Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tác động của sự cố môi trường biển đến hiệu quả sản xuất đối với các hộ nuôi cá lồng ở thị trấn thuận an, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.71 KB, 75 trang )

Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ại

Đ

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ho

̣c k

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ĐỐI VỚI CÁC HỘ NUÔI CÁ LỒNG

in

Ở THỊ TRẤNTHUẬN AN, HUYỆN PHÚ VANG,

h

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

́H



́


Mã số: SV2017-01- 03

Chủ nhiệm đề tài: Sinh viên Lê Thị Cẩm Nhi

Huế, 12/2017


Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ại

Đ
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN

ho

HIỆU QUẢSẢN XUẤT ĐỐI VỚI CÁC HỘ NUÔI CÁ LỒNG

̣c k

Ở THỊ TRẤN THUẬN AN, HUYỆN PHÚ VANG,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

h

in


Mã số: SV2017-01- 03

́H
́

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Chủ nhiệm đềtài

(ký, họ tên)

(ký, họ tên)

Nguyễn Lê Hiệp

Lê Thị Cẩm Nhi

Huế, 12/2017


Đại học Kinh tế Huế

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA


1. Lê Thị Cẩm Nhi
2. Trần Thị Diệu
3. Trần Thị Bích Huệ

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́



Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ
h

in


̣c k

ho
́H


́



Đại học Kinh tế Huế

MỤC LỤC

ại

Đ

MỤC LỤC .......................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU..................................................v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .............................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................4

1.1.Cơ sở lý luận..............................................................................................................4
1.1.1.Cơ sở lý luận về môi trường và sự cố môi trường..................................................4
1.1.2.Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế ...........................................................................9
1.1.3. Các mô hình nuôi cá nước lợ...............................................................................14
1.2.Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................15
1.2.1.Khái quát về các sự cố môi trường.......................................................................15
1.2.2.Giải pháp khắc phục sự cố môi trường biển.........................................................16
1.2.3. Khái quát về tình hình nuôi cá lồng.....................................................................18
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT ĐỐI VỚI CÁC HỘ NUÔI CÁ LỒNG Ở THỊ TRẤN THUẬN AN,
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..................................................22
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Thuận An ......................................22
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................22
2.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội ..................................................................................23
2.2. Tình hình nuôi cá lồng của các hộ gia đình ở thị trấn Thuận An ...........................27
2.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở thị trấn Thuận An.............................................27
2.2.2. Tình hình nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An ........................................................27
2.3. Tổng quan về sự cố môi trường biển tại thị trấn Thuận An ...................................28
2.4. Tác động của sự cố môi trường biển đến việc nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An ..29
2.4.1. Khái quát chung về các hộ điều tra .....................................................................29
2.4.2. Thể tích, năng suất, sản lượng nuôi cá lồng của các hộ điều tra .........................31
2.4.3. Tác động của sự cố môi trường biển đến hiệu quả sản xuất nuôi cá lồng..................31
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC
HẬU QUẢ, GIẢI PHÁP VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN VÀ NÂNG CAOHIỆU
QUẢ NUÔI CÁ LỒNG CHO NGƯỜI DÂN.............................................................41

h

in


̣c k

ho

́H



́


i


Đại học Kinh tế Huế

3.1. Căn cứ để đề xuất các gải pháp ..............................................................................41
3.2. Một số giải pháp cụ thể ..........................................................................................41
3.2.1. Các giải pháp cụ thể đối với hộ nuôi ...................................................................42
3.2.2. Các biện pháp tổng hợp mang tính vĩ mô............................................................43
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................47
1.Kết luận.......................................................................................................................47
2.Kiến nghị ....................................................................................................................47
2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................47
2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................49
PHỤ LỤC

ại


Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́

ii


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC BẢNG

ại

Đ

Bảng 1.1: Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương năm 2016 .................18
Bảng 1.2: Tình hình nuôi cá lồng năm 2014 – 2016 của tỉnh Thừa Thiên Huế............19
Bảng 1.3: Tình hình nuôi cá 3 năm 2014-2016 ở huyện Phú Vang ..............................20
Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của thị trấn Thuận Anqua 3 năm 2014 - 2016.......24
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng đất của thị trấn qua 2 năm (2015 - 2016) .......................25
Bảng 2.3: Tình hình nuôi trồng thủy sản ở thị trấn Thuận An 2014 - 2016..................27

Bảng 2.4: Thực trạng nuôi cá lồng của thị trấn Thuận Anqua 3 năm 2014 - 2016.......28
Bảng 2.5: Tình hình lao động của các hộ điều tra .........................................................29
Bảng 2.6: Tình hình thể tích, năng suất, sản lượng nuôi cá của các hộ điều tra ...........31
Bảng 2.7: Chi phí sản xuất và kết cấu chi phí nuôi cá lồng ..........................................32
Bảng 2.8: Kết quả và hiệu quả nuôi cá của Thị Trấn Thuận An ...................................34
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nuôi cá lồng ở Thị trấn Thuận An .........35
Bảng 2.10: Hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ...........................................37
Bảng 2.11: Phân tổ lợi nhuận trên chi phí với thể tích ..................................................38
Bảng 2.12: Phân tổ lợi nhuận trên chi phí và số năm nuôi cá .......................................39
Bảng 2.13: Phân tổ lợi nhuận trên chi phí và chi phí ....................................................39

h

in

̣c k

ho

́H


́

iii


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1: Bản đồ địa lí thị trấn Thuận An........................................................................22

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́

iv


Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

ại

Đ

HQKT:

