BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN CÔNG HIỆP
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN TRÊN NỀN GIS
PHỤC VỤ QUY HOẠCH CÂY CÔNG NGHIỆP
TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Hệ thống thông tin
Mã số: 60.48.01.04
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HỆ THỐNG THÔNG TIN
Đà Nẵng - Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: P
un
n
Phản biện 1: PGS. TSKH. Trần Quốc Chiến
Phản biện 2: PGS. TS. Lê Mạnh Thạnh
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 07
tháng 01 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng;
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và hậu công
nghiệp hiện nay, ngoài hai ngành công nghiệp và dịch vụ, ngành
nông nghiệp vẫn giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Với việc hình
thành các vùng chuyên canh, sản xuất gắn với công nghiệp chế biến,
nền nông nghiệp thế giới ngày càng mang tính chất sản xuất hàng
hóa cao. Trong thị trường xuất nhập khẩu nông sản sôi động hiện
nay, các mặt hàng cây công nghiệp chiếm thị phần lớn.
Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về nông nghiệp và lâm
nghiệp. Đất đỏ bazan và khí hậu cận xích đạo rất phù hợp với việc
trồng các cây công nghiệp lâu năm. Đất bazan ở Tây Nguyên có tầng
phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với
những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông
trường và vùng chuyên canh quy mô lớn. Bên cạnh các nông trường
quốc doanh trồng tập trung, ở Tây Nguyên hiện nay còn phát triển
rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu,….
Gia Lai là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên trên độ
cao trung bình 700- 800 mét so với mực nước biển, với diện tích
15.536,92 km². Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc
phát triển nhiều loại cây công nghiệp, chăn nuôi và kinh doanh tổng
hợp nông-lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất cây công
nghiệp ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đòi hỏi nhiều
giải pháp, trong đó phải kể đến: hoàn thiện quy hoạch các vùng
chuyên canh cây công nghiệp; mở rộng diện tích cây công nghiệp có
kế hoạch và có cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát
2
triển thủy lợi; đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, để vừa hạn chế
những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin
phục vụ quy hoạch cây công nghiệp tại tỉnh Gia Lai.
Với sự phát triển công nghệ, hệ thống thông tin địa lý GIS
(Geographic Information System) ra đời, là một hệ thống được sử
dụng thu thập, xử lý, phân tích và truy xuất dữ liệu thông tin địa lý
để hỗ trợ ra quyết định cho các công tác qui hoạch, quản lý, dự báo
cho các ngành nghề khác nhau.
Từ yêu cầu cấp thiết trên, với sự hướng dẫn của thầy
PGS.TS. Võ Trung Hùng. Tôi chọn hướng nghiên cứu và thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin trên nền GIS
phục vụ quy hoạch cây công nghiệp tỉnh Gia Lai”
2. Mục tiêu
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu công nghệ WebGIS và ứng
dụng xây dựng hệ thống thông tin bản đồ về cây công nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, từ đó có những giải pháp quản
lý quy hoạch các loại cây công nghiệp.
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm: Các công cụ hỗ trợ
xây dựng hệ thống GIS; Dữ liệu về điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng
của cây công nghiệp; Bản đồ tích cực thông tin quy hoạch cây công
nghiệp tại tỉnh Gia Lai; Một số bài báo và đề tài của các khóa trước.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu dữ liệu cây công
nghiệp và bản đồ hành chính trong phạm vi tỉnh Gia Lai giới hạn dữ
liệu đến 2015.
3
4 Phƣơn pháp n hiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng một số phương
pháp như sau: Phương pháp tài liệu: Tiến hành thu thập tài liệu, tiếp
cận nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở dữ liệu địa lý, hệ thống thông tin
địa lý (GIS), phần mềm phát triển các ứng dụng GIS (GeoServer);
Phương pháp bản đồ: thành lập một số bản đồ chiết suất từ bộ cơ sở
dữ liệu được thành lập.
