Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 25 bài: Đặc điểm loại hình của tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.83 KB, 9 trang )

GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT - LỚP 11
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp học sinh :
- Nắm được đặc điểm loại hình của tiếng Việt và mối quan hệ gần gũi
giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ có cùng loại hình.
- Biết vận dụng các đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc tổ chức các
đơn vị ngôn ngữ như từ, cụm từ, câu theo đúng quy tắc ngữ pháp.
- Củng cố, ôn tập các kiến thức về nguồn gốc của tiếng việt.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Trên cơ sở học sinh đã chuẩn bị bài trước ở nhà, GV sử dụng hệ thống
các câu hỏi để học sinh tự đi khám phá, chiếm lĩnh tri thức kết hợp cùng các
phương pháp thông báo giải thích, phương pháp phân tích ngôn ngữ.
- Phương tiện dạy học : Sử dụng SGK, thiết kế bài giảng, sách bài tập và
các đồ dùng dạy học khác.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi : Em hãy nêu khái niệm tiểu sử tóm tắt ? tiểu sử tóm tắt
thường gồm mấy phần ? là những phần nào ?
3. Bài mới.


Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới vừa có tính lịch
sử vừa có tính loại hình. Trải qua các thời kì lịch sử, tiếng Việt không ngừng
ổn định và tiếp biến để ngày càng trở nên hoàn thiện. Cùng trong một khu
vực ngôn ngữ, tiếng Việt có những đặc điểm loại hình của ngôn ngữ đơn lập.
Vậy đặc điểm của loại hình tiếng Việt là gì? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp
chúng ta trả lời câu hỏi đó đồng thời giúp chúng ta có ý thức hơn trong việc
học tập và sử dụng tiếng Việt.



Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

GV : Yêu cầu HS đọc phần I SGK-

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ.

Tr 56.

1. Khái niệm loại hình ngôn ngữ.

HS : Thực hiện yêu cầu.

- Loại hình ngôn ngữ là tập hợp các

GV: Loại hình ngôn ngữ là gì?

ngôn ngữ tuy không cùng chung nguồn

HS: Trả lời.
GV: Mở rộng.

gốc nhưng có những đặc trưng cơ bản
giống nhau về ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp.

- Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu
tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một hệ

thống những đặc điểm có liên quan với
nhau, chi phối lẫn nhau.

GV: Các ngôn ngữ trên thế giới chia

2. Phân loại.

làm mấy loại hình? đó là những loại - Các ngôn ngữ trên thế giới được chia


hình nào? Tiếng Việt thuộc loại hình làm hai loại hình đó là :
ngôn ngữ nào?
HS: Trả lời.
GV: Mở rộng.

+ Loại hình ngôn ngữ đơn lập ( như
tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán…).
+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết ( như

- Trước đây người ta chia ra hai loại tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga …).
hình ngôn ngữ đó là:
+ Loại hình ngôn ngữ đơn âm.
+ Loại hình ngôn ngữ đa âm.
II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA
GV: Lấy ví dụ 1 :
Tiếng Việt : Sinh viên.
Tiếng Anh : Students.
- Ở tiếng Việt hai tiếng, hai âm tiết tách
biệt nhau.
GV: Lấy ví dụ 2 và hỏi học sinh:

“ Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”.
- Câu thơ trên có bao nhiêu tiếng, bao
nhiêu âm tiết, bao nhiêu từ ?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại: Câu thơ trên có bảy

TIẾNG VIỆT.
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ
pháp.
- Về mặt ngữ âm: Tiếng là âm tiết.
- Về mặt sử dụng: Tiếng có thể là từ
hoặc yếu tố cấu tạo từ.


tiếng, bảy âm tiết, bảy từ.
GV: Âm tiết tiếng Việt có đặc điểm,
vai trò như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Có thể tách tiếng ghép với từ khác
tạo từ mới không? Lấy ví dụ chứng
minh.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ trong
ca dao, tục ngữ ngắn gọn và chứng
minh cho những kết luận ở trên.

GV: Lấy ví dụ 3 và hỏi học sinh.
“ Trâu1 ơi ta bảo trâu2 này
Trâu3 ra ngoài đồng trâu4 cày với ta”
( Ca dao )

- Xác định các từ “ Trâu” trong câu ca
dao trên khác nhau về chức vụ ngữ
pháp như thế nào? Khi sử dụng, khi
đọc có khác nhau về âm thanh không?
HS: Trả lời.
GV: chốt lại:

2.Từ không biến đổi hình thái.
- Từ trong tiếng Việt không biến đổi
hình thái khi cần biểu thị ý nghĩa ngữ
pháp.


