Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BA ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH PHÚ YÊN 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

MAI HẢI TRANG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BA ĐOẠN CHẢY
QUA TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2014

CHUYÊN NGÀNH
MÃ SỐ

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
: 60 44 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THANH LÂM

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của cá
nhân. Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, tư liệu sử dụng
trong luận văn này được thu thập từ nguồn thực tế .
Hà Nội, ngày tháng

năm 2015


Tác giả luận văn

Mai Hải Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt
Nam trong suốt thời gian học tập tại học viện.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Lâm đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam cùng quý thầy cô trong Khoa Môi Trường đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học
tập và hoàn thành tốt khóa học.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quý anh, chị và Ban giám đốc sở Tài Nguyên
mà môi trường tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình
khảo sát ,thu thập số liệu viết luận văn.
Mặc dù tôi đã có rất nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất
cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những đóng góp quý
báu của quý thầy cô và các bạn.
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên


Mai Hải Trang

ii

năm 2015


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

vi

DANH MỤC BẢNG


vii

DANH MỤC HÌNH

viii

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

3

1.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước

3

1.1.2 Nguồn gốc ô nhiễm nước

3

1.2 CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC

6


1.2.1 Các chỉ tiêu hóa lý

6

1.2.2 Các chỉ tiêu vi sinh

9

1.3 VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CON NGƯỜI

10

1.4 TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

11

1.4.1 Tình hình chất lượng môi trường nước sông trên Thế giới

11

1.4.2 Tình hình chất lượng môi trường nước sông ở Việt Nam

13

1.4.3 Tình hình về chất lượng môi trường nước tỉnh Phú Yên

17

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

21

2.1 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

21

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

21

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

21

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

22

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

22

iii


2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

22


2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa

22

2.3.3 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp :

23

2.3.4 Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào quy chuẩn Việt
Nam (QCVN 08: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt)

23

2.3.5 Phương pháp đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ số chất lượng
nước (WQI)

24

2.3.6 Phương pháp phân tích tổng hợp

28

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

29

3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN


29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

29

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

33

3.2 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA ĐOẠN
CHẢY QUA TỈNH

PHÚ YÊN – NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.2.1 Đánh giá chất lượng nước dựa vào quy chuẩn Việt Nam
3.3 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG BA

38
38
45

3.3.1 Độ pH

45

3.3.2 Chất hữu cơ BOD5, COD và DO

46


3.3.3 Chất dinh dưỡng

47

3.4 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT DỰA VÀO CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
(WQI)

48

3.4.1 Kết quả tính toán WQI

48

3.4.2 Đánh giá chất lượng nước bằng WQI

49

3.5

CÁC NGUỒN CÓ NGUY CƠ Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG BA

52

3.5.1 Các hoạt động công nghiệp

52

3.5.2 Các hoạt động nông nghiệp

53


3.5.3 Nước thải sinh hoạt

55

3.5.4 Chất thải rắn

55

3.5.5 Nước thải từ các cơ sở y tế

56

iv


3.5.6 Nước thải nuôi trồng, khai thác thủy hải sản

57

3.5.7 Xây dựng các công trình thủy lợi - thủy điện

57

3.6 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

58

3.6.1 Giải pháp phi công trình


58

3.6.2 Giải pháp công trình

62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67

Phụ lục

69

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17

BTNMT
BVMT
BOD
COD
CLN
COD
KTXH
LVS
NTU
PTBV
QCVN
TCCP
TCVN
TSS
UBND
UNEP
WQI

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bảo vệ môi trường

Nhu cầu oxy sinh hoá
Nhu cầu oxy hoá học
Chất lượng nước
Nhu cầu oxy hoá học
Kinh tế xã hội
Lưu vực sông
Độ đục
Phát triển bảo vệ
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn cho phép
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng chất rắn lơ lửng
Uỷ ban nhân dân
Chương trình môi trường liên hợp quốc
Chỉ số chất lượng nước

vi


DANH MỤC BẢNG

STT
1.1

Tên bảng
Chất lượng nước mặt trên thế giới

1.2

Một số đặc trưng cơ bản của 9 hệ thống sông chính ở Việt Nam


1.3

Trang
14

Chất lượng môi trường nước trên một số con sông ở Việt Nam
năm 2010

1.4

13

15

Nồng độ một số chất trong một số con sông nội thành ở Việt Nam
năm 2010

16

2.1

Vị trí lấy mẫu ở các địa điểm đặc trưng

22

2.2

Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm


23

2.3

Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt

24

2.4

Bảng quy định các giá trị qi, BPi

26

2.5

Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa

27

2.6

Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH

27

2.7

So sánh giá trị WQI


28

3.1

Tỷ lệ các loại nhóm đất tại Phú Yên

30

3.2

Kết quả tính toán WQIthông số và WQItổng

49

3.3

So sánh WQI tại các vị trí quan trắc với WQI tiêu chuẩn

50

vii


DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
1.1 Sông Ba – Phú Yên (Ngô Đình Tuấn, 2010)

