Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

TÀI LIỆU TẬP HUẤN CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM DÀNH CHO CÁN BỘ GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 129 trang )

SỞ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỈNH QUẢNG NINH

TÀI LIỆU TẬP HUẤN
CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM
DÀNH CHO CÁN BỘ GIÁO DỤC

Quảng Ninh, tháng 5 năm 2018
1


MỤC LỤC TÀI LIỆU
Phần I : LUẬT TRẺ EM
Phần II: KIẾN THỨC VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
- Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
- Phòng chống bạo lực trẻ em
- Phòng tránh tai nạn giao thông
- Phòng chống đuối nước
Phần III: BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG VÀ TRONG THẾ
GIỚI CÔNG NGHỆ SỐ
Phần IV: ĐỊA CHỈ, DỊCH VỤ TƯ VẤN, TRỢ GIÚP TRẺ EM CẦN SỰ BẢO VỆ
Phần V: CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC CHO TRẺ EM
Phần VI: MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT KHI LÀM VIỆC VỚI TRẺ EM
Phần VII: MỘT SỐ MÔ HÌNH VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ EM
TRONG TRƯỜNG HỌC

2


Phần I
LUẬT TRẺ EM


(Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 05/4/2016,
có hiệu lực từ ngày 01/6/2017)
Điều 1. Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Điều 10. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:
a) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;
b) Trẻ em bị bỏ rơi;
c) Trẻ em không nơi nương tựa;
d) Trẻ em khuyết tật;
đ) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
e) Trẻ em vi phạm pháp luật;
g) Trẻ em nghiện ma túy;
h) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học
cơ sở;
i) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;
k) Trẻ em bị bóc lột;
l) Trẻ em bị xâm hại tình dục;
m) Trẻ em bị mua bán;
n) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải Điều trị dài ngày thuộc hộ
nghèo hoặc hộ cận nghèo;
o) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không
có người chăm sóc.
2. Chính phủ quy định chi Tiết các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính
sách hỗ trợ phù hợp đối với từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
2. Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
4. Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.

5. Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
6. Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.

3


7. Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em
bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo
dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình,
giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.
9. Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây
nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
10. Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu
hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm,
đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội
dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
11. Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em
mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người
giám hộ của trẻ em.
12. Lợi dụng việc nhận chăm sóc thay thế trẻ em để xâm hại trẻ em; lợi dụng
chế độ, chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá
nhân dành cho trẻ em để trục lợi.
13. Đặt cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi
trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ gần cơ sở cung cấp dịch vụ
bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, Điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc
đặt cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, Điểm vui
chơi, giải trí của trẻ em gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô
nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.

14. Lấn chiếm, sử dụng cơ sở hạ tầng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí
và hoạt động dịch vụ bảo vệ trẻ em sai Mục đích hoặc trái quy định của pháp luật.
15. Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời việc
hỗ trợ, can thiệp, Điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng nguy hiểm,
bị tổn hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.
QUYỀN CỦA TRẺ EM
Điều 12. Quyền sống
Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện
sống và phát triển.
Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác
định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe
Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử
dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
4


1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy
tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài
năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.
Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt
động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
1. Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù

hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
2. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền
thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Điều 20. Quyền về tài sản
Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy
định của pháp luật.
Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
1. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và
bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín,
điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và
chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật
hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp
xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Điều 23. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích
tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ
em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được
tạo Điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được
bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông
tin khi cha, mẹ bị mất tích.
Điều 24. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi


5


1. Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc
không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột
vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
2. Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con
nuôi.
Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình
dục.
Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao
động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi
làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi,
bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo,
chiếm đoạt
Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt
cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.
Điều 29. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển,
mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
Điều 30. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành
chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do

trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.
Điều 31. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi
trường, xung đột vũ trang
Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát
khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.
Điều 32. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của
pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế - xã hội nơi trẻ em sinh sống và Điều kiện
của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.
Điều 33. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền
tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và
6


được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu,
năng lực của trẻ em.
Điều 34. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến
trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ
trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia
đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.
Điều 35. Quyền của trẻ em khuyết tật
Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của
người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc
biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.
Điều 36. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn
Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo
vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật

Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM
Điều 37. Bổn phận của trẻ em đối với gia đình
1. Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm,
chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
2. Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành
viên trong gia đìnhnhững công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển
của trẻ em.
Điều 38. Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và
cơ sở giáo dục khác
1. Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội
và cơ sở giáo dục khác.
2. Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
3. Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện
theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà
trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
Điều 39. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội
1. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người
khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với
khả năng, sức khỏe, độ tuổi của mình.
2. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; chấp hành quy định
về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài
nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em.
3. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.
7


