Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 1 bài: Khái quát Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 1945 đến hết thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.09 KB, 5 trang )

Văn học sử

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG
TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX.

AMục tiêu cần đạt :
+ Kiến thức: Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch
sử đất nước. Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.
+ Kĩ năng : Khái quát vấn đề
+ Thái độ : Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
B. Chuẩn bị :
- HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
- GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
D. Phương pháp : Gợi mở nêu vấn đề
E. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
+ Đặt vấn đề :
+ Nội dung bài :
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Cách mạng tháng Tám vĩ đại đã
mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc
ta. Từ đây, một nền văn học mới
gắn liền với lí tưởng độc lập, tự
do và CNXH được khai sinh.
Nền văn học mới đã phát triển


qua hai giai đoạn: 1945-1975,
1975 đến hết thế kỉ XX.

I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng
năm 1945 đến năm 1975:

?Em hãy nêu những nét chính về

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản đã góp
phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất
nước.
- Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã


tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá
có ảnh hưởng tới sự hình thành
và phát triển của văn học Việt
Nam từ cách mạng tháng Tám
1945 đến 1975?

tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới văn học nghệ thuật.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Từ
năm 1945 đến năm 1975, điều kiện giao lưu bị hạn
chế, văn hoá nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh
hưởng văn hoá các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô,
Trung Quốc…)

?Văn học giai đoạn 1945 đến 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ
1975 phát triển qua mấy chặng? yếu:

a. Những chặng đường phát triển:
GV chia HS thành 3 nhóm lớn (6 * 1945 - 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống
nhóm nhỏ) thảo luận về những Pháp
thành tựu chủ yếu của mỗi chặng.
* 1955 - 1964: Văn học trong những năm xây dựng
HS cử đại diện nhóm trình bày ý chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất
cơ bản. GV nhắc lại và yêu cầu đất nước ở miền Nam.
HS theo dõi SGK, sau đó tự ghi
* 1965 -1975: Văn học thời kì chống Mỹ cứu nước.
vào vở.
b. Những thành tựu và hạn chế:
GV gợi ý: mỗi chặng cần trình
bày:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể
hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu
- Đặc điểm chung.
và lao động.
- Đặc điểm của từng thể loại.
- Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng
- Kể tên những tác phẩm tiêu lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống
biểu.
nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
- Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về
khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt
là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
?Hãy nêu những đặc điểm cơ
- Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế
bản của văn học Việt Nam từ
nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức,…
cách mạng tháng Tám năm 1945

đến 1975?
- 3. Những đặc điểm cơ bản:
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo khuynh
hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận


mệnh chung của đất nước:
- Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ
cho sự nghiệp cách mạng.
- Hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến đã
đem đến cho văn học những nguồn cảm hứng lớn,
những phẩm chất mới cho văn học.
- Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới
ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc,
theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tập
trung vào hai đề tài: đấu tranh thống nhất đất nước
và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Nền văn học hướng về đại chúng: Đại chúng vừa
là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là
nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn
học.
- Cảm hứng chủ đạo, chủ đề của nhiều tác phẩm là
đất nước của nhân dân.
- Văn học quan tâm tới đời sống của nhân dân lao
động.
- Tác phẩm thường ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ
đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn
ngữ bình dị , trong sáng, dễ hiểu.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hưởng sử
thi và cảm hứng lãng mạn:

- Khuynh hướng sử thi đề cập đến những vấn đề có
ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
- Khuynh hướng sử thi: nhân vật
chính thường là những con người
đại diện cho tinh hoa và khí
phách, phẩm chất và ý chí của
dân tộc, tiêu biểu là cho lí tưởng
của cộng đồng hơn là lợi ích và

- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái
tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng.
Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam
có thể vượt lên mọi thử thách trong máu lửa chiến
tranh.


khát vọng cá nhân... Lời văn sử
thi thường mang giọng điệu ngợi
ca, trang trọng và đẹp một cách
tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn khẳng định
phương diện lí tưởng của cuộc
sống mới và vẻ đẹp của con
người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và tin tưởng vào
tương lai tươi sáng của dân tộc.

- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng
mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh
thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản

ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và
phát triển cách mạng.
II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm
1975 đến hết thế kỉ XX:
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá:

- Với chiến thắng 1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một
thời kì mới- thời kì tự do, độc lập và thống nhất đất
?Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử,
nước. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến 1985, đất nước
xã hội và văn hoá, hãy giải thích
lại gặp những khó khăn thử thách mới.
vì sao văn học Việt Nam từ năm
1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi - Từ 1986, với công cuộc đổi mới của Đảng, kinh tế
mới?
nước ta từng bước chuyển sang kinh tế thị trường,
văn hoá nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với
nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và
các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh
mẽ. Đất nước bước vào công cuộc đổi mới phù hợp
với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như
qui luật phát triển khách quan của nền văn học.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban
đầu:
- Từ sau năm 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn
hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có
những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của
người đọc.
?Nêu những thành tựu ban đầu
của văn học Việt Nam từ năm - Từ sau năm 1975, văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn

thơ ca. Một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi
1975 đến hết thế kỉ XX.
mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực
Một số tác phẩm đã được đổi mới đời sống.
của các tác giả (SGK)
- Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng
đường đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn
những vấn đề của đời sống hàng ngày. Phóng sự


xuất hiện, đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời
sống.
- Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Lí
luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đổi
mới.
III. Kết luận:
- Văn học từ 1945 đến 1975 đã kế thừa và phát huy
mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn
học dân tộc: CN nhân đạo, CN yêu nước và CN anh
?Hãy nhận xét chung về văn học hùng cách mạng. Văn học giai đoạn này cũng đạt
giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX. được nhiều thành tựu về nghệ thuật ở nhiều thể loại.
Văn học phát triển trong hoàn cảnh hết sức khó khăn
nên bên cạnh những thành tựu to lớn cũng còn một
số hạn chế.
- Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 văn học Việt
Nam bước vào công cuộc đổi mới.Văn học vận động
theo hướng dân chủ, mang tính nhân bản và nhân văn
sâu sắc.
IV. Luyện tập: Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập tới mối quan hệ giữa văn nghệ
và kháng chiến. Một mặt, văn nghệ phụng sự kháng chiến- đó là mục đích của nền

văn nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Mặt khác, chính hiện thực
cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, tạo nên
nguồn cam hứng sáng tạo mới cho văn nghệ.
Dặn dò: Chuẩn bị bài "Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí".
F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm:



×