Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 11: Chữ người tử tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.3 KB, 9 trang )

TUẦN 11 - TIẾT 38: ĐỌC VĂN: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
- Nguyễn TuânA. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm chính của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí
phách của một trang anh hùng nghĩa liệt, vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người
trọng nghĩa khinh tài.
- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
- Xây dựng tình huống truyện đốc đáo; tạo không khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật
tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
2. Kỹ năng: - Đọc- hiẻu một truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ tư tưởng: Học sinh biết yêu quí, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
1'
2. Kiểm tra bài cũ:4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV và HS

Tg Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới,

1'

Giới thiệu Nguyễn Tuân là nhà văn lớn
của dân tộc, sự nghiệp của ông để lại là


rất lớn với phong cách độc đáo. Tác
phẩm chữ người tử tù thể hiện sự tài hoa
tài tử, chất nghệ sĩ.

5'

A. Tiểu dẫn

+ PP giới thiệu: thuyết trình...

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:




Mục tiêu:

a) Tác giả:
Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra trong
một ra đình nàh nho khi Hán học đã tàn.
Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có
cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác ở
nhiều thể loại song đặc biệt thành công ở
thể loại tuỳ bút.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng
nhân vật Huấn Cao; quan điểm thẩm mĩ và
tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn
Nguyễn Tuân.
- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật

của thiên truyện.


b) Tác phẩm

Phương pháp:

Chữ người tử tù tập truyện ngắn Vang
bóng một thời (1940) là “một văn phẩm
đạt tới sự hoàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc
Phan)

- Công việc của GV: phát vấn
- Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy
nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.

Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản:

30' B. Đọc hiểu văn bản

Thao tác 1: Đọc văn bản:

I. Đọc bố cục

- GV: Gọi 1-2 HS đọc văn bản. GV nhận xét
và đọc mẫu, giải thích từ khó.

- Nghệ thuật thư pháp và thú chơi chữ
của người xưa


- HS: đọc văn bản, nhận xét bạn đọc văn bản
như thế nào

- Bố cục:
(1) Từ đầu.......rồi sẽ liệu: Cuộc trò
truyện giữa quản ngục và thầy thơ lại về
tử tù Huấn Cao và tâm trạng của thầy
thơ lại
(2) Tiếp..... trong thiên hạ: Cuộc nhận
tù; các cư xử đặc biệt của quản ngục với
ông Huấn trong nửa tháng ở nhà lao
(3) Cuối cùng: cảnh cho chữ

Thao tác 2
Bài tập

4. Củng cố, dặn dò: 2'

2'

Cảm nhận khái quát về Huấn Cao


* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Gv chốt lại: Hình tượng nhân vật Huấn Cao, Quản Ngục
* Dặn dò:

1. Bài tập về nhà: Cảm nhậ của em về nhân vật Huấn Cao?

2. Tiết học tiếp theo: Chữ người tử tù.



TUẦN 11 - TIẾT 39-40: ĐỌC VĂN: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm chính của hình tượng nhân vật Huấn Cao: cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa; khí
phách của một trang anh hùng nghĩa liệt, vẻ đẹp trong sáng, thiên lương của một con người
trọng nghĩa khinh tài.
- Quan niệm về cái đẹp và tấm lòng yêu nước kín đáo của Nguyễn Tuân.
- Xây dựng tình huống truyện đốc đáo; tạo không khí cổ xưa; bút pháp lãng mạn và nghệ thuật
tương phản; ngôn ngữ giàu tính tạo hình.
2. Kỹ năng: - Đọc- hiẻu một truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ tư tưởng: Học sinh biết yêu quí, trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
1'
2. Kiểm tra bài cũ:4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV và HS

Tg Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới,

1'


Giới thiệu Nguyễn Tuân là nhà văn lớn
của dân tộc, sự nghiệp của ông để lại là
rất lớn với phong cách độc đáo. Tác
phẩm chữ người tử tù thể hiện sự tài hoa
tài tử, chất nghệ sĩ.

5'

Tìm hiểu được vẻ đẹp của nhân vật
Huấn Cao

+ PP giới thiệu: thuyết trình...

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:


Mục tiêu:


- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng
nhân vật Huấn Cao; quan điểm thẩm mĩ và
tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn
Nguyễn Tuân.
- Thấy được những đặc sắc nghệ thuật
của thiên truyện.


Phương pháp:
- Công việc của GV: phát vấn


- Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy
nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản:

34' II. Tìm hiểu văn bản
1) Nội dung

Thao tác1 : Tìm hiểu nội dung
- Hình tượng nhân vật HC được khắc hoạ
bằng bút pháp nào với nghệ thuật nào là chủ
yếu?
GV phát vấn HS trả lời
- Vẻ đẹp HC được tác giả khắc hoạ như thế
nào?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV chốt lại

a. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
- Hình tượng nhân vật Huấn Cao được
khắc hoạ bằng bút pháp lãng mạn lí
tưởng hoá bằng biện pháp đối lập tương
phản, đặt trong một tình huống đặc biệt
-> vẻ đẹp trên nhiều phương diện:
* Tài hoa, nghệ sĩ
- Thể hiện gián tiếp qua những lời nói,
thái độ của thầy trò quản ngục..-> là
người văn võ toàn tài
- Có tài viết chữ nhanh và rất đẹp “
Chữ ông đẹp lắm...”