TSCĐ:
TSC:
SSC:
UBND:
TN&MT:
ĐB:
BTB&DH MT:
TD&MN PB:
NTTS:
ĐVT:
BQ:
NK:
DS & KHHGĐ:
NN:
SXNN:
TH:
THCS:
THPT:
Ngđ/m3:
SL:

h

in

̣c k

ho

Hiệu quả kinh tế

Tài sản cố định
Trước sự cố
Sau sự cố
Ủy ban nhân dân
Tài nguyên và môi trường
Đồng bằng
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
Trung du và miền núi phía Bắc
Nuôi trồng thủy sản
Đơn vị tính
Bình quân
Nhân khẩu
Dân số và kế hoạch hóa gia đình
Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Nghìn đồng/m3
Số lượng

́H


́

v


Đại học Kinh tế Huế


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ại

Đ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
1. Thông tin chung
1.1. Tên đề tài: Tác động của sự cố môi trường biển đến hiệu quả sản xuất đối
với các hộ nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2. Mã số đề tài: SV2017-01-03
1.3. Chủ nhiệm đề tài: Lê Thị Cẩm Nhi
1.4. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
1.5. Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tác động của sự cố môi trường biển đến hiệu quả nuôi cá lồng tại thị
trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá lồng cho các hộ dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn của sự cố môi trường biển
đến hiệu quả sản xuất đối với các hộ nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An.
- Phân tích tác động của sự cố môi trường biển đến hiệu quả sản xuất đối với
các hộ nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu qua kinh tế cho người dân.
3. Tính mới và sáng tạo
- Đánh giá thực trạng nuôi cá lồng trước và sau sự cố môi trường biển ở thị

trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề xuất được phương hướng và các giải pháp có khả năng thực thi nhằm nâng
cao hiệu quả nuôi cá lồng sau sự cố môi trường biển ở thị trấn Thuận An, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Các kết quả nghiên cứu thu được
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng nuôi cá lồng trước và sau sự cố môi trường
biển ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhóm đã rút ra được
mặt mạnh, hạn chế, tìm ra nguyên nhân và những mâu thuẫn cần giải quyết.
- Đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá lồng, ở thị trấn Thuận
An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Các sản phẩm của đề tài
- 01 báo cáo tóm tắt
- 01 báo cáo tổng kết
6. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên ngành kinh tế và các ngành khác có
nhu cầu.
Ngày ……. tháng ….. năm 20….
Ngày ……. tháng ….. năm 20….
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên chịu trách nhiệm
chính của đề tài

h

in

̣c k

ho


́H



́


vi


Đại học Kinh tế Huế

Nguyễn Lê Hiệp

Lê Thị Cẩm Nhi

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H



́

vii


Đại học Kinh tế Huế

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

ại

Đ

Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh duyên hải miền trung Việt Nam,
với một hệ thống đầm phá rộng lớn. Trong đó, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
là một hệ thủy vực nước lợ đặc biệt, lớn nhất Đông Nam Á, có diện tích mặt nước gần
22.000ha, kéo dài gần 70km dọc ven biển và được chia cắt thành nhiều tiểu vùng theo
hướng từ Bắc vào Nam, có lợi thế trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nuôi cá lồng
nước lợ nơi đây đã khá phổ biến và đem lại nguồn thu nhập hiệu quả cho người dân.
Với tiềm năng mặt nước đầm phá, điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp với các đối
tượng nuôi cá giá trị kinh tế, nguồn giống sinh sản nhân tạo và tự nhiên khá phong
phú, các đối tượng nuôi chất lượng thịt thơm ngon và có khả năng tiêu thụ số lượng
lớn, vì vậy số lượng nuôi ngày càng tăng nhanh một cách đáng kể. Số lồng nuôi tăng
nhanh chủ yếu do thiết bị lồng, hệ thống cơ sở vật chất đơn giản, rẻ tiền, người nuôi có
hiệu quả kinh tế nên người dân dễ đầu tư.
Thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm dọc theo phá
Tam Giang. Người dân nơi đây đã nhận thấy được lợi thế địa lý này đã phát triển kinh
tế qua nuôi trồng thủy sản đặc biệt là ngành kinh tế nuôi cá lồng và đã trở thành ngành

kinh tế chủ lực ở địa phương giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người
dân, đồng thời cải tạo bộ kinh tế xã hội trên địa bàn. Nuôi cá lồng thường có giá trị
kinh tế cao, như: mú, hồng, nâu… Hộ nuôi ít thì vài ba lồng, nhiều thì hơn 10 lồng, tùy
điều kện vào nhân lực. Trước đây, giá cá bán tại gốc từ 100 đến 300 ngàn đồng/kg tùy
loại cá, chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng và người thu mua nhỏ tại địa phương.
Theo thống kê của UBND của thị trấn Thuận An, địa phương có 283 hộ nuôi cá
lồng. Khi xảy ra sự cố môi trường biển, các hộ nuôi cá trên địa bàn đều bị thiệt hại
nhưng không lớn.
Những ngày xảy ra sự cố môi trường biển, số cá lồng chết bất thường ở thị trấn
Thuận An đã khiến cho người dân hoang mang, bên cạnh đó thì vẫn có hộ nuôi cá lồng
vẫn khỏe, ăn tốt, phát triển bình thường, nhưng do tâm lý người tiêu dùng e ngại khiến
cá nuôi lồng không bán được hoặc bán với giá thấp, người nuôi khó bán. Nhiều hộ
chưa bán được cá đang cố tiết kiệm chi phí bằng cách giảm bữa ăn của cá từ mỗi ngày
2 lần xuống còn 1 lần, thậm chí 2 ngày mới cho cá ăn 1 lần. Những hộ đã bán hết thì
đang tạm dừng nuôi.
Nếu tình trạng này kéo dài thì vấn đề tài chính của người dân ở đây sẽ ngày
càng khó khăn, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và cũng ảnh hưởng đến việc
học tập của con cái bởi cha mẹ không có tiền.
Mặc dù nhà nước đã hỗ trợ chi trả tiền bồi thường do sự cố môi trường cho các
hộ người dân nhưng không phải hộ gia đình nào cũng được nhận tiền bồi thường trong
khi họ cũng bị thiệt hại.

h

in

̣c k

ho


́H



́


1


Đại học Kinh tế Huế

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tác động của sự cố
môi trường biển đến hiệu quả sản xuất đối với các hộ nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận
An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tác động của sự cố môi trường biển đến hiệu quả nuôi cá lồng tại thị
trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá lồng cho các hộ dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn của sự cố môi trường biển
đến hiệu quả sản xuất đối với các hộ nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An.
- Phân tích tác động của sự cố môi trường biển đến hiệu quả sản xuất đối với
các hộ nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu qua kinh tế cho người dân.

