Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

ĐỀ XUẤT một số BIỆN PHÁP GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO TRẺ mẫu GIÁO lớn tại các TRƯỜNG mầm NON xã KIÊU kỵ, HUYỆN GIA lâm THÀNH PHỐ hà nội dựa vào CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.43 KB, 31 trang )

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TẠI CÁC
TRƯỜNG MẦM NON XÃ KIÊU KỴ, HUYỆN GIA LÂM.
THÀNH PHỐ HÀ NỘI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG


- Căn cứ đề xuất biện pháp
- Căn cứ vào đặc điểm tâm lý của trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn ( 5
- 6 tuổi)
- Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng
tâm phát triển từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông các các độ
tuổi, giữa nhà trẻ và mẫu giáo, giữa nội dung giáo dục với cuộc
sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ,
chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống.
- Đảm bảo phù hợp với phát triển tâm sinh lý của trẻ. Hài
hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ phát triển
cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Cung cấp kỹ năng sống
phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ biết cách thức BVMT.
- Căn cứ vào thực trạng phối hợp với các lực lượng cộng
đồng trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ
mẫu giáo lớn tại các trường mầm non trên địa bàn xã Kiêu
Kỵ.
Hệ thống các biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ
mẫu giáo lớn tại các trường mầm non xã Kiêu kỵ, huyện Gia


Lâm, thành phố Hà Nội dựa vào lực lượng cộng đồng phải dựa
trên cơ sở thực tiễn và có tính khả thi.
- Tính thực tiễn bao gồm: Quy mô trường, lớp; điều kiện
(bao gồm nguồn lực, con người, môi trường giáo dục, cơ sở vật
chất…) phục vụ cho giáo dục ý thức BVMT cho trẻ mẫu giáo


lớn tại các trường mầm non xã Kiêu kỵ, huyện Gia Lâm, thành
phố Hà Nội trong các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu;
những bài học đã được tổng kết, rút ra từ quá trình nghiên cứu
thực trạng công tác quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc
sức khỏe trong các trường mầm non.
- Các biện pháp đề xuất phát huy được những điểm mạnh
của các biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ mẫu giáo lớn
tại các trường mầm non xã Kiêu kỵ đã và đang được sử dụng
trong các trường mầm non trên địa bàn; đồng thời hạn chế và
khắc phục được những điểm yếu để nhằm nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trong các trường mầm non
trên địa bàn xã Kiêu Kỵ.
- Bên cạnh đó, hệ thống các biện pháp đề xuất phải mang
tính kế khả thi. Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất
phải có kế khả năng áp dụng vào thực tiễn giáo dục ý thức


BVMT cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trường mầm non xã Kiêu
kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội dựa vào lực lượng cộng
đồng một cách thuận lợi, có tính hiện thực và đem lại hiệu quả
cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý. Khi xây dựng
các giải pháp phải đảm bảo quy trình với các bước tiến hành cụ
thể, rõ ràng và chính xác. Các biện pháp cần triển khai đồng bộ
để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện.
- Căn cứ vào nguyên tắc xây dựng nội dung giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo lớn.
Để không phủ nhận những nghiên cứu trước đây về giáo
dục ý thức BVMT cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trường mầm non
xã Kiêu kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội dựa vào lực
lượng cộng đồng nói chung và các trường mầm non trên địa bàn

thành phố Hà Nội nói riêng, trước những thay đổi do yêu cầu
thực hiện mục tiêu của đổi mới giáo dục Mầm non, các quy định
đổi mới giáo dục ý thức BVMT cho trẻ mẫu giáo lớn tại các
trường mầm non xã Kiêu kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
dựa vào lực lượng cộng đồng cũng cần phải thay đổi. Những
thay đổi này phải căn cứ vào thực tế của các nhà trường, kế thừa
những kết quả đã được nghiên cứu trước đó để có thể đưa ra


