Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Thuyết minh ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2.000 KHU VỰC PHÍA ĐÔNG ĐƯỜNG TRẦN PHÚ – PHẠM VĂN ĐỒNG TP. NHA TRANG - TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.72 MB, 133 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN QUY HOẠCH VÀ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM

Thuyết minh
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2.000
KHU VỰC PHÍA ĐÔNG ĐƯỜNG TRẦN PHÚ – PHẠM VĂN ĐỒNG
TP. NHA TRANG - TỈNH KHÁNH HÒA

HÀ NỘI, THÁNG 03/2019


CÔNG TY CỔ PHẦN
QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ VIỆT NAM
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

THUYẾT MINH
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU TỶ LỆ 1/2.000
KHU VỰC PHÍA ĐÔNG ĐƯỜNG TRẦN PHÚ - PHẠM VĂN ĐỒNG
TP. NHA TRANG - TỈNH KHÁNH HÒA
Chủ nhiệm:

KTS. Laurent Cantalou
TS. KTS. Phó Đức Tùng

Tham gia nghiên cứu thiết kế:
Kiến trúc:



ThS. KTS. Nguyễn Hồng Diệp
KTS. Lê Anh Đại
KTS. Phạm Thị Mai Anh
KTS. Phạm Hương Thảo

Giao thông:

ThS. KS. Nguyễn Anh Tuấn

Chuẩn bị kỹ thuật:

ThS. KS. Trần Thị Thuy

Cấp, thoát nước, VSMT:

KS. Phạm Trung Thành

Cấp điện, Thông tin liên lạc:

KS. Nguyễn Tiến Chung

Đánh giá môi trường chiến lược:

ThS. KS. Hoàng Đình Giáp

Quản lý kỹ thuật:
Kiến trúc:

KTS. Hà Khánh Linh


Giao thông, Chuẩn bị kỹ thuật:

KS. Hoàng Minh Tâm

Cấp, thoát nước, VSMT, ĐMC:

Ths. KS. Liêu Quang Hải

Cấp điện, Thông tin liên lạc :

KS. Nguyễn Hồng Minh
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

CÔNG TY CỔ PHẦN QUY HOẠCH VÀ
PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VIỆT NAM

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

1


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5


I.

2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

Lý do và sự cần thiết của đồ án ......................................................................5
Mục tiêu lập quy hoạch ...................................................................................5
Tính chất khu vực nghiên cứu ........................................................................6
Các căn cứ thiết kế quy hoạch ........................................................................6

II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG ................................................... 8

2.5. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................8
2.6. Đặc điểm hiện trạng ......................................................................................10
2.6.1. Hoạt động kinh tế ............................................................................................... 10
2.6.2. Hoạt động lễ hội – văn hóa ................................................................................ 11
2.6.3. Hiện trạng du lịch .............................................................................................. 11
2.6.4. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................... 13
2.6.5. Hiện trạng kiến trúc - cảnh quan ........................................................................ 16
2.6.6. Hiện trạng chuần bị kỹ thuật .............................................................................. 16
2.6.7. Hiện trạng giao thông ........................................................................................ 16
2.6.8. Hiện trạng cấp nước ........................................................................................... 17
2.6.9. Hiện trạng cấp điện và chiếu sáng đô thị ........................................................... 18
2.6.10. Hiện trạng thông tin liên lạc .............................................................................. 18
2.6.11. Hiện trạng thoát nước, quản lý CTR và nghĩa trang .......................................... 19
2.6.12. Hiện trạng môi trường: ...................................................................................... 19
III. RÀ SOÁT CÁC DỰ ÁN VÀ QUY HOẠCH CÓ LIÊN QUAN ............................. 22
IV. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN – THIẾT KẾ ĐÔ THỊ .......................................... 39


4.1. Quan điểm và nguyên tắc chung ..................................................................39
4.2. Các giải pháp tổ chức không gian tổng thể .................................................39
4.2.1.
4.2.2.
4.2.3.
4.2.4.
4.2.5.

Đan xen giữa biển - công viên và đô thị ............................................................ 40
Bổ sung dịch vụ trong công viên ven biển......................................................... 41
Điều chỉnh hệ thống giao thông ......................................................................... 42
Điều chỉnh thiết kế cảnh quan khu công viên .................................................... 44
Mở rộng bãi cát – giảm độ sâu bãi tắm .............................................................. 46

4.3. Tổ chức không gian và hướng dẫn thiết kế đô thị cho các khu vực đặc
trưng .........................................................................................................................47
4.3.1. Khu vực trung tâm – phía Đông đường Trần Phú ............................................. 47

4.3.1.1. Khu 1 và khu 2: Khu vực từ phía Nam cầu Trần Phú đến phía Nam
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Khu công viên vui chơi giải trí, trung tâm
dịch vụ, công trình điểm nhấn và Khu vườn dịch vụ, công viên đá .............48
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

2


4.3.1.2. Khu 3: Khu công viên, Dịch vụ cộng đồng – Khu vực đối diện
trung tâm hành chính và các cơ quan hiện nay .............................................52
4.3.1.3. Khu 4: Khu công viên – Dịch vụ cộng đồng .................................53

4.3.1.4. Khu 5: Quảng trường 2 tháng 4 .....................................................54
4.3.1.5. Khu 6: Khu công viên – dịch vụ cộng đồng – công viên vui chơi
giải trí 54
4.3.1.6. Khu 7: Quảng trường Đại Dương - Khu vực giao cắt giữa Khu đô
thị sân bay và dải ven biển ............................................................................56
4.3.1.7. Khu 8: Khu vực phía Nam quảng trường Đại dương đến Cầu cảng
Hải quân 62
4.3.2. Khu vực phía Đông đường Phạm Văn Đồng ..................................................... 63

4.3.2.1. Khu 9: Khu vực từ Bắc cầu Trần Phú đến Hòn Chồng .................64
4.3.2.2. Khu 10: Khu vực từ Hòn Chồng đến Hòn Một .............................69
4.3.2.3. Khu 11 và khu 12: Các khu đô thị và dịch vụ du lịch ven biển phía
Bắc Hòn Một đến mũi Kê Gà ........................................................................70
4.3.4. Quy hoạch chiếu sáng và tiện ích công cộng ..................................................... 72

4.4. Quy hoạch sử dụng đất .................................................................................77
4.4.1. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất ....................................................................... 77
4.4.2. Quy hoạch sử dụng đất theo các khu chức năng ................................................ 78
V. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ............................................ 82

Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật .......................................................................82
Quy hoạch hệ thống giao thông ....................................................................85
Quy hoạch cấp nước ......................................................................................94
Cấp điện và chiếu sáng đô thị : ....................................................................99
Quy hoạch hệ thoát nước thải quản lý chất thải rắn (CTR) và nghĩa trang
.......................................................................................................................106
5.6. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc .......................................................115
5.1.
5.2.
5.3.