Điều 40. Bổn phận của trẻ em đối với quê hương, đất nước

1. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy
phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
2. Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ
em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
Điều 41. Bổn phận của trẻ em với bản thân
1. Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm,
tài sản của bản thân.
2. Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
3. Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.
4. Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây
nghiện, chất kích thích khác.
5. Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy;
không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của
bản thân.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC, CHA MẸ, NGƯỜI NUÔI
DƯỠNG TRẺ EM
Điều 9. Trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện quyền và bổn phận của
trẻ em
2. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm
thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; hỗ trợ, tạo Điều kiện để trẻ em thực hiện
quyền và bổn phận của mình theo quy định của pháp luật; phối hợp, trao đổi thông
tin trong quá trình thực hiện.
Điều 44. Bảo đảm về giáo dục cho trẻ em
1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được đi học, giảm thiểu
tình trạng trẻ em bỏ học; có chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các
xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn được tiếp cận giáo dục phổ cập, giáo dục hòa nhập, được học nghề và giới
thiệu việc làm phù hợp với độ tuổi và pháp luật về lao động.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, bảo đảm công bằng về cơ hội tiếp cận
giáo dục cho mọi trẻ em; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật; có chính sách
miễn, giảm học phí cho từng nhóm đối tượng trẻ em phù hợp với Điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
3. Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với từng độ tuổi, từng nhóm
đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện và yêu
cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển
nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức
khỏe sinh sản cho trẻ em.
4. Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,
phòng, chống bạo lực học đường.
8


5. Nhà nước có chính sách phù hợp để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ
em 05 tuổi và chính sách hỗ trợ để trẻ em trong độ tuổi được giáo dục mầm non phù
hợp với Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ; khuyến khích, thu hút các
nguồn đầu tư khác để phát triển giáo dục, đào tạo.
Điều 47. Các yêu cầu bảo vệ trẻ em
3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ
em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu
chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 51. Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi
xâm hại trẻ em
1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin,
thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có
nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.
2. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy
ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác;
phối hợp xác minh, đánh giá, Điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn

hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.
3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử
lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình
tiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em.
Điều 54. Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
1. Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục và bảo vệ
trẻ em khi tham gia môi trường mạng dưới mọi hình thức; cha, mẹ, giáo viên và
người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng để trẻ
em biết tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng.
Điều 76. Bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo
dục khác
Nhà trường, cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức và tạo Điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, câu lạc bộ,
đội, nhóm của trẻ em trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; các hoạt động ngoại
khóa, hoạt động xã hội;
2. Cung cấp thông tin chính sách, pháp luật và quy định về giáo dục có liên
quan đến học sinh; công khai thông tin về kế hoạch học tập và rèn luyện, chế độ
nuôi dưỡng và các Khoản đóng góp theo quy định;
3. Tạo Điều kiện để trẻ em được kiến nghị, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về chất
lượng dạy và học;quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em trong môi trường giáo dục và
những vấn đề trẻ em quan tâm;
4. Tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em, giải quyết theo phạm
vi trách nhiệm được giao hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để xem
xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết đến trẻ em.
Điều 77. Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em
9


1. Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng

nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến,
nguyện vọng của trẻ em.
2. Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em có nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em; tổ chức để trẻ em được tiếp xúc với
đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ
em;
c) Chuyển ý kiến, kiến nghị của trẻ em tới các cơ quan có thẩm quyền để giải
quyết;
d) Theo dõi việc giải quyết và phản hồi cho trẻ em về kết quả giải quyết ý kiến,
kiến nghị;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan giám sát việc thực hiện
quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em;
e) Hằng năm, báo cáo Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng của Quốc hội và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xem xét, giải quyết ý kiến, kiến
nghị của trẻ em.
Điều 78. Bảo đảm để trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em
1. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm để trẻ em
tham gia vào các vấn đề về trẻ em quy định tại Điều 74 của Luật này và bảo đảm
các yêu cầu sau đây:
a) Tạo môi trường an toàn, thân thiện, bình đẳng để trẻ em tham gia;
b) Cung cấp đầy đủ thông tin các vấn đề về trẻ em và các vấn đề trẻ em quan
tâm với nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp;
c) Khuyến khích sự tham gia của trẻ em; không trù dập, kỳ thị khi trẻ em bày
tỏ ý kiến, nguyện vọng;
d) Bảo đảm để trẻ em tham gia tự nguyện, chủ động, phù hợp với độ tuổi, giới
tính và sự phát triển của trẻ em;
đ) Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em và ý kiến của tổ chức đại diện tiếng nói,
nguyện vọng của trẻ em phải được lắng nghe, tiếp nhận, xem xét, giải quyết và phản

hồi đầy đủ, kịp thời, khách quan, trung thực.
2. Hằng năm, Hội đồng nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ
chức liên quan có trách nhiệm tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện
vọng của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm.