những biện pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và những đòi
hỏi trong giai đoạn nghiên cứu.
- Nguyên tắc kết hợp giữa gia đình- nhà trường- xã hội
Các biện pháp phải tuân thủ nguyên tắc thống nhất trong
quá trình giáo dục bằng sự phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động
của giáo viên với gia đình trẻ và với các tổ chức xã hội theo một
chương trình giáo dục thống nhất về mục đích, nội dung,
phương pháp tác động.
- Một số biện pháp cụ thể
- Tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào
các chủ đề trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo lớn
Từ mục tiêu, nội dung, chương trình GDMN cần xây dựng
nội dung GD BVMT cho trẻ MGL, nhằm tạo môi trường cho trẻ
hoạt động đa dạng, phong phú với những trang thiết bị, tranh
ảnh, mô hình được sắp xếp ở vị trí thuận lợi giúp trẻ hứng thú,
tích cực tham gia vào hành vi bảo vệ môi trường trong cuộc
sống.


Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày với nhiều hoạt động khác
nhau, mỗi hoạt động đều tạo cơ hội cho trẻ thể hiện các hành vi

bảo vệ môi trường khác nhau. Tuy nhiên nếu không gian hoạt
động của trẻ không thoải mái, các trang thiết bị phục vụ cho các
hoạt động thiếu thốn, giáo viên không quan tâm tới việc trang trí
các khu vực hoạt động sẽ hạn chế các hoạt động của trẻ. Chính
vì thế, muốn trẻ tích cực định hướng vào các hành vi BVMT thì
giáo viên cần tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường vào các chủ đề trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo
lớn.
Muốn trẻ định hướng vào những hành vi bảo vệ môi
trường thì chúng ta cần khảo sát xem giáo viên có tạo ra môi
trường thoải mái cho trẻ hoạt động không, điều kiện về đồ dùng,
đồ chơi, tài liệu có liên quan đến nội dung giáo dục môi trường
không? Số lượng, chủng loại, cách thay đổi đồ dùng.
Chúng ta cần xác định nội dung các hành vi BVMT cần
giáo dục trẻ trong mỗi hoạt động của trẻ. Từ đó lựa chọn các
trang thiết bị cần thiết cho mỗi hoạt động.


Cần bố trí các trang thiết bị và đồ dùng một cách thuận
tiện để trẻ dễ dàng sử dụng. Trang trí các khu vực hoạt động tạo
sự hấp dẫn đối với trẻ.
Nếu sau khi khảo sát thấy môi trường để trẻ hoạt động
chưa hợp lí cần tiến hành điều chỉnh môi trường cho phù hợp
với hoạt động của trẻ.
- Tích hợp các nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho trẻ mẫu giáo lớn vào các thời điểm trong ngày.
Tận dung các cơ hội thực tế để rèn luyện hành vi bảo vệ
môi trường trong các hoạt động và sinh hoạt của trẻ giúp trẻ tích
lũy kinh nghiệm BVMT trong cuộc sống, tạo xúc cảm, tình cảm
tích cực đối với HVBVMT, hình thành và phát triển các kĩ năng

bảo vệ MT cho trẻ
Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, kinh nghiệm sống của trẻ còn ít,
chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non có rất
nhiều vấn đề môi trường, hấp dẫn, gần gũi với trẻ, là nguồn tri
thức phong phú để giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ.
Dựa vào nội dung các hoạt động của chế dộ sinh hoạt hàng
ngày, giáo viên tạo cơ hội để trẻ tích cực luyện tập hành vi bảo


vệ môi trường giúp trẻ thực sự nắm bắt được các đặc điểm, tính
chất bên trong, ý nghĩa các việc làm của trẻ. Trong quá trình trẻ
lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, chăm sóc cây cối, trẻ
nắm được kết quả của hành vi bảo vệ môi trường phụ thuộc vào
hành vi của chính nó và những người xung quanh (lớp học sạch
hay bẩn, ngăn nắp hay bừa bộn phụ thuộc vào hành vi quét nhà,
sắp xép đồ dùng, đồ chơi; Cây tươi tốt hay cằn cỗi phụ thuộc
vào người chăm sóc; Cần có những hành động nào để tiết kiệm
nguồn điện, nguồn nước.
Khi trẻ được tự mình làm những công việc có ích với môi
tường sẽ tác động mạnh mẽ đến xúc cảm của trẻ đối với những
vấn đề môi trường và tạo thói quen hành vi bảo vệ môi trường
trong cuộc sống hàng ngày.
Cần tổ chức cho trẻ tích cực luyện tập hành vi bảo vệ môi
trường ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động của chế độ sinh
hoạt hàng ngày.
Bước 1: Phân tích các hoạt động trong
chế độ sinh hoạt hàng ngày và xác định ý
thức BVMT của trẻ cần thực hiện trong quá
trình tham gia hoạt động.