5 Ý n hĩa khoa học và thực tiễn
Về khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây
dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý phục vụ
phát quy hoạch cây công nghiệp.
Về thực tiễn: Đề tài góp phần xây dựng một Website để tiện
cho việc tra cứu, tìm kiếm thông tin quy hoạch vùng trồng cây công
nghiệp.
6. Bố cục luận văn
áo cáo của luận văn được tổ chức thành 3 chương chính:
Chương 1. Nghiên cứu tổng quan
Chương 2. Phân tích và thiết kế hệ thống
Chương 3. Phân tích ứng dụng
4
C ƢƠN
1.1.
ỔN
N
IỆP
QUAN
1:
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
Ề QUẢN LÝ QUY
OẠC
CÂY CÔN
1.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Gia Lai
Đặc điểm
Vị trí địa lý
Đất đai - Khí hậu
1.1.2. Nông lâm nghiệp
1.1.3. Quản lý quy hoạch cây công nghiệp
a. Thực trạng phát triển cây công nghiệp
b. Giải pháp quản lý quy hoạch cây công nghiệp
1.2. TỔN
QUAN Ề GIS
1.2.1. Khái niệm
GIS được hình thành từ các ngành khoa học: Địa lý, Bản đồ,
Tin học và Toán học. Chỉ đến những năm 80 thì GIS mới có thể phát
huy hết khả năng của mình do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
phần cứng và phần mềm GIS. Bắt đầu từ thập niên 80, GIS đã trở
nên phổ biến trong các lĩnh vực thương mại, khoa học và quản lý [2].
Chúng ta có thể gặp nhiều cách định nghĩa về GIS, ví dụ:
- GIS là một tập hợp của các phần cứng, phần mềm máy tính
cùng với các thông tin địa lý mô tả không gian. Tập hợp này được
thiết kế để có thể thu thập, lưu trữ, cập nhật, thao tác, phân tích, thể
hiện tất cả các hình thức thông tin mang tính không gian [1].
- GIS là một hệ thống máy tính có khả năng lưu trữ và sử dụng
dữ liệu mô tả các vị trí trên bề mặt trái đất.
- Một hệ thống được gọi là GIS nếu nó có các công cụ hỗ trợ
cho việc thao tác với dữ liệu không gian.
5
- Cơ sở dữ liệu GIS là sự tổng hợp có cấu trúc các dữ liệu số
hóa không gian và phi không gian về các đối tượng bản đồ, mối liên
hệ giữa các đối tượng không gian và các tính chất của một vùng của
đối tượng [1][2].
Tóm lại, hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống phần mềm
máy tính được sử dụng trong việc vẽ bản đồ, phân tích các vật thể,
hiện tượng tồn tại trên trái đất. Công nghệ GIS tổng hợp các chức
năng chung về quản lý dữ liệu như hỏi đáp và phân tích thống kê với
sự thể hiện trực quan và phân tích các vật thể hiện tượng không gian
trong bản đồ. Sự khác biệt giữa GIS và các hệ thống thông tin thông
thường là tính ứng dụng của nó rất rộng trong việc giải thích hiện
tượng, dự báo và quy hoạch chiến lược.
1.2.2. Mô hình công nghệ
Cách khái quát có thể hiểu công nghệ GIS như là một quá
trình sau [1]:
Hình 1.2. Mô hình công nghệ GIS
- Dữ liệu vào.
- Quản lý dữ liệu.
- Xử lý dữ liệu.
- Phân tích và mô hình.
- Dữ liệu ra.
6
1.2.3. Các thành phần của GIS
GIS được kết hợp bởi 5 thành phần chính [1]: Con người, phần
cứng, phần mềm, dữ liệu và phương pháp phân tích được mô tả trong
hình
1.2.4. Một số ứng dụng của GIS
1.3. WEBGIS
1.3.1. Giới thiệu về Webgis
a. Định nghĩa
Cho đến nay, người ta đã đưa ra một số định nghĩa về
W
GIS, cụ thể:
- WebGIS là một hệ thống phức tạp cung cấp truy cập trên
mạng với những chức năng như là copy hình ảnh, lưu trữ, hợp nhất
dữ liệu, điều khiển và thao tác với dữ liệu, phân tích và hiển thị dữ
liệu không gian (theo Harder 1998) [11].