10


Phần II
KIẾN THỨC VỀ BẢO VỆ TRẺ EM
PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
Ở Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm, Bộ
Công an, mỗi năm có 1.600-1.800 vụ xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi
của tảng băng chìm, trong đó 65% là số vụ xâm hại tình dục mà trẻ em là nạn nhân.
Đa số nạn nhân từ 12 đến 15 tuổi; 13,2% số vụ xâm hại tình dục có nạn nhân là trẻ
em dưới 6 tuổi, có cả trẻ em 18 tháng tuổi đã bị XHTD tổn thương nghiêm trọng.
1. Khái niệm
- Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự,
nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua
bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
- Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi

kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp
dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại
dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
- Xâm hại tình dục có thể xảy ra với bất kỳ trẻ em nào, cả trẻ em trai và trẻ em
gái, ở bất kỳ độ tuổi nào (trẻ đã lớn tuổi hay còn nhỏ tuổi), ở bất kỳ hoàn cảnh nào
(trẻ khuyết tật, tâm thần hay lành lặn), gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hay gia
đình nghèo... đều có thể là nạn nhân của xâm hại tình dục. Trẻ em là đối tượng yếu
thế có nguy cơ bị xâm hại tình dục cao hơn. Thủ đoạn xâm hại tình dục khác nhau

như lừa gạt, dụ dỗ, đe doạ, ép buộc...
2. Đối tượng xâm hại tình dục trẻ em
- Có thể là những người thân quen, người sống trong cùng khu phố, hàng xóm
lợi dụng mối quen biết với các em và với người thân trong gia đình tạo lòng tin để
dễ dàng thực hiện ý đồ xấu.
- Có thể là những thanh niên mới lớn, nghiện ngập ma tuý, rượu bia, sử dụng
văn hóa phẩm, băng hình đồi trụy. Đôi khi là những người bị bệnh tâm thần, mất ý
thức về những việc mình làm.
- Có thể là người hoàn toàn xa lạ với các em nhưng đã lợi dụng hoàn cảnh và thời
cơ thuận lợi để thực hiện hành vi xấu.
- Có thể giả làm bạn trai, giả yêu đương để lạm dụng tình dục trẻ em gái vị
thành niên; có thể do yêu đương, QHTD sớm, bạn gái còn trong độ tuổi trẻ em cũng
bị quy là bị XHTD.
- Có những trường hợp kẻ xâm hại tình dục lại là chính thành viên trong gia
đình các em hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng các em (ông, chú, bác, anh trai, bố,
họ hàng...) bị suy đồi đạo đức.
3. Các hình thức xâm hại tình dục trẻ em
- Xâm hại trẻ bằng cách đụng chạm:
11


Hôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục. Giao hợp hoặc làm tình qua đường hậu
môn, đường miệng; sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ (các bộ phận gợi dục) hoặc
bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của người lớn hoặc của một đứa trẻ lớn hơn; ép
trẻ thực hiện hành vi mại dâm (trả tiền sau khi giao hợp).
- Xâm hại trẻ bằng cách không đụng chạm:
Dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm bắt trẻ phải nghe, phải xem với mục
đích gợi ý, làm cho trẻ hưng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục; cho
trẻ nghe hoặc nhìn những người khác quan hệ tình dục; bắt trẻ đứng ngồi theo tư thế
gợi dục để chụp ảnh (khiêu dâm); cho trẻ xem sách báo khiêu dâm, truyện đồi trụy,

