Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 13: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.86 KB, 4 trang )

TUẦN 13 - TIẾT 47-48: LÝ LUẬN VĂN HỌC: MỘT SỐ THỂ
LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình.
- Truyện tiêu biểu cho loại tự sự
2. Kỹ năng: - Nhận biết đặc trưng các thể loại thơ, truyện
- Phân tích, bình giá tác phẩm thơ, truyện theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ tư tưởng: Say mê tìm hiểu một số thể loại văn học quen thuộc
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
1'
2. Kiểm tra bài cũ:4 '
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV và HS

Tg Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giới thiệu ND dạy,

1'

Giới thiệu giờ này chúng ta cùng đi tìm hiểu
một số thể loại văn học: Thơ, truyện, để mỗi
người có cái nhìn hoàn chỉnh hơn.

5'



- Tìm hiểu chung về loại thể

+ PP giới thiệu: thuyết trình...
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về nội dung
dạy:


Mục tiêu:

- Hiểu một số đặc điểm thể loại văn học
thơ, truyện.
- Cảm nhận được văn bản thơ,
truyện, căn cứ vào những hiểu biết về đặc

- Khái lược về thơ và yêu cầu đọc thơ
- Khái lược về truyện và yêu cầu đọc truyện
- Luyện tập


điểm thể loại


Phương pháp:
- Công việc của GV: phát vấn

- Công việc của HS: đọc bài, suy
nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cụ thể :
Thao tác 1:

- GV: cho học sinh đọc kiến thức trong sgk
và nêu yêu cầu của loại thể?
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

34' I. Tìm hiểu chung về loại thể
+ Loại ( loại hình, chủng loại) là phương
thức tồn tại chung
+ Thể ( thể tài, thể loại, kiểu, dạng) là sự
hiện thực hoá của loại
+ Các tác phẩm văn học được phân thành
3 loại lớn: Trữ tình, tự sự và kịch

- GV: cho học sinh phần I và nêu khái lược
về thơ?
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

II. Thơ
1. Khái lược về thơ
- Là một thể loại văn học có phạm vi phổ
biến rộng và sâu
- Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận
thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng
tượng phong phú..
- Cái cốt lõi của thơ là trữ tình- Thơ ca là
tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của
tình cảm con người, những rung động của
trái tim trước cuộc đời.
- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của
tâm hồn con người và cuộc sống khách quan
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình

ảnh, nhạc điệu....
- Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có:
thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng
- Theo cách thức tổ chức bài thơ có: thơ
cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi
=> Thơ là thể loại ra đời sớm và có nhiều


thành tựu đáng kể
2. Yêu cầu về đọc thơ
-Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả,
năm xuất bản, hoàn cảnh sáng tác...
- GV: cho học sinh nêu yêu cầu về đọc thơ?
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

40' - Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu
chữ, hình ảnh, nhịp điệu..
- Lí giải, đánh giá bài thơ về cả hai phương
diện nội dung và nghệ thuật
III. Truyện
1. Khái lược về truyện

T2
- GV: cho học sinh phần II và nêu khái lược
về truyện
- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

- Là một thể loại văn học phản ánh đời sống
trong tính khách quan của nó qua con người,
hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi

một người kể chuyện nào đó. Có cốt truyện
và nhân vật
- Sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác
nhau
- Trong văn học dân gian truyện có nhiều
kiểu loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện
cổ tích..
- Trong văn học trung đại có truyện viết
bằng chữ hán và truyện thơ Nôm
- Trong văn học hiện đại có truyện ngắn,
truyện vừa, truyện dài
2. Yêu cầu về đọc truyện
- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng
tác...
- Phân tích diễn biến của cốt truyện
- Phân tích nhân vật trong dòng lưu chuyển
của cốt truyện

- GV: cho học sinh nêu yêu cầu về đọc
truyện?

- Xác định vấn đề truyện đặt ra, ý nghĩa tư
tưởng, giá trị của truyện trên các phương
diện: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ


- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:


*Ghi nhớ

3'

- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn
học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm
bài.

Bài tập 1: NT tả cảnh , tả tình và sử dụng
ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu
Gợi ý:
- Nghệ thuật tả cảnh, tình trong bài thơ rất
tinh tế, kết hợp hài hoà giữa cảnh và tình.
- Ngôn ngữ trong bài thơ, giản dị, ngắn gọn,
cô đọng xúc tích, giàu hình ảnh.

4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: - Khái lược về thơ và yêu cầu đọc thơ
- Khái lược về truyện và yêu cầu đọc truyện
* Dặn dò:

1. Bài tập về nhà: áp dụng kiến thức vào việc đọc thơ và truyện.

2. Tiết học tiếp theo: văn bản Chí Phèo




×