Trang


2.1 Bản đồ tỉnh Phú Yên và vị trí lấy mẫu
3.1

21

Giá trị pH tại các điểm quan trắc trên sông Ba so với QCVN
08:2008,chuẩn A1

39

3.2

Giá trị DO tại các điểm quan trắc so với QCVN08:2008,chuẩn A1

3.3

Giá trị BOD5 tại các điểm quan trắc trên sông Ba so với
QCVN08:2008,chuẩn A1

3.4

19

40
40

Giá trị COD tại các điểm quan trắc trên sông Ba so với
QCVN08:2008, chuẩn A1

41


3.5

Giá trị độ đục tại các điểm quan trắc

42

3.6

Giá trị Tổng chất rắn lơ lửng(TSS) tại các điểm quan trắc trên sông
Ba so với QCVN08:2008, chuẩn A1

3.7

Giá trị NH4+ tại các điểm quan trắc trên sông Ba so với
QCVN08:2008, chuẩn A1

3.8

43

Giá trị PO43- tại các điểm quan trắc trên sông Ba so với
QCVN08:2008, chuẩn A1

3.9

42

Giá trị Coliform


44

tại các điểm quan trắc trên sông Ba so với

QCVN08:2008, chuẩn A1

45

3.10 Biến thiên pH tại các trạm quan trắc tỉnh Phú Yên

46

3.11 Biến động COD qua các năm tại các trạm quan trắc tỉnh Phú Yên

46

3.12 Biến động NO3- qua các năm tại các trạm quan trắc tỉnh Phú Yên

47

3.13 Biến động NH4+ qua các năm tại các trạm quan trắc tỉnh Phú Yên

48

3.14 Giá trị WQI tổng tại các địa điểm quan trắc

51

viii



MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự
thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nhu
cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố tình bỏ
qua các tác động đến môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguy cơ thiếu
nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong
của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó con người cần phải
nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
Sông Ba là con sông lớn nhất miền Trung, chảy qua 4 tỉnh Kon Tum, Gia
Lai, Đăk Lăk và Phú Yên với diện tích lưu vực 13.900 km 2. Phạm vi lưu vực từ
12055' đến 14038' vĩ độ Bắc và 108000' đến 109055' kinh độ Đông. Bắc giáp sông Trà
Khúc. Nam giáp sông Cái Ninh Hoà, sông Srepok. Tây giáp sông Sesan và Srepok.
Đông giáp sông Kône, sông Kỳ Lộ và biển Đông. Dòng chính sông Ba bắt nguồn từ
đỉnh Ngọc Rô ở độ cao 1.549m của dãy Trường Sơn. Từ thượng nguồn đến An Khê
sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, rồi chuyển hướng Bắc - Nam. Từ Phú
Túc ra đến Biển Đông tại Tuy Hoà sông chảy theo hướng Tây - Đông. Sông có
chiều dài 374km, gồm có 36 sông nhánh cấp I, 54 nhánh cấp II, 14 nhánh cấp III và
1 nhánh cấp IV.
Hiện nay lưu vực sông Ba đang chịu áp lực mạnh mẽ của sự gia tăng dân số,
quá trình đô thị hóa, các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội. Trong xu thế phát triển
kinh tế, xã hội, dưới tác động của các hoạt động con người và các yếu tố tự nhiên,
tình hình diễn biến môi trường của lưu vực sông đã nảy sinh hàng loạt các vấn đề
môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước. Trên lưu vực sông có hàng trăm các
nhà máy, khu công nghiệp và khu dân cư xả nước thải không qua xử lý trực tiếp
xuống các dòng sông và ven biển đã làm cho chất lượng môi trường nước ngày
càng suy giảm.


1


Phú Yên đã có nhiều thay đổi trong việc thay đổi phát triển kinh tế - xã hội gắn liền
với việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên , bên cạnh
những thành tựu đó thì sự thay đổi trong công nghiệp hoá- hiện đại hóa đã ảnh hưởng
lớn tới điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh .
Nhận thấy vai trò quan trọng của hệ thống sông Ba đối với sự phát triển kinh
tế trong vùng cũng như để có cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý quy hoạch, quản
lý khai thác nhằm bảo vệ môi trường nước lưu vực sông. Tôi xin chọn đề tài “Đánh
giá chất lượng nước sông Ba đoạn chảy qua tỉnh Phú Yên năm 2014”.
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường nước sông Ba đoạn chảy qua
tỉnh Phú Yên dưới tác động của phát triển kinh tế, xã hội;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm bảo vệ môi trường
nước.
Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đúng hiện trạng chất lượng nước sông Ba chảy qua tỉnh Phú yên
- Xác định nguồn và mức độ ảnh hưởng tới chất lượng nước sông. 
- Đề ra các giải pháp mang tính khả thi và phù hợp với khu vực nghiên cứu.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
1.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho

hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay
nhiều hóa chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Hiến chương Châu Âu
về nước, định nghĩa về ô nhiễm nước: “Là sự biến đổi nói chung do con người đối
với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho
công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với hoạt động vật nuôi và
các loài hoang dại” (Lưu Đức Hải , 2001).
1.1.2. Nguồn gốc ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo. Nguồn gốc tự nhiên của ô
nhiễm nước là do mưa, tuyết tan, gió, bão lụt. Các tác nhân trên đưa vào môi trường
nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng.
Nguồn gốc nhân tạo là sự thải chất độc hại như các chất thải sinh hoạt, công
nghiệp,nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước (Lưu Đức Hải, 2001).
Ở đâu phát triển ồ ạt, ở đó có ô nhiễm. Phát triển công nghiệp và đô thị hóa
đang được coi là một trong những nguyên nhân chủ yếu và là thủ phạm gây suy
giảm chất lượng môi trường nước mặt. Hầu hết những dòng sông lớn trên toàn
quốc đều bị ô nhiễm ở những mức độ khác nhau và ngày càng trở nên trầm trọng,
tăng nguy cơ các dòng sông chết. Chất lượng nước sông phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố bao gồm các điều kiện tự nhiên như địa chất, sinh thái, chế độ khí hậu thủy
văn và các tác động của con người trong lưu vực sông. Các hoạt động như sử dụng
quá nhiều phân bón, đốt nhiên liệu và đô thị hóa đã làm tăng hàm lượng các chất ô
nhiễm trong các dòng sông (nitơ (N), photpho (P) và các kim loại nặng).
a. Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên
Ô nhiễm môi trường nước gây ra bởi các hiện tượng tự nhiên như mưa, lũ,
lụt, gió, núi lửa… Trong mỗi cơn mưa, nước mưa rơi xuống bề mặt đất, mái nhà,

3


mặt đường,…kéo theo các chất bẩn làm cho hoạt động sống của động vật, thực vật,
vi sinh vật và xác chết của chúng xuống cống rãnh, sông suối, thủy vực,… Do đó,

làm gia tăng hàm lượng các chất bẩn trong nước. Mặt khác, trong mỗi trận lũ, nước
lũ sẽ chảy tràn qua các đô thị, khu dân cư, khu sản xuất,… và nước sẽ làm hòa tan
hoặc cuốn trôi một lượng lớn chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất, phân bón và các
tạp chất khác xuống thủy vực. Có thể thấy ô nhiễm nước có nguồn gốc từ tự nhiên
có diễn biến phức tạp và khó kiểm soát, có thể tác động trên phạm vi lớn với mức
độ nghiêm trọng. Vì vậy, cần có các biện pháp quản lý và dự báo phù hợp để hạn
chế các tác động do tự nhiên gây ra. (Đặng Kim Chi, 2006)
b. Sự ô nhiễm nước từ các hoạt động của con người
Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của mình con người không những khai
thác tài nguyên thiên nhiên mà còn thải ra một lượng lớn chất thải bao gồm chất thải
rắn, khí thải và nước thải. Nước thải được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt, sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải nếu không được xử lý một cách
triệt để sẽ tác động rất lớn đến chất lượng nguồn nước và cũng là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm nước nghiêm trọng. Trong các hoạt động của con người,
thì hoạt động công nghiệp là một trong những hoạt động gây tác động đến môi
trường nước tương đối lớn. (Lê Văn Khoa, 2000)
Tùy vào các loại hình công nghiệp khác nhau mà thành phần, tính chất và
nồng độ của nước thải công nghiệp cũng khác nhau. Tuy nhiên, nước thải công
nghiệp thường chứa một lượng lớn các chất hòa tan và có tính chất nguy hiểm. Vì
vậy, nếu không có các biện pháp xử lý hiệu quả thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nước
nghiêm trọng. (Lê Văn Khoa, 2000)
Ví dụ như hiện tượng “dòng sông chết” trên lưu vực sông Thị Vải là một
minh chứng điển hình. Công ty Vedan mỗi ngày xả thẳng ra sông Thị Vải 5000
m3 nước/ngày đêm mà không qua xử lý đã làm cho tính chất lý hóa của môi
trường nước bị thay đổi và kết quả là nước sông bị ô nhiễm trầm trọng, thủy sinh
vật không sống được, đồng thời còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động
sản xuất của con người.

4



Mặt khác, hoạt động sinh hoạt của con người cũng là một trong những
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Theo đánh giá chung thì mỗi người cần
250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2000 lít
nước cho hoạt động nông nghiệp… và cũng tương đương với lượng nước đó sẽ thải
ra môi trường, do đó gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước. Nước thải
sinh hoạt thường chứa một lượng lớn các chất khó bị phân hủy sinh học như dầu,
mỡ, các chất tẩy rửa tổng hợp và các chất hữu cơ như thức ăn thừa,…vì vậy dễ gây
ra mùi và làm biến đổi màu sắc của các nguồn nước. (Lê Văn Khoa, 2000)
Ngoài ra, hoạt động sinh hoạt của con người còn gián tiếp gây ô nhiễm nước.
Các chất thải rắn hữu cơ được sinh ra sau khi tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm cao
trong môi trường sẽ bị phân hủy và tạo nên nước rỉ rác, đây là một trong những
nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước, mặt nước ngầm ở các khu vực bải rác
và các khu vực chứa rác (Nguyễn Xuân Cự và Nguyễn Thị Phương Loan, 2010).
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước có nguồn gốc từ con
người tiếp theo đó là các hoạt động giao thông vận tải. Việc sử dụng môi trường làm
địa bàn vận chuyển đi lại của các phương tiện giao thông đã gây tác động tiêu cực
đến chất lượng môi trường nước. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện giao
thông đã xả ra môi trường nước một lượng lớn các chất thải, các chất khó bị phân
hủy như xăng, dầu, mỡ,… Ngoài ra, còn phải kể 20 đến các vụ tai nạn của các tàu
chở dầu, hóa chất,… đã gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước trên phạm
vi rộng lớn (Nguyễn Xuân Cự và Nguyễn Thị Phương Loan, 2010).
Hoạt động nông nghiệp cũng tác động đáng kể đến môi trường nước. Trong
quá trình canh tác con người đã sử dụng một lượng lớn các hóa chất bảo vệ thực
vật, các loại phân bón vô cơ, hữu cơ. Tuy nhiên, cây trồng không hấp thụ hết hoặc
chưa kịp hấp thụ hết lượng hóa chất này mà tiếp xúc với nguồn nước thì bị nước
hòa tan, cuốn trôi và sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Một hiện tượng
thường thấy trong thời gian gần đây là hiện tượng “nước nở hoa” ở các thủy vực có
tiếp nhận nguồn nước thải từ hoạt động nông nghiệp. Đây được xem là hiện tượng
phú dưỡng nguồn nước do trong nước có chứa một hàm lượng lớn các chất dinh