- Trâu1: Hô ngữ.
- Trâu2: Bổ ngữ cho động từ “bảo” .
- Trâu3, 4 : Thành phần chủ ngữ trong
câu.
- Khi đọc không có sự khác nhau về
âm thanh.
- Sự thể hiện bằng chữ viết hoàn toàn
không có sự khác biệt nào.
GV: Yêu cầu học sinh xem ví dụ trong
SGK- Trang 56.
GV: Lấy ví dụ 4 yêu cầu học sinh phân
tích ví dụ và rút ra kết luận.
- Tiếng Việt: “ Tôi1 tặng anh ấy1 một
cuốn sách, anh ấy2 cho tôi2 một quyển
vở”.
- Tiếng Anh: “I gave him a book, he
gave me a notebook”.

HS: Thực hiện yêu cầu.
GV: Chốt lại.
- Tiếng Việt: Tôi1: là chủ ngữ.
Tôi2: là bổ ngữ cho động
từ “ cho”. Tôi1 và Tôi2 xét về mặt ngữ
âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn


toàn không có sự khác biệt nào.Tương
tự xét anh ấy1 (bổ ngữ cho động từ
tặng) và anh ấy2 ( chủ ngữ) ta cũng
thấy như vậy.
- Tiếng Anh: Tôi1 I (vì là chủ ngữ).
Tôi2  me ( vì là bổ ngữ).
Anh ấy1him ( vì là bổ ngữ).
Anh ấy2 he (vì là chủ ngữ).
=>Kết Luận: Từ trong tiếng Việt không
biến đổi hình thái khi cần biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp còn ở tiếng Anh từ
thường phải biến đổi hình thái.

GV: Yếu cầu học sinh xét ví dụ trong
SGK – Trang 57 và trả lời câu hỏi.
- Thay đổi trật tự sắp đặt từ hoặc thay
đổi các hư từ được dùng thì nghĩa của
cụm từ, của câu có thay đổi không?
HS: Trả lời.
GV: Chốt lại và rút ra kết luận.

3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý

nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ
tự trước sau và sử dụng các hư từ.

GV: Yêu cầu một học sinh đọc phần - Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay
ghi nhớ trong SGK và dặn cả lớp về đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.


nhà học thuộc lòng phần ghi nhớ đó.

GV: Yêu cầu học sinh thực hiện các bài
tâp 1, 2, 3, trong SGK – Trang 58.

*Ghi nhớ: SGK – Trang 57.

HS: Suy nghĩ và lên bảng làm bài tập.
GV: Chữa bài tập của học sinh và đánh
giá cho điểm.
III. LUYỆN TẬP.
1. Bài tập 1:
( 1 ) Nụ tầm xuân1: bổ ngữ cho động từ
“ hái”.
Nụ tầm xuân2: chủ ngữ cho động
từ “ nở”.
( 2 ) Bến1: bổ ngữ cho động từ “nhớ”.
Bến2: chủ ngữ cho động từ “ đợi”.
( 3 ) Trẻ1: bổ ngữ cho động từ “ yêu”.
Trẻ2: chủ ngữ cho động từ đến.
Già1: bổ ngữ của tính từ “ kính”.
Già2: chủ ngữ của động từ “ để”.
2. Bài tập 2:

VD: I go to school with my friend.


 Tôi đi học cùng với bạn của tôi.
- Tiếng Anh: I ( chủ ngữ), my ( Bổ
ngữ).
->Chức năng ngữ pháp, ngữ âm và chữ
viết khác nhau.
- Tiếng Việt: Tôi1 ( chủ ngữ), Tôi2 ( bổ
ngữ).
-> Chức năng ngữ pháp khác nhau, còn
ngữ âm và chữ viết giống nhau.
3. Bài tập 3:
Trong đoạn văn có các hư từ: đã, các,
để, lại mà.
- đã: chỉ hoạt động xảy ra trước một
thời điểm nào đó.
- các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật.
- để: chỉ mục đích.
- lại: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động.
- mà: chỉ mục đích.

IV. DẶN DÒ.
- Về nhà học bài và hoàn thành các bài tập còn lại. Luyện tập thêm lấy
các câu văn, đoạn văn bất kì trong sách báo để phân tích các đặc trưng
của loại hình ngôn ngữ đơn lập.


- Chuẩn bị và soạn bài “ Tôi yêu em”.
D. RÚT KINH NGHIỆM.

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Giáo viên hướng dẫn.

Giáo sinh thực tập.

Nguyễn Thị Hoài Hương.

Đặng Văn Thắng



×