- WebGIS là hệ thống thông tin địa lý được phân bố thông qua
hệ thống mạng máy tính phục vụ cho việc thống nhất, phổ biến, giao
tiếp với các thông tin địa lý được hiển thị trên World Wide Web
(Edward,2000,URL) [12].
b. S
hoạt
ng c a
Hình 1.4. S
GIS
hoạt
ng c a
GIS
7
1.3.2. Phân loại WebGIS
a. Phân loại th o i n tr c
b. Phân loại th o
thu t
c. Phân loại th o ịch vụ
1.3.3. Các chiến lƣợc phát triển
Nhờ những khả năng phân tích và xử lý đa dạng, kỹ thuật
WebGIS hiện nay được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực,
được xem là công cụ hỗ trợ quyết định. Trong đó ứng dụng quản lý
tài nguyên thiên nhiên và môi trường là không giới hạn.
8
C ƢƠN
2: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. MÔ Ả BÀI OÁN
2.1.1. Mục đích của đề tài
Với bài toán phát triển hệ thống WEB - GIS về cây công
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, từ đó có những
giải pháp quản lý quy hoạch các loại cây công nghiệp mà đề tài
nghiên cứu thì dữ liệu đầu vào bao gồm có bản đồ nền tỉnh Gia Lai
và dữ liệu về thông tin các loại cây công nghiệp tại tỉnh Gia Lai. Đầu
ra là thông tin quản lý bản đồ cây công nghiệp tỉnh Gia Lai. Đề tài
chọn giải pháp đề tài sẽ sử dụng là hệ GIS thương mại, trên cơ sở các
công cụ có sẵn sau đó phát triển bổ sung mô đun chương trình.
2.1.2. Chức năn của ứn dụn
Hệ thống cho phép người sử dụng thao tác trên bản đồ và tìm
kiếm thông tin về các vùng quy hoạch cây trồng. Việc tích hợp công
nghệ GIS để xây dựng ứng dụng cho ra kết quả tìm kiếm chính xác
và mang tính trực quan đối với người dùng
Người dùng có thể xem chi tiết thông tin về các xã trên địa bàn
như: thông tin giới thiệu, hình ảnh và video về cây trồng,, để tìm
kiếm xã đó, người dùng chỉ cần kích chuột vào tên xã thích hợp trên
hệ thống để hiển thị vị trí của xã đó trên bản đồ, đồng thời cho biết
các loại cây trồng phù hợp với quy hoạch tại địa phương đó.
Bản đồ có các chức năng chính như: phóng to, thu nhỏ, kéo
thả bản đồ, hiện thị thông tin một địa danh.
9
Hình 2.2. Mô hình hóa các chức năng
2.2. P ÂN ÍC
IẾ KẾ
Ệ
ỐN
2.2.1. Yêu cầu chức năn
Xuất phát từ mục đích và yêu cầu đặt ra là xây dựng CSDL
quản lý và khai thác thông tin phục vụ cho quy hoạch cây công
nghiệp tại tỉnh Gia Lai, sau khi tiến hành khảo sát sơ bộ và khảo sát
chi tiết hệ thống thực, luận văn rút ra được các yêu cầu cụ thể của
ứng dụng phải đảm bảo thực hiện được các chức năng sau:
- Chức năng quản trị hệ thống: quản trị người dùng, phân
quyền hệ thống.
- Quản lý dữ liệu: Xem và chỉnh sửa dữ liệu đầu vào;
- Tìm kiếm dữ liệu: Hiển thị thông tin thuộc tính đối tượng,
tìm kiếm đối tượng vùng: loại cây trồng;
- Hiển thị toàn bộ tất cả các lớp bản đồ.
