Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Hình tượng nhân vật chàng trai trẻ Christopher Johnson McCandless và hành trình đi tìm chân lý trong tiểu thuyết Tìm trong hoang dã của Jon Krakauer.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.97 KB, 57 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

CAO THỊ NGA

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHÀNG TRAI
TRẺ CHRISTOPHER JOHNSON
MCCANDLESS VÀ HÀNH TRÌNH ĐI TÌM
CHÂN LÝ TRONG TIỂU THUYẾT TÌM
TRONG HOANG DÃ CỦA JON KRAKAUER.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện đại, con người luôn bị trói buộc bởi nhiều nghĩa vụ
và danh dự, bởi thói quen chấp nhận sự tầm thường và nhàm chán. Hẳn ai
cũng đã từng mơ ước một lần được từ bỏ tất cả những dục vọng của chính
mình để đi tìm một miền đất mới với nhiều điều thú vị và hấp dẫn. Chris
McCandless cũng vậy. Chàng đã chia sẻ nỗi lòng của mình: “Tôi ước mình có
được sự giản dị, những cảm xúc tự nhiên và tinh túy của cuộc sống nơi hoang
dã, tôi muốn rũ bỏ khỏi con người mình thói quen giả tạo, định kiến và khiếm
khuyết của cuộc sống văn minh…và để tìm được giữa thiên nhiên hoang dã
miền Tây quạnh hiu và hùng vỹ những quan điểm đúng đắn về bản chất con


người và những mối quan tâm đích thực của con người. Tôi thích mùa tuyết
rơi để được trải nghiệm niềm vui thích của khổ đau và sự lạ lẫm của hiểm
nguy” [6, tr.256].
Suy nghĩ và hành động, McCandless đã từ bỏ tất cả tiền bạc và địa vị của
mình để lang thang đi tìm những cảm xúc hoang dại. Vậy số phận của chàng
trai trẻ này sẽ ra sao? Hành trình đi tìm lý tưởng của McCandless diễn ra như
thế nào?...Lần theo dấu vết cuộc hành trình của McCandless, qua bút tích còn
sót lại và vô vàn những dữ kiện xung quanh chàng trai trẻ, nhà báo Jon
Krakauer đã lý giải hành động của McCandless qua những trang viết đầy cảm
xúc và đầy chất mạo hiểm. Có thể thấy mỗi trang viết là một dãy các chi tiết
hồi hộp, hấp dẫn khiến cho độc giả như bị rơi vào trạng thái mê hoặc không
thể bỏ dở chừng…
Để khẳng định khả năng dẫn chuyện tài tình của nhà báo tài ba Jon
Krakauer cũng như để hiểu rõ hơn về giá trị của tác phẩm, chúng tôi xin mạnh
dạn tìm hiểu đề tài: Hình tượng nhân vật chàng trai trẻ Christopher


3

Johnson McCandless và hành trình đi tìm chân lý trong tiểu thuyết Tìm
trong hoang dã của Jon Krakauer.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Tiểu thuyết Tìm trong hoang dã được xuất bản năm 2009. Đây là tác
phẩm xuất sắc, ly kỳ, hấp dẫn và đã được chuyển tải thành phim Into the Wild
– một bộ phim hay nhất của giải phim độc lập Gotham.
Không chỉ vậy: Ngay sau khi được xuất bản, tác phẩm đã thu hút được
khá nhiều sự quan tâm của dư luận. Nhiều bài viết nhận xét về nội dung và
nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết này lần lượt được đăng tải trên các báo như:
The New York Time, San Francisco Chronicle, Portland Oregonian,
Entertainment Weekly, Mens Journal…

Ở Việt Nam, độc giả được tiếp xúc với tác phẩm qua bản dịch của Mai
Hương, NXB Lao động xã hội 2009. Sau khi tiếp cận tác phẩm độc giả đã có
nhiều nhận xét khá khái quát. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu về: Hình tượng nhân vật chàng trai trẻ Christopher
Johnson McCandless và hành trình đi tìm chân lý trong tiểu thuyết Tìm
trong hoang dã của Jon Krakauer một cách đầy đủ và hệ thống. Hầu hết các
bài viết trước đây đều chỉ dừng lại ở những nét chấm phá và suy nghĩ cá nhân.
Bởi vậy, ở công trình này, chúng tôi dựa trên những luận điểm đó đồng thời
kết hợp với những hiểu biết của mình để tìm hiểu đề tài này một cách hệ
thống hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu: Hình tượng nhân vật
chàng trai trẻ Christopher Johnson McCandless và hành trình đi tìm
chân lý trong tiểu thuyết Tìm trong hoang dã của Jon Krakauer, bản dịch
của Mai Hương, Thanh Minh hiệu đính, NXB Lao động - Xã hội 2009.


4

4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận tác phẩm: Đọc tác phẩm và thu thập các tài liệu, các
nhận xét có liên quan đến tác giả và tác phẩm để đưa ra cách tiếp cận và
hướng giải quyết vấn đề.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi lựa chọn, sàng lọc các chi tiết đặc
sắc thì sẽ đi sâu phân tích vấn đề và tổng hợp để khẳng định vấn đề đó.
- Phương pháp tiểu sử: Căn cứ vào hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh xã hội mà
nhân vật đang sống để thấy được sự tác động của ngoại cảnh đến quá trình
sống, học tập và vươn lên của nhân vật
5. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung chúng tôi chia
làm ba chương:
Chương I: Nhà văn Jon Krakauer và tiểu thuyết Tìm trong hoang dã
Chương II: Hành trình đi tìm lý tưởng của Christopher Johnson
McCandless trong tiểu thuyết Tìm trong hoang dã
Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Tìm trong
hoang dã.


5

NỘI DUNG
Chương Một: Nhà văn Jon Krakauer và tiểu thuyết Tìm trong hoang dã
1.1. Cách nhìn về hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết
Khái niệm về nhân vật
Nhân vật trong tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của mỗi nhà văn.
Là nơi tác giả gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình. Cho nên mỗi nhà văn đều
cố gắng xây dựng cho mình một nhân vật mới lạ, độc đáo, in đậm dấu ấn cá
tính sáng tạo của mình.
Khái niệm nhân vật được các nhà nghiên cứu quan tâm và đưa ra nhiều
cách hiểu khác nhau. Ở đề tài này, chúng tôi xin giới thiệu cách quan niệm về
nhân vật của GS.Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam trong cuốn
Lí luận văn học - tập hai “Tác phẩm văn học và thể loại”, nhà xuất bản Giáo
dục 1987: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng
phương tiện văn học. Nhân vật có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức
khác nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình
lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch.
Đó có thể là những con người thiếu hẳn các nét đó nhưng lại có tiếng nói,
giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi
niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình” [11, tr.61].

Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình thức cơ bản để
thông qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Bản chất của văn
học là mối quan hệ đối với đời sống, nó chỉ tái hiện được đời sống qua những
chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của cuộc đời.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật ước lệ, có những dấu
hiệu để ta nhận ra. Thông qua những cái tên, các dấu hiệu về tiểu sử và sâu
hơn là các đặc điểm về tính cách.


6

Nhân vật văn học được bộc lộ trong hành động và quá trình. Nó luôn
hứa hẹn những điều sẽ xảy ra, những điều chưa biết trong quá trình giao tiếp.
Đồng thời nhân vật trong văn học mang tính chất hồi cổ. Bởi vì mỗi bước phát
triển đều làm nhớ lại công thức nhận biết ban đầu, đều làm cho nó sâu thêm
hoặc điều chỉnh cho nó xác đáng, nhưng không bao giờ bỏ quên hay xa rời cái
chuẩn ban đầu.
“Như vậy, nhân vật văn học là con người được thể hiện bằng phương
tiện văn học. Nó có chức năng khái quát những quy luật của cuộc sống con
người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao, kỳ vọng về con người. Nhà
văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan
niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát tính
cách, số phận con người và các quan niệm về chúng” [11, tr.64].
Tóm lại, nhân vật văn học là hình thức khái quát đời sống. Đọc tác
phẩm, cần tìm hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong
nhân vật.
Khái niệm về hình tượng nghệ thuật
Cho đến nay, có khá nhiều định nghĩa về hình tượng nghệ thuật và
những biểu hiện của nó. Ở đây, chúng tôi chọn và giới thiệu một số quan điểm
của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ

điển thuật ngữ văn học:
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ và nó dựa vào hình tượng để phản
ánh thế giới khách quan, thông qua sự phản ánh của thế giới khách quan cũng
thể hiện sự sáng tạo của người nghệ sỹ. Khác với các nhà khoa học, nghệ sỹ
không diễn tả trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng
định lý, công thức mà bằng hình tượng. Nghĩa là bằng cách làm sống dậy một
cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm cho chúng
ta suy nghĩ về tính cách, về tình đời một cách cụ thể.


7

“Hình tượng nghệ thuật chính là cái khách thể đời sống được nghệ sỹ
tái hiện bằng tư tưởng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực
quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất
liệu cụ thể nó có thể làm cho người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn,
tưởng tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự
kiện xã hội được cảm nhận. Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất
nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần. Nhưng nói tới hình tượng
nghệ thuật người ta thường nghĩ ngay đến hình tượng con người bao gồm tất
cả một tập thể người như hình tượng nhân dân, hình tượng Tổ quốc và những
chi tiết biểu hiện tình cảm phong phú” [2, tr.147].
Nhóm tác giả này còn cho rằng::“Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời
sống nhưng không phải sao chép những hiện tượng y nguyên mà có chọn lọc,
sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của người nghệ sỹ, sao cho các
hình tượng truyền lại được ấn tượng sâu sắc, từng làm cho nghệ sỹ day dứt,
trăn trở cho người khác. Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những
nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, vừa khái quát làm bộc lộ bản chất của một
người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sỹ. Hình tượng
nghệ thuật không phải phản ánh cái khách thể thực tại tự nó, mà thể hiện toàn

bộ quan niệm và cảm thụ sống động của chủ thể đối với thực tại. Người đọc
không chỉ thưởng thức bức tranh hiện thực mà còn thưởng thức các nét vẽ,
màu sắc, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy” [2, tr.147 -148].
Từ điển văn học bộ mới lại định nghĩa theo một cách khác: “Hình tượng
nghệ thuật là phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt vốn có và
chỉ có ở nghệ thuật, bất cứ hiện tượng nào được miêu tả một cách sáng tạo
nghệ thuật. Thông thường và quan trọng nhất là hình tượng con người, hình
tượng nhân vật. Hình tượng nghệ thuật có sự hòa trộn nhân tố nhận thức
khách thể và nhân tố sáng tạo chủ thể” [5, tr.594].


8

Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học lấy ngôn từ làm chất
liệu để xây dựng hình tượng. Hình tượng nghệ thuật chính là hình tượng ngôn
từ. Thông qua đó, tác phẩm đem đến cho người đọc “Không phải là bức tranh
đời sống đứng yên mà nó luôn sống động, lung linh, huyền ảo vừa vô hình
vừa hữu hình, cụ thể đấy mà mơ hồ đấy như mặt trăng đáy nước, bóng người
trong gương, như không gian vốn ba chiều nay vốn thu lại trong không gian
hai chiều của hội họa, như một mái chèo trên hai thước chiếu sân khấu mà tác
giả đã vẫy vùng trước đại dương” [3, tr.144].
Dù định nghĩa theo cách nào thì cũng phải lưu ý rằng hình tượng nghệ
thuật là cách tái hiện đời sống của nhân vật một cách đặc biệt. Nó vừa mang
những nét rất thật nhưng đôi lúc nhà văn cũng có sự hư cấu, sáng tạo thêm
nhằm tạo cho độc giả nhiều cách tiếp cận mới mẻ. Một điều nữa là không phải
tác phẩm văn học nào cũng có hình tượng văn học. Và không phải nhân vật
nào trong tác phẩm văn học đều trở thành hình tượng nhân vật. Mà nhân vật
phải điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Nghĩa là nhân vật ấy phải
khái quát những nét chung của tầng lớp, giai cấp mà mình đại diện.
Cách nhìn về hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết

“Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận
đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu
thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong
tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện
nhiều tính cách đa dạng”[8, tr.225]. Hay nói khác hơn: Tiểu thuyết thể loại lớn
tiêu biểu cho loại hình tự sự, có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng
nghệ thuật của các lọai hình văn học khác. Với đặc trưng thi pháp của mình,
bằng phương thức trần thuật, tiểu thuyết chiếm lĩnh và khái quát hiện thực
cuộc sống một cách đa chiều và phong phú.