5.4.
5.5.

VI. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ........................................................ 117

6.1. Căn cứ lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: ..............................117
6.2. Các mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch xây dựng: ....117
6.3. Phân tích, dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy
hoạch xây dựng : ...................................................................................................118
6.4. Các giải pháp giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi
trường:....................................................................................................................124
6.5. Kế hoạch quản lý và giám sát môi trường: ...............................................127
VII. KINH TẾ XÂY DỰNG ............................................................................................ 129
VIII.

CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN ................................ 129

IX. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ........................................................................... 131
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

3


X. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 131
XI. CÁC BẢN VẼ THU NHỎ ....................................................................................... 132

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

4



I.

PHẦN MỞ ĐẦU

2.1. Lý do và sự cần thiết của đồ án
Nha Trang là thành phố biển nổi tiếng của Việt nam; là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Nha Trang
được Thủ tướng chính phủ công nhận là đô thị loại I vào ngày 22 tháng 4 năm 2009.
Ðiều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho Thành phố một tiềm
năng lớn để phát triển thương mại tài chính, du lịch, dịch vụ. Nha Trang hiện được xác
định là một trong 10 trung tâm du lịch – dịch vụ lớn của cả nước.
Vịnh Nha Trang là vịnh lớn thứ 2 của tỉnh Khánh Hòa (sau Vịnh Vân Phong),
Vịnh Nha Trang là một quần thể du lịch hấp dẫn nhiều khách du lịch trong nước và
quốc tế. Vào tháng 6 năm 2003, Vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên thứ 29
của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới, thứ 2 của Châu Á (sau Vịnh Hạ Long). Năm
2007, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công nhận Vịnh Nha Trang là danh thắng cấp
quốc gia.
Nha Trang là thành phố có bờ biển đẹp bên bờ Vịnh Nha Trang. Thành phố đã và
đang phát huy tốt ưu thế này để phát triển du lịch và đô thị. Khu vực phía Đông đường
Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng có những lợi thế về vị trí địa lý, là khu vực trung
tâm thành phố, đồng thời là không gian kết nối cảnh quan phần phía Bắc với phía Nam
thành phố, có quỹ đất để phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch và các không gian công
cộng cho thành phố. Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực phía Đông đường
Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết
định số 2786/QĐ-UBND ngày 17/10/2014, tuy nhiên, qua thực tế phát triển du lịch tại
thành phố, định hướng tổ chức không gian đối với khu vực này đã có những thay đổi
căn bản và các giải pháp quy hoạch đối với khu vực này cần được thay đổi để đảm bảo
phù hợp hơn với vai trò là không gian giao lưu công cộng quan trọng nhất của một
thành phố du lịch tầm cơ quốc tế - hàng năm đón hàng triệu lượt khách trong nước và

quốc tế tới lưu trú, cũng như để đảm bảo phục vụ tốt hơn nhu cầu nâng cao chất lượng
môi trường sống của người dân thành phố.
Do đó, việc Điều chỉnh Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực phía Đông
đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng - thành phố Nha Trang, với những cách tiếp
cận và giải pháp quy hoạch tiên tiến, đảm bảo chất lượng của dải không gian vô cùng
quan trọng này đáp ứng yêu cầu của du khách quốc tế là hết sức cần thiết.
2.2. Mục tiêu lập quy hoạch
- Phát huy giá trị của khu vực không gian mở quan trọng nhất của thành phố trong
việc tạo dựng bản sắc đô thị, nâng cao giá trị du lịch cũng như môi trường sống của

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

5


người dân, góp phần quan trọng vào việc xây dựng thành phố Nha Trang thành trung
tâm du lịch biển tầm cỡ quốc tế.
- Tạo cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng và cải tạo, nâng cấp giá trị của Khu vực
lập quy hoạch.
2.3. Tính chất khu vực nghiên cứu
Là khu vực ven biển của thành phố Nha Trang, có tính chất chính là công viên
công cộng, kết hợp với đa dạng loại hình dịch vụ du lịch, không gian hoạt động TDTT,
phát huy được giá trị tổng thể của toàn khu vực ven biển, góp phần đáng kể để nâng cao
sức hấp dẫn cho không chỉ dải công viên ven biển mà toàn bộ khu đô thị du lịch ven
biển nói riêng và thành phố Nha Trang nói chung.
2.4. Các căn cứ thiết kế quy hoạch
a. Các văn bản pháp lý:
-

Luật Quy hoạch Đô thị ngày 17/6/2009 và có hiệu lực từ 01/01/2010;


-

Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định,
phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

-

Thông tư số 12/2016/TT- BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về
hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy
hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

-

Thông tư số 06/2013/TT- BXD ngày 13/05/2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn
nội dung thiết kế đô thị;

-

Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2025;

-

Thông báo số 577-TB/TU ngày 11/02/2015 của Tỉnh ủy Kết luận của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về một số vấn đề kinh tế - xã hội;

-

Thông báo số 604-TB/TU ngày 02/6/2015 của Tỉnh ủy Kết luận của Thường trực

Tỉnh ủy về một số vấn đề kinh tế - xã hội;

-

Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về
việc phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể Bảo tồn, Tôn tạo và Phát huy giá trị
vịnh Nha Trang;

-

Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày 18/6/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về
việc phê duyệt chương trình hành động ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn
2012-2015 và định hướng đến năm 2020;

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

6


-

Quyết định số 2786/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa về
việc phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực phía Đông đường Trần
Phú và đường Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang;

-

Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 07/01/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về
việc cho phép lập đồ án Điều chỉnh quy hoạch phân khu (tỷ lệ 1/2.000) Khu vực
phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang;


-

Văn bản số 3777/UBND-XDNĐ ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh về việc triển
khai Thông báo số 604-TB/TU ngày 02/6/2015 của Thường trực Tỉnh ủy;

-

Thông báo số 603/TB-UBND ngày 28/9/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về
việc điều chỉnh Đồ án quy hoạch phân khu 1/2000 Khu vực phía Đông đường
Trần Phú – Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang;

-

Hồ sơ Báo cáo phản biện dự án số 17/BC-LHH ngày 24/02/2014 của Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Khánh Hòa.

b. Các tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ:
-

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Nha Trang đến năm 2025 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012.

