Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

THỰC TRẠNG tảo hôn và GIÁO dục PHÒNG CHỐNG nạn tảo hôn VÙNG ĐỒNG bào dân tộc ít NGƯỜI tại xã THANH KIM, HUYỆN SA PA, TỈNH lào CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.54 KB, 81 trang )

THỰC TRẠNG TẢO HÔN VÀ
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG NẠN
TẢO HÔN VÙNG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TẠI XÃ
THANH KIM, HUYỆN SA PA,
TỈNH LÀO CAI


- Khái quát chung về khảo sát thực trạng
- Mục đích khảo sát
Nhằm thu nhập các số liệu thực tế về thực trạng nạn tảo
hôn và giáo dục phòng chống nạn tảo hôn vùng đồng bào dân
tộc ít người tại xã Thanh Kim, huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai dựa
vào các tổ chức đoàn thể.
- Nội dung khảo sát
- Khảo sát nhận thức của người dân về nạn tảo hôn.
- Khảo sát đánh giá về mục tiêu, nội dung chương trình,
phương pháp, hình thức tổ chức, các yếu tố ảnh hưởng đến nạn
tảo hôn và giáo dục phòng chống nạn tảo hôn vùng đồng bào
dân tộc ít người tại xã Thanh Kim huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
- Khảo sát về hiệu quả giáo dục phòng chống nạn tảo hôn
vùng đồng bào dân tộc ít người xã Thanh Kim và huyện Sa Pa,
Tỉnh Lào Cai.
- Đối tượng khảo sát


Chúng tôi tiến hành khảo sát vào năm 2015 - 2018 trên hai
đối tượng:
* 96 đối tượng trong diện tảo hôn (gồm 2015 - 2018). Hiện
tượng tảo hôn xảy ra qua các năm như sau:
- Năm 2015: có 86 cặp kết hôn, trường hợp tảo hôn có 31


trường hợp
- Năm 2016: có 68 cặp kết hôn, trường hợp tảo hôn có 19
trường hợp
- Năm 2017: có 91 cặp kết hôn, trường hợp tảo hôn có 36
trường hợp
- Trong 5 tháng đầu năm 2018: có 38 cặp kết hôn, trường
hợp tảo hôn có 10 trường hợp
Qua điều tra nghiên cứu cho thấy, trường hợp tảo hôn diễn
ra hầu khắp trong các thôn của xã, xã trong huyện, không có
thôn nào không xảy ra trường hợp tảo hôn.
Thực trạng tảo hôn có chiều hướng gia tăng về số lượng,
nhất là vùng có người dân tộc Mông sinh sống. Đó là vấn đề


báo động đòi hỏi các ngành, các cấp phải có biện pháp ngăn
chặn kịp thời, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn như hiện nay.
* Đối tượng có liên quan:
Cũng trong thời gian này, chúng tôi đã tiến hành điều tra,
khảo sát 135 đối tượng có liên quan. Họ là những cán bộ xã,
Đoàn, hội trưởng các hội, cha, mẹ thanh niên tảo hôn, một số
quần chúng và thanh niên trong phạm vi của xã vv... nhằm tìm
hiểu nhận thức và thái độ của họ đối với hiện tượng tảo hôn.
Sau khi tìm hiểu thông tin về xã Thanh Kim trong đó có
thông tin về quy mô và cấu trúc tổng thể sẽ lấy mẫu khảo sát với
các đối tượng cụ thể như sau:
* Thanh niên, vị thành niên (Nam/nữ) là người dân tộc ít
người: 84 người (gồm 20 nam và 64 nữ).
* Thanh niên, vị thành niên (nam/nữ) là người dân tộc ít
người chưa kết hôn/tảo hôn: 30 người (15 nam và 15 nữ).
* Phụ huynh học sinh, cha mẹ của nam/ nữ thanh niên

đồng bào dân tộc ít người đang trong độ tuổi vị thành niên: 45
người (15 nam và 30 nữ).


