Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Dấu hiệu và đặc điểm tội hiếp dâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.61 KB, 17 trang )

A.

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động lấy lời khai của người bị hại là một trong những hoạt động quan
trọng hàng đầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án
hình sự. Tuy nhiên, lấy lời khai của bị hại của tội hiếp dâm là người dưới 18 tuổi
cần được lưu ý. Bởi, người dưới 18 tuổi là những người chưa phát triển đầy đủ về
nhân cách, suy nghĩ, họ là những người dễ bị tổn thương. Hơn nữa bị hại trong vụ
án hiếp dâm có đặc điểm tâm lý phức tạp, nhạy cảm, lo sợ và chịu tác động tâm lý
nặng nề, là những người yếu thế, phải chịu nhiệt thòi cả về tinh thần, thể xác hay tài
sản ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống bình thường của họ. Nhất là bị hại của tội
hiếp dâm phổ biến là nữ, họ là những người yếu thế cần được bảo vệ. Do vậy, khi
lấy lời khai của họ cần đảm bảo đúng pháp luật, áp dụng hiệu quả linh hoạt từ thời
gian, phương thức lấy lời khai đến nội dung lấy lời khai để đảm bảo giải quyết vụ
án đó nhanh chóng, đúng đắn.


NỘI DUNG
Khái quát chung về tội hiếp dâm.
B.

I.

1. Khái niệm.
Hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với nạn nhân trái với ý muốn của họ.
Đối với quy định tại điều 141 BLHS 2015, hành vi giao cấu không còn là hành
vi duy nhất để tội phạm thực hiện tội hiếp dâm. Theo đó, “Người nào dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân


hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái
với ý muốn của nạn nhân”.
2. Cấu thành tội phạm:
a. Chủ thể:
Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong các tội phạm về xâm hại tình dục
theo Bộ luật hình sự 2015 có thể là nam giới và nữ giới , đây là các hành vi không
bị trói buộc bởi quan điểm về hành vi giao cấu thông thường giữa nam giới và nữ
giới. Như vậy người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (người từ đủ 14 tuổi trở lên),
có năng lực trách nhiệm hình sự, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân thì đều
có thể trở thành chủ thể của tội phạm đối với tội hiếp dâm.
b, Khách thể:
Việc thực hiện hành vi hiếp dâm xâm phạm quan hệ nhân thân của nạn nhân
về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do tình dục.
Đối tượng tác động của tội hiếp dâm người dưới 18 tuổi là người dưới 18 tuổi,
bất kể là nam hay nữ.
c, Mặt khách quan


Tội hiếp dâm là tội phạm có cấu thành hình thức.
Hành vi khách quan của tội phạm bao gồm:
“Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ
được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
Dùng vũ lực: Là dùng sức mạnh về thể chất như vật ngã, đè, giữ tay, chân, bịt
miệng, bóp cổ, ... của nạn nhân nhằm làm mất hoặc hạn chế khả năng phòng vệ, tự
vệ, chống trả.
Đe dọa dùng vũ lực: Là dùng lời nói, cử chỉ, động tác nhưng chưa tác động
vào người nạn nhân, nhưng làm cho nạn nhân hiểu rằng nếu kẻ tấn công không giao

cấu được hoặc không thực hiện được hành vi quan hệ tình dục khác thì sẽ sử dụng
vũ lực ngay tức khắc. Các hành vi đe dọa dùng vũ lực như: đe doạ giết, doạ đánh,

Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là trường hợp nạn
nhân rơi vào tình trạng nếu như bị người khác giao cấu thì không thể chống cự lại
được. Tình trạng này, có thể do chính người phạm tội tạo ra hoặc từ chính nạn nhân
như việc lợi dụng nạn nhân bại liệt, bệnh tật để thực hiện hành vi.
Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài những hành vi đã được quy định trong
cấu thành tội phạm. Đây là quy định mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng
chống loại tội phạm, những thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện hoặc lợi dụng
phải là những thủ đoạn nhằm đưa người bị hại lâm vào tình trạng không còn khả
năng làm chủ bản thân như: cho uống thuốc kích dục hoặc lợi dụng sự kém hiểu
biết của nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu,quan hệ tình dục trái với ý muốn
của nạn nhân,… hay đe dọa, khủng bố tinh thần, làm cho nạn nhân khiếp sợ,…
Giao cấu là hành vi đưa bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ và
thực hiện các hành động ma sát để đạt được mục đích thỏa mãn tình dục.