9

Trong tiểu thuyết, nhân vật có vị trí rất quan trọng, là then chốt của cốt
truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác
phẩm vì thế nó rất được coi trọng và xem như là một tiêu chí quan trọng khi
đánh giá tác phẩm.
Nghiên cứu về nhân vật chính là nghiên cứu cách nhìn của nhà văn,
cách cắt nghĩa về con người như thế nào trong sáng tác của mình. Bởi lẽ, nhà
văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó,
về một vấn đề nào đó trong hiện thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người
đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì nhất định. Xét từ
góc độ trần thuật nhân vật là một chất liệu có tính bản thể của văn bản tự sự.
Chất liệu đó có thể được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau. Song dù ở góc
độ nào, đó vẫn là một hệ thống có mối quan hệ nội tại và thống nhất sâu sắc
của tác phẩm tự sự. Với những người nghiên cứu tiểu thuyết, đây cũng là một
vùng đất mới lạ và hấp dẫn.
Nhân vật trong tiểu thuyết thường được xây dựng từ cuộc sống, mang
sức sống thực của cuộc đời, giàu chi tiết chân thực nên các nhân vật sinh động
và có sinh lực nội tại dồi dào, phong phú. Nhân vật trong tiểu thuyết phát triển

có quá trình, tham gia vào nhiều tình huống, nhiều hành động khác nhau nên
có khả năng, có sức sống và tự nó biết tự tìm lấy con đường đi trong tác phẩm.
Nhân vật trong tiểu thuyết thường được miêu tả theo nhiều bình diện từ ngoại
hình, nội tâm, tính cách. Vũ Bằng đã từng quan niệm: “Họ cũng là những
người như chúng ta, không hơn không kém, có một trí óc thông minh nhưng
lại rất có thể sa vào hầm tội lỗi. Một “nhân vật sống” là thế, một nhân vật sống
phản chiếu cái hình ảnh của cuộc đời, là một nhân vật như chúng ta đây, một
nhân vật mà nhìn vào lòng như nhìn thấy ta vậy”
Trong tiểu thuyết hiện đại, nhân vật không đơn thuần là những con
người hành động. Cụ thể hơn, các tác giả không chú tâm mô tả và tường thuật


10

lại đời sống xã hội của một con người mà tập trung tái hiện một thế giới tâm
lý, tâm linh đầy những hồi ức, dằn vặt, ám ảnh. Trong mỗi con người đều tồn
tại nhiều con người khác nhau, thậm chí đối lập nhau của ý thức, của tâm
thức. Trong nhân vật, ý thức không phải lúc nào cũng ở vị trí chủ đạo, tiềm
thức, vô thức có lúc chiếm ưu thế và điều khiển hành vi con người cũng như
mạch chảy của tự sự. Với mỗi mối quan hệ khác nhau với một đối tượng khác
nhau, nhân vật bộc lộ một con người khác, một bình diện khác trong nhân
cách của mình. Bởi vậy khi tiếp xúc với tác phẩm này ta có thể nhìn thấy được
những mơ ước thầm kín, những nỗi sợ hãi dày vò, những bí mật đen tối, hay
những niềm hy vọng, tuyệt vọng không thể giãi bày, những vùng ký ức không
thể nguôi ngoai…
Sự thay đổi trong quan niệm về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân
vật vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của những thay đổi trong cấu trúc trong
tác phẩm tự sự. Cuộc cách mạng về nhân vật bao giờ cũng là cuộc cách mạng
tác động trực tiếp nhất đến cảm quan và tiếp nhận của độc giả nói chung. Các
nhà tiểu thuyết ngày càng thay đổi cách nhìn về phạm trù nhân vật trong các

tác phẩm của chính họ. Vì thế, vai trò của nhân vật ngày càng được đề cao,
cách nhìn về nhân vật cũng thoáng hơn, cách nhìn về nó cũng thoáng hơn các
quan niệm truyền thống.
Đó là quan niệm chung về nhân vật trong tiểu thuyết. Đi riêng vào thể
loại tiểu thuyết phiêu lưu, có thể thấy rằng: Tiểu thuyết phiêu lưu là loại tiểu
thuyết kể về những chuyện phiêu lưu, những cuộc tìm kiếm, khám phá ly kỳ,
mạo hiểm, cho nên việc xây dựng nhân vật phải gắn với các sự kiện ly kỳ, các
tình huống đặc sắc. Do đó người viết phải làm sao đó để thế giới nội tâm và
tính cách của nhân vật được bộc lộ rõ nét nhất.
Có thể nói: Một cuốn tiểu thuyết thành công, thực chất là thành công
của việc tổ chức, xây dựng nhân vật và tính cách điển hình. Mỗi nhân vật đều


11

gắn với những vấn đề mà nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm. Với mỗi nhà
văn, nhân vật là đứa con tinh thần được thai nghén, nuôi dưỡng trong suốt quá
trình sáng tác. Nó giúp nhà văn toát lên tư tưởng chủ đề của mình.
1.2. Jon Krakauer – Một nhà văn hiện đại tài ba
Jon krakauer sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954. Ông là một nhà văn, một
nhà báo đồng thời cũng là một nhà leo núi cự phách.
Các tác phẩm của ông phần lớn đều liên quan đến các hoạt động leo núi
khám phá thiên nhiên hoang dã đầy mạo hiểm khó khăn. Tác phẩm Tìm trong
hoang dã là một minh chứng điển hình. Thông qua sự thật về cái chết của
Christopher Johnson McCandless, Jon Krakauer đã đầu tư không ít thời gian
và sức lực để đưa những cuộc phiêu lưu mạo hiểm ngoài cuộc sống lên trang
sách: “Tôi đã bị các chi tiết về việc chàng trai chết đói và những điều mơ hồ mối quan hệ song song đáng lo ngại giữa cậu và những sự kiện trong cuộc
sống của riêng tôi - ám ảnh. Không muốn để trường hợp của McCandless trôi
qua một cách vô nghĩa, tôi dành lại hơn một năm vòng lại con đường vòng
vèo đã dẫn đến cái chết của cậu ở rừng cây bụi Alaska, theo đuổi các chi tiết

trong chuyến hành trình của cậu với một niềm hứng thú như đã trở thành ám
ảnh” [6, tr.8].
Sự nỗ lực cộng với vốn thực tế và tài năng dẫn chuyện của mình, Jon
Krakauer đã làm cho độc giả mê hoặc không thể bỏ dở chừng.
Có thể thấy rằng với những thành công về mặt nội dung và nghệ thuật
Jon Krakauer xứng đáng là nhà văn hiện đại tài ba.