-

Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu vực phía Đông đường Trần Phú và đường
Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang;

-


Các đồ án, dự án đầu tư xây dựng đã và đang triển khai trong khu vực nghiên
cứu;

-

Bản đồ nền hiện trạng tỷ lệ 1/2.000;

-

Các nguồn tài liệu, số liệu khác có liên quan.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

7


II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
2.5. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí, giới hạn khu đất thiết kế

Hình: Ranh giới khu đất lập quy hoạch
Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch nằm ở phía Đông đường Trần Phú và đường
Phạm Văn Đồng có tổng diện tích khoảng 277,59 ha, tổng chiều dài khoảng 15km và
được giới hạn như sau:
- Ranh giới phía Bắc: Hết Amiana resort
- Ranh giới phía Nam: Hết cầu cảng hải quân
- Ranh giới phía Đông: Vịnh Nha Trang

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang


8


- Ranh giới phía Tây: hết lộ giới đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng và bổ
sung thêm khu vực Quảng trường Đại dương và vùng phụ cận để đảm bảo sự
kết nối hiệu quả giữa khu đô thị mới tại sân bay Nha Trang và dải đô thị và
công viên ven biển và nâng cao chất lượng không gian tại khu vực này.
2.1.2. Đặc điểm địa hình:
(Theo tài liệu về sự biến đổi hình thái địa hình bãi và đường bờ tại một số khu vực bờ
biển Nam Trung bộ theo thời gian 2007-2008 của Viện Hải dương học)
a) Đặc điểm biến đổi bãi biển:
- Bãi biển Nha Trang có dạng cánh cung ôm lấy phần bờ phía Tây vịnh Nha
Trang. Bề rộng bãi thay đổi theo mùa, mùa sóng gió Đông Bắc thường không quá 20m,
mùa sóng gió Đông Nam 25 - 30m, có khi rộng hơn.
- Theo khảo sát của Viện Hải dương học nghiên cứu từ phía Nam cầu Trần Phú
đến Quảng trường 2 - 4. Kết quả quan trắc, khảo sát cho thấy hình thái địa hình bãi biến
đổi rõ rệt từ 11/2007 (mùa gió Đông Bắc) đến tháng 8/2008 (mùa gió Đông Nam) bề
rộng bãi thay đổi từ 5 - 9m, có nơi lên tới 11m (trước trụ sở UBND tỉnh Khánh Hòa).
- Thành phần vật liệu cấu tạo bãi chủ yếu là cát hạt nhỏ đến hạt trung. Địa hình
biển thuộc dạng bãi tích tụ - xói lở do tác động của sóng chiếm ưu thế. Bãi biển thoải
đều. ở khu vực phía bắc bãi có độ dốc dốc hơn phía nam, độ dốc trung bình bãi từ 7-8º.
b) Đặc điểm biến động đường bờ:
- Bờ biển vùng nghiên cứu nằm trong nhóm bờ biển thành tạo chủ yếu do quá trình
sóng, thuộc kiểu bờ biển vũng vịnh mài mòn - bờ xói lở trên các thành tạo cát bở rồi.
Nằm trong khung cảnh được che chắn bởi hệ thống các đảo nền vùng bờ biển này được
coi là khá ổn định và luôn ở trạng thái cân bằng bền.
- Do đặc điểm hải văn, cấu tạo đường bờ và chế độ gió chủ đạo trong năm, hiện
tượng xói mòn có xu thế tác động mạnh lên phía Bắc hơn phía Nam, dẫn đến vật liệu
tích tụ được dòng chảy dọc bờ đưa dần xuống phía Nam làm cho bãi cát phía Nam ngày
càng có xu hướng mở rộng và bãi cát phía Bắc có xu hướng bị thu hẹp.

2.1.3. Đặc điểm khí hậu:
- Vịnh Nha Trang khá kín gió, không có sóng lớn vì được che chắn bởi 19 hòn đảo
lớn nhỏ. Cửa sông Cái đổ ra giữa 2 hai bãi biển hình trăng khuyết, bãi tắm cát mịn trắng
trải dài 6 - 7 km. Vịnh có khí hậu 2 mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8,
mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26ºC, nóng nhất
39ºC, lạnh nhất 14,4ºC.
- Điều kiện khí hậu ôn hòa và mát mẻ của Vịnh là một trong những lợi thế lớn của
thành phố trong phát triển du lịch.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

9


2.1.4. Đặc điểm thủy văn:
(Theo tài liệu của công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Khánh Hòa)
- Qua dự án kè bờ sông Cái đang được triển khai xây dựng theo hệ cao độ quốc gia
có thông số như sau:
+ Mực nước triều cao nhất:

Hmax = + 1,2m.

+ Mực nước triều trung bình:

Htb

+ Mực nước triều nhỏ nhất:

Hmin = - 1,37m.


= + 0,1m.

- Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều của Vịnh Nha Trang và sóng biển.
2.1.5. Đặc điểm địa chất:
a) Đặc điểm địa chất vật lý: (Theo tài liệu phân vùng động đất của Viện vật lý địa
cầu)
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 6. Vì vậy, khi thiết kế
và xây dựng các công trình cần có giải pháp an toàn cho công trình với cấp động đất
trên.
b) Đặc điểm địa chất công trình:
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ven biển có cường độ chịu lực khá tốt
R>1kg/cm2. Nền đất này có thể xây dựng được các công trình ngầm trong khu vực này.
2.1.6. Đặc điểm hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên:
- Về mặt sinh thái, dải đất ven biển Vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu
tự nhiên hiếm có của hệ vũng, vịnh trên thế giới, bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển
hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, thảm cỏ biển,
hệ sinh thái bãi cát ven bờ.
- Một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng gồm 2
cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan. Khu vực này là một bãi đá được xếp
chồng lên nhau một cách tự nhiên. Ngoài ra, còn có Hòn Vợ ở gần đó và Hội quán vịnh
Nha Trang có dạng nhà rường Huế.
2.6. Đặc điểm hiện trạng
2.6.1. Hoạt động kinh tế
- Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tập trung nhiều ở khu vực trung tâm,
đoạn giữa của đường Trần Phú, nhưng gần đây cũng đã phát triển mạnh mẽ lên phía Bắc
sông Cái, dọc đường Phạm Văn Đồng và cũng đã phát triển mạnh hơn xuống phía Nam,
dọc theo đường Trần Phú.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

10



- Loại hình chủ yếu là kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ mua sắm...
2.6.2. Hoạt động lễ hội – văn hóa
- Thành phố có nhiều hoạt động lễ hội văn hóa đa dạng, đặc sắc và đa số có mối
liên hệ với không gian biển;
- Thời gian vừa qua, Nha Trang là địa điểm thường được lựa chọn để tổ chức các sự
kiện quốc tế. Nha Trang có đầy đủ các yếu tố hội tụ để tổ chức các hoạt động thể thao
biển mang tầm quốc tế. Do đó, cần tổ chức không gian quảng trường để phục vụ các dịp
lễ hội và sự kiện có quy mô lớn trong tương lai.

