Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

XÂY DỰNG kế HOẠCH tổ CHỨC dạy học NGOẠI KHOÁ về ỨNG DỤNG kĩ THUẬT CHƯƠNG DÒNG điện XOAY CHIỀU vật lí 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.56 KB, 91 trang )

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI
KHOÁ VỀ ỨNG DỤNG KĨ THUẬT CHƯƠNG DÒNG
ĐIỆN XOAY CHIỀU VẬT LÍ 12


- Khái quát nội dung chương DĐXC - Vật lí 12
- Giới thiệu nội dung chương DĐXC
DĐXC là một khái niệm quen thuộc trong đời sống con
người ngày nay, nhưng DĐXC được tạo ra như thế nào? Các
giá trị và đại lượng vật lí nào đặc trưng cho DĐXC? Truyền
tải DĐXC bằng nguyên tắc nào hay làm sao để tăng năng suất
truyền tải điện năng và nhiều vấn đề khác liên quan đến
DĐXC thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, trong
chương trình vật lý lớp 12 đã dành toàn bộ chương V - “Dòng
điện xoay chiều” để giúp HS nghiên cứu về những nội dung
kiến thức này. Cụ thể, các nội dung chương V đã đề cập đến
bao gồm:
- Về các khái niệm: Khái niệm về suất điện động xoay
chiều, điện áp xoay chiều, DĐXC, các giá trị tức thời, giá trị
hiệu dụng, giá trị cực đại của dòng điện xoay chiều và điện áp
xoay chiều. Khái niệm cảm kháng, dung kháng và tổng trở của
đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và
điện áp tức thời, hiện tượng cộng hưởng điện đối với đoạn
mạch RLC nối tiếp, hệ thống dòng điện 3 pha.


- Về các định luật, mối liên hệ giữa các đại lượng: Định
luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có một phần tử, định luật Ôm cho
mạch có R,L,C, công thức tính góc lệch pha giữa cường độ
dòng điện và hiệu điện thế, Biểu thức công suất tiêu thụ, công
thức máy biến thế…


- Về các ứng dụng: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của
máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha, động cơ không
đồng bộ 3 pha và của máy biến áp. Giải pháp nâng cao hệ số
công suất trong quá trình cung cấp và sử dụng điện năng, ứng
dụng của máy biến áp trong truyền tải điện.
- Mục tiêu dạy học phần DĐXC
Theo Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Vật lí, dạy học kiến
thức phần DĐXC nhằm hướng đến những mục tiêu sau:
- Phát biểu và viết được biểu thức của các khái niệm về
suất điện động xoay chiều, điện áp xoay chiều, cường độ
DĐXC, các giá trị cực đại, các giá trị hiệu dụng và các giá trị
tức thời của chúng.


- Xác định các đại lượng cơ bản của một đoạn mạch
xoay chiều nối tiếp: cảm kháng, dung kháng, tổng trở, độ lệch
pha giữa điện áp và cường độ dòng điện, hệ số công suất.
- Vẽ được giản đồ Fresnel và viết được những công thức
của đoạn mạch xoay chiều nối tiếp; nhận biết hiện tượng,
phân tích dữ kiện trong bài toán điện xoay chiều và biến đổi
toán học để tìm ra kết quả.
- Phát biểu được nguyên tắc hoạt động, cấu tạo và đặc
điểm của các máy điện xoay chiều: máy phát điện xoay chiều
một pha và ba pha, động cơ không đồng bộ ba pha, máy biến
áp.
- Mô tả được nguyên tắc của sự truyền tải điện năng.
- Giải được các bài toán đơn giản về các loại máy điện
trên và sự truyền tải điện năng đi xa.
- Mục tiêu dạy học ƯDKT phần DĐXC
Trong quá trình dạy học về “Dòng điện xoay chiều”,

việc học các kiến thức liên quan đến ƯDKT của “Dòng điện
xoay chiều” sẽ nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu về kiến thức


