Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 13: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.9 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 11
TUẦN 13 - TIẾT 60: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ,
TRUYỆN
I. Mục tiêu cần đạt
Hiểu một số đặc điểm thể loại văn học thơ, truyện. Cảm nhận được văn bản thơ, truyện căn cứ
vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- SGK, SGV, Chuẩn kiến thức, Sách tham khảo,…
- SGK, Tập Ngữ Văn, Tập rèn luyện Ngữ Văn, Giấy nháp,…
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra: Tập rèn luyện của Hs.

HOẠT ĐỘNG CỦA
THẦY VÀ TRÒ

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Hs đọc phần mở
đầu bài học trong SGK tr
133.

I. Thơ

Loại và thể trong
văn học được xác định
như thế nào?
- Nội dung quan trọng
nhất trong các tác phẩm
thơ là gì? Ngôn ngữ thơ
trữ tình có phẩm chất như
thế nào?



1. Khái lược về thơ
- Nội dung quan trọng nhất của thơ là chất trữ tình, cảm xúc
của cái tôi trữ tình.
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu.
Sự phân dòng và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng
thanh điệu, … làm tắng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý
thơ.
- Phân loại thơ:
+ Theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào
phúng.

- Có các kiểu loại thơ nào? + Theo cách thức tổ chức bài thơ: thơ cách luật, thơ tự do, thơ
văn xuôi.
- Thơ ra đời khi nào, một
số thành tựu tiêu biểu của 2.Yêu cầu về đọc thơ
thơ ca Việt Nam?
- Tìm hiểu xuất xứ.


- Để đọc thơ trữ tình,
chúng ta cần chú ý đến
những điều gì?
- Tóm lược đặc trưng của
truyện?
- Có các kiểu loại truyện
nào?

- Cảm nhận ý thơ.
- Lí giải, đánh giá toàn bài thơ về nghệ thuật và nội dung.

II. Truyện
1. Khái lược về truyện
- Đặc trưng của truyện: phản ánh đời sống trong tính khách
quan; cốt truyện; nhân vật; không bị gò bó về không gian, thời
gian; ngôn ngữ.
- Các kiểu loại truyện:

+ Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích,
- Các yêu cầu của việc đọc truyện cười, truyện ngụ ngôn.
truyện?
+ Văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán, truyện thơ
Nôm.
- Hs đọc ghi nhớ trong
+ Văn học hiện đại: theo quy mô văn bản và dung lượng hiện
SGK, tr 136.
thực gồm có truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.
2. Yêu cầu về đọc truyện
- Hướng dẫn Hs luyện tập
ở nhà. (SGV, tr 154-155;
SBT tr 86-87)

- Tìm hiểu xuất xứ.
- Phân tích diễn biến của cốt truyện.
- Phân tích các nhân vật.
- Xác định giá trị của truyện: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ.
* Ghi nhớ, SGK, tr 136
LUYỆN TẬP

IV. Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
1. Củng cố

Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình, là tấm gương phản chiếu của tâm hồn, chú trọng đến cái
đẹp, cái thi vị trong đời sống tâm hồn con người, là tiếng nói của tình cảm con người, của
những rung động trái tim trước cuộc sống. Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, phản ánh sự thật đời
sống trong tính khách quan; thường có cốt truyện, nhân vật và số phận nhân vật, sự kiện và tình
tiết, hoàn cảnh và môi trường, không gian và thời gian.
2. Hướng dẫn


- Nắm vững đặc trưng của thể loại thơ, truyện. Nhớ các loại thơ, truyện và yêu cầu đọc thơ,
truyện.
- Chuẩn bị và trả lời câu 2,4 SGK, tr 193.



×