Đ

3. Phương pháp nghiên cứu


ại

̣c k

ho

Để đạt được mục tiêu trong quá tình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp điều tra chọn mẫu:
Áp dụng công thức chọn mẫu ngầu nhiên:
=

h

in

+ .e2
Tổng số hộ nuôi cá lồng ở trên địa bàn thị trấn Thuận An là N = 283 hộ, theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ta tính được quy mô mẫu điều tra là n = 73 hộ, vì
một số lí do khách quan nên số phiếu điều tra hợp lệ thu về chỉ có 70 phiếu.
- Phương pháp thống kê kinh tế.
- Phương pháp phân tích chi phí và kết quả sản xuất.
- Phương pháp phân tích hồi quy tương quan.
Sản xuất cá lồng của các hộ điều tra thông qua hàm Cobb_Douglas.
+ Xây dựng mô hình hồi quy
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả nuôi cá
của các hộ điều tra ta sẽ xây dựng hàm Cobb_Douglas. Mô hình có dạng:
Y= A.X1α1 .X2α2 .X3α3 .X4α4 .X5 α5 .eβD (1)
Trong đó:

Y: Năng suất đạt được trên 1m3 nuôi cá (Kg)
X1: Chi phí giống (con)
X2: Chi phí thức ăn (ngđ)
X3: Chi phí làm lồng (ngđ)
X4: Chi phí lao động (ngđ)
X5: Số năm nuôi cá
Ngoài các nhân tố trên thì khi gộp chung cả 2 nhóm TSC và SSC còncó thêm
biến giả (D)

́H



́


2


Đại học Kinh tế Huế

D = 0: TSC
D = 1: SSC
A: là hằng số đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngoài mô hình đến
năng suất trên 1m3.
αi: hệ số co giản, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Xi đến năng suất
thu được trên 1m3 αi( i = 1 - 5)
β: hệ số ảnh hưởng của biến giả định D đến năng suất cá thu được trên 1m3
Logarit hóa 2 vế của (1) ta được:
LnY = lnA + α1lnX1 + α2lnX2 + α3lnX3 + α4lnX4 + α5lnX5 + βD

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

ại

Đ

a. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến tác động của sự cố môi trường biển đến hiệu quả
sản xuất đối với các hộ nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Thiên Huế. Hiệu quả là vấn đề rộng và phức tạp, vì thế trong đề tài này chúng tôi chỉ
tập trung đến hiệu quả kinh tế.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Các hộ nuôi cá lồng ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
- Thời gian: 2015 – 2017 (hiệu quả trước sự cố của vụ nuôi 2015 và hiệu quả
sau sự cố của vụ nuôi 2016).
- Nội dung: Tập trung nghiên cứu tác động của sự cố môi trường đến hiệu quả
nuôi cá lồng. Đề tài không nghiên cứu các vấn đề khác như: môi trường, xã hội…

h

in

̣c k

ho

́H




́

3


Đại học Kinh tế Huế

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về môi trường và sự cố môi trường
1.1.1.1. Khái niệm môi trường

ại

Đ

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của
Việt Nam).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động - thực vật, đất,
nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để

giải trí và làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp
Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ
nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt
động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi
cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như
ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm
các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Ví dụ: Môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy
của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như
Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không
thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành
chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư và quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống
và phát triển.

h

in

̣c k

ho


́H



́


4


Đại học Kinh tế Huế

1.1.1.2. Sự cố môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Sự cố môi trường là các tai biến
hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường
của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng".
Sự cố môi trường có thể xảy ra do:

ại

Đ

- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa
axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;
- Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở
sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hoá, xã hội, an ninh,
quốc phòng;
- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí,
sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ

sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp khác;
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản
xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

ho

1.1.1.3. Tổng quan về sự cố môi trường trên thế giới và Việt Nam

̣c k

- Thảm họa dầu mỏ tại Kuwait năm 1991:

h

in

Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ
đã mở tất cả các van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản
bước tiến của quân đội Mỹ. Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ lên
Vịnh Ba Tư. Ước tính, số dầu loang tương đương 240 - 336 triệu gallonn dầu thô. Diện
tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii.



́H

Theo Hội nghị hải dương học liên quốc gia, vụ tràn dầu lớn nhất thế giới đã gây
ra những hậu quả vĩnh viễn lên hệ sinh thái của san hô và cá. Khảo sát cũng cho thấy,
một nửa số dầu đã bay hơi, chỉ một phần tám được thu lại, còn một phần tư khác dạt
vào đất liền.