phim sex...
4. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan:
+ Mặt trái của sự phát triển của công nghệ thông tin và các trang mạng xã hội,
trẻ em và người lớn dễ dàng tiếp cận với thông tin, văn hóa phẩm độc hại, trang web
đen làm sai lệch về nhận thức và hành vi.
+ Một bộ phận người dân, nhất là miền núi, gia đình khó khăn không thường
xuyên tiếp cận với thông tin nên nhận thức, kiến thức về pháp luật bảo vệ trẻ em và
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em còn nhiều hạn chế.
+ Trẻ em có nhận thức chưa đầy đủ, ít khả năng tự vệ nên dễ bị xâm hại.
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa coi trọng công tác bảo vệ
trẻ em, do đó trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giám sát việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ trẻ em và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của
tỉnh về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em còn rất hạn chế, chưa quyết liệt.
+ Nhiều gia đình lơ là, thiếu cảnh giác, chưa chú trọng trong quản lý, trông coi
con trẻ (đa số các vụ việc XHTD trẻ em là do gia đình lơ là trong quản lý con)
+ Việc giáo dục kỹ năng, kiến thức phòng ngừa xâm hại cho trẻ em trong nhà
trường và giáo dục của cha mẹ đối với con cái còn ít, chưa phù hợp.
+ Việc quản lý về xã hội còn thiếu chặt chẽ cũng làm phát sinh tội phạm (thông
tin mạng, văn hóa phẩm, quản lý đối tượng có hành vi vi phạm, suy đồi về đạo đức,
lối sống).
+ Số vụ việc xâm hại trẻ em được phát hiện và tố cáo còn ít so với thực tế,
mức xử lý còn nhẹ nên thiếu tính răn đe. Một số trường hợp gia đình biết nhưng
không tố cáo, tội phạm không bị xử lý, nạn nhân tiếp tục bị xâm hại.
5. Hậu quả của xâm hại tình dục
4.1. Hậu quả về thể chất
- Tổn thương bộ phận sinh dục, nhất là trẻ em còn nhỏ.
- Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, có thai ngoài ý
muốn.

- Các em gái có thể mất khả năng làm mẹ sau này và thậm chí có thể dẫn đến
cái chết.
12


4.2. Hậu quả về tâm lý, xã hội
- Suy sụp tinh thần, hoảng loạn, nhút nhát, học kém.
- Cảm giác bị mọi người khinh rẻ, bị cô lập, không có lối thoát, thậm chí có xu
hướng muốn tự tử hay huỷ hoại đời mình, có thái độ muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự
lãng quên trong nghiện hút, bỏ nhà ra đi và rơi vào cạm bẫy của các ổ mại dâm, nhất
là với trẻ em gái.
- Suy sụp về tình cảm, có thể trở nên thô bạo, tự hạ thấp mình, trong quan hệ
với người xung quanh thường có cảm giác bị xua đuổi, sợ hãi và lúng túng.v.v.
6. Dấu hiệu phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục
6.1. Phát hiện thông qua những thay đổi trên cơ thể
- Có vết xây sát hoặc trầy da, bầm tím, bất thường ở âm hộ, dương vật, hậu
môn, trực tràng, mặt trong đùi, rách màng trinh, vết ngón tay hằn ở tay chân hoặc
má ( Do quá trình trẻ bị tấn công và xâm hại), thông thường bị tai nạn vết va, tím chỉ
có ở một phía.
- Đi lại và ngồi khó khăn.
- Có vết máu hoặc chất nhầy, đau, sưng, ngứa ở bộ phận sinh dục. mắc các
bệnh lây qua đường tình dục.
- Sốt, mệt mỏi.
- Trẻ có thai: biểu hiện bất thường như trẻ hay nôn, ói, chóng mặt, mệt mỏi.
- Trẻ bị đau bụng mạn tính hoặc đau vùng hậu môn, nhiễm khuẩn đường tiết
niệu tái diễn.
- Trẻ có các biểu hiện bất thường như đái dầm, rối loạn giấc ngủ, thủ dâm vô
độ, ngại giao tiếp, hành vi gây hấn, học tập sút kém: Đó là hệ quả của việc bị tấn
công, khiến trẻ mắc các rối loạn stress, sang chấn tinh thần lớn khi bị xâm hại.
6.2. Thông qua biểu hiện tình cảm