dưỡng như Nitơ, Photpho, Cacbon. Đây là các thành phần có trong phân bón mà

5


cây trồng không hấp thụ được từ hoạt động bón phân của con người. Qua đó, chúng
ta thấy rằng môi trường nước bị ô nhiễm còn do hoạt động nông nghiệp của con
người. (Lâm Minh Triết và Huỳnh Thị Minh Hằng, 2008)
Như vậy, với các hoạt động của mình, con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp
tác động đến môi trường nước, trong đó hoạt động công nghiệp là một trong những
hoạt động gây ảnh hưởng đến nguồn nước lớn nhất. Chính vì vậy, cần có các biện
pháp quản lý và xử lý chặt chẽ các hoạt động của con người để hạn chế những ảnh
hưởng đến môi trường nước cũng như đề xuất các biện pháp xử lý nước thải một
cách hiệu quả hơn.
1.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng nước
Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước, có thể dựa
vào một số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó theo Luật môi
trường của một quốc gia hoặc tiêu chuẩn Quốc tế qui định cho từng loại nước sử
dụng cho các mục đích khác nhau. Kết hợp các yêu cầu về chất lượng nước và các
chất gây ô nhiễm có thể đưa ra một số chỉ tiêu phù hợp.
1.2.1.Các chỉ tiêu hóa lý
1.2.1.1. Độ đục (TSS)
Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn, chất hữu cơ
li ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước có nhiều tạp
chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm
1.2.1.2. Độ màu (màu sắc)
Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống hoặc đã phân hủy dưới
nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải sinh hoạt, công
nghiệp. màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion có tính kim
khí như sắt, mangan.

1.2.1.3. Giá trị pH
pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng
đến hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn
mòn,hòa tan,… chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo cợn, làm mềm,
khử sắt diệt khuẩn. Vì thế, việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng và phù hợp
với yêu cầu kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kỹ thuật môi trường.

6


1.2.1.4. Chất rắn hòa tan
Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con người có thể thích
nghi ở một giới hạn. Với nhiều người khi phải thay đổi chỗ ở, hoặc đi đây đó khi sử
dụng nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng nhuận tràn cấp tính
hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên đối với dân địa phương, sự
kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể. Trong ngành cấp nước, hàm
lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối
đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000mg/l.
1.2.1.5. Sắt
Sắt là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo hồng cầu.
Vì thế sắt với hàm lượng 0,3mg/l là mức ấn định cho phép đối với nước sinh hoạt.
Vượt qua giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt.
Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III)
hydrat hình thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo ấn tượng không tốt cho
người sử dụng.
Cũng với lý do trên, nước có sắt không thể dùng cho một số ngành công
nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm,…
Kết tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng lưới
phân phối nước.
1.2.1.6. Nitrogen-Nitrit (N-NO2)

Nitrit là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân hủy
các chất đạm hữu cơ. Vì có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhau của
nitrogen nên các vết nitrit được sử dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ. Trong các
hệ thống xử lý hay hệ thống phân phối cũng có nitrit do những hoạt động của vi
sinh vật. Ngoài ra nitrit còn được dùng trong ngành cấp nước như một chất chống
ăn mòn. Tuy nhiên trong nước uống, nitrit không được vượt quá 0,1 mg/l.
1.2.1.7. Nitrogen – Nitrat (N-NO3)
Nitrat là giai đoạn oxy hóa cao nhất trong chu trình của nitrogen và là giai
đoạn sau cùng trong tiến trình oxy hóa sinh học. Ở lớp nước mặt thường gặp nitrat ở

