Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Vai trò của đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------------

NGUYỄN MẠNH TÙNG

VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN THAM
GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
--------------------

NGUYỄN MẠNH TÙNG

VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN THAM
GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ

: 60.34.04.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN HỮU NGOAN

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận văn, luận
án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Học viên thực hiện

Nguyễn Mạnh Tùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám

hiệu Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo
trong khoa Kinh tế &PTNT, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ
bản và những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề
tốt để tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan
người thầy giáo đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo
cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, UBND huyện Yên Thế; các cơ quan
ban, ngành, đoàn thể của huyện, các đơn vị hoạt động sự nghiệp, hoạt động kinh tế
đóng trên địa bàn; Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn;, tổ chức Đoàn thanh niên các
cấp và những đoàn viên, thanh niên, người dân địa phương đã cung cấp những
thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong tìm hiểu, nghiên cứu đề tài tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã quan
tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong học tập, tiến hành nghiên cứu
và hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Học viên thực hiện

Nguyễn Mạnh Tùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

ii


LỜI CẢM ƠN

iii

MỤC LỤC

iv

DANH MỤC VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC BẢNG

viii

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

3

1.3.

Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài

3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:

3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4


2.1.

4

Cơ sở lý luận

2.1.1. Giới thiệu về chương trình nông thôn mới và tổ chức Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh.

4

2.1.2. Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong xây dựng nông thôn mới

13

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn Thanh niên trong
t 21
m
2.2 24
.
2.2 24
.1.
2.2 34
.2.
2.2 37
.3.
PH 40

3.1 40

Đặ
3.1 40
.1
3.1 43
.2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


3.2.

Phương pháp nghiên cứu

48

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

48

3.2.2

48

Chọn điểm nghiên cứu:

3.2.3. Thu thập số liệu

48


3.2.4. Phương pháp tổng hợp/ xử lý thông tin

51

3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

52

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

54

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

55

4.1.

Thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên trong thực hiện chương trình
Nông thôn mới tại địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.

55

4.1.1. Tình hình triển khai chương trình nông thôn mới tại huyện Yên Thế

55

4.1.2. Vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang


58

4.1.3. Kết quả bước đầu đạt được trong thực hiện chủ trương xây dựng nông
thôn mới tại huyện Yên Thế
4.2.

84

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn thanh niên trong việc thực
hiện chương trình nông thôn mới

87

4.2.1

Trình độ, nhận thức của đoàn viên, thanh niên:

87

4.2.2

Sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ Đoàn

90

4.2.3

Kinh phí dành cho các hoạt động của Đoàn còn hạn chế

90


4.2.4

Sự tạo điều kiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương

91

4.2.5

Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới

91

4.2.6

Tính minh bạch trong thực hiện chương trình nông thôn mới ở địa
phương

4.3

92

Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò của Đoàn Thanh niên trong
xây dựng NTM ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới

93

4.3.1. Định hướng nâng cao vai trò của Đoàn Thanh niên

93


4.3.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường, nâng cao hiệu quả vai trò của
Đoàn thanh niên trong thực hiện chương trình nông thôn mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

94

Page 5


PH

5.1
.
5.2
.

I
PH


10
0
10
0
10
2
10
4

10
6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

Diễn giải

BCH
BCĐ
BQL
CSHT
CNH-HĐH

Ban chấp hành
Ban chỉ đạo
Ban quản lý
Cơ sở hạ tầng
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

CNTT
CN-XD
CSHT
CSXH
CTMTQG


Công nghệ thông tin
Công nghiệp-xây dựng
Cơ sở hạ tầng
Chính sách xã hội
Chương trình mục tiêu quốc gia

ĐVTN
HĐND
HTX
KHCN
KHKT
NHCS-XH
NN&PTNT
NS-VSMT
NTTS

Đoàn viên thanh niên
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Khoa học công nghệ
Khoa học kĩ thuật
Ngân hàng chính sách xã hội
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nước sạch – vệ sinh môi trường
Nuôi trồng thủy sản

NTM
MTQG
TTN


Nông thôn mới
Mục tiêu quốc gia
Thanh thiếu nhi

TNTN
TTCN
TTAT
THPT
THCS

Thanh niên tình nguyện
Tiểu thủ công nghiệp
Trật tự an toàn
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở

TH
THCN
TNCS
LHTN
UBND

Tiểu học
Trung học chuyên nghiệp
Thanh niên cộng sản
Liên hiệp thanh niên
Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế


Page vii


DANH MỤC BẢNG

STT
3.1 Tì
n
3.2 Tì
n
3.3 S

3.4 P
h
4.1 Đ

4.2 Tì
n

th
4.3 S

si
n
4.4 S

4.5 S

tr

o
4.6 S

p
h
4.7 K
ết
n
ô
4.8 K
.
ết
4.9 S

4.1 Tr
0 ìn
c
á
4.1 K
1 in

Tên bảng

Trang

4
2
4
5
5

1
5
3
6
5
6
7
6
9
7
1
7
3
7
7
7
9
8
1
8
3
8
9
9
1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page viii



PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chương trình
tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng ở các địa phương.
Xây dựng nông thôn mới là cốt lõi của việc thực hiện Nghị quyết số 26 NQ/TW của
BCH Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, thể hiện
sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước để phát triển khu vực nông thôn. Với
phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xây dựng nông thôn mới chính là
một cuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự
tham gia của người dân, giúp người dân nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi nhằm
chủ động tham gia phát triển nông nghiệp - nông thôn đóng vai trò chiến lược trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an
ninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái đất
nước.
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội, trong đó thanh niên có vai trò xung kích đi đầu trong các hoạt động, dám nghĩ,
dám làm và dám chịu trách nhiệm. Với phương châm hành động “Mỗi thanh niên
một việc tốt, mỗi cơ sở Đoàn một hoạt động thiết thực tham gia xây dựng nông thôn
mới”, Đoàn Thanh niên đã đi đầu vận động thanh niên nông thôn tham gia học tập,
nâng cao trình độ, tổ chức và xây dựng các phong trào thanh niên tại địa phương;
từng Đoàn viên thật sự là người tuyên truyền trong quá trình xây dựng nông thôn
mới; các hoạt động cụ thể của thanh niên được tổ chức để trực tiếp tham gia xây
dựng nông thôn mới và để tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân địa
phương cùng tham gia. Thanh niên được đánh giá là có sức khỏe và mạnh dạn tham
gia các phong trào phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để từ đó vươn lên
thoát nghèo, tiến tới làm giàu; là lực lượng xung kích, đi đầu ủng hộ và thực hiện

hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
là lực lượng luôn tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng – vật nuôi và sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1


Sau 3 năm đề án đi vào cuộc sống chương trình nông thôn mới đã trở thành
một phong trào rộng khắp trong cộng đồng. Nhiều địa phương trong đó có huyện
Yên Thế - tỉnh Bắc Giang, dựa theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới, đã lựa chọn
những xã thực hiện thí điểm cho địa phương mình và bước đầu đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận. Huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện Đề
án quy hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; huy động hàng trăm tỷ
đồng triển khai chương trình, thực hiện lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho
19/19 xã. Người dân nhiều địa phương tích cực ủng hộ phong trào xây dựng nông
thôn mới, tự nguyện hiến đất, vật liệu xây dựng, tham gia ngày công,… để triển
khai chương trình; bộ mặt nông thôn ở một số địa phương đã bước đầu khởi sắc; hệ
thống chính trị ở cơ sở được củng cố; an ninh chính trị và trật tự xã hội ổn định.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, việc triển khai xây dựng
nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, tồn tại như: Nhận thức của một bộ
phận cán bộ, nhân dân về cách làm, mục đích, ý nghĩa của Chương trình chưa
đầy đủ vẫn còn thờ ơ chưa vào cuộc, chưa ủng hộ chương trình; công tác tuyên
truyền, vận động người dân về chủ trương chưa đồng nhất, hiệu quả chưa cao; cơ
chế chính sách chưa đồng bộ, không phù hợp với tình hình thực tế triển khai tại
cơ sở, một số cơ chế chính sách liên quan đến trình tự, thủ tục trong quản lý đầu
tư, thanh toán chậm được ban hành… Có thể nói, các xã xây dựng có hiệu quả
chưa bền vững mà lý do cơ bản là sự tham gia của người dân là thụ động, đặc
biệt là sự tham gia của thanh niên là chưa cao, trong khi lực lượng thanh niên là