- Sợ hãi và như giấu giếm điều gì.
- Đau khổ, khóc lóc.
- Lo âu, trầm cảm,
- Không muốn người khác hỏi đến hoặc không muốn nói chuyện với người
khác, sợ thân mật với mọi người.
- Thay đổi tính tình đột ngột, hoặc dễ nổi nóng, quá kích, hoặc lo âu, trần cảm,
tự kỷ, có ý định tự tử: Đây là hậu quả rõ rệt về mặt tâm thần, nhiều trẻ do sợ hãi, bị
đe dọa nên càng rơi vào trầm cảm nặng.
7. Cách xử lý khi phát hiện trẻ bị xâm hại tình dục
7.1. Việc cần làm ngay
- Đưa trẻ đi khám sức khoẻ để xác định mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ và
tâm thần. Lấy giấy chứng thương của cơ sở y tế nơi trẻ khám để cơ quan pháp luật
có căn cứ buộc tội kẻ xâm hại.
13


- Báo cho gia đình, cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời truy bắt tội phạm
hoặc các cơ quan liên quan như cán bộ làm công tác Lao động- Thương binh và Xã
hội, Hội LHPN, Đoàn thanh niên các cấp (xã, huyện, tỉnh), Văn phòng Công tác Xã
hội cấp trường/xã/huyện hoặc Trung tâm Công tác Xã hội tỉnh Quảng Ninh.
- Tiếp xúc trấn an tâm lý, tìm hiểu sự việc, tư vấn, giúp đỡ trẻ. Khi làm việc để
trợ giúp các em về tâm lý cần bình tĩnh, không thể hiện sự lo lắng để tạo không khí
thoải mái, tự nhiên cho các em yên tâm. Nên dùng các câu nói để các em thấy được:
+ Các em đã đúng khi nói chuyện xảy ra.
+ Những gì xảy ra rất xấu nhưng bản thân em không có lỗi.
+ Cần phải nói chuyện này với người tin cậy nếu trẻ đồng ý.
+ Kẻ gây ra tội sẽ bị trừng trị để không tiếp tục phạm tội nữa.
- Giúp đỡ trẻ bằng các hình thức hỗ trợ tiền khám bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ,
dạy chữ, hướng nghiệp, dạy nghề tạo công ăn việc làm cho các em.
7.2. Xử lý nghiêm minh kẻ phạm tội

- Kẻ phạm tội phải bị pháp luật xử lý nghiêm khắc nhằm giáo dục, răn đe đối
với những đối tượng có biểu hiện hành vi xâm hại trẻ em, mặt khác tránh nguy cơ
đối tượng tiếp tục tái phạm với trẻ hoặc với những người khác. Muốn cơ quan pháp
luật làm được điều này thì bản thân trẻ em bị xâm hại và gia đình cần cộng tác tích
cực cung cấp mọi thông tin, tình tiết vụ việc cho cơ quan Công an,Toà án, Viện kiểm
sát.
- Chính quyền địa phương xã, phường và các cơ quan chức năng phải có biện
pháp quản lý, giáo dục chặt chẽ những người vi phạm pháp luật, người sống thiếu
chuẩn mực: Hay uống rượu, xem phim sex, quan hệ bừa bãi...
8. Giải pháp phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em
8.1. Đối với gia đình, nhà trường:
- Không để các em còn nhỏ tuổi, chưa biết tự bảo vệ mình ở nhà một mình, khi
trẻ đi ra ngoài phải có người lớn đi kèm, khi gửi trẻ phải gửi người tin cậy, trẻ em
gái nên gửi người cùng giới. Không để trẻ tiếp xúc những người hàng xóm đã có
những biểu hiện xấu, hay uống rượu, hay xem phim sex, những người có hoàn cảnh
không được thoả mãn nhu cầu tình dục, những người có bệnh lý và những em trai từ
12- 18 tuổi kể cả người quen. Không để các em đi chơi, ngủ trưa không mặc quần áo
nằm ở những nơi không kín đáo, dễ gây ra tò mò và kích thích tình dục.
- Dạy các em từ 4 tuổi trở lên luôn thổ lộ về mọi chuyện nhất là khi những
người lớn có hiện tượng sờ mó, dâm ô với các em và biết cách đề phòng khi có
người dụ dỗ, lừa phỉnh, đòi bế ẵm hoặc đưa các em vào nơi vắng vẻ.
- Các gia đình cần phải cảnh giác với những người đề nghị cho con ra thành
phố tìm việc làm mà chưa hề biết rõ về công việc các em sẽ làm. Chọn người trông
coi, chăm sóc các em có tiền sử và đạo đức tốt, lối sống lành mạnh.
- Tìm hiểu kỹ mối quan hệ với bạn bè khác giới của trẻ và kiểm soát mối quan
hệ đó. Nhắc nhở khi các em có biểu hiện yêu sớm hay thân mật thái quá với người
khác giới.
14