12

1.3. Thiên nhiên và số phận con người trong tiểu thuyết Tìm trong
hoang dã
Thiên nhiên là một trong những chủ đề quen thuộc trong văn chương
nghệ thuật. Thiên nhiên được coi là người bạn thủy chung nhất đồng hành
cùng con người những lúc vui cũng như buồn. Bởi vậy, trong văn học nó giữ
vai trò quan trọng trong việc bộc lộ tâm hồn và tính cách nhân vật cũng như
thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Đó chính là nơi con người khao khát
tìm về để có thể được sống sâu, sống thực cuộc đời mình, bởi vì mỗi dáng
hình, mỗi đặc điểm của thiên nhiên đều có khả năng chạm thấu từng tế bào
của trí nhớ và đánh thức tâm hồn con người nhiều điều tưởng chừng như đã
quên trong đời.
Dưới ngòi bút của Jon Krakauer, thiên nhiên luôn mang những nét đặc
trưng không lẫn vào ai được. Bước vào thế giới đầy màu sắc của thiên nhiên
Alaska, chúng ta không thể không ngỡ ngàng trước cảnh đẹp của vùng đất
này. Vốn được mệnh danh là xứ sở không ưa vận động, với những miền hoang
vu trải dài mênh mông, những cánh rừng rậm mịt mù tuyết rơi và gió hú,
những con đường mòn khúc khuỷu, những con sông đóng băng đầy vẻ huyền
bí… nên từ xưa thiên nhiên Bắc Mỹ đã trở thành nguồn cảm hứng cho các nhà
văn như Jack London (Tiếng gọi nơi hoang dã), Mark Twain (Những cuộc
phiêu lưu của Huckleberry Finn). Sang thời kỳ văn học hiện đại, nhà văn Jon

Krakauer đã miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên này với tính chất hoang sơ,
hung dữ đến tàn khốc, và ông lồng vào đó là cuộc đấu tranh giữa con người và
thiên nhiên. Trong thiên nhiên đó, con người luôn muốn tắm mình vào đó để
thể hiện bản ngã của chính mình:
“Thiên nhiên hoang dã hấp dẫn những người đã chán ngán hay ghét bỏ
người khác và công việc của mình. Nó không chỉ mời gọi người ta trốn thoát
khỏi xã hội mà còn là miền đất lý tưởng cho các cá nhân lãng mạn thực hành


13

thứ tôn giáo được tạo nên từ chính tâm hồn họ. Khung cảnh tĩnh mịch hay
hoàn toàn tự do của thiên nhiên hoang dã đã tạo ra một môi trường hoàn hảo
cho nỗi sầu muộn hay niềm hân hoan” [6, tr.256]. Và đúng như vậy! Thiên
nhiên giúp ta khám phá ra những đức tính tốt đẹp của con người. Khung cảnh
hoang sơ như tiếp thêm nguồn sức mạnh và trí lực cho họ. Môi trường khắc
nghiệt của thiên nhiên như thể hiện rằng: Thiên nhiên càng bí hiểm, càng
hung bạo bao nhiêu thì con người càng dũng mãnh và càng muốn khám phá
bấy nhiêu. Thiên nhiên xuất hiện với tư cách là một nhân vật đặc biệt để thử
thách và chinh phục con người. Chris là minh chứng cho điều đó. Khi Chris
cảm thấy tất cả những con người hối hả chạy theo đồng tiền, tất cả đều quá ư
tẻ nhạt và trống rỗng… Anh đã ra đi và tìm được niềm vui trong chốn này.
Anh thích ngồi trên yên ngựa hơn là đi xe điện, thích bầu trời sao lấp lánh hơn
là mái nhà, thích con đường gập ghềnh và khúc khuỷu dẫn đến một nơi nào đó
chưa từng biết đến trên xa lộ được trải nhựa nào…Dù thiên nhiên không ủng
hộ, giá lạnh kéo dài tất cả cuộc hành trình nhưng Bắc Mỹ được coi là khung
cảnh tuyệt vời để Chis bộc lộ tính cách và phẩm chất của mình. Trên cái nền
tuyết trắng vĩnh cửu im lặng kia, con người phải đối chọi với từng giờ, từng
phút với cái khắc nghiệt của thiên nhiên. Hay nói khác hơn: Con người phải
chống trả lại nó để duy trì dòng máu chảy trong huyết quản. Thiên nhiên khắc

nghiệt nhưng con người không bao giờ thoái chí. Họ kiên nhẫn khắc phục
những khó khăn mà thiên nhiên gây ra. Họ vẫn đi, vẫn đối mặt với sự trơ lỳ
bất khả kháng của băng tuyết.
Thiên nhiên hoang sơ và huyền bí còn có những sinh vật đặc trưng kích
thích trí tò mò của con người. Đó là những bụi cây sam, là cây gấu túc, là
những bụi cỏ khô cằn trên sa mạc, những cây quản sủi mọc tràn lan trên
những con đường mòn… Tất cả đều mang vẻ đẹp rất riêng của vùng đất Bắc
Mỹ. Nó như đưa ta thoát khỏi thế giới phồn hoa đô thị của một nước công


14

nghiệp. Mặt khác, phải chăng không khí lạnh lùng, thiếu hơi thở của cuộc
sống còn là biểu tượng của một thế giới khắc nghiệt, vô cảm. Trong đó để tồn
tại thì con người phải có sự am hiểu, sự trải nghiệm sâu sắc và phải có bạn
đồng hành. Sự cố chấp và thiếu hiểu biết sẽ dẫn con người vào trạng thái cô
đơn và chuốc lấy những bi kịch đau đớn.


15

Chương Hai: Hành trình đi tìm lý tưởng của Christopher Johnson
McCandless trong tiểu thuyết Tìm trong hoang dã
2.1. Câu chuyện về một vận động viên trẻ tài năng
Tìm trong hoang dã xoay quanh nhân vật Christopher Johnson
McCanless. Anh sinh ngày 12 tháng 02 năm 1968, ở một vùng ngoại ô giàu có
thuộc thủ đô Washington D.C. Là một sinh viên người Mỹ rất thông minh và
có nhiều tài năng thiên bẩm. Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp trung
thượng lưu tương đối có điều kiện. Cha là một kỹ sư không gian vũ trụ xuất
chúng – người thiết kế ra hệ thống rađa tiên tiến cho các con tàu con thoi vũ

trụ và các dự án cấp cao khác. Ông Walt khởi nghiệp kinh doanh, khai trương
một hãng thông tấn có quy mô nhỏ và làm ăn ngày càng phát đạt. Người cộng
sự của ông trong việc kinh doanh là mẹ của Chris - bà Billie. Gia đình mở
rộng của Chris có tất cả 08 người con trong đó có một người là em gái ruột
của anh, còn lại là con của Walt trong cuộc hôn nhân đầu.
Sinh ra trong một gia đình danh giá như thế, Chris có điều kiện để học
hành và anh đã không phụ công của cha mẹ. Anh luôn nỗ lực có gắng trong
mọi hoạt động của mình và đạt kết quả vô cùng mỹ mãn. Trí thông minh và tài
năng thiên bẩm của anh được biểu hiện ngay từ nhỏ: “Năm lớp ba, sau khi
nhận được điểm cao trong kỳ kiểm tra trình độ, Chris được xếp vào học
chương trình nâng cao giành cho học sinh tài năng” [6, tr.179]. Lứa tuổi này là
tuổi ăn, tuổi ngủ, tuổi của sự vô lo, ngây thơ, chưa ý thức được gì, đặc biệt là
trong chuyện học hành. Thế nhưng Chris lại tạo nên bước đột phá lớn trong
tuổi thơ của mình, giành được vị trí hiếm có mà không phải ai cũng làm được.
Những năm còn lại, Chris luôn giành được thành tích cao trong hầu hết các
lĩnh vực mà anh quan tâm. Về chuyện học hành, anh mang về rất nhiều điểm
A mà không phải nhọc công: “Chris mang về nhà rất nhiều điểm tốt. Cậu ấy
không dính vào rắc rối, luôn đạt thành tích cao và đáp ứng được kỳ vọng của


