Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 5: Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.4 KB, 3 trang )

TUẦN 5 - TIẾT18: ĐỌC THÊM: BÀI CA PHONG CẢNH
HƯƠNG SƠN
Chu Mạnh Trinh
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Một cái nhìn bao quát về phong cảnh Hương Sơn.
- Tấm lòng thành kính với cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Cách sử dụng từ, giọng điều bài hát nói khoan thai, nhẹ nhàng.
2. Kỹ năng: - Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Nắm được bố cục của bài hát nói.
- Đọc, hiểu bài thơ thể hát nói.
3. Thái độ tư tưởng: Hiểu và bồi dưỡng lòng yêu nước
B. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên: Đọc SGK, SGV, TLTK, soạn giáo án, thiết kế bài học
2. Học sinh: Soạn bài
C. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định tổ chức:
1'
2. Kiểm tra bài cũ:4'
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV và HS

Tg Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới,

1'

Giới thiệu: Tác giả Chu Mạnh Trinh thể


hiện vẻ đẹp non nước.

5'

I. Tìm hiểu chung:

+ PP giới thiệu: thuyết trình...
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung:


Mục tiêu:
- Hiểu được nghệ thuật tả thực kết

Vài nét về Chu Mạnh Trinh và Chùa Hương
Sơn (SGK)


hợp với khái quát qua sử dụng hình ảnh
ngôn từ.
- Cảm nhận được cảnh vật nên thơ, nên hoạ
của Hương Sơn. Thấy được sự hoà quyện
giữa tấm lòng thành kính trang nghiêm với
tình yêu quê hương đất nước tươi đẹp.
- Cách sử dụng từ tạo hình, kết hợp
với giọng thơ khoan thai nhẹ nhàng như ru,
như mời mọc.


Phương pháp:
- Công việc của GV: phát vấn


- Công việc của HS: Học sinh đọc bài, suy
nghĩ, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản:
Thao tác 1:
- GV: cho học sinh đọc phần tiểu dẫn và
nêu vài nét về Chu Mạnh Trinh và Chùa
Hương Sơn.
- HS: đọc và trả lời.
Thao tác 2: Đọc hiểu
- GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
Bài ca phong cảnh Hương Sơn.
- HS: Suy ghĩ và trả lời.

30' II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc
2. Tìm hiểu văn bản
a. Nội dung:
- Một cái nhìn bao quát về cảnh vật Hương
Sơn: Bằng sự ngưỡng mộ cảnh đẹp thiên
nhiên và cảm nhận tinh tế, Chu Mạnh Trinh
phác hoạ bức tranh “Bầu trời cảnh bụt”, rồi
thốt lên câu hỏi “Đệ nhất động hỏi là đây có
phải ?”. Từ đó, nhà thơ vừa làm sống dậy
từng nét thanh tú của danh lam, vừa đem lại
cảm nhận tâm linh cho thắng cảnh.
- Sự hoà quyện giữa tấm lòng thành kính
với tình yêu quê hương đất nước: Tác giả
khoác lên cảnh vật linh hồn con người
(chim cúng trái, cá nghe kinh) làm cho nó

trở lên có hồn, phảng phất không khí của
thần tiên, xa lánh cõi trần. Đây là giá trị
nhân bản cao đẹp trong tâm hồn nhà thơ, là
sự khẳng định nhu cầu tinh thần của con
người hướng thiện.


b. Nghệ thuật:
- Sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng,
sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu
tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.
c. ý nghĩa văn bản:
Tình yêu quê hương, đất nước hoà quyện
với tâm linh, hướng con người tới niềm tự
hào về đất nước.
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng:
- Công việc của GV: ra bài tập, hướng dẫn
học sinh làm bài.
- Công việc của HS: suy nghĩ trao đổi làm
bài.

2'

Bài tập 1:
Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả, đặc
biệt chú ý đến việc tả không gian, màu sắc,
âm thanh
Gợi ý:
- Tả không gian: từ xa đến gần, từ bao quát
đến cụ thể, không gian nhiều tầng, cao thấp

trập trùng với nước, mây, hang, động, suối.
- Tả âm thanh: Thỏ thẻ (tiếng chim) thoảng
(tiếng chày kình).. âm thanh làm nổi bật
không khí yên tĩnh, thiêng liêng.
- Tả màu sắc: đá ngũ sắc long lanh, lấp lánh
như gấm hoa, bóng trăng lồng đầy hang.
Màu sắc vừa lộng lẫy vừa cách điệu làm nổi
bật nét mĩ lệ.

4. Củng cố, dặn dò: 2'
* Chốt lại bài học: HS tự tóm tắt những nét chính về nội dung của bài.
Gv chốt lại: Bài Chạy giặc, hiểu đất nước rơi vào tay giặc, cảnh "Xẻ nghé tan đàn", thái độ của
tác giả. Vẻ đẹp của Hương Sơn và thể hát nói.
* Dặn dò:

1. Bài tập về nhà: Phân tích thái độ của tác giả trong bài chạy giặc ?

2. Tiết học tiếp theo: Trả bài làm văn số 1



×