- Nhà trường, thầy cô giáo, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và cha mẹ cần hình
thành cho các em kỹ năng sống cởi mở, thường xuyên chia sẻ với cha mẹ, bạn bè,
người thân về công việc ở trường, ở nhà, về quan hệ bạn bè cũng như suy nghĩ của
trẻ để tạo hệ thống thông tin thường xuyên. Cần giúp các em gái hiểu được nguy cơ
của việc bị lừa đảo bị bán đi nước ngoài làm mại dâm và tác hại của nó, cách đề
phòng để các em có nhận thức đúng đắn và tự bảo vệ mình, thông báo cho công an,
người thân... trong trường hợp cần thiết.
- Dạy các em quy tắc bàn tay

Quy tắc này sẽ giúp trẻ có thể tránh xa những đối tượng nguy
hiểm và bảo vệ chính bản thân mình.
- Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong
gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này
hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa
khi bé còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín.
- Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia
đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉ dừng lại
ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ.
- Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha
mẹ. Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.
15


- Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với những
người này, bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.
- Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ
hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an. Với những người này, bé
hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.
8.2. Đối với cơ quan quản lý:
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục rộng rãi cho người dân về pháp luật, kiến

thức, các địa chỉ, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ, đường dây nóng quốc gia bảo vệ trẻ em tới
người dân; Tổ chức hội thi, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn trẻ em về phòng, chống
bạo lực, xâm hại trẻ em; treo băng zôn, khẩu hiệu, đăng tải tin, bài trên các phương
tiện thông tin đại chúng; phát thanh qua hệ thống loa đài ở khu dân cư, trường học;
thanh lập CLB bảo vệ trẻ em; đăng tải các thông tin, tài liệu trên hệ thống mạng,
trang web của đơn vị, trường học...
- Xây dựng hệ thống mạng lưới bảo vệ trẻ em trong trường học, cộng đồng để
kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện, nguy cơ hoặc báo cáo các hành vi xâm
hại với BGH nhà trường, cha mẹ và cơ quan chức năng.
- Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng phòng chống xâm hại, bạo lực cho cán
bộ hệ thống bảo vệ trẻ em, cha mẹ, giáo viên và trẻ em.
- Xây dựng và phát triển nhân rộng dịch vụ tư vấn, trợ giúp trẻ em trong trường
học, cộng đồng: đường dây quốc gia bảo vệ trẻ em, đường dây tư vấn miễn phí,
Trung tâm/Văn phòng CTXH trong cộng đồng, trường học.
- Thường xuyên rà soát các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em và điều tra, xử lý
kịp thời, nghiêm minh.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát, khảo sát, đánh giá việc triển khai
thực hiện công tác phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em tại các địa phương, nhà
trường; thiết lập hệ thống tiếp nhận và xử lý nhanh thông tin về XHTD, bạo lực trẻ
em và theo dõi tình hình giải quyết vụ việc; tham gia tích cực vào quá trình xác
minh, điều tra, xử lý vụ việc XHTD trẻ em.
9. Những quy định của Bộ luật hình sự xử lý hành vi xâm hại tình dục trẻ
em
Điều 19. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc
đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không
tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 của Bộ luật này.
Điều 141. Tội hiếp dâm
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi

quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
16


b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa
bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”.
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ
được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13
tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa
bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù
chung thân hoặc tử hình:
17


a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 143. Tội cưỡng dâm
1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở
trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện

hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 10 năm:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Có tính chất loạn luân;
đ) Làm nạn nhân có thai;
e) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm
đến 18 năm:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”.
4. Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 07 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3
Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

18


1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn

cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Nhiều người cưỡng dâm một người;
b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và
hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.”.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp
quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;

c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;
19


e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa
bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình
dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa
bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm

đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi
trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi
hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
20


b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa
bệnh;
đ) Có mục đích thương mại;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc
làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết

hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm.
Điều 184. Tội loạn luân
Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ,
là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha,
thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm
phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung
khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc trường hợp
sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Phổ biến cho
người dưới 18 tuổi.
Điều 327. Tội chứa mại dâm
1. Người nào chứa mại dâm, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
3. Phạm tội thuộc trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: Đối
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
Điều 328. Tội môi giới mại dâm
1. Người nào làm trung gian dụ dỗ, dẫn dắt để người khác thực hiện việc mua
dâm, bán dâm, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
21