16

cha mẹ, không ai có thể phàn nàn một điều gì. Điểm số ở trường của cậu thật
hoàn hảo. Cậu bắt đầu viết báo cho tờ báo ở trường” [6, tr.192]. Điều này
không phải là đơn giản đối với một ai. Bởi chương trình học gồm rất nhiều
môn, nó có thể nằm trong sở trường và cũng có thể là thuộc sở đoản của mỗi
người. Hầu hết là sinh viên ai cũng bị kẹt hoặc bị nợ một vài môn. Vậy mà
Chris thì không, những điểm số thấp lè tè thì anh chưa bao giờ gặp phải. Anh
đã trở thành chàng sinh viên gương mẫu, thành điểm sáng ở trường. “Cậu
khoe với bố: Bố à! Con nghĩ là điểm của con đủ cao để được vào học tại

trường luật Harvard đấy” [6, tr.187].
Không chỉ học giỏi, anh còn dành rất nhiều thời gian cho hoạt động
trong thể dục thể thao, và giành được rất nhiều thành tích. Khi mười tuổi, anh
tham gia cuộc thi điền kinh với quãng đường chạy là mười km, anh đã về đích
thứ sáu mươi chín, vượt lên hơn cả ngàn người lớn tham dự và được chú ý.
Trong những năm ở độ tuổi thiếu niên, anh là một trong những vận động viên
xuất sắc nhất trong vùng. Năm mười hai tuổi, anh luyện tập chạy bộ cùng với
chú chó Buckley…Với thành tích mà Chris đạt được trong học tập ta cứ tưởng
rằng anh sẽ dành tất cả thời gian để lao đầu vào việc học nhưng không! Thời
gian đã được anh chia đều cho mọi hoạt động. Anh vừa học, vừa chơi và gặt
hái được nhiều thành công ở cả mọi lĩnh vực. Sự tích cực trong công tác tập
luyện đã khiến cho Chris giành được nhiều thành tích liên tiếp.
Ở trường trung học, W.T.Woodson – Chris là đội trưởng đội chạy việt
dã, anh sáng tạo ra bài tập có tên là Chiến binh trên những con đường. Anh
dẫn đầu mọi người chạy theo những lộ trình dài, băng qua các cánh đồng, các
công trường xây dựng, qua những nơi mà không ai nghĩ tới. Ngoài ra, Chris
còn được cha mình dạy cho môn Tennis lúc 11 tuổi, lên 15, 16 tuổi thì anh
thường xuyên đánh bại bố. Chris còn tham gia giải đấu vòng loại với một đối
thủ bốn mươi lăm tuổi giàu kinh nghiệm.


17

Học giỏi, say mê thể thao và đồng thời cũng là một người rất giỏi trong
lĩnh vực âm nhạc. Chris biết chơi đàn ghi ta, piano, kèn co Pháp. “Thật là lạ
đối với một thằng bé độ tuổi như nó. Nó thích Tony Bennett. Nó thích hát
những bản nhạc như Tender is the Night. Khi tôi đệm piano cho nó, thằng bé
hát rất hay (Walt nói)” [6, tr.184]. Đây là những thứ rất khó, vừa đòi hỏi năng
khiếu bẩm sinh, vừa cần sự thường xuyên luyện tập. Thế mà Chris đã làm
được. Anh không hề bỏ qua bất cứ thứ gì.

Thật vậy! Trong một cuộn băng video mà Chris tự quay trong thời gian
học đại học, mọi người có thể nghe thấy anh hát Summer by the sea rất ấn
tượng, giọng anh ngân vang như một ca sĩ chuyên nghiệp thực thụ. Do có
năng khiếu chơi kèn co Pháp, khi còn ở tuổi thiếu niên anh đã trở thành thành
viên của giàn nhạc giao hưởng tại trường Đại học Mỹ.
Có thể thấy rằng: Chris là một con người đa tài. Tài năng của anh gắn
liền với mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Đồng thời nó là sự cộng hưởng
của sự kế thừa gen di truyền bẩm sinh và quá trình học hỏi của bản thân anh.
Lớn lên chút nữa, anh bắt đầu có niềm đam mê kinh doanh. Anh thử rất nhiều
công việc và cuối cùng đã thành công: “Khi tám tuổi, anh trồng rau ở phía sau
ngôi nhà ở Annandale rồi mang chúng ra bán cho những người hàng xóm từ
nhà này sang nhà khác. Một chàng trai bé nhỏ dễ thương đang kéo một chiếc
xe chất đầy đậu, cà chua, hạt tiêu tươi… Khi về đến nhà, chiếc xe đã trống
không và anh có cả nắm tiền trong tay” [6, tr.182]. Ai có thể ngờ, một cậu bé
tám tuổi lại có thể nghĩ ra một công việc như vậy. Tám tuổi vừa trở thành một
học sinh giỏi tài năng, vừa biết tận dụng những gì mình có để làm kinh doanh.
Hành động và ý nghĩ của anh khiến tất cả mọi người đều phải nể phục: “Năm
mười hai tuổi in một loạt tờ rơi và bắt đầu nghề phô tô. Nhận và giao hàng
miễn phí. Cậu sử dụng chiếc máy phô tô trong văn phòng của Walt và Billie,


