗi đoạn trích?

- Phân tích dựa trên quan hệ nội bộ trong bản thân đối
tượng bằng những biểu hiện về nhân cách bẩn thỉu, đê tiện
của Sở Khanh.
- Phân tích có kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: Từ phân tích
làm nổi bật nhân cách, khái quát giá trị hiện thực nhân vật
Sở Khanh -> xã hội đương thời.
2. Ví dụ 1 / II.
- Quan hệ nội bộ trong đối tượng: Đồng tiền vưa có tác
dụng tốt nhưng cũng vừa có tác dụng xấu.
- Phân tích theo kết quả - nguyên nhân:
+ Nguyễn Du chỉ ra tác hại của đồng tiền ( Kết quả )
+ Một loạt hành động gian ác, bất chính đều do đồng tiền
( nguyên nhân)
- Nguyên nhân- kết quả: Từ sức mạnh tác quái của đồng
tiền-> thái độ phê phán và khinh bỉ của NDu đối với đồng
tiền.
- Phân tích + tổng hợp:Sức mạnh của đồng tiền, thái độ,

cách hành xử của xã hội-> thái độ của Nguyễn Du.
3. Ví dụ 2 /II
- Nguyên nhân- kết quả: Bùng nổ dân số( nguyên nhân) ->
ảnh hưởng đến con người ( kết quả)
- Nội bộ đối tượng: Ảnh hưởng đến sự bùng nổ dân số ->
con người: thiếu lương thực, suy dinh dưỡng, thiếu việc
làm…
- Phân tích + tổng hợp: Bùng nổ -> ảnh hưởng đến con


người -> dân số tăng nhanh-> chất lượng cuộc sống giảm.
GV chốt phần 2 của ghi nhớ.

=> Kết cấu tổng - phân - hợp trong lập luận phân tích.

Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ SGK.

* Ghi nhớ: SGK

Hướng dẫn học sinh làm phần luyện tập. B. Luyện tập:
1. Các quan hệ làm cơ sở để phân tích:
a. Nội bộ của đối tượng: diễn biến, các cung bậc tâm trạng
của Kiều: Đau xót, quẩn quanh, bế tắc.
BT2 về nhà làm.

b. Đối tượng này với đối tượng khác có liên quan: bài thơ:
Lời kĩ nữ của Xuân Diệu và Tì Bà Hành củ Bạch Cư Dị.

4. Củng cố: Mục đích, yêu cầu và cách phân tích trong thao tác lập luận phân tích.
5. Dặn dò: Học bài cũ, soạn bài Thương vợ.




×