7


dạng vết nhưng đôi khi trong nước ngầm mạch nông lại có hàm lượng cao. Nếu
nước uống có quá nhiều nitrat thường gây bệnh huyết sắc tố ở trẻ em. Do đó trong
nguồn nước cấp do sinh hoạt giới hạn nitrat không vượt quá 6mg/l.
1.2.1.8. Ammoniac (N-NH4+)
Amoniac là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện diện của amoniac trong
nước mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân hủy hữu cơ do các vi sinh
vật trong điều kiện yếm khí. Đây cũng là một chất thường dùng trong khâu khử
trùng nước cấp, chúng được sử dụng dưới dạng các hóa chất diệt khuẩn chloramines
nhằm tạo lượng clo dư có tác dụng kéo dài thời gian diệt khuẩn khi nước được lưu
chuyển trong các đường ống dẫn.
1.2.1.9. Sulfate (SO42- )
Sulfate thường gặp trong nước thiên nhiên và nước thải với hàm lượng từ vài
cho đến hàng ngàn mg/l. Những vùng đất sình lầy, bãi bồi lâu năm, sulfur hữu cơ bị
khoáng hóa dần dần sẽ biến đổi thành sulfate. Nước chảy qua các vùng đất mỏ mang
nhiều sulfate sẽ có hàm lượng sulfate khá cao do sự oxy hóa quặng thiếc, quặng sắt.
Sulfate là một trong những chỉ tiêu tiêu biểu của những vùng nước nhiễm
phèn. Vì natri sulfate và mangan sulfate có tính nhuận tràng nên trong nước uống,

sulfate không được vượt quá 200mg/l.
1.2.1.10. Phosphate (P-PO43-)
Trong thiên nhiên phosphate được xem là sản phẩm của quá trình lân hóa và
thường gặp dưới dạng vết đối với nước thiên nhiên. Khi hàm lượng phosphate phát
triển mạnh mẽ sẽ là một yếu tố giúp rong rêu phát triển mạnh.
1.2.1.11. Oxy hòa tan (DO)
Giới hạn lượng hòa tan (dissolved oxygen) trong nước thiên nhiên và nước
thải tùy thuộc vào điều kiện hóa lý và hoạt động sinh học của các loại vi sinh vật.
Việc xác định hàm lượng oxy hòa tan là phương tiện kiểm soát sự ô nhiễm do mọi
hoạt động của con người và kiểm tra hậu quả của việc xử lý nước thải.
1.2.1.12. Nhu cầu oxy hóa học(COD)
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy tương đương của các cấu trúc hữu

8


cơ trong mẫu nước bị oxy hóa bởi tác nhân hóa học có tính oxy hóa mạnh. Đây là
một phương pháp xác định vừa nhanh chóng vừa quan trọng để khảo sát các thông
số của dòng nước và nước thải công nghiệp, đặc biệt trong các công trình xử lý
nước thải. Phương pháp này không cần chất xúc tác nhưng nhược điểm là không có
tính bao quát đối với các hợp chất hữu cơ (thí dụ axit axetic) mà trên phương diện
sinh học thực sự có ích cho nhiều loại vi sinh trong nước. Trong khi đó nó lại có khả
năng oxy hóa vài loại chất hữu cơ khác nhau như celluloz mà những chất này không
góp phần làm thay đổi lượng oxy trong dòng nước nhận ở thời điểm hiện tại.
1.2.1.13. Nhu cầu oxy sinh hóa(BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích
đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệp chuẩn, trong việc tìm sự liên hệ giữa
nhu cầu oxy đối với hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị
ô nhiễm. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân
hủy bở các vi sinh vật, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử

dụng oxy hòa tan. Vì vậy, xác định tổng lượng oxy hòa tan cần thiết cho quá trình
phân hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá chất lượng nước.
(Đặng Kim Chi, 2006)
1.2.2 Các chỉ tiêu vi sinh
1.2.2.1 Fecal coliform
Nhóm vi sinh vật Coliform được dùng rộng rãi làm chỉ thị của việc ô nhiễm
phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở 35 – 37 0 C với
sự tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h.
1.2.2.2. Escherichia Coli (E.Coli)
Escherichia Coli, thường được gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng, thường
sống trong ruột người và một số động vật. E.Coli đặc hiệu cho nguồn gốc phân,
luôn hiện diện trong phân của người và động vật, chim với số lượng lớn. Sự có mặt
của E.Coli vượt quá giới hạn cho phép đã chứng tỏ sự ô nhiễm về chỉ tiêu này. Đây
được xem là chỉ tiêu phản ánh khả năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh trong
đường ruột như tiêu chảy, lị…
(Đặng Kim Chi, 2006)

9


1.3 Vai trò và ý nghĩa của nước đối với con người
Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống
trên Trái Đất. Ở đâu có nước ở đó có sự sống. Nước là thành phần cấu tạo nên sinh
quyển. Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, nước được xem 8 như huyết mạch
là nhu cầu cơ bản của sự sống trên Trái đất. Người ta có thể nhịn ăn được nhiều
ngày, nhưng không thể nhịn uống được 1 ngày. Có thể nói sự sống của con người và
mọi sinh vật trên Trái đất đều phụ thuộc vào nước . Nước có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với sự sống và sự phát triển của con người: Nước tái sinh chất hữu cơ,
trong quá trình trao đổi chất nước có vai trò trung tâm. Những phản ứng lý, hóa học
diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và