́


- Thảm họa tràn dầu Exxon Valdez:
Exxon Valdez là một tàu chở dầu khổng lồ, trọng tải 214.862 tấn, của Công ty
Exxon, Mỹ. Ngày 24/3/1989, trên đường chở 148 triệu thùng dầu thô đến Long
Beach, bang California, tàu Exxon Valdez va chạm đá ngầm ở khu vực Prince
William Sound, bang Alaska, làm tràn dầu ra ngoài, gây thảm họa môi trường được
xem là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử. Biển Alaska bị ô nhiễm
18.000 km². Dầu loang làm ô nhiễm 2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince
William Sound bị đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính 15 tỉ USD. Năm 1989, tại
bang Alaska xảy ra vụ tràn dầu Exxon Valdez làm chấn động cả nước Mỹ. 21 năm
sau, hãng tàu Exxon vẫn chưa trả hết tiền bồi thường. 8.000 ngư dân đã chết trong
khi chờ đợi nhận tiền bồi thường.
5


Đại học Kinh tế Huế

- Thảm họa sinh thái tại biển Aral:

ại

Đ

Biển Aral là một vùng bồn địa trũng gồm một vài hồ nước mặn nằm ở Trung Á
mà trước kia liên kết thành một biển kín. Aral có thể gọi là hồ vì nó không thông với
biển khác, tuy vậy hồ duy trì được nồng độ muối khá cao, tương đương với nồng độ
của đại dương. Từ năm 1918, chính quyền Liên Xô đã quyết định sẽ lấy nước từ hai

con sông Amu Darya ở phía nam và Syr Darya ở phía đông bắc phục vụ tưới tiêu sa
mạc trong vùng, biến vùng đất khô cằn quanh biển Aral thành những đồng lúa, dưa,
ngũ cốc, và bông. Ngày nay Uzbekistan là một trong các quốc gia xuất khẩu bông
hàng đầu thế giới. Cho đến năm 1960, một lượng nước từ 20 đến 50 tỷ mét khối nước
hàng năm được dẫn đến các cánh đồng thay vì chảy vào biển Aral. Mất một lượng
nước bổ sung lớn, biển Aral bắt đầu co rút từ thập niên 1960. Từ năm 1961 đến năm
1970, mực nước biến Aral hạ thấp trung bình 20 cm mỗi năm. Đến những năm 1970,
tốc độ tụt là 50 - 60 cm hàng năm, những năm 1980 là 80 - 90 cm. Việc sử dụng nước
cho sản xuất, dù vậy, vẫn được ưu tiên, từ năm 1960 đến năm 1980, sản lượng bông
tăng gần gấp đôi nhờ lượng nước đưa vào đồng tăng hai lần.

h

in

̣c k

ho

Ngày nay, Aral bị ô nhiễm nặng nề, chủ yếu là hậu quả các vụ thử vũ khí, các
dự án công nghiệp và phân bón hóa học dư thừa từ trước và sau khi Liên Xô sụp đổ.
Đến tháng 8 năm 2009, biển Aral hầu hết đã bị bốc hơi. Vấn đề sinh thái chủ yếu của
biển Aral là nguồn nước tiếp cho nó bị sử dụng vào mục đích tưới tiêu. Từ 40 năm
nay, biển Aral không ngừng co rút, từ một biển kín lớn thứ 4 thế giới, nó sẽ bốc hơi
hoàn toàn trong vòng 10 năm. Điều này gây ra thảm họa sinh thái và kinh tế cho khu
vực và chính môi trường biển.



- Dịch bệnh Minamata, Nhật Bản:


́H

Minamata nằm phía tây đảo Kyushu, cực nam Nhật Bản, là một điển hình thế
giới về nhiều phương diện. Minamata từ một địa danh trở thành tên gọi của một chứng
bệnh do nhiễm độc thủy ngân từ chất thải hóa học xả vào nguồn nước. Minamata là
một thảm họa môi trường kéo dài hơn 30 năm (1932 – 1968), nhưng hệ quả bi đát của
nó vẫn tồn tại đến tận ngày nay và là một trong bốn chứng bệnh lớn nhất tại Nhật do ô
nhiễm chất thải hóa học gây ra. Minamata cũng là một án lệ môi trường điển hình với
nhiều vụ kiện kéo dài từ năm 1959 tới tận bây giờ. Năm 1956, bệnh nhân nhiễm
Minamata đầu tiên được phát hiện với các triệu chứng co giật, nói líu nhíu, mất chức
năng vận động và chuyển động chân tay. Ba năm sau, một cuộc điều tra kết luận rằng
chứng bệnh này là kết quả của việc bị ngộ độc công nghiệp tại Vịnh Minamata do các
hoạt động của Tập đoàn Chisso, tập đoàn mà đã từ lâu là một trong những đơn vị sử
dụng lao động nhiều nhất tại thành phố cảng này.

́


- Tại Việt Nam: Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường biển đến nguồn lợi thủy
sản. Tiêu biểu vụ ô nhiễm môi trường biển do nhà máy Fomosa gây ra khiến cho
nhân dân miền trung đã nghèo, nay còn khó khăn hơn. Khi sự cố xảy ra nạn thất
nghiệp tăng cao. Theo như khảo sát tình hình thực tiễn của cán bộ Bộ Lao động
6


Đại học Kinh tế Huế

Thương binh & Xã tại 4 tỉnh, thống kê được 39 nghìn lao động mất việc làm, trong
đó 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình số người mất việc chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể, tỷ

lệ thất nghiệp tại Huế tăng 1,6 lần, tại Quảng Trị tăng 2,8 lần, Quảng Bình tăng 7,9
lần và 15,5 lần là con số thất nghiệp gia tăng tại Hà Tĩnh. Ngành nghề bị thiệt hại lớn
nhất là khai thác, đánh bắt thủy sản, giảm 24 nghìn người, bán buôn bán lẻ thủy sản
giảm 14 nghìn người.
Theo các kết quả khảo sát gần đây của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường
tỉnh Khánh Hòa, các khu dân cư sống ven biển đang phải đối mặt với tình trạng ô
nhiễm nặng về môi trường. Nước giếng ở khu vực này bị nhiễm mặn và có độ cứng
cao do thiếu oxi hòa tan.