Hình: Sơ đồ các khu vực hoạt động
2.6.3. Hiện trạng du lịch
- Nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài, cát trắng, cảnh quan đẹp, khí hậu ôn
hòa,… nên hàng năm, tỉnh Khánh Hòa đã thu hút số lượng lớn du khách trong và ngoài
nước đến tham quan, nghỉ dưỡng. Hầu hết khách đến Khánh Hòa cũng là khách đến Nha
Trang.
- Quý I năm 2018, lượng khách du lịch đến Khánh Hòa đạt hơn 1,4 triệu người. Năm
2017, khách du lịch đạt 5,45 triệu lượt; trong đó, lượng khách quốc tế đạt 2,03 triệu lượt.
Trong giai đoạn 2012 -2017, tổng lượt khách du lịch tăng trung bình 16,73%/năm, doanh
thu du lịch tăng trung bình 43,77%/năm.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

11


Hiện trạng phát triển du lịch Khánh Hòa từ 2012 – 2017
TT

Chỉ tiêu


Đơn
vị

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

1

Doanh thu
du lịch

Tỷ
đồng


2.568

3.950

5.991

6.914

8.378

17.300

2

Số cơ sở
lưu trú

Cơ sở

511

543

576

615

638

650


3

Tổng số
phòng

phòng

12.700

14.949

16.313

20.417

23.693

28.353

4

Tổng lượt
khách

người

5

Lượt

khách
quốc tế

người

2.317.950 3.000.122 3.590.000 4.071.029 4.532.360 5.450.000
530.660

708.981

847.000

974.546

1.198.393 2.030.000

Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa
Tốc độ phát triển du lịch Khánh Hòa từ 2012 – 2017
Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015


Năm
2016

Năm
2017

Tỷ lệ tăng
trưởng
bình quân

1

Doanh thu du lịch %/năm 14,03

53,82

51,67

15,41

21,17

106,49

43,77

2

Số cơ sở lưu trú


%/năm

1,59

6,26

6,08

6,77

3,74

1,88

4,39

3

Tổng số phòng

%/năm

5,41

17,71

9,12

25,16


16,05

19,67

15,52

4

Tổng lượt khách

%/năm

6,33

29,43

19,66

13,4

11,33

20,25

16,73

5

Lượt khách quốc
tế


%/năm

20,5

33,6

19,47

15,06

22,97

69,39

30,17

TT

Chỉ tiêu tăng
trưởng

Đơn
vị

Khách quốc tế, đi du lịch vào hai mùa nghỉ Đông và nghỉ Hè, thường chọn các
thành phố biển. Lợi thế ở Nha Trang là mùa du lịch kéo dài cả năm, cho nên khách quốc
tế có thể đến Nha Trang suốt bốn mùa trong năm. Tuyến đường Trần Phú – Phạm Văn
Đồng là tuyến đường du lịch quan trọng nhất. Khách du lịch có thể dạo chơi dọc con
đường này, hoặc dừng lại ở công viên đọc sách, xuống biển phơi nắng hoặc tắm biển cả

buổi sáng hoặc chiều.
Du khách bình quân đến Nha Trang năm 2017 đạt khoảng 14.930 lượt/ngày, trong
đó cao điểm 3 ngày dịp lễ 2/9 đạt khoảng 100.000 lượt khách tham quan tại các điểm du
lịch, trong đó lượng khách lưu trú là 40.000 người. Với lợi thế du lịch 4 mùa, Nha Trang
luôn có khách tham quan và nghỉ dưỡng. Nhu cầu trong ngày của du khách thay đổi theo
thói quen sinh hoạt của du khách và theo mức độ hấp dẫn của dịch vụ.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

12


Buổi sáng nhiều khách đi dạo, ngắm cảnh và giảm dần về tối. Buổi chiều lượng
khách tắm biển và vui chơi cao nhất nhưng giảm mạnh về tối do đặc thù của biển nhưng
một phần do loại hình dịch vụ vui chơi giải trí khu vực ven biển chưa phong phú, hấp
dẫn. Lương khách sử dụng dịch vụ ăn uống tăng cao vào buổi tối do sức hút của đặc sản
biển và các quán cafe giản dị hay sang trọng.
So với các tỉnh có biển lân cận như Phú Yên, Ninh Thuận hay vùng Tây Nguyên
như ĐăkLăk, Gia Lai cho thấy Khánh Hòa thực sự là một điểm đến hấp dẫn du khách.
Tuy nhiên, lượng khách năm 2017 mới chỉ bằng 55% của Quảng Ninh và bằng 90% của
Lâm Đồng.
So sánh lượng khách du lịch một số tỉnh năm 2017 (Nghìn lượt)
Các tỉnh có biển

Các tỉnh giáp ranh

Khánh Hòa

Phú Yên

Ninh Thuận


Quảng Ninh

Lâm Đồng

Đăk lăk

5.450

1.404

1.900

9.870

6.000

703

Gia
Lai
500

Như vậy, những thách thức lớn đối với phát triển du lịch Khánh Hòa là làm thế
nào để phát triển du lịch một cách bền vững và đảm bảo khai thác hiệu quả tiềm năng,
thế mạnh về du lịch, phát huy giá trị tài nguyên du lịch, đảm bảo mục tiêu định hướng
phát triển thành một trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch lớn của cả nước.