Tên

T

hoạt

T
1

Nội dung hoạt
động

động

Yêu cầu hành vi BVMT

Đón trẻ - Chào cô, chào bố - Giữ ngăn nắp nơi để đồ
-

Thể mẹ

dục sáng

dùng cá nhân.

- Cất đồ dùng cá - Giữ gìn đồ chơi, lấy cất đồ
nhân.

chơi đúng nơi quy định.


- Chơi tự do.

- Giữ gìn trang phục sạch sẽ

-Thể

dục

sáng

khi ra ngoài trời.

ngoài trời
2

Hoạt

- Chuẩn bị đồ dùng, - Không kéo lê bàn ghế trên

động

kê bàn ghế

học

sàn làm bàn ghế hỏng.

- Học nội dung các - Sử dụng vật liệu cẩn thận,
môn học theo thời tránh lãng phí, bảo quản đồ

khóa biểu.
-

Sử

dụng

dùng, đồ chơi, vật liệu.
các - Biết giữ vệ sinh nơi học

nguyên vật liệu, đồ tập.
dùng, đồ chơi để


nắm bắt tri thức.
3

Hoạt

- Hoạt động có mục - Nhặt lá rụng bỏ vào thùng

động

đích

ngoài

rác

+ Quan sát sự vật, - Tưới nước cho cây, hoa,


trời

hiện tượng

nhặt cỏ, bắt sâu, không ngắt

+ Làm quen với các
nội dung giáo dục
+ Chăm sóc thiên

hoa bẻ cành, hái lá.
- Giữ gìn đồ chơi, giữ vệ
sinh cá nhân

nhiên
- Chơi vận động
- Chơi tự do
4

Hoạt

- Trẻ thỏa thuận vai - Giữ gìn cẩn thận đồ dùng,

động

chơi

chơi
các góc




đồ chơi, vật liệu. Sử dụng

- Chơi ở các góc

các vật liệu tránh lãng phí.

phân vai, xây dựng, - Quan tâm, chăm sóc thực
học
nhiên.

tập,

thiên vật trong góc thiên nhiên
- Chơi xong biết cất đồ chơi


- Cất đồ dùng, đồ đúng nơi quy định
chơi

- Quét dọn, lau chùi, làm
mới góc hoạt động.

5

Vệ sinh - Trẻ đi vệ sinh

- Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi




quy định

Ăn

- Rửa tay

trưa
-Chuẩn bị bữa ăn

- Tiết kiệm nước trong quá
trình rửa tay, đi vệ sinh.

- ăn cơm
- Ăn uống vệ sinh, văn minh:
- Xếp bát, thìa, đĩa Dùng dụng cụ ăn uống cẩn
vào rổ
thận, ăn hết khẩu phần của
- Đánh răng, lau mình, tránh rơi vãi, nếu có
mặt

thức ăn rơi vãi phải biết
gom vào một chỗ để làm
thức ăn chăn nuôi.
- Xếp dụng cụ ăn uống vào
đúng nơi quy định

6


Ngủ trưa - Chuẩn bị giường - Trẻ biết cất đồ dùng cá
ngủ

nhân gọn gàng, ngăn nắp


- Ngủ trưa
- Thu dọn vệ sinh

- Trẻ biết lấy,cất chiếu, gối
ngăn nắp, đúng nơi quy định

sau khi ngủ
8

Hoạt

- Chơi và hoạt động - Trẻ biết giữ gìn đồ chơi, sử

động

theo ý thích

chiều

- Nêu gương bé
ngoan

dụng tiết kiệm các nguyên

vật liệu.
-Tham gia trực nhật
- Biết đánh giá hành vi
BVMT của bản thân và của
các bạn.