* Cán bộ cơ quan tham gia tuyên truyền, ngăn ngừa tảo
hôn ở vùng đồng bào dân tộc ít người: 40 người (20 nam và 20
nữ).
* Trưởng thôn, người có uy tín trong đồng bào dân tộc ít
người: 15 người (10 nam và 5 nữ)

- Phương pháp khảo sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi,
kết hợp với phỏng vấn sâu, quan sát.
Chúng tôi đã đến liên hệ với Đảng ủy, UBND xã, cán bộ
phụ trách hội phụ nữ, bí thư Đoàn thanh niên, các ban ngành,
đoàn thể, hội, Bí thư chi bộ, trưởng thôn bản để nhờ họ giới
thiệu cho những đối tượng tảo hôn, cùng họ đến thăm hỏi từng
gia đình thanh niên tảo hôn và mục đích chính của khảo sát là
nhằm tìm hiểu những thông tin thực tiễn, bằng phương pháp
nghiên cứu của mình để tìm hiểu thực trạng tảo hôn hiện nay
của xã Thanh Kim - huyện Sa Pa, tìm ra đúng được nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tảo hôn.


Trên cơ sở đó nêu lên những biện pháp có hiệu quả để
ngăn ngừa hiện tượng tảo hôn, nhằm góp phần hạ tỷ lệ tăng dân
số và nâng cao không ngừng chất lượng cuộc cho con người.
- Công cụ khảo sát
Để tiến hành khảo sát thực trạng, chúng tôi sử dụng 02 loại
phiếu trưng cầu ý kiến sau:

- Phiếu thứ nhất dành cho đối tượng tảo hôn, nội dung gồm
5 câu hỏi.
- Phiếu thứ hai dành cho các đối tượng có liên quan, nội
dung gồm 7 câu hỏi.
- Địa bàn và thời gian khảo sát
Xã Thanh Kim là xã khó khăn của huyện Sa Pa tỉnh Lào
Cai, nằm cách thị trấn Sa Pa khoảng 23 km về phí hạ huyện,
giáp ranh với các xã Bản Phùng, Bản Hồ và Sử Pán. Điều kiện
kinh tế xã hội khó khăn, tỷ lệ đói nghèo còn cao nên ảnh hưởng
rất lớn đến giáo dục và phát triển xã hội trong đó có nạn tảo hôn
vẫn có chiều hướng gia tăng.
a. Về dân số


Thanh Kim là xã vùng cao khó khăn nằm trong chương
trình hỗ trợ 135 của Chính phủ, với 98% dân số là đồng bào dân
tộc ít người Dao và Mông. Xã có 3 thôn: Lếch Dao, Bản Kim,
Lếch Mông với hơn 324 hộ dân, 1989 khẩu. Từ trong lạc hậu,
đói ăn, bệnh tật, hủ tục tập quán lạc hậu, ngày nay Thanh Kim
đổi thay sau hơn 50 năm huyện Sa Pa được giải phóng, nhờ sự
quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của bà con
nhân dân, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Tuy nhiên,
hiện nay tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo vẫn còn là tình trạng đáng
lo ngại. Những tháo gỡ khó khăn bằng những biện pháp cụ thể,
hữu hiệu là rất cần thiết cho đời sống bà con nơi đây. Cùng với
đó là từng bước xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, nâng
cao nhận thức cho nhân dân, giúp nhân dân phát triển kinh tế xã
hội để cải thiện đời sống và hội nhập.
b. Về kinh tế:
Thanh Kim là một xã nông nghiệp thuần túy 90% người

dân sống bằng sản xuất nông nghiệp và sống bằng buôn bán nhỏ
lẻ nông sản địa phương. Nền sản xuất chủ yếu làn nền sản xuất
nhỏ, canh tác trên ruộng bậc thang "Con trâu đi trước, cái cày đi
sau". Tổng diện tích gieo trồng hằng năm gần 214 ha, trong đó