18

trả cho họ vài xu cho mỗi tờ phô tô, tính giá cho khách hàng rẻ hơn hai xu so
với quầy phô tô ở góc phố, nhờ đó cậu kiếm được một chút tiền lời.
Năm 1985, Chris được một nhà thầu khoán xây dựng ở địa phương thuê
để vận động bà con sử dụng dịch vụ đóng ván gỗ lên giàn khung và tu sửa
bếp. Cậu đã thành công ngoài sức tưởng tượng và trở thành một nhân viên
kinh doanh xuất chúng. Trong vài tháng, nửa tá học sinh làm việc dưới quyền
cậu, và cậu đã gửi bảy ngàn đô la vào tài khoản của mình ở ngân hàng. Cậu

dùng một phần số tiền để mua chiếc Datsun vàng. Chris có sở trường kinh
doanh đến nỗi vào mùa xuân năm 1986, khi lễ tốt nghiệp cấp ba của Chris
đến gần, chủ công ty xây dựng gọi cho bố cậu thuyết phục con trai ở lại
Annandale làm việc” [6, tr.194-195]. Rõ ràng Chris rất có khiếu kinh doanh,
khi bước vào nghề phô tô ở độ tuổi niên thiếu, anh đã có cách để thu phục
khách hàng. Anh lấy giá rẻ hơn và làm việc một cách nhiệt tình…Như thế
chắc chắn cửa hàng của anh sẽ thu hút được nhiều khách hàng và lợi nhuận
anh thu được là rất đáng kể.
Vừa kinh doanh bằng sự nỗ lực của lao động chân tay, Chris vừa vận
dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mùa hè năm thứ nhất
đại học, anh làm việc cho công ty của cha mẹ mình, viết phần mềm máy tính.
Đó là chương trình được đánh giá là hoàn hảo mà đến nay ông Walt vẫn còn
sử dụng và bán được rất nhiều bản cho khách hàng.
Tóm lại: Chris là con người thông minh và có nhiều tài năng thiên bẩm.
Mỗi suy nghĩ và hành động của anh đều hướng đến thể hiện cái tôi rất riêng.
Anh học giỏi không phải để được vào đại học, cũng không phải để kiếm một
công việc ổn định. Ngược lại, ngay từ đầu năm cấp 3 ở trường Woodson,
Chris tuyên bố với cha mẹ là anh không có ý định học đại học. Khi Walt và
Billie cho rằng anh cần một tấm bằng đại học để có một sự nghiệp thành công,
Chris trả lời rằng:


19

“Nghề nghiệp là phát minh của thế kỷ XX, nó làm mất đi giá trị của con
người, là một cái nợ chứ không phải là tài sản và rằng anh sẽ sống ổn mà
không cần bất cứ sự nghiệp nào cả”[6, tr.191].
Rồi nữa, anh đam mê thể dục thể thao không phải với mục đích là giành
thành tích mà là muốn đương đầu với thách thức. Các bài tập và cách luyện
tập chính là cách sống của anh: “Chris dẫn đầu đội chạy việt dã và cho mọi

người chạy xa và nhanh đến mức có thể, chạy xuống những con đường lạ lẫm,
khiến mọi người bị lạc. Đó là cách sống của Chris” [6, tr.188]. Chris coi chạy
việt dã như một bài tập rèn luyện tinh thần, gần như một niềm tin tôn giáo:
“Cậu ấy bảo chúng tôi nghĩ về tất cả những tội ác trên thế giới, với tất cả lòng
căm thù, và hãy tưởng tượng chính việc chạy của chúng tôi là để chống lại các
sự việc hắc ám, những rào cản ác nghiệt đã ngăn chúng tôi chạy hết khả năng
của mình. Cậu ta tin rằng, làm bất cứ việc gì tốt hay không cũng chỉ do vấn đề
tinh thần, đơn giản là cần phải khai thác hết năng lượng sẵn có” [6, tr.188].
Với Chris dù sau một cuộc đua tồi hay một chặng thử không đạt, Chris cũng
hết sức nghiêm khắc với bản thân mình. Anh không thích đi theo lối mọi
người đã đi, làm việc trong một hệ thống chờ đến lượt mình.
Rõ ràng tài năng và lòng nhiệt huyết đã chi phối mạnh mẽ và sâu sắc
đến chàng trai trẻ Christopher Johnson McCandless. Anh đã dùng tất cả trí
thông minh và lòng nhiệt huyết của mình để thể hiện cách sống của bản thân.
2.2. Câu chuyện về một chàng trai trẻ đi tìm những trải nghiệm mới
Tốt nghiệp đại học, thay vì đi tìm việc làm như bao người khác, Chris
lại làm một việc vô cùng quái dị - bỏ nhà đi hoang. Đối với anh có một gia
đình thành đạt và giàu có không có nghĩa là hạnh phúc. Khi nhận ra rằng mẹ
mình chỉ là bồ nhí của cha, anh cảm thấy nhàm chán, thất vọng và cất bước ra
đi.


20

Trước chuyến đi của mình, Chris đã đổi tên, tặng toàn bộ số tiền hơn
hai tư ngàn đô la trong tài khoản của mình cho quỹ từ thiện, bỏ lại chiếc ô tô
cùng phần lớn đồ đạc, đốt hết tiền mặt trong ví và sau đó anh bắt đầu tạo dựng
cho mình một cuộc sống mới, anh lang thang qua Bắc Mỹ để kiếm tìm những
trải nghiệm vẹn nguyên và siêu việt.
Về Bắc Mỹ, anh dự kiến tạo dựng một cuộc sống hoàn toàn mới cho

bản thân. Ở đó anh sẽ tự do đắm mình trong những trải nghiệm vô biên, thậm
chí để thể hiện ý muốn rời bỏ cuộc sống trước đây, anh còn chọn cho mình
một cái tên mới. Anh không đáp lời khi được gọi Christopher Johnson
McCandless. Bây giờ anh là Alexander siêu lang thang – người làm chủ số
phận của chính mình. Và thế là anh lao vào cuộc hành trình từ West Virginia
đến Alaska. Đây là một quãng đường xa vời vợi khôn cùng, nếu như bình
thường, người ta chắc chắn sẽ bắt một chuyến máy bay hay một chuyến tàu
siêu tốc dài ngày là có thể tới nơi đó. Còn Chris lại khác. Anh muốn đặt chân
lên mảnh đất hoang sơ bằng chính sức lực của mình. Bắt đầu bằng con số
không: không giấy tờ, không tiền bạc, không ô tô, Chris mải miết đi. Dọc
đường anh nhận làm rất nhiều công việc: từ gặt lúa mì trong nông trại, chạy
bàn cho các quán ăn nhanh, làm việc trong xưởng đồ da để lấy tiền trang trải
kinh phí lang thang, để mua súng ống, đạn dược, thuyền bè, đồ nghề, hoàn
thiện cho khâu chuẩn bị cho một cuộc sống tự do tột cùng nơi Alaska lạnh giá.
Dõi theo từng bước chân của Chris, có thể thấy rằng: Khắp các nơi anh đi qua,
anh đều tìm thấy niềm vui và sự tươi đẹp, anh tìm đủ cách để sống và làm
việc. Anh gặp gỡ và làm quen với nhiều con người cũng giống như anh, cũng
đánh đổi tất cả để lấy một cuộc đời nơi hoang dã, ẩn đằng sau mỗi con người
ấy là những nỗi niềm riêng, những tâm tình mà anh có thể nhìn thấu. Mỗi
bước anh đi là một bài học ý nghĩa mà không phải ai cũng trải nghiệm được.