Bước 2: Kích thích trẻ tích cực thể hiện BVMT trong
các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày.
Để kích thích trẻ tích cực thể hiện các HVBVMT, cần thực
hiện những công việc sau đây:
Thứ nhất, Hướng sự chú ý của trẻ vào các hành vi đúng
đối với môi trường trong cuộc sống hàng ngày.


Các hành vi đúng là những hành vi của trẻ, của người lớn
thể hiện trong các hoạt động và sinh hoạt mà trẻ dễ dàng quan
sát thấy. Đặc điểm của trẻ nhỏ là thích bắt chước hành vi của
những người xung quanh, đặc biệt là hành vi của những bạn
cùng tuổi vì nó dễ tạo được cảm xúc cho trẻ và trẻ dễ bắt chước
hơn. Giáo viên chỉ cần làm rõ các “mẫu hành vi” đó trước mắt
trẻ, làm trẻ chú ý đến qua việc động viên, khen thưởng khi trẻ
nào đó có hành vi đúng. Nếu hành vi đó đã có “ mẫu hành vi”
trưng bày ở các vị trí thích hợp thì cô cho trẻ so sánh đối chiếu
hành vi thực tế của trẻ với “mẫu hành vi” rồi rút ra nhận xét,
đánh giá.
Ví dụ: Khi một trẻ nào đó rửa tay sạch, không làm ướt quần
áo, không lãng phí nước, không đổ nước ra sàn nhà, giáo viên khen
trẻ đó vì đã rửa tay sạch, không lãng phí nước. Sau đó cho trẻ so
sánh đối chiếu với hình ảnh treo trên tường.
Trong nhiều trường hợp, cô không chỉ khen ngợi trẻ mà

còn yêu cầu trẻ thể hiện lại hành vi đó trước tập thể (nếu trẻ tự
nguyện). Điều này giúp trẻ chú ý hơn đến kết quả hoạt động.
Việc thể hiện lại hành vi đúng trước tập thể có tác dụng làm cho
trẻ thêm phấn khởi và hãnh diện với bạn về hành vi của mình,


còn những trẻ khác lại càng cảm phục bạn hơn và mong muốn
bắt chước thực hiện những hành vi đúng giống như bạn để được
cô khen. Cách làm này tạo ra hiệu quả kép, không chỉ tạo động
cơ thực hiện hành vi đúng mà còn là cách thức cung cấp kiến
thức phù hợp với trẻ một cách nhẹ nhàng thoải mái.
Sau nhiều lần trẻ được khen ngợi vì có những hành vi tích
cực đối với môi trường, giáo viên có thể trao “quyền ưu tiên”
cho trẻ như được làm trưởng nhóm chơi, được làm trưởng nhóm
trực nhật. Cách làm này được trẻ nhỏ rất hưởng ứng vì nó phù
hợp với dặc điểm tâm sinh lí của trẻ là muốn tự khẳng định và
muốn được người khác công nhận. Điều này giúp trẻ tích cực có
những hành vi đúng để bảo vệ môi trường.
Thứ hai, giáo viên nêu ra các yêu cầu về BVMT trong quá
trình sinh hoạt hàng ngày vào đầu tuần, buổi sáng, trước khi trẻ
tham gia các hoạt động.
Giáo viên đặt ra các yêu cầu về các hành vi bảo vệ môi
trường nhằm giúp trẻ định hướng rõ hơn về các tiêu chuẩn hành
vi tích cực để từ đó có thể tự điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp. Khi đưa ra các yêu cầu cho trẻ cần lưu ý những điểm
sau:


- Không nên đưa ra quá nhiều yêu cầu một lúc. Mỗi ngày
chỉ nên nhấn mạnh 2-3 yêu cầu để trẻ chú ý hơn.

