Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO dục ý THỨC bảo vệ môi TRƯỜNG CHO hội VIÊN PHỤ nữ NÔNG THÔN TỈNH hải DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.36 KB, 71 trang )

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỘI VIÊN PHỤ
NỮ NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG

1


KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Vị trí địa lý tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông
Hồng; một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc. Phía đông giáp Thành phố Hải Phòng, phía tây
giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Thái Bình, phía bắc
giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Bắc Giang. Tỉnh Hải Dương có 265
đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (trong đó 227 xã,
25 phường và 13 thị trấn). Địa hình chia làm 2 vùng: vùng đồi
núi và vùng đồng bằng. Dân số 1.785.818 người: vùng nông
thôn chiếm 1.337.060 (74,9%), thành thị chiếm 448.758
(25,1%). Diện tích tự nhiên là 1.668,2 km 2; mật độ dân số
1.071 người/ km2; lực lượng lao động 1.038.234 người, khu
vực nông thôn là 794.275 người, thành thị 240.959 người.
- Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương
Hải Dương nằm ở trung tâm châu thổ Sông Hồng, nền
kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, hoạt động sản xuất
chính của người dân là trồng trọt và chăn nuôi; một bộ phận

2


dân duy trì và phát triển làng nghề, sản xuất, kinh doanh vừa


và nhỏ... Năm 2009 thành phố Hải Dương được công nhận là
đô thị loại 2 đã phát triển được nhiều khu công nghiệp. Năm
2017 Tỉnh Hải Dương đã có 11 khu công nghiệp (KCN) được
phê duyệt quy hoạch chi tiết và xây dựng trên tổng diện tích
2.397,11 ha, trong đó có 8 KCN đã có nhà máy hoạt động.
Theo quy hoạch Xây dựng vùng 2015 - 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030, Hải Dương sẽ hình thành 3 cụm đô thị động lực
phát triển là: Thành phố Hải Dương - hành lang quốc lộ 5; Chí
Linh - Kinh Môn; cụm Thanh Miện và khu vực phía nam tỉnh.
Quy hoạch thể hiện sự phát triển theo các trục hành lang tạo
thành mạng lưới, khung phát triển của quy hoạch lãnh thổ tỉnh.
Song song với phát triển đô thị, tỉnh cũng định hướng
phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung với tổng số 25
khu công nghiệp với tổng diện tích 5.400 ha. Đối với cụm
công nghiệp (CCN), ngày 03/12/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh
Hải Dương đã ban hành Quyết định số 3140/QĐ-UBND về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các CCN trên địa bàn
tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng 2025. Theo quy
hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đến

3


năm 2020 tổng số CCN của tỉnh là 42 Cụm với tổng diện
tích khoảng 1.900 ha, đến năm 2025 là 45 CCN với tổng diện
tích là 2.300 ha.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 66 làng với 19 nhóm
ngành nghề sản xuất chính, trong đó:
Nhóm làng nghề mộc (mộc dân dụng, mộc đình chùa, đồ
gỗ mỹ nghệ, điêu khắc) có 14 làng (chiếm tỷ lệ 21%),

Nhóm làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có 10
làng (chiếm tỷ lệ 15%).
Nhóm làng nghề thêu ren có 08 làng nghề (chiếm tỷ lệ
12%)
Nhóm làng nghề sản xuất hương (chiếm tỷ lệ 6%).
Các nhóm làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng không
nung, dệt chiếu cói, mây tre đan (mỗi loại hình có 03 làng
nghề).
Các nhóm làng nghề sản xuất gốm: sản xuất chổi chít, cơ
khí, nấu rượu, sản xuất thừng, kim hoàn (mỗi loại hình có 02
làng nghề).

4


Các nhóm làng nghề ươm tơ, chạm khắc đá, sản xuất
lược bí, rèn, thêu tranh, móc sợi (mỗi loại hình có 01 làng
nghề).
Hải Dương là một trong những khu vực văn hóa tâm linh
của cả nước. Hải Dương có 1.098 khu di tích lịch sử, trong đó
có 133 di tích quốc gia và nhiều khu di tích khác đã được xếp
hạng đặc biệt quốc gia đó là khu Côn Sơn, Kiếp Bạc… Một
số điểm du lịch đẹp và nổi tiếng là Côn Sơn - Kiếp Bạc, động
Kính Chủ, đền cao An Phụ, chùa Nhẫm Dương ; gốm sứ Chu
Đậu - Mỹ Xá, đảo cò Chi Lăng Nam ...
Hải Dương là tỉnh đang trên đà phát triển, đời sống nhân
dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát
triển là tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đe dọa
trực tiếp đến sức khỏe con người và nhiều hệ lụy khác mà con
người phải gánh chịu, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Giáo dục ý

thức bảo vệ môi trường cho hội viên phụ nữ nông thôn là một
giải pháp bền vững bảo vệ môi trường cho tương lai.
- Tình hình hội viên phụ nữ nông thôn tỉnh Hải
Dương