3. Phạm tội thuộc trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: Đối
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Điều 329. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi trừ trường hợp
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến
05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm
đến 07 năm:
a) Mua dâm 02 lần trở lên;
b) Mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%
đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở
lên.
4. Người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Điều 370. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Phạm tội đối với người dưới 18 tuổi thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
10. Các văn chỉ đạo về phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em
(1) Văn bản TW:
- Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 Quy định về môi trường giáo
dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em;
- Công văn số 1295/BGDĐT- GDCTHSSV ngày 05/4/2018 về việc tăng cường
công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học;
(2) Văn bản của HĐND, UBND tỉnh:
- Quyết định số 2010/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh về Phê
duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020;
- Công văn số 2004/UBND-VX2 ngày 28/3/2017 v/v tăng cường công tác bảo
vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em;
- Công văn số 3598/UBND-VX2 v/v thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg, Công
văn số 9284/UBND- VX2 ngày 12/12/2017 về việc tiếp tục tăng cường công tác

quản lý nhà nước và thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, xử lý đối
với các hành vi xâm hại trẻ em;
- Công văn số 9284/UBND-VX2 ngày 12/12/2017 về việc tiếp tục tăng cường
công tác quản lý nhà nước và thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, xử
lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em.
22


- Công văn số 2247/UBND-GD ngày 11/4/2018 về việc tăng cường công tác
đảm bảo an ninh, an toàn trường học;
- Nghị quyết số 91/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 về việc sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ một số nội dung của Nghị quyết số 222/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015
của HĐND tỉnh, trong đó hỗ trợ hằng tháng cho trẻ em bị xâm hại tình dục phải sinh
con và đang nuôi con; trẻ em dưới 72 tháng tuổi sinh ra từ trẻ em bị xâm hại tình
dục (mức dưới 48 tháng tuổi là 70% mức lương cơ sở/trẻ/tháng; từ đủ 48 tháng đến
16 tuổi là 50% mức lương cơ sở/trẻ/tháng).
(3) Văn bản của các sở, ngành, địa phương:
* Sở Lao động TB & XH:
- Công văn số 700/LĐTBXH-BVCSTE ngày 11/4/2017 về việc thực hiện công
tác phòng, chống xâm hại trẻ em;
- Công văn 1221/LĐTBXH-BVCSTE về việc triển khai Luật trẻ em, Nghị định
số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017;
- Công văn số 08/LĐTBXH-BVCSTE ngày 27/4/2017 về việc rà soát và thực
hiện giải pháp phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em;
- Công văn số 3005/LĐTBXH- BVCSTE ngày 20/12/2017 về tăng cường công
tác quản lý nhà nước và thực hiện các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, xử lý
đối với các hành vi xâm hại TE;
- Thông báo số 256/TB- BĐH ngày 01/8/2017 về Kết luận của Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh về những vấn đề cần tăng cường trong công tác bảo vệ trẻ em;
- Công văn số 738/ LĐTBXH-BVCSTE ngày 05/4/2018 về thực hiện nghiêm

các văn bản chỉ đạo của TW, của tỉnh về phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em;
- Công văn số 847/LĐTBXH-BVCSTE ngày 16/4/2018 về tăng cường tham
mưu, phối hợp trong công tác bảo vệ trẻ em, đảm bảo an ninh, an toàn trường học
* Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Kế hoạch số 1240/KH-SGDĐT ngày 9/6/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về
tăng cường các giải pháp phòng chống tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước cho trẻ
em, học sinh.
- Công văn số 127/SGDĐT- CTTT ngày 16/01/2017 của Sở GDĐT về việc
tăng cường phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh.
- Kế hoạch 551/KH-SGDĐT ngày 08/3/2017 về việc tăng cường các biện pháp
phòng, chống bạo lực học đường và đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục;
- Công văn 2598/SGDĐT- CTTT ngày 22/9/2017 về việc tăng cường công tác
quản lý nề nếp, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên;
- Công văn số 3140/SGDĐT-GDMN ngày 27/11/2017 về việc ngăn chặn tình
trạng xâm hại, bạo hành trẻ em mầm non. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường tổ
chức nói chuyện chuyên đề, ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách
nhiệm của giáo viên, học sinh trong việc “Nói không với hành vi bạo lực, xâm hại”.
- Công văn số 126/SGDĐT-CTTT ngày 16/01/2018 của Sở GDĐT về việc tiếp
tục tăng cường các giải pháp bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
23