ại

Đ

Còn tại vùng biển Phú Yên, tình trạng ô nhiễm biển cũng đang ở mức báo động.
Tháng 4/2004 đã xảy ra tình trạng tôm hùm chết. Cảng Vũng Rô hiện có khoảng 700
lồng nuôi thì lồng nào cũng có tôm chết, mỗi ngày người nuôi phải chịu mất 1,2
triệu đồng.

in

̣c k

ho

Tại Nha Trang, phần lớn các gia đình sống ven biển không có hố xí tự hoại, rác
thải cũng ném thẳng bừa ra biển. Các mực nước ven bờ của các khu đông dân cư
thường có độ nhiễm bẩn rất cao. Ngoài ra vịnh Nha Trang cũng chịu áp lực ngày càng
tăng của các chất thải qua con sông Cái đổ ra biển. Lưu vực sông Cái có đến nửa triệu
dân sinh sống, phần lớn chất thải sinh hoạt của người dân được đưa trực tiếp vào môi
trường nước. Cùng với sự phát triển của xã hội, lượng chất thải ngày càng gia tăng.


h

1.1.1.4. Kinh nghiệm của thế giới về khắc phục sự cố môi trường

́H



- Thảm họa dầu mỏ tại Kuwait năm 1991:
Một liên minh được thành lập nhằm ngăn chặn và cách ly thảm họa dầu loang
khủng khiếp này. Họ cố gắng hạn chế sự lây lan bằng cách đóng các ống dẫn dầu bị hở
bằng loại bom thông minh. Tuy nhiên, mọi cố gắng phục hồi đều phải đợi chiến tranh
kết thúc. Để bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn, họ đã phải huy động khoảng 40 km thanh
hút dầu nổi trên mặt nước và 21 máy tách dầu khỏi nước. Cùng với hàng loạt xe hút
dầu, họ đã thu lại được 58,8 triệu gallon dầu.
- Thảm họa tràn dầu Exxon Valdez:
Hãng Exxon Mobil, chủ con tàu trên bị phạt 150 triệu USD, mặc dù công ty đã
bỏ ra 125 triệu USD cho việc làm sạch dầu. Ngoài ra, Exxon Mobil trả thêm 100 triệu
USD khác cho chính quyền bang và liên bang do làm chết các động vật biển và 900
triệu USD cho việc bồi thường dân sự liên quan.
Năm 1994, toà án Anchorage đã phán quyết Exxon Mobil phải trả cho các nạn
nhân số tiền 5 tỷ USD. Tháng 8/2008, Toà án Tối cao Mỹ đã quyết định giảm mức này
còn 507 triệu USD cho các nạn nhân bị hại. Tuy nhiên đến nay, số tiền trên vẫn chưa
đến tay những người đi kiện.
- Thảm họa sinh thái tại biển Aral:

́



7


Đại học Kinh tế Huế

ại

Đ

Các chính quyền đương thời đã đề ra nhiều giải pháp rằng trước tiên là đào
một con kênh dài 2.400 km, chuyển nước từ hai con sông Ob và Irtych ở Siberi về
Aral. Người ta đã cho nổ ba quả bom nguyên tử nhỏ để khởi công con kênh đào này.
Nhưng rồi dự án bị bãi bỏ. Để cứu các nhà máy giấy, gỗ được nhập từ Siberi về. Để
làm hồi sinh các nhà máy sản xuất đồ hộp, người ta dùng các toa tàu đông lạnh chở cá
nguyên liệu từ vùng biển Barents ở cách đó 3.000 km. Tuy nhiên, việc này đã bị ngưng
hẳn khi Liên Xô tan rã, hậu quả là dân cư ở Muynak và Aral’sk chỉ còn không đầy
50% so với trước đây.
Năm 1998, chính quyền Kazakhstan xây dựng một chiếc đập để trả nước về cho
Aral. Nhưng vì không đủ kinh phí để bê tông hoá, đập chỉ được làm bằng đất và đá,
nên mới đến năm 2000, dưới sức ép của nước, đập đã bị vỡ. Giải pháp cuối cùng là
một đập nước bằng bê tông do các quỹ quốc tế tài trợ. Dự án này có thể trở thành hiện
thực. Bài học về sinh thái ở Aral là quá đắt, nhưng nó sẽ làm cảnh tỉnh nhiều nước
đang định can thiệp quá sâu vào thiên nhiên.
- Dịch bệnh Minamata, Nhật Bản:
Để khống chế bệnh lạ, chính quyền tỉnh Kumamoto đã cấm bán hải sản đánh
bắt từ vịnh Minamata. Đồng thời, thành phố Minamata đã phán quyết Tập đoàn Chisso
phải bồi thường cho các nạn nhân ở đây và các khu vực lân cận. Tập đoàn Chisso cũng
đồng ý với phán quyết của thành phố Minamata. Thỏa thuận bồi thường đầu tiên giữa
Chisso và ngư dân đã được thực hiện. Tuy nhiên thảm họa về môi trường và những vụ
kiện tụng liên quan đến Minamata vẫn chưa dừng lại cho đến ngày nay.

Từ kinh nghiệm các nước có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc sửa
đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi
trường ở Việt Nam như sau:
+ Việt Nam cần sớm hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng ngừa, khắc
phục sự cố môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững của đất nước.
+ Cần nâng cao nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và sự cố môi
trường, kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường sống xung quanh,
giảm thiểu chất thải. Việt Nam cần học hỏi nhiều hơn ở các nước bạn, nâng cao sự
hiểu biết về sự cố môi trường để nhanh chóng phát hiện ra sự cố, giảm thiểu được tối
đa thiệt hại khi sự cố xảy ra. Khi sự cố xảy ra cần nhanh chóng báo cho người dân
được biết, đưa ra được biện pháp khắc phục sớm và hiệu quả nhất, giúp đỡ người dân
ở nơi sự cố về vật chất cũng như về mặt tinh thần.
+ Việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phòng ngừa khắc phục sự cố
môi trường phải khắc phục được tình trạng luật khung, tránh tình trạng quy định khái
quát, chung chung, cần phải cụ thể hóa. Đặc biệt cần bổ sung các quy định đề cao
trách nhiệm các bên liên quan khi xảy ra sự cố môi trường, trong đó có bên gây ra
thảm họa và chính quyền các cấp, nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường đối với bên gây
thảm họa và đưa ra các chế tài, hình phạt cụ thể.