21

Có thể nói những gì đã trải qua và những gì đã làm được trên con
đường đi tìm lý tưởng đã chứng minh rằng: Với Chris dù công việc có nặng
nhọc nhưng anh đã làm được, thậm chí là làm rất tốt. Nghĩa là anh cũng như
bao người dân lao động bình thường khác. Điều đó thật đáng nể phục và kính
trọng bởi Chris xuất thân trong một gia đình trí thức, từ nhỏ đến giờ anh chưa
bao giờ làm những việc đó, vậy mà lần đầu tiên thử nghiệm anh đã thành

công.
Cuộc hành trình của anh còn trải qua vô số điều không ngờ, không
tưởng. Có nhiều lúc anh chẳng được tiếp xúc với bất kỳ ai trong một thời gian
dài:
“Ngày 16 tháng 01, McCandless bỏ chiếc xuồng kim loại trên một gò cát đầy
cỏ mọc, nằm ở phía Đông Nam làng El. Golfo de Santa clara và bắt đầu đi bộ
lên phía Bắc bãi biển hoang sơ. Cậu không gặp hay nói chuyện với ai trong
vòng 36 ngày liền. Suốt khoảng thời gian đó, cậu chẳng có gì cầm hơi ngoài
2kg gạo và bất cứ sinh vật biển nào mà cậu tóm được” [6.tr.65].
Thật kinh khủng! Vì con người sống là phải có giao tiếp với xã hội,
phải gắn mọi hoạt động của mình vào trong các hoạt động của tập thể. Sống là
phải có giao lưu học hỏi. Vậy mà Chris dã tách khỏi xã hội loài người để tìm
về với bản ngã của riêng mình. Trải nghiệm đó về sau khiến anh nghĩ rằng:
Anh có thể sống sót với khẩu phần đạm bạc tương tự trong rừng cây bụi
Alaska.
Chris đã khám phá thiên nhiên bằng chính bản năng sống của mình,
bằng đôi chân, đôi tay và khối óc. Anh đã tạo được một sức mạnh tinh thần
mạnh mẽ để đi lên trên chính ước vọng của mình. Anh kiếm sống bằng đôi tay
mình chứ không phải bằng đồng tiền của bố mẹ, anh chống chọi với thiên
nhiên bằng sự trau dồi kiến thức, sự học hỏi không ngừng nghỉ: “Một chuyến
lưu lại vài ngày giữa thiên nhiên hoang dã chắc chắn sẽ hướng ta chú ý đến


22

các yếu tố bên ngoài không kém gì các yếu tố bên trong, và không thể sống
tách biệt ở vùng đất này mà không trau dồi vốn hiểu biết tinh tế và mối cảm
xúc mãnh liệt với vùng đất đó và tất cả những phần thuộc về nó” [6, tr.285].
Đây là một cách tiếp cận tự nhiên nhất mà không phải ai cũng có thể và dám
làm.

Với những gì đã trải qua và những gì đã làm được, có thể thấy rằng:
Cuộc đời Chris ngân vang đầy ý nghĩa và mục đích. Nhưng ý nghĩa mà anh
rút ra từ cuộc sống không phải là con đường bằng phẳng, dễ đi mà gập ghềnh,
trắc trở. Anh không tin vào những giá trị mà người ta có thể giành được dễ
dàng. Anh yêu cầu rất cao ở bản thân, kết cục của những yêu cầu đó cao hơn
những gì mà anh đạt được. Chỉ ở giây phút cuối cùng ấy anh mới thấu hiểu
hạnh phúc chỉ có thật khi được san sẻ và anh rơi vào bi kịch. Nhưng trước khi
từ giã cõi đời anh đã kịp nhận giá trị của gia đình, xã hội. Có lẽ trong tấm thân
bệ rạc, nơi rừng hoang âm u, thờ ơ đến tàn nhẫn, anh đã nhớ đến gia đình, đến
người mẹ hiền. Anh đã bị chết trong hoàn cảnh cô lập, không bạn bè, không
người thân. Anh chết trong khi nhận ra rằng: Đôi khi con người ta mong ước
đến nhường nào được thoát khỏi sự ngu ngốc, vô nghĩa lý của những lời hùng
biện của loài người, khỏi tất cả những lời đao to búa lớn đó. Kiếm tìm chốn
náu mình giữa tự nhiên, dường như luôn nín lặng hoặc vào sự lặng lẽ của
những gắng sức nhọc công liên miên, của giấc ngủ ngon, của âm nhạc đích
thực hay của sự thấu hiểu giữa con người với nhau mà cảm xúc không thể
diễn tả bằng lời… “Và vì thế hóa ra chỉ cuộc sống tương tự như cuộc sống của
những người xung quanh chúng ta, cuộc sống mà hòa mình vào ta không thấy
gợn suy nghĩ mới là cuộc sống đích thực, rằng hạnh phúc không được sẻ chia
khi không còn là hạnh phúc nữa…Và đây là điều đáng quan tâm hơn cả, tức
là: Hạnh phúc chỉ là hạnh phúc thực sự khi nó được chia sẻ” [6, tr.305].


23

Vậy là chuyến lang thang Bắc Mỹ không thành công. Nhưng chàng trai
trẻ Christopher Johnson McCandless đã rút ra cho mình nhiều trải nghiệm quý
giá cho cuộc sống. Đó là sự nhận biết về điều kiện cần và đủ để có thể sinh
tồn trong tự nhiên và phát triển toàn diện trong xã hội loài người. Và để nhận
biết được điều đó thì không phải dễ dàng. Nghĩa là con người ta phải tiếp xúc,