5


Tỉnh Hải Dương hiện có 449.872 phụ nữ từ 18 tuổi trở
lên. Trong đó, có 397.882 hội viên phụ nữ (chiếm 88,44%).
Phụ nữ nông thôn có 255.322 (chiếm 66.13%). Trong đó, hội
viên dân tộc thiểu số là 822 người, hội viên tôn giáo là 22.461
người. Là lực lượng quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Hội
viên phụ nữ hầu hết tham gia lao động sản xuất nông nghiệp,
buôn bán nhỏ… Theo thống kê lao động nữ nông thôn chiếm
58,02% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và
tham gia sản xuất ở một số công ty đóng trên địa bàn.
Hội viên phụ nữ vừa là người sản xuất mang lại kinh tế
hộ gia đình, có thể là chủ gia đình (chủ hộ). Ngoài việc đảm
nhiệm kinh tế, phụ nữ còn là người nội trợ chính trong gia
đình, là người tham gia vào các hoạt động quản lý, hoạt động
cộng đồng; là người sinh đẻ, chăm sóc con cái, người; trình
độ học vấn không cao, sự hiểu biết về kinh tế - xã hội hạn chế,
ít có điều kiện tiếp cận và nâng cao trình độ chuyên môn,
khoa học và công nghệ; ít có điều kiện thụ hưởng các giá trị
văn hóa tinh thần.
Một bộ phận hội viên phụ nữ nông thôn chưa ý thức
được vai trò trách nhiệm của mình trong gia đình cũng như
6



trong cộng đồng. Nhận thức, trình độ, năng lực của một bộ
phận phụ nữ còn hạn chế. Nhiều chị em chưa nhận thức đầy
đủ những giá trị truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ
Việt Nam “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”, ý thức vì
cộng đồng chưa cao...
- THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH HẢI
DƯƠNG
Tỉnh Hải Dương gồm 10 huyện, 01 thành phố và 01 thị
xã, 265 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 25 phường, 227 xã và
13 thị trấn với dân số khoảng 1,7 triệu người; trên 60% trong
độ tuổi lao động. Với mật độ dân số 1.070 người/km² sống ở
khu vực nông thông 74,9%, thành thị 25,1%. Vì vậy, số lượng
rác thải phát sinh khoảng 596,56 tấn/ngày đã thu gom, xử lý
được 346,48 tấn (đạt khoảng 58,08%); số còn lại chưa được
thu gom, xử lý gây ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do: ý thức của người
dân về công tác thu gom xử lý rác thải còn nhiều hạn chế, một
số bộ phận người dân còn có thói quen vất rác và xả rác bừa
bãi; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vẫn chưa giải
quyết một cách triệt để. Mặt khác việc phân công, phân cấp

7


trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói
chung, xử lý, thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh vẫn
còn nhiều hạn chế bất cập.
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số sông đang

diễn ra phổ biến do ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt, chăn
nuôi, công nghiệp và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Một số
ao, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm nặng do ảnh hưởng của nước
thải sinh hoạt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, canh tác nông
nghiệp, nước rỉ, rác thải tại các bãi rác, làng nghề...
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 35 cụm công
nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt
quy hoạch chi tiết với tổng diện tích quy hoạch 1.543,9 ha.
Trong đó, có 31 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động với
tổng số cơ sở thứ cấp đầu tư vào cụm công nghiệp là khoảng
296 cơ sở. Do không đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ nên các
nguồn phải phát sinh do các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ trong cụm công nghiệp tự xử lý cục bộ tại cơ
sở và thải ra nguồn tiếp nhận chung của địa phương. Công
tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, chất thải rắn thông