đội ngũ quan trọng đi đầu trong các hoạt động.
Làm thế nào để đưa phong trào xây dựng nông thôn mới trở thành một phong
trào rộng lớn, phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức đoàn thể, mỗi cộng đồng dân
cư và của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy tối đa nội lực và nguồn lực từ bên
ngoài đặc biệt là vai của thanh niên vì lực lượng thanh niên là đội ngũ quan trọng đi
đầu trong các hoạt động. Vì vậy cần phải xác định giải pháp, cách thức làm tăng vai
trò của thanh niên trong hoạt động xây dựng Nông thôn mới. Xuất phát từ những
yêu cầu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Vai trò của Đoàn thanh niên tham
gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên trong xây dựng nông thôn
mới; xác định các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng
cao vai trò của tổ chức Đoàn huyện Yên Thế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn thanh niên.
- Đánh giá thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên tham gia xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn thanh niên trong xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Đoàn thanh
niên trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vào thời gian tới.
1.3. Đối tượng, phạm vi, nội dung nghiên cứu của đề tài
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn thanh niên trong việc tham gia xây
dựng nông thôn mới ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng khảo sát: Các cá nhân, cơ quan, đơn vị trong địa bàn và các vấn đề
kinh tế, tổ chức có liên quan đến đề tài.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu thực trạng vai trò của Đoàn thanh niên trong các mô hình xây
dựng nông thôn mới tại huyện Yên Thế từ khi có mô hình nông thôn mới, đề xuất
giải pháp đến năm 2020.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 19 xã thực hiện chương trình Nông thôn
mới của huyện Yên Thế.
1.3.2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vai trò của Đoàn thanh
niên trong các hoạt động xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên
Thế tỉnh Bắc Giang.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Giới thiệu về chương trình nông thôn mới và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh.
2.1.1.1. Chương trình nông thôn mới:
a. Khái niệm nông thôn mới.

“Nông thôn thường đồng nghĩa với làng, xóm, thôn hay làng xã, một đơn vị
quần cư - hành chính có từ lâu đời trong kết cấu nông thôn Việt Nam. Có thể hiểu:
“Làng xã” là một cộng đồng dân địa vực, có ranh giới lãnh thổ tự nhiên và hành
chính xác định; tự cấp, tự túc về kinh tế; có một không gian khép kín thống nhất
(ruộng, nghề, chợ); tương đối độc lập về phong tục tập quán văn hóa và tự trị về
mặt chính trị” ( Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh , 2008).
Trong quá trình hình thành và phát triển, khái niệm “nông thôn” được mở rộng
nội hàm so với “làng” với nội dung: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành,
nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban
nhân dân xã.
Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung Ương
Đảng khóa X ngày 05/08/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đưa ra mục
tiêu tổng quát: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại;
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo
vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”
[trang 32]. Như vậy, nông thôn mới cần đảm bảo năm nội dung cơ bản sau:
Một, làng xã văn minh sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; hai, sản xuất phải phát
triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa; ba, đời sống vật chất và tinh thần của
cư dân nông thôn ngày càng được nâng cao; bốn, bản sắc văn hóa dân tộc được gìn
giữ và phát triển; năm, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
b. Chương trình nông thôn mới
Mô hình phát triển nông thôn mới ở nước ta hiện nay là tổng thể những đặc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 4


điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 5


cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay: Kiểu nông thôn được xây
dựng mới có tính tiên tiến về mọi mặt. (Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, 2008)
* Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Một trong những mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là tăng cường sự
tham gia của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng, đóng vai trò quan trọng, để việc
xây dựng nông thôn mới đi đúng trọng tâm, trọng điểm; giải quyết tốt những khó
khăn, bức xúc của người dân trong sản xuất, phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật
chất và văn hóa của người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa
nông thôn và thành thị, hướng tới sự phát triển nông thôn bền vững. Mục tiêu cụ thể
của mô hình xây dựng nông thôn mới bao gồm:
Một là, xây dựng cho cộng đồng nông thôn một diễn đàn, nơi họ có cơ hội tham
gia sinh hoạt, thảo luận, phát huy được quyền dân chủ trong các hoạt động phát triển
của mình, đồng thời khơi dậy các ý tưởng phát triển thôn, bản thông qua việc tham gia
xây dựng nông thôn mới của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng người dân tại địa
phương.
Hai là, nâng cao năng lực cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và người dân, sao
cho họ có đủ năng lực, chủ động trong tổ chức sản xuất kinh doanh, tự xây dựng kế
hoạch và gia quyết định tùy thuộc và điều kiện và thế mạnh của địa phương cho các
hoạt động phát triển thôn, bản.
Ba là, hỗ trợ trực tiếp các hộ dân nông thôn về kiến thức, kỹ năng xây dựng
kế hoạch, bố trí sản xuất - dịch vụ hợp lý, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào tổ
chức sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ cung cấp giống, vốn cho
hoạt động sản xuất có tính mùa vụ để tăng thu nhập bền vững.

Bốn là, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng thiết yếu gắn liền với
sự tham gia đóng góp vật chất, công sức hay tiền của nhân dân vào chương trình
xây dựng nông thôn mới, sự tham gia của họ phải được thực hiện ngay từ việc lựa
chọn những vấn đề, những công trình được cộng đồng cho là bức xúc nhất liên quan
đến sản xuất và đời sống. Sự lựa chọn này thường rất chính xác vì chỉ có họ hàng
ngày mới đối mặt với những vấn đề bức xúc thực tế của cuộc sống và sản xuất, họ
sẽ xác định đúng những vấn đề cần thiết nhất để đầu tư xây dựng, nhằm nâng cao
hiệu quả khai thác, sử dụng công trình và duy trì sự bền vững của công trình. Tạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 6


thói quen tự chủ trong các hoạt động đầu tư, tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn đầu tư
từ bên ngoài, do đó không còn tư tưởng lệ thuộc, ỷ lại vào Nhà nước bị xóa bỏ.
Năm là, còn tìm kiếm các phương pháp, các nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ cho
quá trình phát triển như việc thu hút hỗ trợ đầu tư về tài chính và kỹ thuật từ các
chương trình, dự án và các nguồn vốn hợp pháp khác trên điạ bàn để thực hiện các
mô hình (Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X, 2008).
* Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
1. Xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo phương châm dựa vào nội lực
và cộng đồng địa phương. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy sự
đóng góp của các tổ chức đoàn thể và cộng đồng người dân. Nguyên tắc này nhằm
phát huy tối đa sức dân, huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng trong mọi hoạt
động của làng, xã.
2. Các hoạt động cụ thể của xây dựng nông thôn mới do chính người dân của
địa phương tự đề xuất và thiết kế trên cơ sở bàn bạc dân chủ, công khai và quyết
định thông qua cộng đồng. Chính quyền các cấp chỉ đóng vai trò hướng dẫn kỹ
thuật, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị, phê duyệt kế hoạch phát triển và tạo điều

kiện thuận lợi cho họ thực hiện vai trò làm chủ thông qua cộng đồng.
3. Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo phát triển nông thôn bền vững, có
tầm nhìn lâu dài, hài hòa với môi trường, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị
truyền thống của địa phương (Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung Ương Đảng khóa X, 2008).
* Nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/6/2012,
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng
thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung
sau:
1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
3. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 7


5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


6. Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
7. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
8. Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

10. Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội
trên địa bàn.
11. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn (Quyết định số 800/QĐ-