cây lúa nước một vụ 114 ha, đậu các loại 20 ha, ngô chính vụ 80
ha và nuôi trâu, bò với hơn 600 con. Đến nay, toàn bộ diện tích
rừng và đất rừng đã được giao và cấp sổ đỏ cho bà con. Tại đây,
có các dự án trồng rừng từ các chương trình với trên 300 ha
rừng phòng hộ và rừng đầu nguồn đã giao khoán lại cho đồng
bào quản lý bảo vệ. Dự án phát triển lâm nghiệp cải thiện đời
sống vùng Tây Bắc cũng được triển khai với quy mô hơn 2.168
ha.
Do địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn nên thôn Lếch Mông
chỉ làm được 20% diện tích lúa nước, còn lại là trồng lúa nương
nên năng xuất thấp, do khí hậu mưa nhiều và lạnh chiếm khoảng
6 tháng/1 năm nên nhân dân chỉ sản xuất 1 vụ lúa, năng xuất
bình quân đạt 47 tạ/ ha, chỉ giải quyết được cái ăn tại chỗ, riêng
thôn Lếch Mông có 82 hộ thì 42 hộ đói từ 3 đến 6 tháng/ năm,
23 hộ cận nghèo. Do sống xa trung tâm văn hóa và ảnh hưởng
của kinh tế thị trường chưa nhiều, nên đồng bào ở đây an phận
và bằng lòng với cuộc sống hiện tại, tự túc, tự cấp.
Khoa học kỹ thuật đưa vào áp dụng sản xuất nông nghiệp
ở đây hết sức hạn chế, qui mô ruộng nương nhỏ lẻ, độ dốc cao


không cầy cấy được bằng máy, người dân phải làm việc vất vả
luôn chân luôn tay mà cũng không đủ ăn, đủ mặc.
c. Về văn hóa xã hội

Đặc điểm địa lý, dân cư và cơ sở vật chất của xã đã quyết
định đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Người dân sống
ở xã hầu hết là dân tộc ít người. Họ cư trú lâu đời ở đây, chủ yếu
là đi theo đạo phật, thờ cúng tổ tiên theo những phong tục tập
quán lâu đời, trong 5 năm trở lại đây có 2 thôn xuất hiện tình
trạng đi theo đạo Tin lành miền Bắc và liên hữu cơ đốc đó là
thôn: Lếch Mông với 42 hộ 234 khẩu và Bản Kim 27 hộ 78
người.
Phong tục tập quán ở đây còn lạc hậu, họ cho rằng phải có
nhiều con, nhất là con trai, vị trí con trai và con gái trong gia
đình cũng khác nhau. Phải chăng ở đây chịu ảnh hưởng của
khổng giáo, theo giáo lý của Khổng giáo thì "Sinh con để nối
dõi tông đường" nên nhất thiết phải có con trai - tư tưởng trọng
nam khinh nữ.
Những quan niệm lạc hậu đó đã ăn quá sâu vào trong ý
thức xã hội, đặc biệt lớp người đã từng sống trong giai đoạn


phong kiến đang ngự trị ở đây. Nhiều gia đình vẫn còn tồn tại tư
tưởng gia trưởng, trong gia đình thì người bố quyết định mọi
việc và nắm quyền hành về kinh tế cũng như việc tổ chức sắp
xếp phân công lao động cho các thành viên trong gia đình.
Trình độ văn hóa của người dân ở đây còn thấp. Số học
sinh bỏ học đang có nguy cơ tăng lên, học sinh chủ yếu học hết
lớp 9 cấp trung học cơ sở, số học sinh theo trung học phổ thông
và Đại học, Cao Đẳng hay các trường trung cấp chuyên nghiệp
không đáng kể, trước những năm 2017 chỉ 10-20% các em theo
học lên trên còn lại là ở nhà lấy vợ, lấy chồng. Từ năm 2016 đến
nay đã có 67% các em tốt nghiệp lớp 9 học lên phổ thông trung
học.