- Kể ra được một số thiết bị điện trong gia đình dùng
dòng điện xoay chiều.
- Giải thích được nguyên tắc cấu tạo, nguyên tắc hoạt
động của một số thiết bị điện xoay chiều.
- Kể ra được các cách thức sử dụng một số thiết bị điện
trong gia đình an toàn và hiệu quả.
- Nêu được nguyên tắc biến đổi DĐXC thành dòng điện
một chiều.
- Nêu được những hư hỏng thường gặp trên các thiết bị
điện và cách sửa chữa những hư hỏng đó.
Mục tiêu về kĩ năng
- Thực hiện được các phép đo cơ bản với DĐXC
- Vận dụng được các công thức tính toán để xác định các
thông số, đại lượng của DĐXC, các giá trị của máy biến áp,
điện năng hao hụt trong quá trình truyền tải.
- Xây dựng và thực hiện được tiến trình thí nghiệm bao
gồm: thiết kế phương án, chế tạo thiết bị, lắp ghép và vận
hành các thiết bị điện.


- Sử dụng được các dụng cụ đo điện để xác định các
thông số điện cần thiết.
- Đánh giá được một số hỏng hóc mà thiết bị điện gặp
phải, lên phương án sửa chữa được những hỏng hóc đó.
- Trình bày được kết quả nghiên cứu, nội dung báo cáo

trước cả lớp một cách tự tin, chủ động, rõ ràng, mạch lạc và
thu hút người nghe.
- Tổ chức được hoạt động nhóm, trao đổi giữa các thành
viên diễn ra đạt được hiệu quả triệt để.
Mục tiêu về thái độ
- Hào hứng, yêu thích, say mê trong quá trình học tập
môn học Vật lí cũng như học tập kiến thức về DĐXC.
- Đam mê tìm tòi, nghiên cứu những ứng dụng của Vật lí
trong đời sống và cả những ứng dụng kĩ thuật của DĐXC.
- Có thái độ khách quan, trung thực, thật thà trong quá trình
nghiên cứu. Rèn luyện tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, chu đáo trong việc
học tập và nghiên cứu nội dung môn học.


- Có thái độ tôn trọng GV; đoàn kết, hợp tác tích cực
giữa các thành viên trong nhóm để thu được hiệu quả học tập
cao.
Mục tiêu về phát triển năng lực
- Phát triển tư duy tích cực, chủ động cho HS thông qua
hoạt động như: HS tự lên kế hoạch hoạt động cho nhóm, nhận
nhiệm vụ cá nhân và tự đưa ra phương án thực hiện các nhiệm
vụ về ƯDKT của DĐXC.
- Phát triển năng lực sáng tạo của HS thông qua các hoạt
động như: tự đề xuất và tiến hành các phương án thí nghiệm
thực hành; nhận biết các tình huống có vấn đề để đưa ra
phương hướng giải quyết trước các vấn đề về ƯDKT của
DĐXC.
- Điều tra tình hình dạy học về ƯDKT chương DĐXC
- Vật lí 12 tại trường THPT Lê Quý Đôn
- Mục đích điều tra

Quá trình điều tra tại cơ sở trường THPT Lê Quý Đôn Thái Bình nhằm mục đích đánh giá các vấn đề sau:


- Các phương pháp dạy học được GV áp dụng để truyền
thụ kiến thức chương DĐXC và mức độ hiệu quả đạt được
của các phương pháp dạy học đó mang lại.
- Trong quá trình dạy học nội dung chương DĐXC đối
với GV đã gặp phải những bất lợi và khó khăn nào.
- Việc GV sử dụng các ƯDKT của DĐXC trong quá
trình dạy học.
- Kiến thức và kĩ năng HS lĩnh hội sau khi học chương
DĐXC. Đồng thời cả những sai lầm trong nhận thức, những khó
khăn và vướng mắc mà HS thường gặp phải.
- Mức độ vận dụng, liên hệ các kiến thức lý thuyết vào
giải thích và vận hành các ƯDKT trong đời sống thực tiễn của
HS.
- Đánh giá tính tích cực và năng lực sáng tạo của các HS
trong quá trình học về DĐXC.
- Cơ sở vật chất của nhà trường về: dụng cụ thí nghiệm,
ƯDKT của chương DĐXC.
- Tình hình tổ chức các HĐNK vật lí tại nhà trường.