h

in

̣c k

ho

́H




́


8


Đại học Kinh tế Huế

+ Ở nước ta, pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu, ô nhiễm môi trường và
thiên tai… chỉ mới dừng lại ở một số văn bản mang tính đơn lẻ hoặc được quy định rải
rác trong một số điều luật về phòng chống ô nhiễm môi trường. Nên cần tiến tới xây
dựng các luật riêng nhằm tiến tới hiệu quả của công tác phòng ngừa, khắc phục sự cố
môi trường như: Luật về ô nhiễm dầu, Luật về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm…
1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
Ở góc độ vi mô hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về HQKT, nhưng tựu
trưng lại bao gồm 3 quan điểm chính sau:

ại

Đ

Thứ nhất, HQKT là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ
ra để đạt được kết quả đó. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của các sản phẩm
đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào để đạt được kết
quả đó.
HQKT = Kết quả - Chi phí


̣c k

ho

Thứ hai, HQKT là đại lượng được xác định bởi sự so sánh tương đối giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
HQKT = Kết quả / Chi phí

h

in

Thứ ba, HQKT là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả đạt được và
mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Sự so sánh ở đây bao gồm
cả về số tuyệt đối và tương đối.



HQKT = ΔKết quả / Δchi phí

́H

Hoặc HQKT = %ΔKết quả / %Δchi phí

́


Từ các quan điểm trên chúng ta thấy: Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi
nhuận thuần tuý như quan điểm thứ nhất thì chỉ mới xác định được quy mô của hiệu
quả nhưng không phản ánh được chất lượng của hoạt động sản xuất, trình độ sử dụng

các yếu tố nguồn lực đầu vào và chưa so sánh được khả năng cung cấp của cải vật chất
cho xã hội của những đơn vị sản xuất đạt hiệu số này như nhau vì chưa xét đến chi phí
bỏ ra bao nhiêu để đạt được kết quả đó. Và trong thực tế trong nhiều trường hợp không
thực hiện được phép trừ hay phép trừ không có ý nghĩa. Nếu đánh giá HQKT bằng
quan điểm thứ hai thì chưa toàn diện vì mới phản ánh được chất lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào nhưng chưa xác định
được quy mô của hiệu quả sử dụng đầu vào. Bên cạnh đó, kết quả sản xuất là kết quả
của sự tác động của nhiều yếu tố như: thiên nhiên, kinh tế, xã hội… các yếu tố này cần
được phản ánh đầy đủ mới thấy hết các khía cạnh của HQKT. Với quan điểm xem xét
HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung thì cho biết hiệu quả của mức độ
đầu tư theo chiều sâu hoặc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới. Tuy nhiên, hạn
chế của quan điểm này là không xét đến HQKT của tổng chi phí bỏ ra vì kết quả sản
9


Đại học Kinh tế Huế

xuất là sự đạt được do tác động của cả chi phí bổ sung và chi phí sẵn có. Trong thực tế,
các cơ sở sản xuất kinh doanh có chi phí sẵn có khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ
sung sẽ khác nhau.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm khác nhau về HQKT trong sản xuất kinh
doanh, điều này tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng
đơn vị sản xuất trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Tuy nhiên, mọi quan điểm về
HQKT đều thể hiện một điểm chung nhất là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối
lượng sản phẩm tối đa.

Đ

Ở nước ta, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường
có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ sở

sản xuất kinh doanh không chỉ nhằm vào tăng hiệu quả và các lợi ích kinh tế của mình
mà còn phải phù hợp với các yêu cầu của xã hội và đảm bảo các lợi ích chung bởi các
định hướng, chuẩn mực do Nhà nước quy định.

ại

Vì thế, theo chúng tôi hiểu khái niệm hiệu quả kinh tế một cách khái quát như sau:

̣c k

ho

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết quả
và chi phí. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu tư, các nguồn
lực tự nhiên và phương thức quản lý nhằm đạt mục tiêu của từng cơ sở sản xuất kinh
doanh và phù hợp với yêu cầu của xã hội.
1.1.2.2. Nội dung của hiệu quả kinh tế

in

h

Thứ nhất, HQKT là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với toàn bộ các yếu
tố chi phí đầu vào của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật,
quản lý…).



́H


Kết quả và HQKT là hai phạm trù kinh tế khác nhau, nhưng có quan hệ mật
thiết với nhau. Đây là mối liên hệ mật thiết giữa mặt chất và mặt lượng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả thể hiện khối lượng, quy mô của
một sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tuỳ thuộc vào từng trường
hợp. Hiệu quả là đại lượng dùng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào? Mức
chi phí cho một đơn vị kết quả có chấp nhận được không? Dựa theo nội dung này giúp
chúng ta phân biệt giữa kết quả và hiệu quả của một hiện tượng hay quá trình kinh tế.