Hành vi quan hệ tình dục khác: mặc dù chưa được hướng dẫn một cách cụ thể
nhưng có thể được hiểu là hành vi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc là quan hệ
tình dục đồng giới thông qua việc sử dụng bộ phận sinh dục nam và hậu môn của
một người nam giới khác hoặc cưỡng ép trong quan hệ đồng giới giữa nữ giới với
nhau,…
d. Mặt chủ quan
Tội hiếp dâm người dưới 18 tuổi được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp
Mục đích: nhằm giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
II.

Đặc điểm người bị hại dưới 18 tuổi trong vụ án hiếp dâm ảnh hưởng đến
hoạt động lấy lời khai.

Yếu tố nạn nhân của tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi là những

đặc điểm về mặt sinh học, tâm lý, xã hội của nạn nhân, đóng vai trò quan trọng
trong việc góp phần giúp cho hoạt động tổ tụng được thực hiện nhanh chóng, chính
xác, buộc mọi tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội đều được phát hiện,
khởi tố và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Với mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu tình dục trái ý muốn đối với nạn
nhân, do đó, hành vi này ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của nạn nhân đặc biệt là
dư chấn tâm lý của nạn nhân hết sức nặng nề và có thể đi theo đến suốt cuộc đời.
Sự tác động của tội phạm khiến cho nạn nhân cũng như là gia đình của họ lâm vào
tình trạng khó xử, phân vân trong việc đưa ra phương hướng giải quyết.
Khi trở thành nạn nhân của hành vi hiếp dâm, với việc ở trong độ tuổi đang
phát triển, với nhận thức xã hội còn hạn chế, kỹ năng sống còn chưa được trang bị
đầy đủ, trẻ rất dễ tự cách ly bản thân với mọi người, không tin tưởng, sợ đụng chạm
với bất kỳ ai kể cả người thân nhất trong gia đình. Họ thường có tình trạng đánh giá
thấp bản thân, cho rằng mình là thấp kém và sống trong tội lỗi, mặc cảm. Một trong
những hậu quả nghiêm trọng đó là việc có biểu hiện tự làm đau bản thân bằng


nhiều cách và nặng nhất là tự sát. Họ sẽ xa lánh mọi người tự tạo thế giới riêng cho
bản thân của mình. Do đó, nạn nhân thường e ngại, xấu hổ, lo sợ, chán nản, không
hợp tác với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc lấy lời khai, dẫn đến không
khai báo hoặc khai báo không đầy đủ, không chính xác, khiến hoạt động tố tụng
gặp khó khăn, vướng mắc. Do đó, những quy định pháp luật hết sức quan trọng
được ban hành, được quy định cụ thể áp dụng đối với đối tượng đặc biệt là người
dưới 18 tuổi, thể hiện rõ nét tại Chương XXVIII Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Như
việc quy định về người tiến hành tố tụng, nguyên tắc tiến hành tố tụng,…
Việc con cái trong gia đình trở thành nạn nhân của tội hiếp dâm cũng khiến
cho cha mẹ của họ gặp phải cú sốc tâm lý, một phần chính tác động từ chính gia
đình đã khiến cho họ gặp phải những vấn đề tâm lý phức tạp hơn. Nhiều gia đình

có cha mẹ là những người có quan niệm lạc hậu, tâm lý luôn e ngại, xấu hổ, dẫn
đến việc tác động đến con mình – nạn nhân của tội phạm không nên khai báo với
cơ quan có thẩm quyền, tránh việc hàng xóm láng giềng biết đến, đàm tiếu, ảnh
hưởng danh dự cũng như tương lai phía trước. Tuy nhiên, chính hành động này lại
có thể là tiền đề để hành vi phạm tội được thực hiện nhiều hơn và luôn được che
dấu, khiến cho tội phạm cũng như người thực hiện hành vi phạm tội luôn lẩn tránh
trước pháp luật. Do đó, trong việc thực hiện các hoạt động phòng chống tội phạm,
cần phải có những sự tác động không chỉ đối với nạn nhân mà còn với cả gia đình
của họ, để có thể đưa ra những lời động viên, lời khuyên tích cực. Góp phần giúp
hoạt động tố tụng được thực hiện hiệu quả.
Những nạn nhân của hành vi hiếp dâm nếu bị tiết lộ danh tính có thể bị cô lập,
xa lánh bởi bạn bè, những người xung quanh đặc biệt là trong việc xây dựng gia
đình. Đây là một trong những yếu tố tác động đến việc hợp tác của nạn nhân trong
hoạt động tố tụng. Do vậy, bên cạnh việc luôn đưa ra những lời động viên, khích lệ,
khuyến khích họ, Cơ quan có thẩm quyền cần cho nạn nhân tiếp xúc với bạn bè,
nhờ bạn bè khuyên nhủ, tạo lại sự tự tin, thoải mái với họ hay tổ chức nhiều cuộc