Ví dụ: Thứ hai, đầu giờ sáng cô đưa ra hai yêu cầu về
HVBVMT trong ngày cần quan tâm như sau:
+ Giữ gìn vệ sinh ngăn nắp nơi hoạt động.
+ Bỏ rác vào đúng nơi quy định.
Thứ ba, cô đưa thêm hai nội dung để trẻ thực hiện:
+ Sử dụng tiết kiệm các vật liệu cho hoạt động, tiết kiệm
nước.
+ Bảo vệ, chăm sóc thực vật.
- Khi nêu các i bảo vệ môi trường cần cho trẻ trao đổi, so
sánh với các mẫu hành vi đúng để trẻ nắm được cách thực hiện
hành vi ấy như thế nào, ở hoạt động nào, kết quả của nó ra sao.
Ví dụ: Hành vi giữ gìn vệ sinh ngăn nắp nơi hoạt động, trẻ
có thể thực hiện trong rất nhiều hoạt động khác nhau như: Hoạt
động đón trẻ, hoạt động học tập, hoạt động chơi ở các góc, hoạt
động chơi tự do…Vào buổi sáng, trước khi bước vào các hoạt
động, cô đưa ra yêu cầu phải giữ vệ sinh ngăn nắp nơi hoạt


động, sau đó đặt câu hỏi: Muốn giữ vệ sinh ngăn nắp nơi hoạt
động các con cần làm những công việc gì? Cho trẻ tự thảo luận
và đưa ra các ý kiến khác nhau. Sau đó cô kết luận những việc
cần thực hiện đối với hành vi trên để trẻ coi đó là mẫu để thực
hiện trong các hoạt động, bao gồm:
 Không vứt rác, đồ dùng, đồ chơi, vật liệu bừa bãi.
 Cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.
 Thu dọn sạch sẽ, gọn gàng nơi hoạt động
Sau khi kết thúc hoạt động giáo viên cần kiểm tra xem trẻ
có thực hiện được yêu cầu mà giáo viên đề ra đối với hành vi đó
không.
Thứ ba, kích thích trẻ tích cực thực hiện hành vi bảo vệ

môi trường thông qua việc xây dựng bảng tin tức về hành vi tốt
đối với môi trường.
Trong bảng tin có các thông tin về thời gian, họ tên trẻ (có
kí hiệu bên cạnh vì trẻ nhỏ chưa biết chữ). Giáo viên làm thêm
các lôtô minh họa những hành vi tốt của trẻ, trẻ tự chọn và gắn
vào ô theo các ngày trong tuần. Có thể kể đến một số lôtô sau:


- Lôtô thể hiện hành vi bé biết nhặt rác bỏ vào thùng rác.
- Lôtô Bé chăm sóc cây xanh
- Lôtô Bé tiết kiệm nước khi rửa tay
- Lôtô Bé sắp xếp giá đồ chơi ngăn nắp
- Lôtô Bé lau bàn sau khi ăn
Ví dụ:
Hành vi tốt đối với môi trường qua
các ngày
Họ tên trẻ - Kí hiệu
Thứ 2

Thứ
3

Nguyễn

Trần

Duy
Vi Ngọc Ánh
Nguyễn Ngọc
Ánh

.........................

Thứ 4 Thứ
5

Thứ
6


Giáo viên có thể đưa ra phần thưởng mang tính tinh thần
để động viên khuyến khích trẻ như: Nếu trong ngày trẻ nhận
được 3 lôtô trở lên thì trẻ sẽ được 1 thẻ “Bé yêu môi trường”,
trong tuần trẻ nhận được 3 thẻ “Bé yêu môi trường” thì trẻ sẽ
được công nhận là thành viên “Câu lạc bộ bé yêu môi trường”
Giáo viên tổ chức kiểm tra các việc làm tốt của trẻ vào cuối
ngày, những lôtô mà trẻ có được sẽ được công nhận nếu được
các trẻ khác và giáo viên thừa nhận.
- Tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào
các hoạt động khác.
- Thiết kế và sưu tầm các trò chơi cho trẻ.
- Sử dụng biện pháp trò chơi là tổ chức cho người học chơi
một trò chơi nào đó để thông qua đó tìm hiểu một vấn đề, biểu
hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm. Trong đó trò
chơi học tập và đóng vai của trẻ mẫu giáo rất thích hợp để giúp
trẻ rèn luyện nhận thức và thực hành ý thức BVMT.
- Sự trải nghiệm trong môi trường chơi phong phú, hấp dẫn
tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận sâu rộng hơn với thế giới hiện thực của