- Hiển thị các lớp bản đồ theo tùy chọn.
- Thay đổi tỉ lệ hiển thị bản đồ(phóng to, thu nhỏ).
- Di chuyển khu vực hiển thị.
10
- Hiển thị thông tin về đối tượng cụ thể.
- Đo khoảng cách bản đồ
- Thực hiện việc tìm kiếm các dữ liệu phù hợp với yêu cầu.
- Chỉnh sửa đối tượng sẵn có thông tin về màu sắc thông qua 1
chuẩn bản đồ.
- Hiển thị multimedia (video clip, file hình ảnh, … khi click
vào link trong bảng thuộc tính)
- Sửa xóa, cập nhật thông tin ngay trên dữ liệu nền (thêm, sửa,
xóa thông tin về cây công nghiệp, …)
2.2.2. Xây dựn mô hình Use Case
a. Xác ịnh Actor (Tác nhân) và Use Case (Ca sử ụng)
Actor:
- Người dùng (User): Tra cứu, tìm kiếm và xem thông tin.
- Quản trị (Admin): có vai trò như User ngoài ra còn có vai
trò nhập liệu, chỉnh lý các biến động và phát triển hệ
thống.
Use Case:
- Duyệt bản đồ
- Phóng to, thu nhỏ, di chuyển bản đồ
- Chọn lớp thông tin hiển thị
- Đo khoảng cách
- Tính khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ
- Hiển thị multimedia
- Tìm kiếm thông tin các cây công nghiệp trên bản đồ
- Sửa xóa, cập nhật thông tin ngay trên dữ liệu nền
- Quản trị hệ thống
11
b. Đặc tả Use Case
Mô hình Use Case
Sau khi xác định các tác nhân và các ca sử dụng, luận văn tiến
hành xây dựng mô hình cho hệ thống như sau:
Đặc tả Use Case
Ca sử dụng: Di chuyển bản đồ
Tác nhân kích hoạt: Người dùng, Quản trị
Mô tả: Use Case này mô tả cách thức người dùng di chuyển
bản đồ để xem vùng không gian khác trên bản đồ.
Ca sử dụng: Phóng to, thu nhỏ bản đồ
Tác nhân kích hoạt: Người dùng, Quản trị
Mô tả: Use Case này mô tả cách thức người dùng phóng to
hay thu nhỏ bản đồ hiển thị.
Ca sử dụng: Tính khoảng cách
Tác nhân kích hoạt: Người dùng, Quản trị
Mô tả: Use Case này mô tả cách người dùng muốn tính
khoảng cách trên bản đồ.
Ca sử dụng: Tùy chọn lớp thông tin hiển thị
Tác nhân kích hoạt: Người dùng, Quản trị
Mô tả: Use Case này mô tả cách người dùng chọn lớp thông
tin hiển thị trong bản đồ.
Ca sử dụng: Truy vấn thông tin bản đồ
Tác nhân kích hoạt: Người dùng, Quản trị
Mô tả: Use Case này mô tả cách người dùng tìm kiếm thông
tin trên bản đồ. .
Ca sử dụng: Quản trị hệ thống
Tác nhân kích hoạt: Quản trị
12
Mô tả: Use Case này mô tả cách người dùng thêm, sửa, xóa và
phân quyền Người dùng.
2.3. ĐỀ XUẤ
IẢI P ÁP
2.3.1. Mô hình vật lý của hệ thốn
Mô hình vật lý của hệ thống được mô tả ở hình 2.4. CSDL cây
công nghiệp tỉnh Gia Lai sẽ là thành phần chính trong hệ thống
CSDL phân tán của toàn tỉnh để lưu các dữ liệu thuộc các địa
phương của tỉnh.
2.3.2. Mô hình lo ic của hệ thốn
Mô hình lôgic của hệ thống là mô hình dạng Client-Server.