Chính sách Dân số-KHHGĐ được truyền đến mọi người
dân bằng loa phát thanh của xã, xã có người kiêm nhiệm phụ
trách về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình đó là chủ tịch
hội phụ nữa xã, người dân ở đây 80% nhân dân đã có ti vi
nhưng không có trang thiết bị áp dụng để xem được nhiều kênh
cũng như nhiều kiến thức mà chủ yếu xem được VTV1 và
VTV3. Nhưng đa phần người dân ngày đi làm mệt, tối đến là đi
ngủ sớm. Mặt khác, việc ở xa trung tâm thị trấn nên mạng lưới


điện thường xuyên bị mất, không có điện đài, việc tiếp cận với
đời sống văn hóa văn minh của xã hội còn ít nên đời sống văn
hóa tinh thần của người dân nơi đây còn rất lạc hậu. Những
thông tin văn hóa - khoa học kỹ thuật, thông tin về dân số đối
với bà con nơi đây còn rất hạn chế. Hơn thế nữa, phim ảnh, báo
chí dường như không có. Hoạt động của Đoàn thanh niên, của
Hội phụ nữ, của Hội người cao tuổi còn rời rạc, các hoạt động
được tổ chức không hiệu quả.
Tóm lại, những đặc điểm địa lý, dân số, kinh tế văn hóa xã
hội trên của xã đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiện tượng tảo hôn
của đồng bào dân tộc nơi đây.
- Thực trạng tảo hôn xã Thanh Kim huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai.
Mặc dù Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm trong công tác
DS-KHHGĐ nhưng tình trạng tảo hôn đang là một vấn đề đáng
lo ngại ở các tỉnh vùng cao. Tại nhiều bản vùng cao ở nước ta,
nơi cư trú của số đông đồng bào DTTS, tình trạng tảo hôn vẫn
còn điễn ra khá phổ biến. Hủ tục lạc hậu này đang là lực cản
trong quá trình phát triển của các địa phương vùng sâu vùng xa
vốn đã khó khăn.



Từ khi Luật hôn nhân và Gia đình được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam ban hành số: 52/2014/QH13 ngày
19/6/2014, Nhà nước đã phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến mọi
tầng lớp nhân dân trong đó có đồng bào dân tộc ít người thấy
được tính ưu việt của hôn nhân và gia đình.
Năm 2015-2018, Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Sa
Pa đã khảo sát tình trạng tảo hôn của các đồng bào dân tộc ít
người chiếm tỉ lệ trên 30 % trên toàn huyện. Trong đó hai dân
tộc Mông và Dao có tỷ lệ tảo hôn cao, qua 4 năm ( 2016-2018)
kết hôn là: 186 cặp vợ chồng; Tảo hôn là 85 cặp vợ chồng
chiếm 45%. Tuổi đời kết hôn nam và nữ trung bình từ 20-22
tuổi. Tuổi đời tảo hôn nam trung bình từ 13 - 18 tuổi chiếm; tỷ
lệ tảo hôn của nữ là 26%; Số con sinh được: 84 cháu, có 13
cháu bị suy dinh dưỡng chủ yếu là người Mông, có 2 trường
hợp bệnh tật bẩm sinh 1 đân tộc Mông, 1 dân tộc Dao.
Trước thực trạng đó, UBND xã Thanh Kim, UBND huyện
Sa Pa đã phối hợp với các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở
triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch số 86/KH-UBND ngày
5/11/2015 của UBND tỉnh; và Kế hoạch số 988/KH-UBND
ngày 21/12/2015 của UBND huyện Sa Pa qua các hình thức:


Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đặc biết
là luật hôn nhân và gia đình thường xuyên mở lớp truyền thông
dân số kế hoạch hóa gia đình, xây dựng và phát triển khai mô
hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, góp phần nâng cao
chất lượng dân số đồng bào dân tộc ít người và đang triển khai
đề án phòng chống tảo hôn và xây dựng đời sống văn hóa.