người lớn và được gia nhập vào đó thông qua lăng kính của trẻ từ

đó các kỹ năng được hình thành và phát triển.
- Thông qua hoạt động khám phá trải nghiệm.
GD ý thức BVMT cho trẻ thông qua HĐTN tạo cơ hội để
trẻ được thực hành, luyện tập, tương tác với người lớn, với bạn
ở mọi lúc mọi nơi.
- Để giáo dục và nâng cao nhận thức BVMT cho trẻ thì
điều quan trọng nhất là phải luôn tạo cơ hội để trẻ được thực
hành, luyện tập các hành vi thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi có
như vậy trẻ mới hình thành nên các kỹ năng một cách bền vững.
- Ý thức của trẻ không thể được hình thành qua việc nghe
giảng. Việc nghe giảng chỉ mới giúp trẻ có nhận thức về một vấn
đề nào đó. Trẻ chỉ hình thành ý thức khi trẻ được cùng tham gia
làm chứ không chỉ nói về một việc nào đó. Việc hình thành ý thức
được hình thành thông qua tương tác với người lớn, với bạn cùng
học. Trong khi tương tác trẻ được thể hiện các ý tưởng của mình,
được trải nghiệm, được đánh giá, xem xét về những kinh nghiệm
mà mình đã có trước đây. Hơn nữa, việc tổ chức cho trẻ trải
nghiệm những tình huống thực tế sẽ vừa tạo hứng thú cho trẻ


đồng thời nhiều kinh nghiệm quý báu được hình thành, kể cả khi
trẻ chưa thực hiện đúng trong quá trình thao tác.
- Thông qua hoạt động lao động.
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, tất cả các hoạt động
giáo viên đều có thể phân công nhóm trực nhật. Như vậy, trẻ
cần phải có các nhóm trực nhật trong các hoạt động cơ bản sau:
- Hoạt động học.
- Hoạt động vui chơi ở các góc.
- Hoạt động ngoài trời.
- Ăn trưa – Ăn chiều.

- Ngủ trưa.
- Hoạt động chiều.
Dựa vào những hoạt động trên, giáo viên tạo ra các nhóm
trực nhật khác nhau, mỗi nhóm thực hiện trực nhật một hoạt
động. Công việc phân nhóm được tiến hành sau giờ điểm danh
buổi sáng đầu tuần, mỗi nhóm khoảng 4 – 5 trẻ. Giáo viên cho
trẻ tự thỏa thuận với nhau để chọn ra nhóm trực nhật và lựa


chọn hoạt động trực nhật trong ngày. Tuy nhiên, giáo viên cũng
cần lưu ý giúp trẻ phân nhóm một cách hợp lí và thuận tiện
trong quá trình trực nhật. Trong mỗi nhóm nên cân đối giữa
những trẻ khỏe mạnh, có kỹ năng tốt với những trẻ sức khỏe
yếu, kỹ năng hạn chế. Cho trẻ trực nhật công việc khoảng 2- 3
ngày hoặc 1 tuần, sau đó đổi nhóm khác.
Sau khi phân nhóm, giáo viên đưa ra những nội dung trực
nhật cụ thể cho mỗi hoạt động để trẻ dựa vào đó thực hiện tốt
những công việc của nhóm mình.
Hoạt động học gồm những công việc sau:
- Kê bàn ghế, chuẩn bị đồ dùng.
- Thu gom vật liệu thừa bỏ vào nơi quy định để sử dụng cho
những lần sau.
- Cất bàn ghế, đồ dùng đúng nơi quy định.
- Vệ sinh môi trường sau khi học.
Hoạt động vui chơi ở các góc:
- Kiểm tra vệ sinh các góc trước khi chơi.


- Chăm sóc cây trong góc thiên nhiên.
- Cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.