- Công văn số 801/SGDĐT – CTTT ngày 12/4/2018 của Sở GDĐT về việc
tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học.
- Công văn số 924/SGDĐT – CTTT ngày 20/4/2018 của Sở GDĐT về việc
tăng cường phòng, chống đuối nước cho học sinh.
- Công văn số 913/SGDĐT – CTTT ngày 24/4/2018 của Sở GDĐT về việc
tăng cường phòng, chống duối nước cho học sinh, trẻ em trong dịp hè 2018...
* Công an tỉnh:
- Công văn số 1519/CV- CAT- PC45 ngày 26/6/2017 chỉ đạo Công an các đơn

vị, địa phương triển khai thực hiện Nghị định số 56/2017/NĐ- CP quy định chi tiết
thực hiện một số Điều của Luật Trẻ em năm 2017 và Chỉ thị số 18/CT- TTg ngày
16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cương các biện pháp phòng chống bạo
lực, xâm hại trẻ em.
* Viện kiểm sát nhân dân tỉnh: Chỉ đạo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân 14
huyện, thị xã, thành phố và phòng thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra- kiểm
sát xét xử án trật tự xã hội nghiêm túc quán triệt triển khai thực hiện rà soát những
hồ sơ, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em tiến hành xác minh giải quyết nhanh, kịp thời
truy tố, xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
* Tòa án nhân dân tỉnh: Quán triệt chỉ đạo hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp
thuộc tỉnh khẩn trương tiếp nhận hồ sơ, thụ lý, phân công Thẩm phán nghiên cứu và
giải quyết kịp thời, dứt điểm, xử lý nghiêm các vụ án về các tội phạm bạo lực, xâm
hại trẻ em.
* Ủy ban nhân dân 14/14 huyện, thị xã, thành phố: ban hành kế hoạch thực
hiện Chỉ thị số 18/CT- TTg, công văn chỉ đạo triển khai Luật trẻ em, Nghị định số
56/2017/NĐ-CP; tiến hành rà soát đánh giá việc triển khai các văn bản chỉ đạo của
trung ương, của tỉnh về phòng chống xâm hại trẻ em để tăng cường xử lý các vụ
việc xâm hại trẻ em và công tác phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; can thiệp,
trợ giúp các trường hợp trẻ em bị XHTD.
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC TRẺ EM
1. Khái niệm bạo lực trẻ em
1.1. Khái niệm chung:
* Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân
thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành
vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
* Hành vi bạo lực đối với trẻ em bao gồm:
- Lăng nhục, chửi mắng, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, cô lập, xua đuổi hoặc
gây áp lực thường xuyên về tâm lý, gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến sự
phát triển của trẻ em;
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe,

tính mạng của trẻ em;
24


- Đối xử tồi tệ, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc
hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt làm những việc trái với đạo đức xã hội; cấm đoán trẻ
em thực hiện quyền tối thiểu của trẻ em.
- Cưỡng ép trẻ em lao động quá sức, quá thời gian quy định, làm công việc
nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại và những công việc trong các
cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.
1.2. Bạo lực học đường: (Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 về
môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học
đường).
- Học đường gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở
giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo
dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam
(sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học,
lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn
cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường (sau đây
gọi chung là lớp độc lập) có người học dưới 18 tuổi;
- Bạo lực học đường: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân
thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành
vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo
dục hoặc lớp độc lập.
2. Các hình thức bạo lực thường xảy ra
2.1. Bạo lực trong gia đình: Gồm các hành vi cố ý của thành viên gia đình gây
tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với trẻ em (khoản 2Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình).
- Dùng vũ lực hành hung, đánh đập gây thiệt hại tới tính mạng hoặc sức khỏe
cho trẻ.
- Hành hạ, ngược đãi trẻ:

+ Thường xuyên gây tổn hại về sức khỏe, gây tổn thương về tinh thần;
+ Đối xử tồi tệ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho
hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân, giam hãm ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm;
+ Ép buộc thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Bỏ mặc không chăm sóc
+ Thường xuyên dọa nạt bằng các hình ảnh, con vật, đồ vật mà trẻ sợ;
+ Nuôi các con vật, trồng các loại cây gây hại cho sức khỏe của trẻ tại nơi ở
của trẻ;
+ Ép buộc trẻ phải xem, nghe, đọc những văn hóa phẩm đồi trụy, kinh dị;
+ Ép buộc trẻ em bán dâm;
- Cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm:
+ Lăng mạ, chửi bới, chì chiết;
25


×