đóng vai trò dẫn đường cho nhiều muối đi vào cơ thể. Nước đưa vào cơ thể những
chất hòa tan như natriclorua, phosphat, những nguyên tố vi lượng cần thiết như iốt
(I), sắt (Fe), đồng (Cu), kẽm (Zn), mangan (Mn),... một vài khí độc như CO, CH 4 .
Nước đóng vai trò cực kì quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và sinh hoạt. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có
vai trò điều tiết các chế độ ánh sáng, nhiệt độ, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ
thoáng khí trong đất.
Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55 - 60% cơ thể nam trưởng
thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ
thể bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn tiêu hóa, hấp
thu sử dụng tốt lương thực, thực phẩm... đều cần có nước . Nước là tài nguyên, vật
liệu quan trọng của con người và sinh vật trên Trái đất. Con người mỗi ngày cần
250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2000 lít
nước cho hoạt động nông nghiệp… Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống
trên, nước còn là chất mang năng lượng, chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí
hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên (Lưu Đức Hải và
Nguyễn Ngọc Sinh, 2005)
Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho
nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt và ô nhiễm trầm trọng. Bên cạnh những lợi ích mà nước

10


mang lại thì nước còn là môi trường trung gian giúp cho việc lan truyền các dịch bệnh
như thương hàn, lị, tả, bại liệt, viêm gan, các ký sinh trùng gây bệnh như giun, sán.
Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ nước. Tất cả sự sống trên Trái đất đều
phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước. Do đó, cần phải có biện pháp quản lý,
bảo vệ và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý để tránh làm cho nguồn nước bị
ô nhiễm. Phải xem nước, bảo vệ nước và cung cấp nước là một chiến lược quốc
gia. Bảo vệ nước chính là bảo vệ sự sống của con người

1.4. Tình hình chất lượng nước sông trên Thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình chất lượng môi trường nước sông trên Thế giới
Các dòng sông ngoài việc cung cấp nước cho mục đích sản xuất, sinh hoạt,
khai thác các nguồn lợi sẵn có thì bên cạnh đó nó cũn là nơi tiếp nhận một khối
lượng chất thải rất lớn từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Tiến độ
ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển khoa học kỹ thuật. Do dân số
trên Trái Đất ngày càng tăng nhanh đã gây áp lực lớn tới tài nguyên nước trên hành
tinh, con người ngày càng xả thải nhiều chất thải độc hại và chưa có biện pháp quản
lý và xử lý triệt để nguồn nước thải dẫn đến chất lượng nước ngày càng suy giảm.
Hầu hết các hoạt động của con người đều ảnh hưởng đến chất lượng nước. Việc xử
lý nước thải là một vấn đề rất khó khăn và tốn nhiều thời gian. Ở các nước phát
triển, ước tính có khoảng 90% nước thải được thải trực tiếp vào sông, hồ mà không
qua bất kì biện pháp xử lý nào hoặc có biện pháp xử lý nhưng không triệt để đã gây
ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường nước (Trần Đức Hạ, 2002).
Tại Mỹ, mỗi năm có 850.000.000 gallon nước thải do bị rò rỉ và hệ thống cống
thoát nước kết hợp không đồng bộ, đã gây ra ô nhiễm các nguồn nước sông, hồ và vịnh ở
Hoa Kỳ. Sông, hồ và đại dương trong một phạm vi rộng đang bị ô nhiễm nặng kết quả là
sản lượng thủy sản tự nhiên, hệ sinh thái và cảnh quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng . Mặt
khác, theo nghiên cứu của Ezzat et al, 2002 về chất lượng nước sông Nile ở Ai Cập cho
thấy chất lượng nước sông tại đây cũng đang trong tình trạng báo động. Hiện tại có hơn
700 cơ sở công nghiệp hoạt động dọc theo lưu vực sông và hầu hết nước thải được thải
thẳng ra môi trường mà chưa qua xử lý. Thành phần nước thải chứa nhiều các chất độc

11


hại như kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh, các hóa chất công nghiệp, do đó khi tích
đọng xuống đáy, nó tạo thành lượng bùn rất lớn và gây ảnh hưởng đến hoạt động sống
của các sinh vật tầng đáy, kết quả là chúng bị chết (Nguyễn Thị Thảo Hương, 2011).
Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tai công ty Aurul (Rumani) đã thải ra