- Thể hiện trực tiếp qua lời nói của ông
Huấn “ Chữ ta...”
-> Một người nhất mực tài hoa
*Khí phách hiên ngang bất khuất
- Coi thường cái chết, khinh bỉ bọn tiểu
nhân đắc chí..
- Không vì tiền bạc hay quyền thế mà
ép mình viết chữ, cho chữ bao giờ ( cả


đời mới chỉ viết tặng ba người bạn thân)
- Ung dung nhận rượu thịt của quản
ngục và trả lời quản ngục bằng câu nói “
khinh bạc đến điều”
->Một trang anh hùng dũng liệt
* Nhân cách trong sáng, cao cả
- Trước khi nhận ra tấm lòng của quản
ngục: ông Huấn coi y chỉ là tiểu nhân
cặn bã.. nên đối xử rất cao ngạo
Gv đặt câu hỏi em hãy cho biết nhân cách
trong sáng của Huấn Cao được thể hiện như
thế nào? tìm dẫn chứng chứng minh
Hs trao đổi trả lời
Gv nhấn mạnh

- Khi nhận rõ tấm lòng “ Biệt nhỡn liên
tài” của một con người có sở thích cao
quí mà chọn nhầm nghề thì từ ngạc
nhiên băn khoăn, nghĩ ngợi và cuối cùng
quyết định cho chữ

-> Một con người có “ thiên lương”
trong sáng, cao cả
=> Huấn cao là người không chỉ có tài
40' mà còn có cả tâm, có thiên lương cao
đẹp
Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn
Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất
diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái
thiện không thể tách rời; thể hiện sự trân
trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.
b. Nhân vật quản ngục

Tiết 2
- GV: Đặt câu hỏi nhân vật quản ngục được
miêu tả như thế nào? qua đó nhà văn muốn
nói lên điều gì?
- HS: Suy nghĩ và trả lời.

- Làm nghề coi ngục ( Cái xấu và cái ác)
nhưng lại là người có tâm hồn nghệ sĩ,
coi trọng cái đẹp, có tấm lòng “Biệt
nhỡn liên tài”
- Say mê kính trọng tài hoa và nhân cách
anh hùng của Huấn Cao
- Dám bất chấp luật pháp, làm đảo lộn
trật tự trong nhà tù, biến một kẻ tử tù
thành thần tượng để tôn thờ


-> Ngục quan có những phẩm chất khiến

HC cảm kích coi là “ một tấm lòng trong
thiên hạ” và tác giả coi đó là “ một thanh
âm trong trẻo....”Qua nhân vật này, nhà
văn muốn nói, trong mỗi con người đều
ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài. Cái
đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh
nào vẫn giữ được “phẩm chất” , nhân
cách”.
c. Cảnh cho chữ
- Việc cho chữ vốn là một việc thanh
cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra
trong một căn buồng tối tăm, chật
hẹp.....

Gv Gọi HS đọc đoạn văn tả cảnh cho chữ
Cảnh cho chữ được tác giả diễn tả như thế
nào?
GV phát vấn
- HS: Suy nghĩ và trả lời.

-> cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn
hôi hám, như bẩn; thiên lương cao cả lại
toả sáng ở chính nơi bóng tối và cái ác
đang ngự trị
- Người nghệ sĩ tài hoa say mê tô từng
nét chữ không phải là người được tự do
mà “ cổ đeo gông, chân vướng xiềng..”
- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù bị đảo
ngược hoàn toàn: tù nhân trở thành
người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục

quan; còn ngục quan thì khúm núm, vái
lạy tù nhân
-> Trong chốn ngục tù tăm tối đó, không
phải cái xấu cái ác đang làm chủ mà
chính là cái đẹp, cái thiện cái cao cả đã
chiến thắng và toả sáng
2. Nghệ thuật:
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo,
đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mỗi quan hệ éo
le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn
Cao).
-Sử dụng thành công thủ pháp đối lập,


tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn
cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giầu hình ảnh, có
tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.

Thao tác 2:
- GV:Em hãy cho biết nghệ thuật và ý nghĩa
của văn bản?

3. ý nghĩa văn bản:
Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh
sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái
thiện và nhân cách cao cả của con người
đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín
của nhà văn.


- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

Ghi nhớ:
Tổng kết
Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng
Huấn Cao một người tài hoa ,thiên
lương trong sáng , khí phách hiên ngang
qua đó tác giả thể hiện quan niệm về cái
đẹp , bộc lộ tấm lòng yêu nước.

GV cho học sinh đọc ghi nhớ và tổng kết bài
HS suy nghĩ trả lời.

Hoạt động 4: Bài tập vận dụng
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn
học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm bài.

3'

Bài tập 1: Cảm nhận của em về nhân
vật Huấn Cao
Gợi ý:
- Huấn cao là người có tài
+ viết chữ đẹp, bẻ khoá
- Huấn cao là người có khí phách hiên
ngang - Huấn cao là người có thiên
lương trong sáng



4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật
Gv chốt lại: Hình tượng nhân vật Huấn Cao, Quản Ngục
* Dặn dò:

1. Bài tập về nhà: Cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao?

2. Tiết học tiếp theo: Luyện tập thao tác lập luận so sánh.



×