Thanh Kim là một trong những địa bàn các xã vùng cao của
huyện Sa Pa đang thực hiện thí điểm mô hình này, tuy nhiên nạn
tảo hôn vẫn diễn ra khá phổ biến.
- Tình hình tảo hôn
- Tổng số tảo hôn của người đồng bào dân tộc ít người trên
địa bàn xã Thanh Kim từ năm 2015 - 2018
Tổng số các cặp tảo hôn ở xã Thanh
Đơn vị

Xã Thanh Kim

Bệnh lý

Năm

Tỷ lệ (%)

2015

24.9

2

2016

26.7

5

2017


41.6

5

(SDD)


5 tháng
đầu 2018
Tổng

9.3

293

1
23

* Nhận xét:
Từ năm 2015 - 2018 tổng số cặp vợ chồng kết hôn: 96 cặp,
tảo hôn: 45 cặp. Tập trung hai dân tộc Mông và Dao.
Qua số liệu nên trên có thể thấy vùng đồng bào dân tộc ít
người tình trạng tảo hôn còn xảy ra rất phổ biến cần phải tăng
cường phổ biến tuyên truyền giao dục pháp luật đặc biệt là luật
hôn nhân và gia đình.
Trong Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn
2011 - 2020 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nội dung
nâng cao chất lượng dân số, can thiệt giảm thiểu tảo hôn, tảo
hôn là vấn đề quan trọng. Chương trình can thiệp giảm thiểu tảo

hôn đang được triển khai tại các xã nhằm làm cho cộng đồng,
gia đình và nam nữ thanh niên hiểu rõ nguy cơ và hậu quả nhiều
mặt của việc tảo hôn và tảo hôn đối với gia đình và xã hội, hiểu


rõ những quy định pháp luật nghiêm cấm tảo hôn để tạo ra cơ
chế tự ngăn ngừa ở mỗi cộng đồng, mỗi gia đình và thanh niên,
nam nữ. Tảo hôn, hôn nhân cận huyết kéo dài qua nhiều thế hệ
sẽ khiến giống nòi suy vong, con cái bị bệnh, cuộc sống khó
khăn. Khi phân tích đưa ra những dẫn chứng cụ thể, chắc chắn
giới trẻ sẽ hiểu và xem xét lại khi kết hôn. Vì vậy, các cấp,
ngành cần tiếp tục triển khai những giải pháp thiết thực, phù
hợp khi vận động cộng đồng bào dân tộc ít người thực hiện
chính sách dân số và KHHGĐ.
* Độ tuổi tảo hôn ở xã Thanh Kim:
- Độ tuổi tảo hôn trung bình của Nam từ 15 - 17 tuổi
Tuổi tảo hôn của Nam
Dân tộc

Tổng
số

Tuổi

Tỷ lệ

Tuổi

Tỷ lệ


Tuổi

Tỷ lệ

15

%

16

%

17

%

Mông

18

1

5,55

11

61,11

6


33,33

Dao

2

0

0

1

50

1

50


Tổng
cộng

20

1

5

12


60

7

35

- Độ tuổi tảo hôn trung bình của Nữ từ 15 - 17 tuổi
Tuổi tảo hôn của Nam
Dân tộc

Tổng
số

Tuổi

Tỷ lệ

Tuổi

Tỷ lệ

Tuổi

Tỷ lệ

15

%

16


%

17

%

Mông

57

9

15,78

41

71,92

7

12,28

Dao

7

1

1,75


5

8,77

1

1,75

64

10

15,62

46

71,87

8

12,5

Tổng
cộng

* Nhật xét chung: Độ tuổi tảo hôn nam, nữ trung bình từ:
15 - 17 tuổi.
- Dân tộc Mông:



+ Tảo hôn ở nam 15 tuổi: 5,55%, 16 tuổi: 61,11% ; 17 tuổi:
33,33 %
+ Tảo hôn ở nữ 15 tuổi: 15,57; 16 tuổi 71,92%, 15 tuổi:
12,28%
- Dân tộc Dao:
+ Tảo hôn ở nam 15 tuổi: 0, 16 tuổ: 50 %; 17 tuổi: 50%
+ Tảo hôn ở nữ 15 tuổi: 1,75%; 16 tuổi: 8,77%; 17 tuổi:
1,75%
Giới tính tảo hôn ở người đồng bào dân tộc ít người nữ
chiếm tỷ lệ cao hơn Nam ở cả hai dân tộc. Do phong tục tập
quán còn lạc hậu, ép hôn, hứa hôn, xem tuổi kết hôn, xây dựng
gia đình theo chế độ mẫu hệ. Chính do chế độ mẫu hệ, người
con gái có được nhiều quyền hơn, có tiếng nói quyết định trong
nhiều việc và có nhiều ảnh hưởng trong xã hội. Trong việc hôn
nhân cũng vậy, người phụ nữ được quyền đưa ra quyết định chứ
không phải nam giới, vì thế tỷ lệ nữ giới tảo hôn cũng cao hơn
nam giới. Bên cạnh đó hiện tượng dậy thì cũng có sự phát triển
nhanh ở nữ giới so với nam giới nên các em có sự trưởng thành
về mặt sinh học sớm hơn so với các em nam. Và đây cũng là


một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ nữ giới
tảo hôn cao hơn các em nam. Ngoài những yếu tố chủ quan thì
yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiện tượng
này. Một quan niệm khá phổ biến của các bậc cha mẹ là luôn
muốn con gái được “có nơi, có chốn” sớm, vì thế nên cũng có
tác động không nhỏ đến hiện tượng các em gái chưa đến tuổi
kết hôn đã bị bố mẹ mai mối, ép gả.
Ở các xã trên địa bàn huyện Sa Pa nói chung và xã Thanh

Kim nói riêng trong việc hôn nhân thì các em nữ và gia đình
nhà gái chịu hậu quả lớn. Trong 96 trường hợp tảo hôn có 03 em
gái đã có thai ngoài ý muốn, 03 em là đoàn viên.
Đây chính là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến
tình trạng tảo hôn ở nữ cao hơn nam nhưng cũng là nguyên
nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ tảo hôn vẫn còn đang rất cao ở các
vùng dân tộc thiểu số.
Từ thực tế trên có thể thấy rằng: Trong công tác giáo dục,
ngăn ngừa nạn tảo hôn, không thể chú ý tới cả nam và nữ thanh
niên, mặt khách phải quan tâm làm thay đổi nhận thức, quan
điểm cha mẹ thanh niên, thay đổi các phong tục tập quán lạc
hậu ở nông thôn hiện nay đang tồn tại.


* Trình độ văn hóa của thanh niên tảo hôn:
Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng: nhận thức và hành động có
mối quan hệ mật thiết với nhau, nhận thức đúng là cơ sở để
hành động đúng. Ngược lại, hành động đúng lại củng cố và bổ
sung cho nhận thức. Trình độ văn hóa của một nước nói lên
trình độ văn minh của một dân tộc. Ở nông thôn hiện nay nói
chung và xã Thanh Kim nói riêng, trình độ văn hóa của người
dân còn rất thấp, kinh tế còn khó khăn, cho nên tình trạng bỏ
học ngày càng nhiều và bao giờ cũng vậy: học thấp, văn hóa
nghèo nàn thì con người sẽ lạc hậu. Tình trạng lấy vợ chồng
sớm trước độ tuổi quy định của pháp luật sẽ xảy ra.
Qua nghiên cứu 64 đối tượng tảo hôn ta thấy trình độ văn
hóa của họ như sau:
- Trình độ văn hóa của thanh niên tảo hôn