8


thường và chất thải nguy hại các doanh nghiệp tự ký hợp
đồng với các đơn vị vận chuyển và xử lý.
Đối với các cơ sở có nguồn xả thải lớn mặc dù đã đầu tư
các công trình, nhưng công tác kiểm tra giám sát, duy tu bảo
dưỡng, thiết bị xử lý môi trường chưa thực hiện thường xuyên
nên quá trình vận hành không ổn định dẫn đến hiệu quả xử lý
môi trường chưa đảm bảo.
Trên địa bàn tỉnh cũng tập trung nhiều ngành công
nghiệp nặng như: sản xuất xi măng, sắt thép, luyện kim, khai
thác khoáng sản… Do tập trung nhiều ngành công nghiệp
nặng, các doanh nghiệp đã chú trọng đến việc đầu tư các công

trình, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhưng hiện
nay môi trường của huyện Kinh Môn đã có dấu hiệu ô nhiễm
nặng, đặc biệt là môi trường nước, không khí và khí thải.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn tỉnh
Hải Dương
Môi trường không khí:
Nhìn chung môi trường không khí ở khu vực nông thôn
của tỉnh chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, hiện tượng ô nhiễm cục

9


bộ đã xuất hiện tại một số khu vực. Nguyên nhân do sinh hoạt
của con người, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, chăn nuôi, các hộ cá thể trong khu dân cư sử dụng hóa
chất, dung môi, tái chế chất thải. Bên cạnh đó, tình trạng
người dân phơi và đốt rơm rạ sau khi thu hoạch, tình trạng đốt
rác thải tại các bãi rác làm ô nhiễm môi trường không khí
xung quanh.
Môi trường nước:
Tại các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh hiện nay,
nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình chưa được xử lý mà
đều thải trực tiếp ra các ao hồ, kênh mương trong làng hoặc
ngấm tự nhiên xuống đất. Nước thải của các hộ sản xuất cá
thể trong làng nghề, chăn nuôi thải trực tiếp đã góp phần làm
cho chất lượng nước của các ao hồ tiếp nhận suy giảm mạnh.
Ở các hệ thống kênh mương nội đồng nguồn nước thường bị ô
nhiễm bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa
học do tiếp nhận nước từ các ruộng canh tác lúa vào gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước và đặc biệt ở những nơi có trạm

khai thác nước để xử lý nước thải sinh hoạt thì nguy cơ ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng rất lớn.

10


Chất thải rắn sinh hoạt:
Phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt tại khu vực nông
thôn chủ yếu là chôn lấp, ngoài những bài chôn lấp được tỉnh
đầu tư xây dựng thì còn một số lượng lớn bãi chôn lấp tự phát
không được xây dựng và vận hành theo đúng yêu cầu kỹ thuật
dẫn đến ô nhiễm môi trường; một số địa phương không quy
hoạch được bãi chôn lấp nên đã hình thành các bãi rác tự phát.
Chất thải từ sản xuất nông nghiệp chưa được thu gom và xử lý
đúng quy định tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật tràn lan dẫn đến ô nhiễm môi trường nông
thôn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn còn tồn tại 72
lò gạch thủ công, nên đôi khi vẫn còn xảy ra tình trạng ô
nhiễm môi trường do khói lò gạch làm thiệt hại hoa màu của
người dân. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh có 21/26 bệnh viện
được trang bị lò đốt chất thải rắn y tế đồng bộ - lò Chuwastar
của Nhật Bản và có hệ thống xử lý nước thải, còn 5/26 bệnh
viện chưa có lò đốt và hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên
hiện nay một số lò đốt đã xuống cấp dẫn đến hiệu quả xử lý
không cao, xử lý không triệt để, việc trang bị đồng loạt lò đốt
rác Chuwastar cho các bệnh viện có thể chưa phù hợp, đặc
11



biệt với những bệnh viện lượng phát sinh chất thải ít nằm gần
khu dân cư; hệ thống xử lý nước thải không hiệu quả, chất
lượng nước thải ra không đạt quy chuẩn môi trường, một số
bệnh viện đường ống dẫn nước bị vỡ nên nước thải bị ngấm
xuống đất… gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn phát tán mầm
bệnh ra xung quanh.
Việc nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia bảo
vệ môi trường của một số tổ chức, cá nhân, một số địa
phương trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa thể hiện trách
nhiệm góp sức tham gia bảo vệ môi trường. Việc đầu tư phát
triển các cụm công nghiệp không đồng bộ với các điều kiện
hạ tầng kỹ thuật về môi trường; hầu hết các cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh chưa có chủ đầu tư và chưa được đầu tư hạn
tầng về hệ thống xử lý nước thải tập trung nên xảy ra tình
trạng ô nhiễm môi trường. Công tác bảo vệ môi trường tại các
cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay chưa được chú trọng: việc
đầu tư các công trình xử lý chất thải còn hạn chế; công tác
kiểm soát môi trường định kỳ chưa tuân thủ theo quy định;
chưa bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường ... vẫn còn một
số cơ sở sản xuất kinh doanh coi trọng lợi ích kinh tế trước
mắt, coi nhẹ công tác môi trường; chi phí cho việc quản lý và