- Phương pháp điều tra
- Phỏng vấn: GV, HS, cán bộ quản lí, nhân viên phòng
thí nghiệm
- Điều tra bằng phiếu: HS
- Đối tượng điều tra
- GV bộ môn Vật lí, HS khối 12 và trang thiết bị thí
nghiệm phòng thí nghiệm Vật lí trường THPT Lê Quý Đôn.

- Kết quả điều tra
Tổng hợp và phân tích các ý kiến được thu thập từ đội
ngũ GV Vật lí và HS của 12 lớp 12 trường THPT Lê Quý
Đôn. Kết quả điều tra đề cập cụ thể như sau:
a) Về GV
- Về trình độ: Đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn.
- Về phương pháp giảng dạy: Các GV đã được tập huấn
về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Nhưng do
mục tiêu thi cử nên đa số GV vẫn dạy theo lối truyền thụ một
chiều. Ít sử dụng các kĩ thuật và phương pháp tích cực và đặc
biệt là ít sử dụng trang thiết bị thí nghiệm.


b) Tình hình HS và phương pháp học tập
-Về trình độ: Các HS có trình độ đồng đều, có tính năng
động và có mong muốn học tập
- Về cách thức học: HS chủ yếu học thụ động, ghi chép
và học thuộc lòng. Với lớp 12, HS dồn sức luyện thi nên hầu
như không được thực hiện các hoạt động liên quan đến thực
tiễn, đến các ƯDKT.
c) Về vấn đề nghiên cứu các ƯDKT chương DĐXC trong
quá trình học tập
Kiến thức chương DĐXC chiếm phần lớn nội dung trong
chương trình thi tốt nghiệp và đại học, nhưng mới chỉ dừng lại
ở các bài toán và lý thuyết đơn thuần, ít gắn vào các thiết bị
thực tế. Vậy nên việc nhà trường và GV đưa vào giảng dạy các
kiến thức về các ƯDKT của DĐXC là hoàn toàn không có.
Trang thiết bị thí nghiệm cũng chủ yếu là các dụng cụ thí
nghiệm, mô hình minh hoạ…ít có những ƯDKT cần để cung
cấp kiến thức thực tế liên quan đến nội dung chương học cho

các em. Vậy nên HS cũng không được GV hướng dẫn nghiên
cứu hay phân tích bất kì một ƯDKT nào, có chăng chỉ là giới
thiệu qua về tên thiết bị liên quan trong nội dung bài giảng.


d) Về tình hình tổ chức các DHNK môn vật lí ở trường
THPT
Các hoạt động ngoại khóa trong môn học không được
tạo điều kiện tổ chức. Hiện mới có một số hoạt động tham
quan, dã ngoại với dung lượng học tập rất ít và không có tính
kế hoạch.
- Lập kế hoạch DHNK về một số ƯDKT của DDXC
- Lựa chọn chủ đề ngoại khoá
Căn cứ vào nội dung chương trình Vật lí lớp 12, mục
tiêu dạy học chương DĐXC cũng như mục tiêu dạy học các
ƯDKT của DĐXC, tình hình thực tế của việc DHNK về
ƯDKT chương DĐXC, điều kiện cơ sở vật chất của nhà
trường và đặc biệt là yêu cầu về sự phát triển năng lực của HS
vậy nên chúng tôi đã lựa chọn chủ đề ngoại khoá “Một số
ƯDKT của dòng điện xoay chiều trong đời sống” để tiến hành
giảng dạy cho HS, giúp HS phát huy tính tích cực và năng lực
sáng tạo của mình trong quá trình học tập và cuộc sống.
Để đạt được những mục tiêu dạy học như đã nêu ở trên
thì trong quá trình tổ chức DHNK về ứng dụng kĩ thuật


chương DĐXC, chúng ta có thể tiến hành cho HS nghiên cứu
các ƯDKT sau:
ƯDKT 1: Nghiên cứu Quạt điện
ƯDKT 2: Nghiên cứu Bàn là