gặp gỡ với các chuyên gia tâm lý, góp phần giải tỏa tâm lý, tạo sự hòa nhập lại với
mọi người.
Nhận thức của nạn nhân bị xâm hại tình dục còn hạn chế, không tố giác kịp
thời để được giúp đỡ, mà còn có thái độ cam chịu để cho hành vi xâm hại tình dục
xảy ra nhiều lần. Nạn nhân có tâm lý e ngại, sợ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm
của bản thân và gia đình hoặc sợ bị đe dọa nên không dám tố cáo với chính quyền
địa phương, tổ chức đoàn thể để có biện pháp can thiệp kịp thời mà âm thầm chịu
đựng cho đến khi không thể chịu đựng được nữa mới gửi đơn tố cáo hành vi xâm
hại tình dục. Chính những sự thiếu hiểu biết, sợ rắc rối; lo sợ ảnh hưởng đến danh
dự, cuộc sống gia đình, đôi khi nhẫn nhịn, nhìn con đau đớn nhưng không dám tố
giác vì sợ mất tình cảm, mặt khác sợ mang tiếng, nghĩ chuyện đã rồi nên chỉ thỏa
thuận bồi thường thiệt hại về mặt vật chất là xong, đã gây không ít khó khăn cho

công tác điều tra, truy tố, xét xử. Trong quá trình giải quyết vụ án, do thời gian xảy
ra đã lâu cộng với sự hợp tác không chặt chẽ của người bị hại, dẫn đến việc thiếu
bằng chứng cụ thể để buộc tội kẻ xấu, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải
quyết vụ án.
III.

Những thông tin cần làm rõ trong quá trình lấy lời khai của bị hại là
người dưới 18 tuổi trong vụ án hiếp dâm.
1. Khái quát về phương pháp lấy lời khai của bị hại là người dưới 18
tuổi trong các vụ án hiếp dâm.
Lấy lời khai bị hại là một biện pháp điều tra được quy định trong BLTTHS,

do Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên tiến hành lấy lời khai của người bị
hại theo quy định của BLTTHS để thu thập chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết
vụ án hình sự.
Trong các vụ án hiếp dâm, khi có phạm tội xảy ra thì tùy trường hợp cụ thể,
Điều tra viên phải dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được để lập kế hoạch
điều tra vụ án. Các biện pháp điều tra ban đầu thường được tiến hành là: Điều tra


tại hiện trường; tiến hành lấy lời khai người bị hại, người làm chứng; tổ chức nhận
dạng bí mật đối tượng; bí mật kiểm tra dấu vết bất thường trên thân thể của đối
tượng nghi vấn… Trong đó, biện pháp lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi là
một biện pháp quan trọng và thường được tiến hành trong mọi vụ án hiếp dâm. Khi
tiến hành lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi buộc phải có người đại diện
hoặc người bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của họ tham gia.
Người bị hại trong các vụ án hiếp dâm thường xuất hiện những trạng thái
tâm lý ảnh hưởng tới sự khai báo đúng đắn như: xấu hổ, sợ hãi, đau khổ, căm thù,
uất ức,…không ít trường hợp bị hại còn bị người phạm tội mua chuộc, khống chế.
Vì vậy, Điều tra viên cần phải nắm bắt thái độ, tâm lý khai báo để giải quyết những

trở ngại tâm lý trước khi lấy lời khai. Khi tiến hành lấy lời khai Điều tra viên phải
đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, cần thuyết phục động viên bị hại đúng mức, không
để người đại diện hợp pháp điều tiết sự khai báo đúng đắn của bị hại là người dưới
18 tuổi.
Trong khi thực hiện lấy lời khai của bị hại, Điều tra viên cần chú ý: nên để
Điều tra viên có kinh nghiệm, tuổi đời, từng trải hoặc là Điều tra viên nữ tiến hành
thì bị hại sẽ dễ đàng khai một cách chính xác, chi tiết và đầy đủ. Cần biết đến tâm
lý ngại ngùng, xấu hổ, nên không dám khai hết sự thật hoặc tâm lý căm thù thủ
phạm mà khai tăng thêm thiệt hại, tăng thêm hành vi phạm tội cho bị can của bị hại
và phải thận thận trọng thẩm tra mọi lời khai của bị hại trước khi sử dụng.
2.