TTg Thủ tướng Chính phủ, 2010).
* Tiêu chí nông thôn mới cho các tỉnh trung du, miền núi phía bắc
Ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5
nhóm cụ thể: nhóm tiêu chí về quy hoạch; về hạ tầng kinh tế - xã hội; về kinh tế và tổ
chức sản xuất; về văn hóa - xã hội - môi trường và về hệ thống chính trị. Theo đó, Bộ
tiêu chí xây dựng chỉ tiêu chung cho cả nước và các chỉ tiêu cụ thể phù hợp với đặc
điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi vùng. Để được công nhận là xã nông
thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các xã thuộc
các tỉnh Trung du, miền núi phía bắc (trong đó, có tỉnh Bắc Giang) phải đạt được 19
chỉ tiêu cơ bản.
Ngày 20/02/2013, Thủ tướng chính phủ ban hành quyết định 342/ QĐ- TTg sửa
đổi tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Theo đó, 5 tiêu chí
được sửa đổi là tiêu chí số 7 về chợ giao thông, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số
12 về cơ cấu lao động, tiêu chí số 14 về giáo dục và tiêu chí số 15 về y tế. Theo đó, bộ
tiêu chí về xây dựng nông thôn mới cho các xã thuộc các tỉnh Trung du, miền núi phía
bắc (trong đó,Ccó tỉnh Bắc Giang) gồm:
ST T
N
T ên t h

1 Qu
y
ho
ạc
h


th
ực

Qu
y
ho
ạc
Qu
y
ho
Qu
y

Đ

t

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


tra
ng

2

3


4

5

6

7
8
9

1
0

G Tỷ
i lệ
a km
o đư
t Tỷ
h lệ
ô đư
n Tỷ
g lệ
km
đư
Tỷ
lệ
km
THệ
hthố
ủng

yTỷ
lệ
lĐkm
Hệ
thố
Tỷ
ệlệ
nhộ
T Tỷ
r lệ
ư trư
ờ ờn
C Nh
ơà

s Tỷ
ở lệ
thô
C Ch
hợ
ợ the
BCó
ưđiể

uint
N Nh
hà àTỷ
ở lệ
TTh
hu

u nh

I
1k
0
0
%
5
0
%
1
0
0
%
5
0
%
Đ

t
5
0
%
Đ
ạ9
5
%
7
0
%

Đ

t
1
0
0
Đ

t
Đ
ạĐ
Kạ
h7
5
I
t
1
,
2


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 8


1
1
1
2

1
3
1
4

1
5
1
6
1
7

đồ
ng/
ng
HTỷ
T ộ lệ
Tỷ
ỷ lệ
lệ ng
la ườ
H Có
ìn tổ
h hợ

1
≥0
9
0
C

ó

I
h
GPh
Đ
i ổTỷ
ạ7
álệ
0
ohọc %
Tỷ >
dYlệ
Tỷ ≥
tếlệ

Y
ạĐ
Vtế

ăcó

ntừ
t
M Tỷ
7
ô lệ
0
i ng
%

Đ
tr Cá
ạĐ
ư cKh
ờ ôn

n g
t
Đ
g Ng
hĩa
ạĐ
Ch
ất

thả
t

1 H Cá
Đ
8 ệ nCó
ạĐ
t đủ

h cá
t
Đ
ố Đả

n ng

t
g bộ,

Đ

t c
tổ
t
ổ An
1 An
Đ
9 ni nin

( Quyết định số 491/QĐ-TTg Thủ Tướng Chính Phủ, 2009).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9


2.1.1.2. Tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
a. Vị trí, vai trò:
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) là tổ
chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và
chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh
niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đàng là độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (
Điều Lệ Đoàn toàn quốc lần thứ X, 2012).
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp

luật. Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể và các tổ chức xã hội,
các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu
nhi; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý nhà nước
và xã hội.
b. Chức năng
Thứ nhất, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đoàn TNCS là tổ chức do Đảng trực tiếp sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến tự nguyện phân đấu thực hiện mục
tiêu lý tưởng của Đảng, đó là những đoàn viên cộng sản trẻ tuổi, nguồn bổ sưng quan
trọng, đảm bảo cho Đảng phát triển không ngừng. ( Điều Lệ Đoàn toàn quốc lần thứ
X, 2012).
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, do
thanh niên và vì thanh niên, do đó Đảng trực tiếp giao cho Đoàn giáo dục, giúp đỡ
từ những thanh niên tiên tiến trở thành đoàn viên, từ những đoàn viên ưu tú trở
thành đảng viên.
Đoàn tuyên truyền giáo dục, giới thiệu để thanh niên ngày càng hiểu sâu về
bản chất của Đảng, đóng góp ý kiến cho Đảng, phê bình cán bộ, đảng viên, tích cực
tham gia cuộc vận động xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Đoàn Thanh niên là đội quân xung kích cách mạng, đi đầu trong mọi khó
khăn trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
như lời Hồ chủ tịch khẳng định: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 10