Người dùng có thể sử dụng các thiết bị đóng vai trò client, có thể là
máy bàn, laptop, hay cả các thiết bị cầm tay như mobile có cấu hình
tốt, để truy cập vào hệ thống tra cứu và xem thông tin.
WebGIS phục vụ công tác quy hoạch cây công nghiệp nhằm
đến người dùng là những người truy cập web bình thường, không đòi
hỏi có kiến thức nhiều về lĩnh vực GIS. Vì thế, hệ thống được xây
dựng dựa trên kiến trúc Client-Server. Chiến lược phát triển theo
hướng phía Server được chọn để giảm thiểu các chức năng phân tích cho
người dùng.
Phía Client: chi trình duyệt web có chức năng hiển thị, gửi
yêu cầu đến WebServer và nhận kết quả trả về từ WebServer để hiển
thị.
Phía Server:
bao gồm các thành phần WebServer,
Application Server, WFS Server và Data Server.
2.3.3. Kiến t úc hệ thốn
Hệ thống được thiết kế với 3 tầng khác nhau như sau:
Công nghệ GIS trên nền web phục vụ quy hoạch cây công
nghiệp nhắm đến người sử dụng là những người truy cập web bình
13
thường, không đòi hỏi có kiến thức nhiều về lĩnh vực GIS. Vì thế,
hệ thống được xây dựng dựa trên kiến trúc Client – Server.
- Tầng client: được xây dựng bằng Javascirpt, HTML và
DHTML, thực hiện nhiệm vụ xử l ý các thao tác, lưu trữ thông tin
ứng với từng người sử dụng, đảm nhận vai trò trung gian, truyền
nhận dữ liệu, giữa người sử dụng với web server.
- Tầng ứng dụng: chia làm 2 thành phần: WebForm và
MapServer. Cả 2 đều được phát triển dựa trên công nghệ .NET
(ASP.NET và VB.NET).
- Tầng cơ sở dữ liệu: đóng vai trò trung gian giữa tầng ứng dụng
với cơ sở dữ liệu.
2.3.4.
ệ thốn phần mềm
Để giải quyết bài toán, luận văn nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ OpenGIS.
Chuẩn mở của OpenGIS là một Web Map Server, tên gọi của
nó đã thể hiện nó là một ứng dụng server cung cấp bản đồ trên Web.
Sau đây là hình minh họa:
2.3.5. Cơ chế hoạt độn của hệ thốn
a) Web Map Server
b) Web Map Client
c) C ch hoạt
ng
14
C ƢƠN
3: XÂY DỰNG ỨNG DỤNG VÀ THỬ NGHIỆM
3.1. XÂY DỰN
3.1.1.
ỨN
DỤN
ổ chức nội dung website
Căn cứ trên các yêu cầu của ứng dụng và phân tích các Use
Case, phần mềm bao gồm các chức năng được tổ chức như sau:
Hình 3.1. Mô hình tổng thể hệ thống
3.1.2. Xây dựn cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu GIS thường bao gồm các lớp dữ liệu, trong mỗi
lớp dữ liệu bao gồm dữ liệu không gian và thuộc tính. Cơ sở dữ liệu
phục vụ quy hoạch cây công nghiệp sẽ có cấu trúc dữ liệu như sau:
các lớp không gian và thuần thuộc tính sau:
15
fgregre
gregrverv
CSDL Cây
fgr tr
công
trtrtretrew
nghiệp Gia
trew r tre
Lai
trew tr trew
trewgfdss
- Ranh giới
- Vùng
- Giao thông
- Sông ngòi
- UBND TP,
phường, xã
- Đồn công an
- Cà phê
- Hồ tiêu
- Cao su
- Hạt điều
Hình 3.2. Mô hình CSDL cây công nghiệp Gia Lai
Các thực thể và các thuộc tính liên quan cần lƣu t ữ
(1) Quận/ huyện.
(2) Phường/ xã.