́


Thứ hai, hiệu quả gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể trong sản xuất
kinh doanh, ở những điều kiện lịch sử cụ thể.
Trong sản xuất một sản phẩm cụ thể luôn có mối quan hệ giữa sử dụng các yếu
tố đầu vào và đầu ra, từ đó chúng ta mới biết được hao phí để sản xuất một đơn vị sản
phẩm là bao nhiêu? Mức chi phí như vậy có hiệu quả không? Tuy nhiên, kết quả và
hiệu quả phụ thuộc vào từng ngành, từng hoạt động ở điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội, thị trường…

10


Đại học Kinh tế Huế

Thứ ba, HQKT khi tính toán gắn liền với việc lượng hoá các yếu tố đầu vào và
các yếu tố đầu ra của từng sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện nhất định.
HQKT liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản
xuất. Việc lượng hoá hết và cụ thể các yếu tố này để tính toán HQKT thường gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.2.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế

- Từ các nội dung trên cho thấy bản chất của HQKT là nâng cao năng suất lao
động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Quan niệm này gắn liền với hai quy luật của
nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian
lao động. Quan niệm này cũng thể hiện mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả hữu ích
thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Đó chính là hiệu quả của lao động xã hội.

ại

Đ

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo duy nhất chất lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Một phương án sản xuất có hiệu quả thì phải đạt được kết quả
cao nhất, với chi phí thấp nhất thông qua việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến, phù hợp. Về khía cạnh này HQKT thể hiện chất lượng của hoạt
động sản xuất kinh doanh.

ho

h

in

̣c k

- HQKT không phải là mục đích cuối cùng của đơn vị sản xuất kinh doanh.
Muốn nâng cao chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh thì không dừng lại ở
việc đánh giá hiệu quả đã đạt được, mà còn thông qua nó để tìm giải pháp thúc đẩy sản
xuất phát triển ở mức cao hơn. Do đó, hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù
kinh tế đánh giá trình độ sản xuất nhưng không phải mục đích cuối cùng của sản xuất.


́H



Như vậy, HQKT là chỉ tiêu rất cụ thể, thiết thực cho từng doanh nghiệp, nông
hộ và cả nền sản xuất xã hội. Thông qua việc nghiên cứu HQKT nhằm tìm ra những
phương hướng và biện pháp phù hợp có lợi để từ đó tác động nhằm thúc đẩy sản xuất
phát triển, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao. Nghiên cứu HQKT nhằm góp phần
thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và hoà nhập với nền kinh tế trong khu vực và
quốc tế.

́


1.1.2.4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Bất kỳ một quốc gia, một ngành hay một đơn vị sản xuất nào khi tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh đều mong muốn với nguồn lực có hạn thì làm thế nào để tạo
ra được khối lượng sản phẩm lớn nhất, có giá trị cao và chất lượng tốt nhất. Bởi vậy,
tất cả các hoạt động sản xuất đều được tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt HQKT cao nhất.
HQKT là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nếu như sự
phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất như: tăng quy mô,
tăng vốn, lao động và kỹ thuật mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, tạo ra nhiều mặt
hàng mới, mở rộng thị trường… thì sự phát triển theo chiều sâu lại là xác định cơ cấu
đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ
11


Đại học Kinh tế Huế

thuật, công nghệ mới, chuyên môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm,

dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực. Theo nghĩa này, phát triển kinh tế
theo chiều sâu là nhằm nâng cao HQKT. Do sự khan hiếm về nguồn lực (vốn, đất đai,
tài nguyên…) làm hạn chế phát triển sản xuất theo chiều rộng và sự cạnh tranh trên thị
trường ngày càng cao nên các đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng phát triển
kinh tế theo chiều sâu.
Nâng cao HQKT là cơ sở để nâng cao lợi nhuận, từ đó người sản xuất không
chỉ tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có mà còn tích luỹ vốn để đầu tư tái
sản xuất mở rộng, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao
HQKT. Nâng cao HQKT là góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
người lao động.

Đ

Như vậy, nâng cao HQKT trong từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa
phương và từng quốc gia là rất cần thiết và có ý nghĩa to lớn.

ại

1.1.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá các hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi cá
* Hệ thống chỉ tiêu xác định chi phí

ho

̣c k

Chi
phí
trung
gian
(Intermediate

Cost
–IC):
Làbiểuhiệnbằngtiềnmàhộnôngdânbỏratrảchodịchvụ.Chiphítrunggianbaogồm:chiphígiố
ng,chiphíthứcăn, chi phí làm lồng và chi phí tu bổ lồng.

h

in

IC là một bộ phận của chi phí sản xuất. Trong cấu thành IC không bao gồm chi
phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và chi phí thù lao lao động.

́H



- Khấu hao tài sản cố định (Depreciation – D): là giá trị tài sản cố định chuyển
vào giá trị sản phẩm và sẽ thu hồi tỏng quá tình hoạt động của tài sản cố định. Chi phí
làm lồng được tính là khấu hao tài sản cố định.

́


- Chi phí khác (Other Cost - O): Bao gồm các chi phí như trả lãi tiền vay, tiền
thuê lao động bên ngoài khi cần...
- Chi phí tự có (Ch):Là các khoản chi phí mà cơ sở chăn nuôi không phải dùng
tiền mặt để thanh toán và có khả năng cung cấp như công lao động gia đình, các loại
thức ăn tự có (lúa, khoai, sắn, các sản phẩm thuỷ sản), hay các loại vật tư khác như
tranh, tre… để làm chuồng trại.
- Tổng chi phí(Total cost - TC): Là giá trị thị trường của toàn bộ tài nguyên được sử

dụng cho hoạt động sản xuất trong một chu kỳ nhất định. Như vậy, trong trường hợp này tổng
chi phí bao gồm : chi phí trung gian (giống, thức ăn, chi phí tu bổ lồng), chi phí khấu hao
TSCĐ, chi phí lao động gia đình và chi phí khác ( lãi vay, chi phí thuê lao động).
Hay TC = IC + D + O + Ch

12


Đại học Kinh tế Huế

* Hệ thống chỉ tiêu xác định kết quả
- Giá trị sản xuất (Gross Output – GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ do các trang trại, nông hộ tạo ra trong một thời gian nhất định. Giá trị sản xuất được tính
bằng sản lượng các loại sản phẩm Qi nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng Pi.
Hay GO = ∑