2.6.4. Hiện trạng sử dụng đất
Khu vực quy hoạch điều chỉnh có quy mô 277,59 ha. Trong đó, phần đất liền có

diện tích khoảng 135,17 ha, chiếm 48,69%; phần bãi cát và mặt nước có diện tích
khoảng 142,42 ha, chiếm 51,31%.
- Phần đất liền:
+ Đất có các công trình xây dựng khoảng 47,27 ha, chiếm 34,97% phần đất liền
gồm: khu đất đô thị mới Vĩnh Hòa, các khu đất cơ quan, các khu đô thị dịch vụ, vui chơi
giải trí, nghỉ dưỡng…
+ Đất công viên - cây xanh, khu TDTT khoảng 22,89 ha, chiếm 16,93% phần đất
liền với các công trình như: công viên, quảng trường, sân bóng…
+ Đất giao thông, bãi đỗ xe, hạ tầng kỹ thuật khoảng 54,22 ha, chiếm 40,11% phần
đất liền.
+ Đất đồi núi khoảng 0,78 ha, chiếm 0,58% phần diện tích đất liền.
+ Đất trống khoảng 10 ha chiếm 7,4% phần diện tích đất liền.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

13


- Phần bãi cát và mặt nước:
+ Tổng diện tích các bãi cát khoảng 28,51 ha, chiếm 20,02% phần diện tích bãi cát
– mặt nước.
+ Tổng diện tích mặt nước khoảng 113,91 ha, chiếm 79,98% phần diện tích bãi cát
– mặt nước.
BẢNG TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Loại đất

TT

Ký hiệu
bản vẽ


Diện tích
(m2)

Tầng cao
nhất

I

Phần đất liền

1

Đất ở đô thị

-

Khu đô thị mới Vĩnh Hòa

2

Đất công cộng

19.137

-

Đất công cộng ĐTM Vĩnh Hòa

18.209


-

Bưu điện Khánh Hòa

3

Đất cơ quan

-

Đài quan trắc

11

5.969

-

Trạm kiểm soát Biên Phòng

17

68

-

Trạm khí tượng thủy văn

31


7.438

-

Quân Cảng

34

9.645

4

Đất dịch vụ du lịch

-

Nhà hàng Biển Ngọc

2

2.797

-

Đất dự án Hồ Tiên (đang xây dựng)

3

26.621


-

Nhà hàng: Light house, Hoàng Lan,
Thiên Phước

4;5;6

6.916

-

Đất dự án Công viên bến du thuyền
Quốc Tế (đang xây dựng)

7

24.002

-

Nhà hàng Biển Tiên

9

1.844

-

Khu dịch vụ Hòn Chồng


10

1.833

-

Đất dự án Nha Trang Sao (đang xây
dựng)

12

64.298

-

Nhà hàng Yến Sào, Thùy Dương

14,15

3.950

-

Tháp Trầm Hương

22

2.935

-


Nhà hàng Sailling club

25

2.418

-

Nhà hàng Louisane

26

5.097

1

-

CLB Hàng Hải

33

11.770

1

8

Tỉ lệ

(%)

1.351.707

48,69

120.580

4,34

120.580
0,69
7

928
0,83

23.120

1
5,92

164.210
1
2

2

1


-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

14


Loại đất

TT

Ký hiệu
bản vẽ

Diện tích
(m2)

-

Công trình dịch vụ du lịch

5

Đất dịch vụ giải trí

-

Cà phê Bốn mùa

21

7.031


-

Công viên nước

27

13.906

-

Công trình dịch vụ

6

Đất du lịch nghỉ dưỡng

-

Khách sạn Amiana

-

Tầng cao
nhất

Tỉ lệ
(%)

9.729

1,12

31.140
1

10.203
4,13

114.558
1

51.104

2

Nhà nghỉ 378 Bộ Công an

20

4.187

1

-

Evason Ana Mandara Resort

28

28.096


1

-

Khách sạn ĐTM Vĩnh Hòa

-

Đất du lịch nghỉ dưỡng

7

Đất công viên, cây xanh

-

Công viên phía Bắc cầu Trần Phú

14

14.437

-

Công viên Alexandre Yesin

16

6.958


-

Quảng trường 2/4

21, 22

16.803

-

Công viên

-

13.114

-

Công viên

27

12.402

-

Công viên Bạch Đằng

29


18.471

-

Công viên Yến Phi

-

Công viên Khu ĐTM Vĩnh Hòa

-

Công viên, cây xanh khác

8

Đất TDTT

-

CLB bóng chuyền bãi biển Sanna Khánh
Hòa

19

5.393

-


Sân bóng

26

18.996

9

Đất đồi núi

10

9.904
21.267
204.502

7,37

1.793
19.490
-

101.034
24.389

0,88

7.836

0,28


Đất trống

100.005

3,60

11

Giao thông, bãi đỗ xe, HTKT

542.230

19,53

II

Phần bãi cát, mặt nước

1.424.198

51,31

1

Bãi cát

285.058

10,27


2

Mặt nước

1.139.140

41,04

2.775.905

100

TỔNG CỘNG

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

15


2.6.5. Hiện trạng kiến trúc - cảnh quan
- Khu vực xây dựng đô thị của thành phố phân bố không đồng đều, cảnh quan đô
thị sầm uất tập trung ở khu vực trung tâm, phía Nam cầu Trần Phú; trong khi khu vực
phía Bắc dọc đường Phạm Văn Đồng còn nhiều khu vực có cảnh quan khá hoang sơ;
- Mặt tiền ven biển có nhiều công trình lớn, cao tầng;
- Mật độ các công trình cao tầng tập trung ở đoạn giữa, phía Tây đường Trần Phú.
Hình thức kiến trúc của đa số các công trình mới xây dựng chưa thực sự đặc sắc, chưa
tạo được dấu ấn riêng cho cảnh quan trung tâm đô thị du lịch biển Nha Trang.
2.6.6. Hiện trạng chuần bị kỹ thuật
a. Hiện trạng nền:

- Bãi cát phía Nam giáp biển trải dài dọc đường Trần phú có cao độ nền từ 0,2m3m.
- Đường Trần Phú có cao độ nền hiện trạng từ 3m-3,8m (cao độ cao dần về phía
Bắc).
- Đường Phạm Văn đồng có cao độ nền hiện trạng từ 2,5-9m (cao độ cao về phía
Bắc gần núi Cô Tiên)
- Các công trình hiện hữu phía Đông đường Trần Phú có cao độ nền >3m.
b. Hiện trạng thoát nước mưa:
- Dọc đường Trần Phú, đã có hệ thống thoát nước mưa kích thước từ D600D1200mm, dọc đường Phạm Văn đồng có cống D400-600mm. Đồng thời, dọc
đường đã được xây dựng kè kiên cố đảm bảo an toàn cho khu vực phía Tây ranh
giới.
- Khu đô thị mới Vĩnh Hòa đã có hệ thống thoát nước mưa D600-D1.000mm,
thoát nước ổn định qua 2 cửa xả hiện trạng CX6 và CX7.
2.6.7. Hiện trạng giao thông
- Hiện trạng tuyến đường:
+ Trục đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng đoạn nghiên cứu dài khoảng 15km; Mặt
cắt ngang đường trung bình rộng 26m, mặt đường bê tông nhựa 2x8,25m), hè đường
2x4m, dải phân cách rộng 1,5m. Chất lượng đường tương đối tốt.
+ Các tuyến đường thuộc khu đô thị Vĩnh Hòa có mặt cắt từ 13m đến 26m, mới
được xây dựng có chất lượng tốt.
- Hiện trạng công trình giao thông khác:
+ Cầu Trần Phú: cầu nối giữa 2 tuyến đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng; có
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

16


chiều dài 458m, rộng 22,5m (Lòng đường 2x7,5m; vỉa hè 2x3m; giải phân cách 1,5m).
+ Đường hầm đi bộ: tại khách sạn Havana có tuyến đường hầm thông ra bờ biển
băng qua đường Trần Phú, có chiều dài khoảng 56m, rộng 4,1m nằm cách mặt đất từ
1,5m – 6,5m.