ƯDKT 3: Nghiên cứu các loại bóng đèn điện (Bóng đèn
sợi đốt, huỳnh quang, LED)
ƯDKT 4: Nghiên cứu máy ổn áp gia đình.
- Lập kế hoạch DHNK
a) Xác định mục tiêu dạy học của DHNK
- Củng cố, bổ sung kiến thức và khắc phục những sai
lầm trong nhận thức của HS về kiến thức chương DĐXC đã
được học, đặc biệt là các kiến thức liên quan các loại máy
điện.
- Vận dụng các kiến thức đã được học để giải thích cấu
tạo, nguyên tắc hoạt động, điều kiện sử dụng an toàn một số
ứng dụng kĩ thuật của DĐXC trong đời sống.
- Đề xuất và thực hiện được các phương án nhằm khắc
phục những mặt còn hạn chế của các ƯDKT để làm cho các


hiện tượng vật lí bên trong diễn ra có hiệu quả cao, phát huy
được công năng của thiết bị.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các dụng cụ đo lường điện;
kĩ năng thiết kế, chế tạo, lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm và
dụng cụ kĩ thuật điện; kĩ năng phân tích, đánh giá hoạt động
của các thiết bị để từ đó đề ra các giải pháp và tiến hành khắc
phục những mặt còn hạn chế để cải tiến thiết bị hoạt động tốt
hơn; kĩ năng hợp tác, trao đổi, hoạt động nhóm giữa các thành
viên; kĩ năng trình bày, thuyết trình kết quả nghiên cứu.
- Phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho HS thông qua
các hoạt động như: cho HS tự lựa chọn ứng dụng kĩ thuật để
tiến hành nghiên cứu, HS tự bố trí thời gian, địa điểm, tổ chức
hoạt động nghiên cứu của nhóm để tìm hiểu chủ đề đã chọn.
- Phát huy năng lực sáng tạo cho HS thông qua hoạt

động như: tự đưa ra các ý tưởng nghiên cứu chủ đề, báo cáo
kết quả; tự tìm ra các mặt hạn chế của ứng dụng kĩ thuật và đề
xuất các giải pháp để cải tiến thiết bị.
- Giáo dục tinh thần tự giác, tự chủ, say mê nghiên cứu;
tinh thần đoàn kết, hợp tác, tính tập thể trong học tập và đời
sống qua các hoạt động như: các em tự thảo luận các phương


án thiết kế, tự bàn bạc, phân công nhau chuẩn bị thiết bị để
chế tạo; tìm hiểu thông tin, nghiên cứu hoạt động để chỉ ra
những điểm hạn chế; đưa ra các giải pháp cải tiến thiết bị, từ
kết quả thu được sẽ khích lệ các em trong học tập và động
viên các em tự tin hơn.
b) Nội dung và hình thức tổ chức DHNK
Để tiến hành hoạt động DHNK về các ứng dụng kĩ thuật
của DĐXC, chúng tôi cho HS tiến hành nghiên cứu với các nội
dung sau:
* Nội dung thứ nhất: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
HS nghiên cứu các ứng dụng kĩ thuật đã được đưa ra. Hỗ trợ
HS trong quá trình nghiên cứu bằng cách đưa ra định hướng,
hướng dẫn trình tự các bước làm, các chú ý trong quá trình
nghiên cứu. Với nội dung như vậy chúng tôi đã dự kiến giao
cho HS các nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu Quạt điện
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu Bàn là điện
- Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu bóng điện (gồm bóng đèn sợi
đốt, huỳnh quang, LED)


- Nhiệm vụ 4: Nghiên cứu máy ổn áp trong gia đình.

Cụ thể các nhiệm vụ trên được triển khai cho HS như
sau:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu Quạt điện
+ Nhiệm vụ 1.1: Phân tích cấu tạo và nguyên tắc hoạt
động của quạt điện. Vai trò của DĐXC trong thiết bị.
+ Nhiệm vụ 1.2: Kiểm tra mức độ tiêu thụ năng lượng
điện so với thiết kế.
+Nhiệm vụ 1.3: Tìm hiểu các chú ý khi sử dụng: cách
tháo lắp, sử dụng và bảo quản thiết bị đảm bảo hiệu quả, an
toàn và tiết kiệm điện năng. Tìm hiểu một số hỏng hóc thường
gặp của thiết bị, nêu nguyên nhân và biện pháp sửa chữa.
+ Nhiệm vụ 1.4: Chế tạo mô hình bộ phận động cơ điện
xoay chiều của quạt điện.
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu Bàn là điện (Bàn là khô)
+ Nhiệm vụ 2.1: Phân tích cấu tạo và nguyên tắc hoạt
động của bàn là điện. Vai trò của DĐXC trong thiết bị.