Những thông tin cần thu thập khi lấy lời khai của bị hại là người
dưới 18 tuổi trong vụ án hiếp dâm.

Căn cứ vào quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn, ta có thể thấy rõ
thông thường những vụ án hiếp dâm khá phức tạp. Nạn nhân của loại tội phạm này
chủ yếu là phụ nữ, chịu nhiều định kiến của xã hội nên rất khó khăn trong việc khai
báo hành vi phạm tội. Vấn đề này càng khó khăn hơn khi đối tượng bị xâm phạm là
người dưới 18 tuổi – nhận thức chưa rõ ràng và đầy đủ về hành vi phạm tội. Chính


vì vậy, khi lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi cần thu thập các thông tin có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau và liên hệ chặt chẽ với các dấu hiệu trong cấu thành
tội phạm hiếp dâm mà nạn nhân là người dưới 18 tuổi – căn cứ Điều 141 và 142
BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Thứ nhất, thu thập thông tin về họ, tên, quê quán, địa chỉ, nghề nghiệp, lai
lịch của bị hại. Đây là những thông tin vô cùng cơ bản nhưng lại rất quan trọng
trong quá trình lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi trong vụ án hiếp dâm. Đầu
tiên, việc tìm hiểu về họ tên, giới tính, quê quán, địa chỉ của bị hại để xác định

được chủ thể bị xâm hại là ai, có đặc điểm cá nhân là gì, nơi ở hiện tại của bị hại.
Những thông tin này giúp cho phía cơ quan điều tra có thể bảo vệ được bị hại, dễ
triệu tập bị hại lên cơ quan điều tra để lấy lời khai cũng như dễ dàng tìm hiểu về
đặc điểm nhân thân, gia đình, lối sống, những người quen biết nạn nhân để hỗ trợ
cho việc khoang vùng đối tượng tình nghi. Đây là hoạt động lấy lời khai đầu tiên
của Điều tra viên, cũng là những thông tin cơ bản mà bất kỳ một hoạt động lấy lời
khai nào với bất kỳ tội phạm nào cũng cần thực hiện.
Thứ hai, cũng trong hệ thống những câu hỏi về lý lịch của bị hại; trong các
vụ án hiếp dâm, việc xác định một cách cụ thể và chính xác về độ tuổi của bị hại là
vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến việc xác định tội danh và khung hình phạt
quy định trong BLHS 2015. Theo đó, khi tiến hành lấy lời khai bị hại trong các vụ
án hiếp dâm cần hỏi rõ và có căn cứ về tuổi thật của nạn nhân. Đối với những nạn
nhân là người dưới 18 thì phía cơ quan điều tra phải xác định rõ độ tuổi của họ
chính xác là bao nhiêu? Nằm trong khung tuổi nào? Vì theo quy định của BLHS
2015, đối với từng độ tuổi khác nhau (cùng với các yếu tố khác) thì việc định tội sẽ
khác nhau. Định mức về độ tuổi của bị hại để xác định tội danh, gồm: người dưới
13 tuổi, từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi, từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Đối với những bị hại
có độ tuổi khác nhau thì người thực hiện hành vi phạm tội sẽ phải chịu những hậu
quả pháp lý khác nhau, với những khung hình phạt khác nhau. Như vậy, việc xác


định tuổi của bị hại là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến tội danh và khung hình
phạt.
Thứ ba, hỏi bị hại các thông tin về thái độ và sự phản kháng của bị hại đối
với người thực hiện hành vi phạm tội. Thái độ của bị hại đối với hành vi của người
thực hiện hành vi phạm tội (kết hợp với yếu tố về độ tuổi) có vai trò quyết định
trong việc xác định hành vi đã được thực hiện có đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu của
cấu thành tội hiếp dâm hay không? Vì căn cứ quy định của BLHS 2015 sửa đổi, bổ
sung 2017 cũng như những phân tích về độ tuổi của bị hại đã nêu trên thì tội hạm
hiếp dâm có bị hại là người dưới 18 tuổi được chia làm các trường sau:

Một là, với các bị hại có độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi. Thái độ của
bị hại trong tội phạm hiếp dâm phải là sự trái ý muốn. Đồng nghĩa việc thực hiện
hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác của người phạm tội vấp phải
sự cự tuyệt, chống trả,... của nạn nhân. Người phạm tội thực hiện được hành vi giao
cấu hoặc quan hệ tình dục khác xuất phát từ việc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ
lực, hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác. Nếu bị hại trong trường hợp này có sự thuận tình thì người phạm tội có thể
phạm vào tội danh khác. Theo đó, nếu bị hại có thái độ tự nguyện thực hiện quan
hệ tình dục mà tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 thì tội danh người thực hiện hành vi phạm
tội là Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017).
Hai là, với các nạn nhân là người dưới 13 tuổi, yếu tố thái độ của bị hại
không là dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm hay nói cách khác thái độ nạn
nhân không là yếu tố cấu thành tội phạm. Chỉ cần bị hại là người dưới 13 tuổi thì
thái độ của là trái ý muốn hay là tự nguyện khi thực hiện hành vi giao cấu hoặc các
hành vi quan hệ tình dục khác cũng đủ điều kiện cấu thành tội hiếp dâm theo quy
định tại Điều 142: Hiếp dâm người dưới 16 tuổi BLHS 2015.


Chính vì những lý do trên, khi tiến hành lấy lời khai của bị hại, việc xác định
thái độ của bị hại đối với hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác rất quan
trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định có tội phạm xảy ra hay không? Tội
danh là gì?
Thứ tư, khai thác thông tin về mối quan hệ của bị hại với bị can, người làm
chứng và người tiến hành tố tụng. Việc lấy lời khai của bị hại về vấn đề này cũng
rất quan trọng vì các lý do sau đây:
Một là, tìm hiểu thông tin về mối quan hệ của bị hại với người làm chứng và
người tiến hành tố tụng. Việc tìm hiểu thông tin này là do lời khai của bị hại và các
chủ thể còn lại có thể không khách quan – vì giữa họ có mối quan hệ mật thiết. Mối
quan hệ giữa các chủ thể có thể khiến họ đưa ra những lời khai không khách quan

hoặc quá trình tiến hành tố tụng của người tiến hành tố tụng không được khách
quan, ảnh hưởng đến việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
Hai là, yêu cầu bị hại khai rõ mối quan hệ với bị can. Vì mối quan hệ thân
thiết giữa bị can và bị hại mà có thể bị hai sẽ khai báo không đúng sự thật nhằm
giảm nhẹ tội cho bị can hoặc giữa bị hại và bị can có xung đột mà lời khai của bị
hại đã khai quá sự thật nhằm làm tăng tội danh cho bị can. Trong thực tế, có nhiều
trường hợp những bé gái chưa đủ 13 tuổi đã cùng với người yêu thực hiện hành vi
quan hệ tình dục, khi tiến hành lấy lời khai của bị hại, những bị hại này đã từ chối
khia báo và cho rằng hành vi tự nguyện của mình là đúng đắn và bị can không vi
phạm pháp luật, không yêu cầu tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Ngoài ra,
việc tìm hiểu rõ mối quan hệ của bị hại và bị can còn có ý nghĩa trong việc định
khung hình phạt. Vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp bị hại là con, là cháu ruột
của bị can, hành vi phạm tội trên đã mang tính loạn luân, ảnh hưởng đến thuần
phong, mỹ tục, bản chất con người và là tình tiết tăng nặng trong tội hiếp dâm.


Trong quá trình lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi, Điều tra viên
tiến hành hỏi những thông tin trên là nhằm xác định đúng tình tiết khách quan của
vụ án, phục vụ cho quá trình điều tra vụ án.
Thứ năm, đưa ra những câu hỏi để bị hại khai báo về những hiểu biết của họ
về thủ phạm và diễn biến của vụ án. Như đã nói ở trên, bị hại trong trường hợp này
là những người dưới 18 tuổi. Đối với chủ thể này và còn là bị hại của tội phạm hiếp
dâm thì tinh thần của họ thường rất hoảng loạn, sợ hãi và căn cứ vào đặc điểm của
các nạn nhân trong độ tuổi này thì trong quá trình lấy lời khai của họ Điều tra viên
phải có những chiến thuật lấy lời khai phù hợp và tiến hành hỏi bị hại về diễn biến
và người thực hiện hành vi phạm tội ngay. Vì đặc điểm của những chủ thể này là họ
có khả năng bao quát nhưng lại họ rất hay mất tập trung, dễ quên đi các tình tiết.
Chính vì vậy, khi tiến hành lấy lời khai, Điều tra viên phải tiến hành thu thập những
thông tin này ngay trước khi bị hại quên. Việc đưa ra những đặc điểm quan trọng về
thủ phạm sẽ giúp cho phía Cơ quan điều tra khoanh vùng đối tượng và tạo điều