+ Nút giao thông: Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là nút giao thông đồng mức
và 01 nút giao thông khác mức trực thông giữa đường Nguyễn Đình Chiểu và đường
Phạm Văn Đồng.
- Đánh giá hiện trạng giao thông:
- Trục đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng là tuyến giao thông trung tâm của thành
phố, với 4 làn xe chạy. Tuy nhiên, đây là tuyến có mật độ giao thông cơ giới cao, làm
ngăn cách các hoạt động du lịch hai bên đường, thường xảy ra ùn tắc giao thông vào các
dịp lễ hội và các kỳ cao điểm của mùa du lịch.
- Trục đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng và các khu vực lân cận hiện tại đang
thiếu bãi đỗ xe tập trung. Xe máy, ô tô đỗ không đúng quy định, nhiều điểm trông xe
được bố trí không hợp lý, ảnh hưởng đến người đi bộ cũng như cảnh quan của trục
đường.
- Giao thông cho người đi bộ qua đường để sang bãi biển chủ yếu là giao bằng cốt
với giao thông cơ giới, chưa thực sự an toàn.
2.6.8. Hiện trạng cấp nước
Hiện tại, khu vực dọc theo trục đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng đã được cấp
nước từ hệ thống cấp nước (HTCN) tập trung của thành phố Nha Trang:
- Khu vực đường Trần Phú: sử dụng nước sạch từ các tuyến ống phân phối, dịch
vụ hiện có dọc trục đường với đường kính 300mm, 250mm, 200mm, 150mm,
100mm... Tuyến ống phân phối 300mm bắt đầu từ đoạn giao cắt với đường Nguyễn
Thị Minh Khai đến đoạn giao cắt với đường Tuệ Tĩnh. Tuyến ống 200mm từ đoạn
giao cắt với đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đoạn giao cắt với Lê Thánh Tôn. Tiếp
đến là tuyến ống 150mm, 100mm từ đoạn giao cắt với Lê Thánh Tôn đến đoạn giao
cắt với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Và tuyến ống 200mm từ đoạn giao cắt với đường
Nguyễn Thị Minh Khai đến cảng du lịch ở phía Nam của khu vực nghiên cứu.
- Khu vực đường Phạm Văn Đồng sử dụng nước sạch từ các tuyến ống phân phối,
dịch vụ hiện có dọc trục đường có đường kính 300mm, 250mm, 200mm, 150mm,
100mm... Tuyến ống phân phối 300mm bắt đầu từ cầu Trần Phú đến đoạn giao cắt với
đường Củ Chi. Tiếp đến lần lượt là các tuyến 250mm đến đoạn núi Hòn Một, 200mm
đến đoạn giao cắt với đường số 21, và 150mm, 100mm đến núi Cô Tiên.

- Vật liệu ống bằng nhựa PVC, HDPE và thép.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

17


2.6.9. Hiện trạng cấp điện và chiếu sáng đô thị
a. Nguồn điện:
Khu vực đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, TP. Nha Trang hiện đang được cung
cấp nguồn điện từ lưới điện Quốc gia từ trạm 110KV Mã Vòng và trạm 110KV Đồng
Đế.
b. Lưới điện:
- Lưới điện trung thế: lưới điện trung thế hiện tại trên trục đường Trần Phú Phạm Văn Đồng có cấp điện áp 22kV, chủ yếu được đi nổi trên cột bê tông và cột thép,
sử dụng dây dẫn AC70, AC95 và cáp bọc AAAC. Một số nhánh cấp cho các công trình
khách sạn lớn trên trục đường được đi ngầm sử dụng cáp ngầm trung thế XLPE.
- Lưới điện hạ thế 0,4kV: lưới điện hạ thế trong khu vực phần lớn đã được hạ
ngầm, sử dụng cáp XLPE.
- Lưới điện chiếu sáng: lưới điện chiếu sáng trên trục đường Trần Phú - Phạm
Văn Đồng đã được đầu tư bố trí đi ngầm, các khu vực vườn hoa, công viên trên trục
đường cũng đã được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng trang trí.
c. Nhận xét đánh giá hiện trạng cấp điện:
- Trục đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng đã được cấp điện đầy đủ và ổn định từ
lưới điện Quốc gia.
- Lưới điện trung thế khu vực trục đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng chủ yếu bố trí
đi nổi, tỷ lệ ngầm hóa còn thấp, chưa đảm bảo tiêu chí của một thành phố du lịch.
- Lưới điện chiếu sáng và trang trí trên trục đường đã được ngầm hóa, nhưng mới
đạt hiệu quả về chiếu sáng giao thông, còn hiệu quả chiếu sáng, trang trí trong các khu
vực công viên, vườn hoa chưa đạt yêu cầu. Việc chiếu sáng các công trình điểm nhấn
trên trục đường không đồng đều, chưa gây được sự thu hút của khách du lịch và người
dân.