(3) Đường giao thông.
(4) Cà phê.
(5) Hồ tiêu.
(6) Cao su.
(7) Hạt điều.
Thiết kế
Cơ sở dữ liệu được thiết kế theo kiến trúc đối ngẫu: phần
không gian được cài đặt trong các lớp dữ liệu ở định dạng Shapefile,
phần thuộc tính được cài đặt trong CSDL Postgre SQL. Các thực thể
trong hai phần quan hệ với nhau thông qua mã nhận dạng (ID).
16
Lớp dữ liệu không gian.
Phần không gian được cài đặt trong các lớp dữ liệu dưới dạng
Shape file. File cấu hình GiaLai.map là file chứa các thông tin quy
định về cách hiển thị các đối tượng trên bản đồ như màu sắc, đường
nét, hình thể...
Lớp dữ liệu không gian chứa các thực thể là điểm quy hoạch
cây công nghiệp bao gồm: Shape (lưu dạng hình học của thực thể
dạng Point), ID (lưu mã nhận dạng thực thể), Loai(Loại thực thể
tương ứng như Cà phê, hồ tiêu…) T N (lưu trữ tên đối tượng), tọa
độ X, tọa độ Y.
3.1.3. Xây dựn
iao diện n ƣời sử dụn
a. Quản trị hệ thống
Sơ đồ web dành cho người quản trị bao gồm các chức năng:
đăng nhập, quản trị các chuyên đề (thêm, xóa, sửa từng chuyên đề).
Thêm Dữ liệu
Thêm dữ liệu căn cứ vào tọa độ (X, Y) mà người quản trị click
trên bản đồ, tương ứng với tọa độ (X,Y) đó người dùng sẽ bổ xung
thông tin chi tiết cho đối tượng đó.
Hình 3.5. Thêm iểm cây công nghiệp
17
Xóa dữ liệu, Cập nhật dữ liệu
Trên bản đồ có chứa các điểm đó là các đối tượng người dùng
có thể xóa hoặc cập nhật thông tin cho đối tượng này bằng các click
chuột vào đối tường đó. Thông tin của đối tượng đó được hiện lên
cho quản trị viên thao tác, có thể xóa đối tượng đó đi hay cập nhật
thông tin thuộc tính cho đối tượng đó
Nhật ký sử dụng
Trên bản đồ có cho phép lưu lại nhật ký sử dụng của từng
thành viên. Người quản trị có thể xem hoặc xóa nhật ký sử dụng.
b. Người ùng hệ thống
Hình 3.8. Giao iện trang ch
3.2. T Ử N
IỆM
3.2.1. Quản t ị
Đăng nhập: Chức năng này dùng để đăng nhập vào hệ thống.
Chỉ có người được cấp quyền quản trị mới được cho đăng nhập và
xử lý dữ liệu. Để đăng nhập, người đăng nhập cần phải nhập tên
đăng nhập và mật khẩu.
18
Quản lý và cập nhật dữ liệu: Sau khi đăng nhập, người quản trị
sẽ sử dụng chức năng này để thao tác trên dữ liệu của hệ thống.
Hình 3.10. Trang chủ sau đăng nhập
3.2.2. N ƣời d n
a. Các công cụ tư ng tác với ản
Phóng to, thu nhỏ, xem toàn phần, dịch chuyển bản đồ theo
các hướng, xem thông tin, đo khoảng cách giữa 2 điểm, tính diện tích
vùng được chọn.
19
Hình 3.12. Đo khoảng cách
b. Thao tác hiển thị thông tin cây công nghiệp
- Thêm điểm cây công nghiệp: Với mỗi vùng được hiển thị
trên bản đồ, người dùng có thể thêm một điểm cây công nghiệp trên
một lớp cây công nghiệp và mô tả thông tin chi tiết tại đó.