50 - 100 tấn xianua và kim loại nặng (như đồng) vào dòng sông gần Baia Mare
(thuộc vùng Đông- Bắc). Sự nhiễm độc này đã khiến các loài thuỷ sản ở đây chết
hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc
sống của 2,5 triệu người (Hoàng Thị Lan Anh, 2002).
Bên cạnh đó, chất lượng nước sông tại các quốc gia qua ở khu vực Châu phi
cũng không có tín hiệu khả quan. Hầu hết nước từ các sông, suối, ao, hồ và thủy vực đã
khan hiếm nay lại chịu sự tác động từ nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp và sinh hoạt đã làm suy giảm đáng kể cả về chất lượng và số lượng
(Dương Thị Thanh Hương, 2010).
Trong khi đó tại Trung Quốc, hầu hết các kênh rạch, sông và hồ đang bị ô
nhiễm từ các hoạt động xả thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và sinh hoạt. Kết quả là nguồn nước của nhiều thành phố và khu vực bị ô
nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sống của con người.
Tại Nga, sông Vonga hàng năm đã vận chuyển đến khoảng 42 triệu tấn chất thải độc
hại. Ở Châu Âu – Bắc Mỹ, một nửa số sông hồ đã bị ô nhiễm rất trầm trọng (Dương
Thị Thanh Hương, 2010).
Tại Thái Lan tình hình ô nhiễm môi trường nước ở nhiều khu vực cũng đang
trong tình trạng tương tự. Theo kết quả nghiên cứu của Thares Srisatit và cộng sự cho
thấy tại Bangkok môi trường nước tại các khu công nghiệp đang trong tình trạng báo
động. Trong 30 mẫu phân tích thì có đến 27 mẫu cho thấy các chỉ tiêu BOD5, COD, N
tổng vượt TCCP từ 4 - 6 lần, trong đó có một số chỉ tiêu như Pb, As vượt TCCP từ 7 - 8
lần. Sông Rio Bogofa ở Colombia ô nhiễm đến mức không có sinh vật nào sống được và
không có khu dân cư nào sống ở gần đó (Hoàng Thị Lan Anh, 2002).
Nguồn nước trên thế giới có thể bị ô nhiễm bởi các tác nhân khác nhau được
thể hiện qua bảng 1.1.

12


Bảng 1.1 Chất lượng nước mặt trên thế giới

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tác nhân gây ô nhiễm
Sông
Hồ, ao
Hồ chứa
Vi khuẩn gây bệnh
+++
+
+
Chất răn lơ lửng
++
+
+
Các hợp chất hữu cơ
+++
++
+
Hàm lượng phú dưỡng
+
++

++
Nitrat hoá
+
Mặn hoá
+
Các nguyên tố vết
++
++
++
Axit hoá
++
++
++
Chế độ thủy văn
++
+
+
(Nguồn: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA, Báo cáo giữa kỳ (Báo cáo
chính) Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị Việt nam, tháng 12 năm 2010)
Ghi chú: (+ + +) mức nghiêm trọng, (+ +) mức vừa phải, (+) mức ít, (-) rất
ít hoặc không nghiêm trọng.
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) vừa công bố kết quả nghiên
cứu cho thấy, tình trạng biến đổi khí hậu đã làm nghiêm trọng hơn các vấn đề về nguồn
nước vốn đã hết sức căng thẳng tại các quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương. Thống
kê cho thấy, tỷ lệ gần 10% số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc đảo này bắt
nguồn từ các nguyên nhân liên quan đến nước và 90% 12 các ca tử vong còn lại là do
những nguyên nhân liên quan đến các điều kiện mất vệ sinh (Trịnh Thị Thanh, 2012).
Như vậy chúng ta nhận thấy rằng, chất lượng nước tại nhiều con sông lớn
trên thế giới bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, mỗi chất thải công nghiệp thì ứng với
những nồng độ và liều lượng hóa chất khác nhau. Do đó, việc cần làm trước tiên là

phải tiến hành đánh giá, kiểm tra, quan trắc hệ thống sông, để xác định được cụ thể
thành phần của nguồn nước thải gây ô nhiễm, từ đó có thể xác định được mức độ
ảnh hưởng của chúng, đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế sự tác động
tiêu cực đến chất lượng nước sông.
1.4.2. Tình hình chất lượng môi trường nước sông ở Việt Nam
Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, nếu chỉ tính các sông có chiều
dài từ 10km trở lên và có dòng chảy thường xuyên thì có tới 2.372 con sông, trong
đó, 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2,10 trong số 13 hệ
thống sông trên là sông liên quốc gia(Niên giám thống kê, 2013).

13


Bảng 1.2 Một số đặc trưng cơ bản của 9 hệ thống sông chính ở Việt Nam 
Tổng lượng dòng chảy(tỷ/m3)

Diện tích lưu vực
TT
1

Hệ thống sông
Bằng Giang, Kỳ

Ngoài

Trong

nước

nước


Tổng

Ngoài

Trong

nước

nước

Tổng

Mức đảm bảo nước
trong năm
Nghìn
m3/
m3/km2

ngươì

1.980

11.280

13.260

1,7

7,3


9,0

798

9.07

2
3
4
5
6
7
8

Cùng
Thái Bình
Hồng

Cả - La
Thu Bồn
Ba
Đồng Nai

82.300
10.800
9.470
6.700

15.180

72.700
17.600
17.730
10.350
13.900
37.400

15.180
155.000
28.400
27.200
10.350
13.900
44.100

45,2
5,6
4,4
3,5

9,7
81,3
14,0
17,8
20,1
9,5
32,8

9,7
126,5

19,6
22,2
20,1
9,5
36,3

1.550
1.110
1.250
1.940
683
877

5.160
5.500
8.290
16.500
9.140
2.980

9

Mê Kông

726.180

68.820

795.000


447,0

53,0

500,0

7.265

28.380

10 Các sông khác
66.030
66.030
94,5
94,5
1.430
8.900
Cả nước
837.430
330.990
116700
507,4
340
847,4
2.560
10.240
(Nguồn: Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA, Báo cáo giữa kỳ (Báo cáo chính) Nghiên cứu quản lý môi trường đô thị Việt
nam, tháng 12 năm 2010).