- Giá trị gia tăng (Value Added - VA): Là giá trịsản phẩm vật chất hay dịch vụ do
các trang trại, nông hộ mới sáng tạo ra trong một chu kỳ sản xuất. Giá trị gia tăng là bộ
phận của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian.
VA = GO – IC

ại

Đ

- Thu nhập hỗn hợp (Mixed Income – MI): Là phần thu nhập thuần tuý của các
trang trại, nông hộ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất, bao gồm cả chi phí tự có
và phần lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Hay MI = VA – (D + O)


̣c k

ho

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đảm bảo đời sống và tích lũy của nông hộ. Chỉ
tiêu này đặc biệt quan trọng đối các nông hộ có hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào các
nguồn lực tự có của hộ gia đình, hoạt động sản xuất chủ yếu lấy công làm lãi.

h

in

- Lợi nhuận kinh tế ròng (Net Benifit – NB): Là toàn bộ lợi nhuận kinh tế của các
trang trại, nông hộ nhận được sau một chu kỳ sản xuất nhất định. Lợi nhuận kinh tế ròng
là bộ phận của thu nhập hỗn hợp sau khi trừ đi chi phí tự có.
Hay NB = MI - Ch



́H

Chỉ tiêu này phản ảnh rõ kết quả và HQKT hoạt động sản xuất, là mục tiêu được
đặt lên hàng đầu của các đơn vị kinh tế hiện nay. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng đối
với các trang trại, các đơn vị chăn nuôi lớn hạch toán đầy đủ các chi phí sản xuất theo
giá cả thị trường.

́


* Hệ thống chỉ tiêu xác định hiệu quả

Chỉ tiêu đánh giá HQKT tổng hợp bao gồm:

- Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng
IC hộ nuôi bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng GO.
- Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng
IC hộ nuôi bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng VA.
- Lợi nhuận kinh tế ròng/chi phí trung gian (NB/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ
một đồng IC bỏ ra hộ nuôi thu được bao nhiêu đồng NB.
- Lợi nhuận kinh tế ròng/tổng chi phí (NB/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng
chi phí bỏ ra hộ nuôi thu được bao nhiêu đồng NB.

13


Đại học Kinh tế Huế

Các chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hoạt động nuôi cá lồng có HQKT càng cao
và ngược lại.
1.1.3. Các mô hình nuôi cá nước lợ
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các hình thức nuôi trồng thủy
sản nói chung và nuôi cá nước lợ nói riêng, các kỹ thuật mới được áp dụng vào, do đó
năng suất và lợi nhuận không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình nuôi
nào cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất thì tùy vào điều kiện địa hình, thời tiết…
Dưới đây là một số mô hình nuôi cá nước lợ điển hình:
- Mô hình nuôi xen ghép (tôm, cá): là hình thức nuôi xen ghép tôm với các
giống cá nước lợ có giá trị kinh tế cao. Hình thức nuôi xen ghép này góp phần làm
sạch môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh là phương thức nuôi cá an toàn, với thời
gian ngắn là có thể thu hoạch được.

ại


Đ

+ Ưu điểm của mô hình: Mô hình xen ghép có chi phí thấp hơn, hình thức nuôi
đơn giản, cá giống và thức ăn dễ kiếm, tỷ lệ rủi ro thấp và còn làm giảm ô nhiễm môi
trường, khi gặp rủi ro trong nuôi tôm thì vẫn có thu nhập từ cá. Mô hình mang lại hiệu
quả không chỉ làm tăng thu nhập giải quyết việc làm cho người dân địa phương mà
còn giảm ô nhiễm môi trường, năng suất đạt được cao hơn so với nuôi chuyên tôm
hoặc chuyên cá.

̣c k

ho

h

in

+ Nhược điểm: Tuy nhiên, so với những địa bàn trong tỉnh cũng như trong khu
vực thì năng suất đạt được trên địa bàn huyện vẫn chưa cao, quá trình nuôi hoàn toàn
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu nên rất
dễ xảy ra rủi ro...



́H

- Mô hình nuôi chuyên canh (chuyên cá): là hình thức nuôi chuyên các loài cá
đặc sản ở vùng nước lợ như cá nâu, cá dìa, cá kình, cá chẽm… Hình thức nuôi này
ngày càng được nhân rộng và phát triển vì không những mang lại lợi nhuận cao cho

người dân mà còn giảm bớt chi phí hạn chế rất nhiều rủi ro trong quá trình nuôi. Phù
hợp với môi trường nước mặn, lợ.

́


+ Ưu điểm: Mô hình mang lại năng suất và sản lượng khá cao. Trong quá trình
nuôi, cá phát triển nhanh và ít xảy ra dịch bệnh, chăm sóc và thu hoạch tương đối đơn
giản. Phù hợp với những vùng có độ nước mặn, lợ đầy đủ. Do đó, cá nước lợ là đối
tượng nuôi phù hợp với điều kiện môi trường ở vùng Thuận An. Nếu có thị trường tiêu
thụ tốt thì có thể triển khai nhân rộng ra nuôi với diện tích lớn. Bên cạnh đó, mô hình
nuôi chuyên canh còn tận dụng mặt nước và thức ăn góp phần tăng năng suất. Việc
nuôi cá đơn giản, ít dịch bệnh lại ít tốn công chăm sóc hơn các giống vật nuôi khác.
+ Nhược điểm: Hiện nay thị trấn Thuận An nuôi cá theo hình thức chuyên canh
là chủ yếu, nhưng việc chỉ nuôi chuyên canh các loài cá thì không thể nuôi xen ghép
các loài thủy sản khác được, không phát huy được hết tiềm năng của vùng nuôi. Nếu
không tìm được đầu ra ổn định thì rất dễ bị ép giá và khó bán, chỉ chuyên canh một
14


×