2.6.10. Hiện trạng thông tin liên lạc
a. Về viễn thông
- Mạng chuyển mạch khu vực nghiên cứu thiết kế nằm trong hệ thống chuyển
mạch điều khiển (Host) Lê Lợi FETEX.
- Mạng truyền dẫn có mạng cáp quang dọc đường Trần Phú và Phạm Văn Đồng.
- Mạng ngoại vi gồm hệ thống cống bể (trên đường Phạm Văn Đồng và đường
Trần Phú) và cột treo cáp (trên các đường nhánh). Cáp gốc đã được đi trong hệ thống
cống bể. Mạng cáp phân phối đến thuê bao được treo trên các hệ thống cột thông tin.
Mạng ngoại vi hiện tại đang sử dụng loại cáp từ 10 đôi dây đến 200 đôi dây.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

18


- Mạng di động khu vực nghiên cứu đã được phủ kín sóng cho toàn bộ khu vực
này. Hiện tại mạng di động đang sử dụng công nghệ GSM và CDMA.
- Mạng internet đang sử dụng mạng băng thông rộng ADSL.
- Dịch vụ truyền hình được cấp từ các nhà cung cấp dịch vụ bằng truyền hình số
mặt đất, truyền hình internet, truyền hình cáp .
b. Về bưu chính:
Mạng bưu chính khu vực nghiên cứu thuộc mạng bưu cục thành phố Nha Trang
đã được xây dựng và phát triển rộng khắp đáp ứng đầy đủ các dịch vụ bưu chính cơ bản.
2.6.11.Hiện trạng thoát nước, quản lý CTR và nghĩa trang
a. Hiện trạng thoát nước thải:
Hiện tại, khu vực nghiên cứu chưa được đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước
thải đồng bộ đạt tiêu chuẩn.
Khu vực phía Bắc cầu Trần Phú nước thải chưa được thu gom và xử lý; nước thải
từ các hộ gia đình chủ yếu được xử lý cục bộ qua bể tự hoại, tự thấm xuống đất hoặc
thoát vào hệ thống thoát nước mưa.
Khu vực phía Nam cầu Trần Phú, đoạn từ công viên Yersin đến cảng hải quân, tập

trung hầu hết các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ (một số khách sạn lớn có
hệ thống xử lý nước thải cục bộ trước khi thải ra cống thoát nước thải của thành phố).
Hầu hết nước thải trong khu vực này đều được thu gom vào hệ thống thoát nước của
thành phố (thuộc Dự án Cải thiện vệ sinh môi trường TP. Nha Trang), để tập trung về
trạm xử lý phía Nam của thành phố để xử lý.
b. Hiện trạng thu gom chất thải rắn:
Chất thải rắn khu vực phía Nam cầu Trần Phú được thu gom tương đối triệt để
bởi đội ngũ nhân viên công ty TNHH MTV môi trường đô thị, tỷ lệ thu gom tại khu
vực này đạt xấp xỉ 100%. Hệ thống thu gom CTR sử dụng các thùng chứa chất thải rắn
có 2 ngăn phân loại dọc vỉa hè và xe đẩy tay dọc các tuyến đường.
c. Hiện trạng nghĩa trang:
Khu vực nghiên cứu không có nghĩa trang.
2.6.12. Hiện trạng môi trường:
a. Hiện trạng môi trường nước:
- Theo tài liệu của công ty tư vấn xây dựng thủy lợi Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Khánh Hòa: quy hoạch chỉ giới bờ sông Cái Nha Trang và dự án kè bờ sông
Cái theo hệ cao độ quốc gia có các thông số như sau:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

19


+ Mực nước triều cao nhất: hmax: + 1,2m
+ Mực nước triều trung bình: htb:+ 0,1m.
+ Mực nước triều nhỏ nhất: hmin: -1,37m.
+ Mực nước lũ tại đường sắt với tần suất 1% = 2,02m.
- Với đặc điểm hải văn nói trên, điều quan trọng là cần phải có giải pháp chống xói
mòn ở một số điểm như khu vực quân cảng, khu vực bãi biển phường Vĩnh Thọ phía
bắc sông Cái, khu vực Bãi tiên, Rusalka.
- Thủy triều trong khu vực mang tính chất nhật triều không đều. Mực nước cao

nhất là 235cm, mực nước thấp nhất là 4cm, mực nước trung bình là 124cm. Biên độ
dao động mực nước lớn nhất trong năm là 222cm, trung bình là 212cm.
- Bãi tắm Nha Trang có độ dốc lớn. Vào các thời điểm thời tiết xấu, biển bị biến
động mạnh do bão hoặc gió mùa Đông Bắc, sóng với độ cao lớn đã từng đợt đổ dồn
dập vào bờ một lượng nước lớn, với lượng nước đó sau khi rút ra biển đã tạo thành
dòng Rip; Ở những khu vực có khả năng xảy ra dòng Rip mạnh khi có sóng lớn, với độ
dốc bãi lớn, khi sóng lớn tràn vào bờ sẽ tác động làm cho địa hình bãi biển bị xói lở và
bồi tụ không đều, tạo thành các đỉnh nhọn nhô lên và các rãnh lõm xuống nối tiếp nhau
trên bãi, đây là điều kiện địa hình rất thuận lợi để hình thành dòng Rip. Dòng Rip ở
những khu vực bãi biển có độ dốc lớn thường có tốc độ mạnh của dòng chảy ở tầng sát
đáy, do đó rất nguy hiểm trong điều kiện sóng lớn tràn bờ kết hợp với thuỷ triều đang
lên.
- Thời kỳ các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 hằng năm các bãi tắm nghiên cứu có sóng
yếu, không có dòng rip, bãi tắm an toàn. Tháng 11 đến tháng 4 hằng năm biển động do
gió mùa Đông Bắc, bão và áp thấp nhiệt đới. Tháng 11 dòng rip bắt đầu hình thành (bãi
bị xói lở để tạo bar ngầm bên ngoài) nhưng chưa mạnh, tháng 12 (đã hình thành các
bar) dòng rip xuất hiện nhiều nhất, mạnh nhất. Từ tháng 01 đến tháng 4 cùng với sự
suy yếu của trường sóng, dòng rip cũng suy yếu dần. Các tháng nguy hiểm nhất cho
người tắm biển do dòng rip là tháng 11, 12, 1. Thời kỳ biển lặng các tháng 5, 6, 7, 8, 9,
10 sóng biển với chu kỳ dài sẽ đem vật liệu từ các bar vào bồi lấp bãi bị xói trước đó và
phần lớn các “Ao xoáy” bị san bằng.
- - Tại bãi Hòn Chồng trong thời gian biển động (tháng 11, 12, 1) có 02 vị trí
nguy hiểm cho người tắm biển: đầu kè Ba Làng, lạch nước sâu ngoài rìa bãi Hòn
Chồng. Tại bãi Nha Trang, tuy cường độ Rip không lớn nhưng do độ dốc lớn và phần
phía Bắc (UBND Tỉnh - Cầu Trần Phú) đã xây kè bảo vệ nên khi biển động toàn bộ
chiều dài bãi đều nguy hiểm cho người tắm biển..
b. Hiện trạng môi trường không khí:

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang


20


- Thông qua kết quả quan trắc môi trường không khí tại Tp Nha Trang đo tại các
điểm như Đồng Đế, Khu Liên cơ…, so sánh với Quy chuẩn QCVN 05:2009/BTNMT,
hiện trạng tại hầu hết các khu vực được quan trắc, nồng độ bụi lơ lửng tổng số (TSP)
trong môi trường không khí xung quanh đều không đạt quy chuẩn. Tuy nhiên, ô nhiễm
bụi có xu hướng giảm tại hầu hết các khu vực được quan trắc.
- Hiện trạng khí NO2, SO2 trong môi trường không khí xung quanh tại tất cả các
trạm quan trắc còn nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT và phần
lớn trong trạng thái ổn định, ít biến động.
- Tuy nhiên, trong những ngày diễn ra lễ hội tại khu vực đường Trần Phú, các nút
giao thông đến đường Trần Phú...môi trường không khí bị ô nhiễm cục bộ do tập trung
đông phương tiện giao thông (tháp Trầm Hương, quảng trường 2/4...).
c. Hiện trạng môi trường đất:
- Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng ven biển có lớp mặt phủ hầu hết là cát, có
nơi dày 3m, tiếp đến là lớp sét, cường độ chịu lực khá tốt R>1kg/cm2. Nền đất này có
thể xây dựng được các công trình ngầm trong khu vực này.
- Vùng thấp trũng, ngập úng có cấu tạo đặc trưng:
+ Lớp bùn và sét pha: Màu xám đến xám đen, trạng thái dẻo, nhão, bề dày từ
0,5÷1,5m, cường độ chịu tải R < 0,8kg/cm2.
+ Lớp sét pha màu vàng đến vàng nhạt, xen lẫn nâu đỏ, đen, trạng thái dẻo mềm,
chiều dày 2,5÷4,2m, cường độ chịu tải R > 1,0 /cm2.
+ Thấu kính cát pha màu vàng nhạt, lốm đốm nâu đỏ, trạng thái dẻo.
- Vùng đất đồi có cấu tạo đặc trưng:
+ Lớp đất màu sét pha lẫn sỏi sạn, cường độ chịu tải R > 2kg/cm2.
+ Lớp sét pha lẫn đá phong hóa nâu đỏ, nâu sẫm, cường độ chịu tải R> 4kg/cm2.
+ Lớp đá gốc, R > 4,5kg/cm2.
d. Hiện trạng hệ sinh thái:
- Về mặt sinh thái, dải đất ven biển Vịnh Nha Trang là hệ sinh thái bãi đá, bãi cát ven

bờ.
- Hòn Chồng một quần thể khối đá lớn với đủ loại hình thù, xếp chồng lên nhau
chạy từ bờ cao xuống biển. Một nhóm đá nhỏ hơn nằm phía dưới phái chân đồi phía
Đông gọi là Hòn Vợ. Nơi đây là một trong những điểm ngắm được thành phố biển đẹp
nhất.
- Hệ sinh thái điển hình tại khu vực mũi Kê Gà là bãi đá dưới biển.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

21


III. RÀ SOÁT CÁC DỰ ÁN VÀ QUY HOẠCH CÓ LIÊN QUAN
3.1. Khu du lịch thể thao Hồ Tiên
Khu A - Khu Resort Amiana:

Amiana resort (Khu A)

Khu B

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

22


Khu C (Alibu)
Khu vực dự án này ở gần trung tâm thành phố Nha trang hiện nay, do đó, nếu đầu
tư khai thác đúng, phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần giải quyết là hình thành tổ hợp dịch vụ du lịch
nghỉ dưỡng tập trung cao cấp có hình thức kiến trúc đẹp và công năng sử dụng phục vụ

du lịch tốt nhất. Nghiên cứu giảm đáng kể khối lượng san nền (tận dụng địa hình sẵn
có, hạn chế vận chuyển đất đắp đến khu vực dự án) cũng như các chi phí đầu tư xây
dựng hạ tầng kỹ thuật. Tổ chức hợp lý và thuận tiện hệ thống giao thông đối nội bên
trong dự án. Đối với hệ thống giao thông đối ngoại nghiên cứu thiết kế quy hoạch trên
quan điểm tuân thủ hướng nghiên cứu quy hoạch, kết nối bên ngoài của các đồ án quy
hoạch đã được duyệt. Đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan, đảm bảo không gây ô
nhiễm cho tài nguyên biển.

Nhà hàng Ngọn Hải Đăng
(Khu C)

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

23


Khu đất lập dự án nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp, và môi trường trong lành. Khu
vực dự án tiếp giáp với Đường Phạm Văn Đồng nên thuận lợi kết nối giao thông, cũng
như đấu nối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thành phố hiện nay hoặc là trong
tương lai.
3.2. Dự án Peacok Marina Complex
Dự án Peacock Marina có diện tích đất và mặt nước khoảng 38,87ha, là một tổ
hợp vừa du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, vừa là nhà ở, văn phòng. Toàn bộ diện tích
bãi đỗ được xây dựng ngầm, cùng với nhiều dịch vụ như thể thao, siêu thị, ẩm thực,
văn hóa.

Trung tâm dự án là hai tháp cao mang tính điểm nhấn, tựa như hai ngọn đèn biển,
tạo ấn tượng mạnh mẽ, khi nhìn từ thành phố ra phía Bắc. Nếu thực hiện được ý tưởng
về điểm nhấn không gian và những dải biệt thự nổi trên biển như trong dự án, thì khu
vực này sẽ tạo ra một điểm nhấn về công nghệ, hiện đại trong du lịch biển và có thể trở

thành một thương hiệu đặc biệt của Nha Trang. Một khía cạnh ưu việt nữa của dự án là
đưa toàn bộ các chức năng sử dụng chính ra mặt nước, giải tỏa một dải bờ biển thành
công viên cây xanh, như vậy, tầm nhìn ra biển từ đường giao thông chính sẽ tốt hơn và
tạo được cơ hội cho nhiều người có thể sử dụng khu vực bờ biển. Nói chung, các chiến
lược chức năng của khu này, nhằm tạo ra một tổ hợp biệt thự sang trọng, văn phòng,
khu vui chơi giải trí, nếu thực hiện được, sẽ là một điểm thu hút lớn các hoạt động kinh
tế xã hội tại khu vực phía Bắc vịnh Nha Trang. Dự án này cũng sẽ đóng góp tích cực
cho việc thực hiện định hướng phát triển khu vực từ vị trí này đến Mũi Kê Gà trở thành
điểm kết rực rỡ của cả dải bờ biển – như đã được xác định trong Quy hoạch tổng thể
Bảo tồn và Phát huy giá trị Vịnh Nha Trang.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh quy hoạch phân khu khu vực phía Đông đường Trần Phú – Phạm Văn Đồng – Tp. Nha Trang

24


×