kiện cho quá trình điều tra vụ án.
Bên cạnh đó, việc hỏi bị hại một cách rõ ràng về diễn biến của vụ án cũng là
một kênh thông tin để Điều tra viên đánh giá được thái độ của bị hại đối với hành
vi bị nghi là tội phạm. Vì thông qua lời khai của bị hại, Điều tra viên đánh giá được
bị hại có chống cự đối với hành vi của bị can hay không, bị hại thể hiện sự trái ý
muốn hay là sự tự nguyện trong quá trình thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Tất
cả những yếu tố đó đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tội danh của bị can
như đã phân tích ở trên.
Thứ sáu, Điều tra viên tiến hành hỏi bị hại để xác định được những tổn hại
về sức khỏe, tinh thần, tài sản, kinh tế, danh dự mà người phạm tội đã gây ra cho bị
hại. Như chúng ta đã biết, bị hại là những người dưới 18 tuổi là những người chưa
phát triển một cách toàn diện về nhận thức, thân thể cũng như sự hiểu biết. Tâm lý
của những người này thường rất non nớt chính vì vậy, những đả kích lớn về tinh


thần có thể khiến họ có những suy nghĩ lệch lạc, không đúng đắn hoặc dẫn đến
nhữn bệnh lý về tinh thần. Chính vì vậy, trong quá trình lấy lời khai của bị hại là
người dưới 18 tuổi, việc tìm hiểu những thông tin trên sẽ giúp cho phía Cơ quan
điều tra có những đánh giá về tổn hại tinh thần của bị hại, cùng với gia đình có
hướng tác động tâm lý – giúp cho bị hại giảm bớt những gánh nặng tinh thần. Bên
cạnh đó, việc xác định tổn hại về sức khỏe, tài sản, kinh tế là để xác định mức độ
thực hiện hành vi phạm tội của thủ phạm, xác định ngoài tội hiếp dâm thủ phạm
còn thực hiện tội phạm gì nữa hay không,... từ những vấn đề xác minh trên sẽ góp
phần xác định chính xác mức bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Thứ bảy, tìm hiểu xem bị hại có yêu cầu, đề nghị, quan điểm giải quyết vụ
án, đề nghị xét xử người phạm tội. Vấn đề này không quan trọng như những vấn đề
đã được nêu ở phía trên, vì trên thực tế, tuổi của những bị hại còn nhỏ, vẫn chưa
xác định được tính nghiêm trọng của vấn đề mình vừa gặp phải, vấn đề này thường
được đề cập bởi người giám hộ, người đại diện của họ. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, Điều tra viên vẫn hỏi bị hại những vấn đề này, thể hiện sự tôn trọng đối

với bị hai.
Trên đây là những thông tin mà theo quan điểm của nhóm chúng tôi phía Cơ
quan điều tra khi tiến hành lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi trong vụ án
hiếp dâm cần đề ra tìm hiểu và làm rõ. Những thông tin trên ảnh hưởng trực tiếp
đến việc xác định có hành vi phạm tội xảy ra hay không, mức độ nghiêm trọng của
hành vi, xác định tội danh cũng như khung hình phạt giành cho thủ phạm, từ đó tìm
ra được sự thật khách quan của vụ án.
3.

Ý nghĩa của việc lấy lời khai bị hại là người dưới 18 tuổi trong các vụ
án hiếp dâm.