14



Trong những năm gần đây do tốc độ phát triển kinh tế của nước ta tăng một
cách nhanh chóng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chất lượng cuộc sống người
dân ngày càng nâng cao cùng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã làm ô
nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Chất lượng môi trường nước Việt Nam bị suy
giảm cả về số lượng và chất lượng nhanh chóng. Chất lượng ở các thượng lưu của
hầu hết các con sông chính ở Việt Nam còn khá tốt, trong khi đó mức độ ô nhiễm ở
hạ lưu của các con sông này ngày càng tăng do ảnh hưởng của các đô thị và các cơ
sở công nghiệp. Đặc biệt, mức ô nhiễm tại các sông gia tăng cao vào mùa khô khi
lưu lượng nước đổ về các sông giảm. Nguyên nhân là do nước thải của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không được xử lý đã và đang xả thải trực
tiếp ra các sông (Viện Quy hoạch thuỷ lợi, 2002)
Bảng 1.3.  Chất lượng môi trường nước trên một số con sông
ở Việt Nam năm 2010
Sông ngòi
Nước
Nước ven
Thượng
TT
Vùng
Hạ lưu
ngầm
biển
lưu
1 Tây bắc
+++++
++++
+++++
2 Đông bắc

+++++
++
++++
+++
3 Đồng bằng sông Hồng
++++
++
+++
+++
4 Bắc Trung Bộ
++++
+++
++++
++++
5 Duyên hải Nam Trung Bộ
+++++
++
++++
++++
6 Tây Nguyên
+++++
++++
+++++
++++
7 Đông Nam Bộ
++++
+
+++
++
8 Đồng bằng sông cửu Long

++++
++
+++
+++
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Tỉnh Phú Yên, 2011).
(Chú ý mức điểm (+ + + + +) chất lượng tốt và giảm dần cho đến mức
điểm(+) chất lượng nằm ngoài tiêu chuẩn cho phép)
Ô nhiễm nước mặt tại các khu vực nội thành của các thành phố lớn như Hà
Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế rất nghiêm trọng. Trong đó, toàn bộ hệ thống
ao, hồ, kênh rạch và các sông nhỏ là nơi tiếp nhận và vận 14 chuyển nước thải của
các khu công nghiệp, khu dân cư, đang ở trong tình trạng ô nhiễm vượt quá mức
tiêu chuẩn cho phép 5 – 10 lần (đối với tiêu chuẩn nước mặt loại B theo TCVN:
5942 – 1995). Các ao, hồ trong nội thành phần lớn bị phú dưỡng hoá đột biến và tái

15


nhiễm bẩn chất hữu cơ .
Bảng 1.4. Nồng độ một số chất trong một số con sông nội thành 
ở Việt Nam năm 2010
TT
1
2
3
4
5
6
7
8


Tên các con sông

BOD5

NH4 + -

TSS

(mg/l)

N (mg/l)

(mg/l)

Coliform
(.10 12khuẩn

lạc/ngày)
Sông Hồng (Hà Nội)
10
0,22
290
9.000
Sống Cấm (Hải Phòng)
14
0,95
170
27.500
Sông Hương (Huế)
7

0,56
65
Sông Hàn (Đà Nẵng
4
0,21
65
Sông Sài Gòn (Hồ Chí Minh)
9
0,85
105
2.100
Sông Hậu (Cần Thơ)
3
0,31
50
2.600
Sông Lam (Bến Thuỷ)
8
0,25
45
2.500
TCVN: 5942-1995 loại A
6
0,50
50
2.000
(Nguồn: Sở tài nguyên môi trường Tỉnh Phú Yên, 2013)
Trên lưu vực sông Cầu, nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu đang bị ô nhiễm

cục bộ bởi các hợp chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng (SS) và dầu mỡ. Đoạn sông Cầu chảy

qua Thái Nguyên nước đục, có màu đen, có mùi và giá trị thông số SS, BOD5, COD
vượt TCVN: 5942 – 1995 loại A từ 2 – 3 lần. Môi trường nước mặt của lưu vực sông
Nhuệ - Đáy đang chịu sự tác động mạnh của nước thải sinh hoạt, các hoạt động công
nghiệp, nông nghiệp và hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực. Hiện nay, trên
lưu vực sông này chất lượng nước của nhiều đoạn sông đó bị ô nhiễm tới mức báo
động. Nước sông bị ô nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ lửng, mùi hôi
thối, độ màu và vi khuẩn, đặc biệt vào mùa khô. Xu hướng ô nhiễm của nước sông
trong lưu vực ngày càng tăng (Bộ tài nguyên và môi trường, 2006)
Còn tại hệ thống sông Đồng Nai chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều nguồn tác
động trên toàn lưu vực, phần hạ lưu của sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, có đoạn đã
trở thành đoạn sông chết. Nước sông bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng,
loại A. Giá trị COD vượt từ 1,8 – 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho phép .
Trong khi đó chất lượng nước sông tại vùng hạ lưu bị ô nhiễm nặng nhất, giá trị DO
giảm xuống thấp, vùng này cũng bị nhiễm mặn nghiêm trọng . Hệ thống sông Sài
Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh vật và một số
nơi đã có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng. Kết quả quan trắc cho thấy giá trị DO rất

16


×