- Xem thông tin: Xem thông tin mô tả của mỗi loại thực thể,
người dùng chọn mỗi lớp thực thể bên danh sách bên trái, danh sách
về các đối tượng thuộc một loại thực thể sẽ được hiện lên với những
thông tin cơ bản về mỗi đối tường đó.
- Xem thông tin chi tiết: Với mỗi thông tin chung đó người
dùng chọn để xem chi tiết thông tin về đối tượng đó.
20
Hình 3.13. Hiển thị hiện trạng thông tin cây công nghiệp
c. Tìm i m
Tìm kiếm theo tiêu chí nhập vào: Cho phép người dùng chọn
lớp thực thể và nhập các tiêu chí cần tìm để tìm các đối tượng. Kết
quả tìm sẽ trả về danh sách được mô tả sơ lược. Đồng thời cho phép
người dùng chọn xem chi tiết từng đối tượng trong danh sách kết
quả.
3.3. ĐÁNH GIÁ
Sau khi tiến hành thử nghiệm ứng dụng, luận văn đã đạt được
các kết quả sau:
- Tính năng hiển thị trang Web bản đồ: hiển thị chậm trong lần
đầu tiên, tương đối nhanh ở các lần sử dụng sau.
- Ứng dụng cho phép in bản đồ một cách thuận tiện.
- Các thao tác phóng to, thu nhỏ xem toàn phần: thực hiện
tương đối nhanh, đơn giản.
- Các thao tác dịch chuyển theo các hướng: thực hiện nhanh;
tuy nhiên, màn hình hơi bị giật khi hiển thị.
- Thêm điểm cây công nghiệp: thực hiện nhanh; tuy nhiên để
tìm kiếm lại thông tin điểm vừa thêm phải tải lại trang để thông tin
hiển thị được.
21
- Tìm kiếm thông tin thuộc tính: thực hiện nhanh.
- Xem đối tượng trên bản đồ. thực hiện tương đối tốt; tuy
nhiên, cần phóng to đến vị trí đối tượng khi người dùng kích chuột
để chọn.
22
KẾT LUẬN À
ƢỚNG PHÁT TRIỂN
1. Kết quả đạt đƣợc
Sau thời gian tìm hiểu các công nghệ, mô hình và tiến hành
thiết kế ứng dụng, tôi đã xây dựng được ứng dụng về phục vụ quy
hoạch cây công nghiệp, các chức năng phù hợp với mục tiêu đề ra.
Đề tài đã thực hiện được các nội dung sau:
Về mặt lý thuyết: rrong quá trình thực hiện, đề tài đã nghiên
cứu công nghệ GIS: khái niệm, mô hình công nghệ, các thành phần
và một số ứng dụng của GIS; WebGIS: cách thức hoạt động, phân
loại và các chiến lược phát triển WebGIS.
Về mặt ứng dụng: thiết kế và xây dựng WebGIS phục vụ quy
hoạch cây công nghiệp tỉnh Gia Lai. Đã cài đặt và vận hành thử
nghiệm thành công ứng dụng.
2 Ƣu điểm
Dựa trên kết quả thử nghiệm ứng dụng, luận văn đã đạt được
những ưu điểm như sau: ứng dụng hiển thị trực quan, cung cấp thông
tin bản đồ tương đối chính xác; các chức năng của ứng dụng như: tìm
kiếm, di chuyển, phóng to, thu nhỏ, thêm điểm cây công nghiệp thực
hiện tương đối tốt.
3. Hạn chế và hƣớng phát triển
Hạn chế của đề tài: các thông tin trên bản đò chỉ là tương đối;
các chức năng còn hạn chế.
Hướng phát triển của đề tài: cần phải nghiên cứu công nghệ
giúp cải thiện tốc độ vào ứng dụng; đảm bảo bảo mật thông tin; phát
triển thêm các chức năng hỗ trợ người dùng như cung cấp thông tin
các điểm thu mua nông sản, nhà máy chế biến. cung cấp công cụ cập
nhật các dữ liệu không gian trực tiếp trên nền Web.