đối chọi với thực tế thì mới tìm ra được. Thậm chí để làm được điều đó đôi
khi con người ta phải trả một cái giá khá đắt.
2.3. Câu chuyện về một bi kịch của quá trình đi tìm lý tưởng
Trong một thời gian dài, xã hội phát triển khá nhanh chóng, con người
ta bị cuốn theo vòng xoáy vật chất, bị lừa dối bởi sự hào nhoáng bên ngoài.
Đến khi thực sự tỉnh họ sẽ không thoát khỏi hoang mang tột độ, bản thân mỗi
người đều không tìm được chỗ đứng cho mình. Trong hoàn cảnh đó chắc hẳn
mỗi người chúng ta, ai cũng có cách cho riêng mình. Có người thì tìm một ai
đó để tâm sự, người thì tìm một góc khuất nào đó để “cấu xé” với cái gọi là
“tâm trạng” ấy, hay ngủ vùi để mong dìm chết chúng trong bóng tối. Còn
Chris trong tiểu thuyết Tìm trong hoang dã thì sao? Cách mà anh chọn đó là gì
và liệu cách làm đó có hiệu nghiệm hay không?
“Chris đã sinh nhầm thế kỷ, xã hội ngày nay không thể đáp ứng nỗi
khao khát tự do và phiêu lưu tới mức như cậu ấy muốn” [6, tr.81]. Vì thế anh
muốn đi tìm niềm vui cho chính mình – Tìm lại mục đích và lí tưởng mà anh
cho là lớn lao và ý nghĩa nhất.
Sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng Chris cảm thấy không hạnh
phúc mà còn thấy bị tổn thương, khó có thể dung hòa được với gia đình.
Những lời nói, những tình cảm giả tạo và những hành động như đóng kịch
khiến anh phát ngán cái thế giới ấy. Không bằng lòng với thực tại, Chris đã
tìm về với thiên nhiên hoang dã. Thế là bao giông tố khó khăn của dòng đời
không thể ngăn nổi bước chân anh.


24

Tháng 5 năm1990, chàng trai 22 tuổi bắt đầu cất bước khởi điểm cho
chuyến đi của mình. Gia đình, cha mẹ, bạn bè không ai biết anh đang nghĩ gì
trong đầu khi tuyên bố một câu là mình sắp đi xa một thời gian. Mà quả thật,
khoảng cuối tháng 6, từ nhà trọ học ở Atlanta, anh đi đâu mất biệt với chiếc xe

củ mèm. Anh không còn thích đời sống văn minh, đầy tiện nghi, thừa thãi.
Anh khao khát một cuộc đời mới, một mình, hoàn toàn tự do, không gò bó,
không luật lệ, để có thể tiếp nhận những kinh nghiệm mới mẽ thuần chất nhất
trong thiên nhiên. Đoạn tuyệt cuộc đời đã qua gắn liền với tên Chris
McCandless, anh lặng lẽ đặt cho mình một tên mới rồi đi lang thang khắp đó
đây.
Dự kiến lái xe về hướng Tây rời Atlan để tạo lập một cuộc sống mới
cho bản thân. Với cuộc sống đó anh sẽ tự do đắm mình trong những trải
nghiệm vô biên và trở thành một chàng trai Siêu lang thang. Anh dừng chân
cắm lều gần hồ Mead. Thế rồi, một trận mưa như thác đổ làm xe anh bị chết
máy. Anh không kêu cứu sợ lộ tung tích nên phải bỏ xe. Thay vì lo âu, anh đã
thấy trận nước lũ vừa qua như là một dịp để anh trút gánh nặng bên đường.
Anh tước bảng số xe, chôn dấu khẩu súng săn nai và một số đồ mà anh sẽ lấy
lại sau này. Rồi bao nhiêu tiền còn lại trong túi 123 đô la, anh đánh que diêm
đốt thành tro khói. Sở dĩ người ta biết được nhiều chi tiết trong chuyến du
hành là nhờ anh đã ghi lại trong nhật ký và chụp hình mà một số được gởi lại
nơi người quen trên đường phiêu bạt cất giữ. Thế rồi anh tự tạo cho mình một
cuộc đời mới, đi lang thang dần lên hướng Bắc, khi cần thì xin quá giang xe
trên đường lộ, nhảy lên xe lửa chở hàng, chịu làm thuê làm mướn để kiếm
sống qua ngày như một người cùng đinh trong xã hội. Với tên mới, anh đã đi
qua nhiều nơi, lãnh hội biết bao kinh nghiệm sống và thử thách trong thiên
nhiên, làm quen với một số người địa phương và rất được yêu mến. Mỗi nơi
qua là một thử thách lớn trong đời. Anh trải qua nhiều công việc khác nhau và


25

tiếp xúc với nhiều người khác nhau. Đã nhiều lúc anh tìm thấy sự đồng cảm
của họ nhưng cũng không ít lần anh cảm thấy cô đơn, tuyệt vọng: “Em cảm
thấy mình không thuộc về thế giới này, em khao khát sự đồng hành của con

người nhưng hiếm có một ai có thể sẻ chia những điều vô cùng ý nghĩa đối
với bản thân em, tới mức em phải kìm nén cảm xúc” [Trích thư gửi anh trai].
Đúng như vậy, những người đó thực sự yêu mến anh nhưng chưa bao giờ anh
chia sẻ hết tâm sự ẩn náu trong mình. Ngay cả tên thật, địa chỉ gia đình, và
nguyên nhân tìm về chốn hoang dã, Chris cũng chưa hề hé lộ với ai nửa lời.
Anh chấp nhận quên hết chuyện đời tư để dành trọn lòng mình cho thiên
nhiên.
Chris đi lang thang khắp miền Tây trong suốt hai tháng tiếp đó, bị cảnh
quan nhiều tầng bậc và đầy sức hút làm cho mê đắm, phấn khích trước những
va chạm nhỏ, thưởng thức hương vị được bầu bạn liên tục mà anh gặp dọc
đường. Phó mặc cuộc sống của mình cho số phận đưa đẩy. “Chàng tự do,
hạnh phúc và rất gần với trái tim nguyên sơ của sự sống. Chàng cô độc, trẻ
trung, cuồng nhiệt, ngang ngạnh, một mình trơ trọi giữa một vùng thiên nhiên
hoang dại, giữa một vùng nước lợ, giữa mùa sò biển và ánh mặt trời xám che
phủ” [6, tr.57]. Chính thiên nhiên đã làm nỗi ước ao da diết thêm phần mãnh
liệt hơn.
Rồi anh cứ đi và trải qua biết bao lần bị lạc, biết bao lần thất vọng…
Khi đến đập hồ Morlos, dòng sông chuyển hướng, Chris bị lạc liên tục: “Tất
cả mọi hy vọng đều sụp đổ, con kênh không dẫn ra biển mà mất dần trong một
đầm lầy mênh mông. Chris hết sức thất vọng. Càng lúc càng không biết mình
nên đặt thuyền ở đâu giữa chốn lau sậy và kéo nó ra bên ngoài” [6, tr.63]. Các
ngày sau anh tiếp tục cuộc hành trình về biển. Càng lúc càng thấy bối rối quẩn
quanh. Qua một thời gian vất vả, Chris đã đến được nơi cần đến. Lúc này tâm
trạng anh trầm tư hơn. Khi về phía Nam được một đoạn, anh gặp bão ở trên


×