ST


Trình độ

T

học vấn

1

Mù chữ

Tổng số
người kết
hôn
0

Tỷ lệ

Tổng số

Tỷ lệ

%

tảo hôn

%

0


0

0


2

Cấp

Tiểu

31

48,43

25

39,1

Trung

20

31,25

7

35

Phổ


15

23,43

3

20

học
3

Cấp
học

4

Cấp
thông
Tổng số

64

35

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Hiện tượng tảo hôn diễn ra
nhiều ở những thanh niên có trình độ văn hóa thấp: 25/31 chiếm
tới (39.1%) trường hợp là không học hết cấp tiểu học. Họ là
những người viết còn chưa thạo, đọc chưa rõ, tính còn quá
chậm, trong số này chủ yếu là nữ thanh niên. Cấp trung học

chiếm 35% trong tổng số 7/20 người được phỏng vấn và 20% là
Cấp Phổ thông. Và có thể thấy ngay rằng: Trình độ văn hóa
càng thấp thì hiện tượng tảo hôn càng nhiều. Đó là mối quan hệ
tỷ lệ nghịch.
* Cuộc sống của gia đình thanh niên tảo hôn:
- Hoàn cảnh gia đình thanh niên tảo hôn


ST

Hoàn cảnh gia đình thanh niên tảo Số

T

hôn

Tỷ lệ

lượng %

1

Sống chung, ăn chung với bố mẹ

6

9.09

2


Sống chung nhưng ăn riêng

26

49

3

Sống riêng

32

50

Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy: Hầu hết thanh niên tảo
hôn sau khi lập gia đình đều ở riêng. Họ muốn có cuộc sống tự
lập cánh sinh, để tránh sự va chạm ''mẹ chồng nàng dâu", chị
dâu và các em chồng. Trong dân gian có câu: "Giặc bên ngô,
không bằng bà cô bên chồng''. Đó là quan điểm lạc hậu đã ăn
sâu vào trong tâm lý của những cô gái đi lấy chồng. Do ảnh
hưởng quan niệm trên, nên thanh niên tảo hôn sau khi lập gia
đình đã ở riêng chiếm 50%. Những thanh niên tảo hôn chưa có
điều kiện ở riêng thì họ ở chung trong gia đình với bố mẹ, anh
em nhưng lại ăn riêng chiếm 40,9%. Còn một số thanh niên tảo
hôn sống chung và ăn chung với bố mẹ thì chiếm 9,09% - Đây
thường là gia đình ít con hoặc con một.
* Đối tượng có liên quan


Để tìm hiểu thái độ và nhận thức của quần chúng nhân dân

đối với hiện tượng tảo hôn. Chúng tôi đã nghiên cứu 60 đối
tượng bao gồm: cán bộ xã, cán bộ. Đoàn thanh niên, cán bộ phụ
nữ, cán bộ hội người cao tuổi, cha mẹ thanh niên tảo hôn và một
số thanh niên và quần chúng nhân dân khác, bằng bảng hỏi và
phiếu anket quan sát thực tế. Về vấn đề này chúng tôi đã nghiên
cứu một số khía cạnh sau:
* Quan niệm về con trai, con gái.
Chúng ta biết rằng: Người dân Việt Nam từ bao đời nay làm
ăn khổ cực, đời sống bấp bênh. Vì thế nảy sinh tâm lý "Trẻ cậy
cha, già cậy con" mong có nhiều con, đặc biệt là con trai để
nuôi dưỡng nhờ cậy lúc tuổi già, để nối dõi tông đường. Ai
không có con trai thì coi như "tuyệt tự'' vì không có người thờ
cúng lúc chết, con gái thì "Xuất giá tòng phu" lấy chồng phải
theo chồng, phải thờ cúng phục vụ gia đình nhà chồng. Do đó
họ quan niệm nhiều con gái không bằng một con trai.
Mặt khác, tâm lý chị em phụ nữ: "có nếp có tẻ". Người ta
mong có con trai, khi con trai đã có thì "Cố gắng" kiếm thêm
một chút con gái. Gia đình cũ vốn thành kiến sâu nặng trong


quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Vì thế cần có con gái trông nom
nhờ cậy lúc trái gió, trở trời tuổi già.
- Quan niệm về giới tính của con
ST