Hoạt động ngoài trời:
- Lấy khăn ẩm lau đồ chơi ngoài trời
- Chăm sóc cây trong vườn trường (tưới nước, bắt sâu, cắt
bỏ lá già úa, lau bụi…)
- Vệ sinh sân trường (Nhặt lá, vỏ bim bim… bỏ vào sọt
rác)
Ăn trưa – Ăn chiều:
- Phơi khăn để lau mặt sau khi ăn.
- Kê bàn ghế trước khi ăn, chia thìa, bát.
- Sau khi ăn, trẻ biết dùng khăn để lau bàn.
- Thu gom cơm rơi vãi bỏ riêng vào một thùng.
- Xếp bàn ghế gọn gàng.
Ngủ trưa: Nhóm trực nhật phải làm những công việc sau
đây:


- Chuẩn bị chỗ ngủ
- Cất chiếu, dọn vệ sinh sau khi ngủ.
Hoạt động chiều:
- Rửa ca cốc.
- Lau đồ chơi và các góc hoạt động.
- Tăng cường công tác phối kết hợp với các lực lượng cộng
đồng trong giáo dục ý thức BVMT cho trẻ mẫu giáo lớn
- Giáo dục mầm non nói chung và giáo dục ý thức BVMT
cho trẻ MGL nói riêng có thể phát triển được là nhờ vào hai thành
tố cơ bản đó là sự nỗ lực tổ chức chuyên môn nhà trường và sự
ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng xã hội. Mức độ ủng hộ đó còn
tùy thuộc vào khả năng nhận thức về tầm quan trọng của Giáo dục
Mầm non trong xã hội… qua thực tế cho thấy rằng công tác phối
hợp giữa nhà trường và cộng đồng về giáo dục ý thức BVMT cho

trẻ MGL còn rất nhiều hạn chế. Do đó cần hết sức coi trọng công
tác tuyên truyền, phối hợp vận động với các lực lượng xã hội
trong giáo dục ý thức BVMT cho trẻ MGL từ đó cung cấp kiến
thức, trao đổi kinh nghiệm với phụ huynh với các lực lượng để
phối hợp với nhà trường nâng cao chất lượng GDMN.


- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Giáo dục Mầm
non và phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ,
cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc và ý thức trách
nhiệm của phụ huynh trong việc giáo dục ý thức BVMT cho trẻ
MGL, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện, góp phần bảo vệ
môi trường xanh-sạch-đẹp.
Giáo dục trẻ MGL nói chung và giáo dục ý thức BVMT
cho trẻ MGL nói riêng cho trẻ là việc hết sức quan trọng đòi hỏi
sự tham gia của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi như
Dorothy Holte đã nói. "Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết
trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình
và xã hội". Và ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh chị hãy là tấm
gương sáng để các em noi theo. Hãy gần gũi, chia sẻ, tâm sự,
động viên và cùng các em tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong
cuộc sống và tuyệt nhiên không được so sánh hay áp đặt ý nghĩ
chủ quan của mình.
Căn cứ vào Chương trình giáo dục mầm non 2009, Bộ
chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi,
điều kiện của từng trường để xác định nội dung cụ thể của giáo
dục ý thức BVMT cho trẻ MGL.


Xây dựng và đưa nội dung giáo dục ý thức BVMT cho trẻ

MGL một cách toàn diện hơn theo hướng tích hợp với các hoạt
động dạy, hoạt động vui chơi và các hoạt động khác. Việc giáo
dục ý thức BVMT cho trẻ MGL theo hướng tích hợp với các
hoạt động dạy, vui chơi và các hoạt động khác là quan điểm
hiện đại, không những phù hợp với tâm lý trẻ mà còn phù hợp
với xu hướng giáo dục của thế giới hiện nay, góp phần nâng cao
hiệu quả chất lượng giáo dục kỹ năng này.
- Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Các biện pháp giáo dục ý thức BVMT cho trẻ mẫu giáo lớn
tại các trường mầm non xã Kiêu kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội dựa vào lực lượng cộng đồng mối quan hệ chặt chẽ và
thống nhất với nhau. Các biện pháp giáo dục trên có tính độc lập
tương đối nhưng có mối liên hệ biện chứng gắn bó chặt chẽ và bổ
sung cho nhau để tạo nên một chỉnh thể thống nhất các biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ý thức BVMT cho trẻ mẫu
giáo lớn dựa vào lực lượng cộng đồng. Trong hệ thống 04 biện
pháp đề xuất mỗi biện pháp đều giữ một vị trí quan trọng riêng
không có biện pháp nào được coi là quan trọng cốt lõi tuyệt đối
trong giáo dục ý thức BVMT cho trẻ mẫu giáo lớn tại các trường


×