12


xử lý chất thải cao. Hầu hết các cơ sở không chủ động tìm
hiểu, nắm bắt được hết các quy định về bảo vệ môi trường
dẫn đến vi phạm hoặc ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ
môi trường còn hạn chế, không thường xuyên thực hiện các
biện pháp bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất.


13


- Thành phần rác thải tại khu vực nông thôn của các
đơn vị hành chính
(Đơn vị tính %)
Rác tái chế
Tên đơn vị

Rác

Hữu


không
Giấy

Nhự

Thủy

Túi

tái chế

bìa

a


tinh

nilon

(trơ)

Bình Giang

6,705

8,58

3,96

2,29

12,90

8,22

Cẩm Giàng

62,94

9,54

5,80

1,26


12,35

8,11

Chí Linh

68,53

9,38

4,86

0,99

13,91

2,33

Gia Lộc

65,76

6,76

2,31

3,52

16,31


5,34

Kim Thành

63,72

9,87

4,06

1,28

10,04

11,03

Kinh Môn

68,58

4,25

2,32

2,10

12,22

10,53


Nam Sách

66,63

8,87

4,18

1,78

13,08

5,46

Ninh Giang

7,82

6,40

0,35

1,78

11,08

7,57

14



Thanh Hà

66,62

8,31

5,47

0,96

12,47

6,17

Thanh

67,21

10,00

1,91

1,80

11,57

7,51

Hải 64,48


9,32

6,93

1,60

9,82

7,85

69,47

7,87

5,80 11,11

11,56

4,19

66,98

8,01

4,00

12,28

7,02


Miện
TP
Dương
Tứ Kỳ
Toàn tỉnh

1,71

- Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh


n số
T
T

Huyện/TP
/thị xã

S nông
thôn
ố xã
(ng
ười)

15

Khối
lượng
CTR nông

thôn

Tỷ
lệ thu
gom, xử
lý trung
bình

(tấn/n
gày)

(%
)


1

TP

Hải

4

Dương
2

TX

Chí
2


Thanh Hà

5

6

Nam Sách

8

120

2
2

129

65,35

53

53,06

54

57,13

50


46,00

59

55,25

65

66,90

52

60,11

56

.843
1

8

104
.554

2

Huyện Tứ

125
.569


1
6

Huyện

58

.582

2

Kỳ

28,00

.512

0

Huyện Gia
Lộc

148

2

Huyện

7


80

647

4

Huyện
Kinh Môn

63.

2

Huyện
Kim Thành

9

1

Huyện

4

17,15

984

Linh

3

38.

152
.056

2

136

16


Ninh Giang
1
0

Huyện
Thanh Miện

1
1
1

8

z

116


7

102

7

116

45,23

52

51,07

64

596,5

58,

.062
2

27

54

.784
1


Tổng cộng

51,31

.612
1

Huyện
Cẩm Giàng

.613
1

Huyện
Bình Giang

2

7

1.3
55.818

6

08

- Vấn đề ô nhiễm chất thải rác thải sản xuất nông
nghiệp

Để tăng sản lượng lương thực, giảm bớt tác động phá hoại
của sâu bệnh (trung bình hàng năm có khoảng 20 - 30% sản
lượng lương thực bị sâu bệnh phá hại), lượng hóa chất bảo vệ
thực vật được sử dụng trong nông nghiệp ngày càng tăng. Trung
bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun đã rơi
xuống đất, tồn tại trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình đất - cây
- động vật - người. Không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường

17


nghiêm trọng, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu với bốn tính chất:
độc hại, khó phân hủy, khả năng di chuyển xa, tích lũy sinh học
và còn gây ra những ảnh hưởng có hại đối với khả năng sinh sản,
sự phát triển, hệ thần kinh, tuyến nội tiết và hệ miễn dịch của
người và động vật.
Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp nên việc sử dụng một
lượng lớn hóa chất bảo vệ thực vật là điều tất yếu. Mỗi năm
nước ta nhập khẩu từ 130.000 đến 150.000 tấn hóa chất bảo
vệ thực vật phục vụ cho hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên,
chúng ta cũng chưa kiểm soát tốt số lượng và chủng loại hóa
chất bảo vệ thực vật được phun rải tại các cánh đồng làm cho
chất lượng đất ngày càng suy giảm và thoái hóa. Đặc biệt,
hiện nay, chúng ta đang lưu giữ một lượng lớn hóa chất bảo
vệ thực vật nhập lậu, hết hạn sử dụng.
Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại hóa chất tồn đọng
này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi
dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ rò rỉ vào môi
trường là rất đáng báo động. Các kho hóa chất hầu hết được
xây dựng từ những năm 1980 trở về trước, khi xây dựng chưa


18


quan tâm đến việc xử lý, kết cấu, nền móng nên việc ô nhiễm
đất tại các kho thuốc này là điều không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi
phun thuốc, tình trạng vứt bao bì hóa chất bảo vệ thực vật bừa
bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và
dụng cụ pha chế hóa chất không đúng nơi quy định gây ô
nhiễm nguồn nước, ngộ độc cho động vật thủy sinh cũng cần
được cảnh báo và khắc phục ngay.
Cùng với hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu, việc vứt bừa
bãi các loại thuốc và bao bì, đồ đựng hóa chất bảo vệ thực vật
không đúng nơi quy định đang là nguy cơ đe dọa sức khỏe
cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường nếu không được áp
dụng các biện pháp, giải pháp xử lý quyết liệt.
Tại Hải Dương hàng năm số lượng thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) được sử dụng trên đồng ruộng khoảng 2,9 - 3 lít
(kg)/ha, với tổng diện tích đất nông nghiệp 143.783,1 ha (năm
2017) thì ước số lượng thuốc BVTV sử dụng hàng năm
khoảng 140 tấn. Ngoài sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trồng
lúa và các loại cây trồng khác, người dân còn sử dụng loại
thuốc này với mật độ rất cao để trồng hoa và cây cảnh, nhưng

19


hầu như không kiểm soát. Bên cạnh đó, thói quen sau khi sử
dụng các loại thuốc BVTV rồi vứt bỏ bao bì, chai lọ bừa bãi

ngay tại ruộng, ven các kênh mương hoặc ngay tại nơi phun
thuốc. Chỉ một phần nhỏ nông hộ giữ lại các chai lọ thuốc có
thể bán phế liệu. Tuy nhiên, chúng thường được thu gom và
cất giữ không an toàn tại ruộng, vườn hay xung quanh nhà.
Phần không bán phế liệu được thường đốt hoặc chôn lấp một
cách không an toàn ngay tại ruộng, vườn.
Phần lớn nông dân (90%) rửa bình phun thuốc ngay
trong kênh nội đồng hoặc trong các mương, ao trong ruộng.
Nước thải từ việc rửa các dụng cụ phun thuốc được đổ ngay
trong ruộng. Những người còn lại mang bình phun thuốc rửa
và đổ nước thải trực tiếp trong kênh mương. Có thể thấy thói
quen này đã đưa dư lượng thuốc BVTV vào nước trong kênh
mương, nó là một nguồn gây ô nhiễm nước mặt, đồng thời
dẫn đến sự phơi nhiễm thuốc khi sử dụng nước cho nhu cầu
ăn uống, vệ sinh và tác động đến hệ thủy sinh vật… Tuy
nhiên, hiện nay một số địa phương trong tỉnh vẫn chưa có
biện pháp tổ chức thu gom và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực
vật sau sử dụng một cách hữu hiệu, điều này gây ô nhiễm cho
nguồn nước và môi trường sống.

20


Tại một số huyện: Gia Lộc và Tứ Kỳ, Kinh Môn, Nam
Sách là những huyện có diện tích trồng hoa màu lớn. Vì muốn
đạt năng suất cao, nông dân thì sử dụng thuốc quá liều lượng,
không tuân thủ theo quy định gây ảnh hưởng đến môi trường
và sức khỏe cộng đồng. Tình trạng nông dân sử dụng thuốc
BVTV không theo đúng hướng dẫn sử dụng, tự ý tăng liều
lượng, số lần phun thuốc, thậm chí thu hoạch không tuân thủ

thời gian cách ly vẫn còn diễn ra đã gây ảnh hưởng tới môi
trường, tới sức khỏe con người.
- THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO HỘI VIÊN PHỤ NỮ NÔNG THÔN TỈNH
HẢI DƯƠNG
- Giới thiệu về đối tượng khảo sát
- Kết quả thống kê độ tuổi hội viên phụ nữ được khảo
sát
T
T