Quan niệm về giới tính của con

T

Số


Tỷ lệ

lượng

(%)

1

Nhất thiết phải có con trai

42

51,2

2

Không nhất thiết phải có con trai

15

18,2

3

Cần cả con trai và con gái

25

30,5


Bảng trên đã cho thấy một nửa ý kiến cho rằng nhất thiết
phải có con trai. Có cả con trai và gái chiếm 30,5%. Điều đó
chứng tỏ quan niệm" trọng nam khinh nữ" "Có nếp có tẻ" vẫn
ăn sâu vào trong suy nghĩ của người dân ở đây. Tư tưởng lạc
hậu của xã hội phong kiến này đã gây lên bao nỗi khổ cho phụ
nữ, người vợ, người mẹ trong gia đình. Nhiều trường hợp người
phụ nữ bị ngược đãi, bị phân biệt đối xử, không được quyền
thừa kế tài sản. Nhiều cặp vợ chồng đã có ba con, bốn con gái
rồi mà vẫn có để cầu mong cho được cậu con trai, nên đã gây ra
bao đau khổ cho người vợ (sức khỏe suy yếu), đầu tắt mặt tối


chưa lo cho con cái, không có điều kiện để nâng cao trình độ)
đồng thời làm cho dân số tăng nhanh gây thêm hậu quả xấu cho
xã hội, cảnh nghèo khổ tiếp tục kéo dài. Những gia đình có một
con trai bố mẹ đều mong con trai mình sớm lập gia đình để có
con, có cháu nỗi dõi tông đường.
Từ quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Nhất thiết
phải có con trai là biểu hiện trọng nam khinh nữ và nhất thiết
phải có cả trai và gái là một trong những chuyên nguyên nhân
dẫn tới tảo hôn, đẻ nhiều.
* Nhận thức về hiện tượng tảo hôn của thanh niên và cán
bộ quản lý cơ sở và quần chúng nhân dân.
Tảo hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, trước hiện
tượng này, mỗi người có cách đánh giá khác nhau. Điều đó phụ
thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi người. Do nhận thức khác
nhau như vậy nên thái độ của họ đối với hiện tượng tảo hôn
cũng khác nhau. Sự đánh giá, thái độ đối với hiện tượng tảo hôn
luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến với xu thế phát triển hoặc

hạn chế hiện tượng tảo hôn trong xã hội hiện nay.
- Nhận thức của thanh niên đối hiện tượng tảo hôn


Nhận thức cửa người dân về hiện tượng tảo Số
hôn

Ý kiến của
người dân về
hiện tượng tảo
hôn
Nhận thức của
người dân về
ảnh hưởng của
hiện tượng tảo

lượng

lệ

(%)

Đồng tình

8

6,5

Phản đối


57

46

Không có ý kiến

15

23,4

Có lợi cho gia đình

8

6,5

4

3.2

4

4.03

63

50.8

Không ảnh hưởng đến
gia đình, xã hội.


hôn đến đời

Không ảnh hưởng đến ai

sống của gia

Có ảnh hưởng xấu đến

đình, xã hội

Tỷ

tình hình xã hội

Nhìn vào bảng trên ta thấy:
Đa số ý kiến phản đối hiện tượng tảo hôn 57/124 người
chiếm 46%
Đồng tình với hiện tượng tảo hôn có 8/124 người được hỏi
chiếm 6.5%


×