Thứ hai, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh
niên Việt Nam. Đây là chức năng cơ bản nhất cần được quán triệt trong công tác
thanh niên và trong công tác Đoàn nói riêng. ( Điều Lệ Đoàn toàn quốc lần thứ X,

2012).
Trường học xã hội chủ nghĩa hiểu theo nghĩa rộng là môi trường giáo dục,
rèn luyện, định hướng giá trị cho thanh niên theo lý tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh lựa chọn. Với chức năng này, Đoàn TNCS phải thông qua các nội dung,
phương thức hoạt động khác nhau, với nhiều loại hình giáo dục khác nhau để đoàn
kết tập hợp, giáo dục thanh niên.
Thứ ba, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là người đại diện chăm lo và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ. ( Điều Lệ Đoàn toàn quốc lần thứ X, 2012).
Chức năng này quyết định sự tồn tại hay không của Đoàn Thanh niên, vì bất
kỳ một tổ chức nào ra đời trước hết là nhằm mục đích đại diện và bảo vệ lợi ích cho
các thành viên của mình. Nhu cầu và lợi ích luôn gắn liền vói mỗi con người trong
đời sống xã hội. Bất kỳ một tổ chức chính trị - xã hội nào cúng không thể tồn tại và
phát triển được nếu trong thực tiễn những hoạt động của nó không phản ánh được
những nhu cầu và lợi ích ở những mức độ nhất định.
c. Nhiệm vụ
Một là, đoàn kết và tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên, thực hiện tốt vai
trò nòng cốt, định hướng chính trị trong việc xây dựng tổ chức hoạt động của Hội
LHTN, Hội sinh viên Việt Nam…nhằm đưa thanh niên vào trong tổ chức của Hội
và Đoàn cùng phấn đấu ví sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ,
giàu mạnh, công bằng, xã hội văn minh.
Hai là, giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho đoàn viên, thanh niên thông
qua các phong trào hành động cách mạng. Nội dung công tác giáo dục rất phong
phú, bao gồm: giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục luật pháp, lối sống, nếp sống; giáo dục về khoa học
kỹ thuật công nghệ, về dân số - sức khỏe – môi trường; giáo dục về phát huy, giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục truyền thống cách mạng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 11



Ba là, tổ chức các phong trào hành động cách mạng trong thanh thiếu nhi.
Bốn là, tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng. Cần coi nhiệm vụ xây dựng
Đảng là tất yếu trong xây dựng tổ chức Đoàn, ngược lại Đoàn TNCS phải là đội
quan trung thành, kế tục sựng nghiệp của Đảng, mang ngọn cờ, lý tưởng của đảng
đến đich cuối cùng, đưa nghị quyết và đường lối của Đảng vào trong cuộc sống.
Đoàn TNCS là nguồn cung cấp bổ sung cho Đảng lực lượng trẻ, có tri thức, đạo
đức, sức khỏe để gánh vác công việc, tạo sinh lực mới cho Đảng.
Năm là, phụ trách, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. ( Điều Lệ Đoàn
toàn quốc lần thứ X, 2012).
d. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
Cơ quan lãnh đạo các cấp của đoàn do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan
lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp ấy bầu
ra. Giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, cơ quan lãnh đạo là Ban thường vụ do Ban
Chấp hành cùng cấp bầu ra.
Nghị quyết của đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng
cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của đoàn, các
thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc
về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên đoàn cấp trên cho đại hội đại biểu
toàn quốc, song phải nghiêm chính chấp hành Nghị quyết hiện hành ( Điều Lệ Đoàn
toàn quốc lần thứ X, 2012).
e. Hệ thống tổ chức của Đoàn, gồm 4 cấp: Cấp trung ương, cấp tỉnh (Thành
phố và tương đương), cấp huyện (Quận và tương đương) và cấp cơ sở (Gồm đoàn
cơ sở và chi đoàn cơ sở). ( Điều Lệ Đoàn toàn quốc lần thứ X, 2012).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 12


×