Từ
18-30

1

10
người

Từ
31-59
50
người

21

>6
0

Tổng

số

60
người

120
người


Nhìn vào bảng tổng hợp thống kê độ tuổi hội viên phụ
nữ qua khảo sát cho thấy độ tuổi hội viên phụ nữ được phân
thành 3 nhóm tuổi và được tính hội viên từ 18 tuổi đến trên 60
tuổi, trong đó độ tuổi từ trên 60 tuổi được khảo sát nhiều nhất
60 người. Đây là độ tuổi chiếm tỷ lệ tập trung sinh sống, lao
động nhiều nhất tại các xã là những người thường xuyên tiếp
xúc và nhận thấy tác hại cũng như sự ảnh hưởng của việc bảo
vệ môi trường. Độ tuổi từ 18-30 số lượng 30 người, là đối
tượng hội viên phụ nữ trong độ tuổi trẻ (nữ thanh niên). Độ
tuổi từ 31-59 chiếm số lượng 50 người chủ yếu là những
người đang độ tuổi lao động tại địa phương hoặc làm công ty.
- Kết quả thống kê địa chỉ điều tra hội viên phụ nữ
T

Đơn vị

T
1

Kế
t quả


Xã Toàn Thắng - huyện Gia
Lộc

2

Thành
3

22

25
%

50/
120

Xã Thái Thịnh - huyện Kinh

lệ %

30/
120

Xã Việt Hưng - huyện Kim

Tỉ

40/


42
%
33


Môn

120

%

Phiếu khảo sát được điều tra tập trung nhiều nhất vào 3
xã thuộc 3 huyện nông thôn nơi có làng nghề và trồng rau
màu để phản ánh đúng thực trạng môi trường trên địa bàn tỉnh
Hải Dương hiện nay. Theo bảng tổng hợp cho thấy xã Việt
Hưng - huyện Kim Thành chiếm tỷ lệ cao nhất (= 42%)
Trong toàn xã hiện có có 1.027/1.140 (chiếm 90,08%) hộ gia
đình chăn nuôi lợn giống và lợn thịt do vậy mức độ ô nhiễm
cao đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí.
Các địa bàn còn lại là xã Thái Thịnh - huyện Kinh Môn là xã
có làng nghề sản xuất mì gạo và xã Toàn Thắng - huyện Gia
Lộc là một xã chuyên canh trồng rau màu cung cấp cho bà
con nông dân trong và ngoài tỉnh. Đây là những địa bàn có
làng nghề, trồng rau màu có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường
cao tại địa phương. Do vậy vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường ở những địa bàn được khảo sát nói riêng và các xã
vùng nông thôn cần được quan tâm, cần có những giải pháp
thiết thực, hiệu quả.
- Kết quả thống kê địa chỉ sinh sống của hội viên phụ
nữ


23


S
T

Nội dung

T



Tỷ

lượn

lệ%

g
1

Cống thoát nước chung của
xóm/làng

2

5
5


Làng nghề

45,
8%

7
5

62,
5%

3

Công ty, nhà máy

0

0

4

Ao hồ, kênh rạch

2

16,

0
5


Nơi tập kết rác thải

7%
1

0

8,3
%

Theo kết quả khảo sát trên thì phần lớn hội viên phụ nữ
đang tập trung sinh sống tại các khu vực có làng nghề với tỷ
lệ 75%, ngoài ra khu vực cống thoát nước chung của
xóm/làng chiếm cũng tương đối lớn 55%. Địa điểm sinh sống

24


của hội viên theo khảo sát phù hợp cho việc nghiên cứu
những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong công tác
bảo đảm vệ sinh môi trường của hội viên phụ nữ và đây cũng
là cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện môi trường
sống được tốt hơn trong thời gian tới.
- Nhận thức của hội viên phụ nữ nông thôn về bảo vệ
môi trường
- Mức độ, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
- Thống kê kết quả đánh giá mức độ tầm quan trọng
của việc bảo vệ môi trường

T

T

S
Nội dung


lượng

Tỷ
lệ%

1

Không quan trọng

0

0%

2

Ít quan trọng

5

0,4
%

3


Quan trọng

4
7

25

39
%


×