Thứ nhất, lời khai của người bị hại là một trong những chứng cứ quan trọng
trong các vụ án hiếp dâm. Bởi lẽ, thông thường các vụ án hiếp dâm xảy ra ở những
nơi vắng vẻ; hiện trường vụ án thường chỉ có người phạm tội và bị hại; bị hại là


người trực tiếp bị tác động bởi hành vi phạm tội và có thể biết được toàn bộ diễn
biến vụ án…Do đó, việc lấy lời khai của bị hại có thể giúp cho Cơ quan điều tra
đấu tranh với hành vi từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối của bị can. Ngoài ra,
trong trường hợp người phạm tội bỏ trốn thì lời khai của bị hại còn giúp cho Cơ
quan điều tra khoanh vùng và truy tìm đối tượng.
Thứ hai, lời khai của người phạm tội có thể là chứng cứ quyết định để giải
quyết vụ án. Trong một số trường hợp nhất định trong các vụ án hiếp dâm, khi mà
hiện trường vụ án không chứa đựng các dấu vết về hành vi phạm tội; không tìm
thấy được dấu vết của hành vi phạm tội trên người nạn nhân; đồng thời, bị can, bị
cáo phản cung… Ở những trường hợp như vậy, CQĐT chỉ có thể dựa vào lời khai
của bị hại kết hợp cùng với các biện pháp điều tra khác để hỗ trợ thì mới có thể giải
quyết được vụ án.
Thứ ba, có ý nghĩa trong việc định tội. Lời khai của người bị hại là người

dưới 18 tuổi trong các vụ án hiếp dâm sẽ giúp Cơ quan điều tra xác định có sự
thuận tình hay không? Nếu xác định được bị hại có thái độ tự nguyện khi thực hiện
hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục và đủ 13 tuổi thì đối tượng sẽ không phạm
tội hoặc phạm vào một tội khác.
Thứ tư, lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi trong các không chỉ có ý
nghĩa trong việc giải quyết vụ án mà nó còn có ý nghĩa trong việc phòng ngừa tội
phạm. Vì thực tế hiện nay, đã phát hiện không ít các trường hợp trẻ em bị xâm hại
tình dục; các tội phạm này thường kéo dài một thời gian dài mới bị phát hiện.
Nguyên nhân cho vấn đề đó thường xuất phát từ việc các em còn nhỏ tuổi, chưa
nhận thức được hành vi phạm tội; một phần là do người phạm tội lợi dụng sự sơ hở
của gia đình cũng như sự ngây thơ của các em để dụ dỗ, lừa gạt… Việc lấy lời khai
của các em sẽ giúp cho Cơ quan điều tra biết được các thủ đoạn phạm tội, từ đó sẽ
giúp cho công tác phòng ngừa loại tội phạm này đạt hiệu quả cao.


Như vậy, việc lấy lời khai của bị hại là người dưới 18 tuổi trong các vụ án
hiếp dâm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên,
những thông tin từ việc lấy lời khai chỉ được sử dụng để giải quyết vụ án khi nó
được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật tại các Điều 188, 185, 186, 187
và Điều 421 BLTTHS 2015. Do đó, để đảm bảo cho việc lấy lời khai của người
dưới 18 trong các vụ án hiếp dâm được hiệu quả, thì bên cạnh những lưu ý khi lấy
lời khai người dưới 18 tuổi trong các vụ án hiếp dâm (như thái độ đặt câu hỏi, có sự
tham gia của người đại diện...); Điều tra viên, Cán bộ điều tra (Kiểm sát viên) cũng
cần phải tiến hành lấy lời khai theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của
BLTTHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.


C.

KẾT LUẬN


Những nội dung, thông tin cần thu thập trong quá trình lấy lời khai của bị hại
là người dưới 18 tuổi đã nêu trên một mặt không làm tổn thưởng, tác động tiêu cực
đến tâm lý và bảo vệ quyền và lợi ích bị hại, mặt khác đảm bảo được mục đích
quan trọng hàng đầu là góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hiếp dâm, đưa người
phạm tội ra trước pháp luật, chịu sự trừng phạt đúng đắn. Tuy nhiên, trong quá trình
lấy lời khai những người có thẩm quyền thực hiện cần linh hoạt áp dụng phương
pháp để có thể đạt hiệu quả cao nhất, cần tập trung những nội dung có tính bứt phá
đối với việc giải quyết vụ án hiếp dâm mà bị hại là người dưới 18 tuổi.


1.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quốc hội, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, NXB.Chính trị

2.
3.

quốc gia sự thật.
Quốc hội, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, NXB.Chính trị quốc gia sự thật.
Đại học Kiểm sát Hà Nội, TS. Nguyễn Xuân Hưởng, TS. Lê Minh Long,
giáo trình phương pháp điều tra hình sự, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội.


MỤC LỤC




×