+ Nhiệm vụ 2.2: Kiểm tra mức độ tiêu thụ năng lượng
điện so với thiết kế.
+Nhiệm vụ 2.3: Tìm hiểu các chú ý khi sử dụng: cách
tháo lắp, sử dụng và bảo quản thiết bị đảm bảo hiệu quả, an
toàn và tiết kiệm điện năng. Tìm hiểu một số hỏng hóc thường
gặp của thiết bị, nêu nguyên nhân và biện pháp sửa chữa.
+ Nhiệm vụ 2.4: Thực hành sửa chữa một bàn là hỏng.
(Cắm điện nguồn nhưng bàn là không nóng)
- Nhiệm vụ 3: Nghiên cứu bóng điện (gồm bóng đèn sợi
đốt, huỳnh quang, LED)
+ Nhiệm vụ 3.1: Phân tích cấu tạo và nguyên tắc hoạt
động của cả 3 loại bóng đèn. Chỉ ra vai trò của DĐXC trong

mỗi loại bóng đèn.
+ Nhiệm vụ 3.2: Kiểm tra mức độ tiêu thụ năng lượng
điện so với thiết kế. So sánh số liệu sử dụng điện, tuổi thọ và
chi phí khi sử dụng giữa 3 loại bóng đèn.
+ Nhiệm vụ 3.3: Tìm hiểu các chú ý khi sử dụng và bảo
quản thiết bị đảm bảo hiệu quả, an toàn và tiết kiệm điện


năng. Tìm hiểu một số hỏng hóc thường gặp của thiết bị, nêu
nguyên nhân và biện pháp sửa chữa.
+ Nhiệm vụ 3.4: Chế tạo bảng đèn LED với dòng chữ
“12A2 - 2017 - 2018” sử dụng nguồn là DĐXC.
- Nhiệm vụ 4: Nghiên cứu máy ổn áp trong gia đình
+ Nhiệm vụ 4.1: Phân tích cấu tạo và nguyên tắc hoạt
động của máy ổn áp. Vai trò của DĐXC trong thiết bị.
+ Nhiệm vụ 4.2: Kiểm tra mức độ tiêu thụ năng lượng
điện so với thiết kế.
+ Nhiệm vụ 4.3: Tìm hiểu các chú ý khi sử dụng và bảo
quản thiết bị đảm bảo hiệu quả, an toàn và tiết kiệm điện
năng. Tìm hiểu một số hỏng hóc thường gặp của thiết bị, nêu
nguyên nhân và biện pháp sửa chữa.
+ Nhiệm vụ 4.4: Chế tạo máy biến áp công suất nhỏ để
biến đổi điện áp xoay chiều. Sử dụng máy biến áp vào mô
hình truyền tải điện năng từ máy phát điện xoay chiều 1 pha
(bộ thí nghiệm có sẵn) đến tải.
Dựa vào mục tiêu chung của quá trình dạy học và
những đặc điểm riêng của từng ứng dụng kĩ thuật mà chúng


tôi đã lựa chọn những nhiệm vụ này để giao cho HS. Mỗi

nhiệm vụ được lựa chọn do những lý do cụ thể sau:
- Với nhiệm vụ 1: Nghiên cứu Quạt điện
Qua nội dung sách giáo khoa, HS đã hiểu và nắm được
về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của ĐCĐ xoay chiều không
đồng bộ nhưng ĐCĐ không đồng bộ gồm mấy loại, chúng
khác nhau ở đặc điểm nào, mỗi loại được sử dụng cho các
thiết bị nào trong thực tế… thì nội dung học chưa đề cập đến.
Cách mắc ĐCĐ không đồng bộ vào mạch điện như thế nào để
động cơ hoạt động hiệu quả và an toàn cũng chưa được sách
giới thiệu.
Phần nội dung giới thiệu tính chất không đồng bộ của
ĐCĐ sách giáo khoa cũng chưa chỉ rõ cho HS biết được rằng
tốc độ quay của khung dây chậm hơn tốc độ quay của từ
trường như vậy có ảnh hưởng gì đến thiết bị và điện năng tiêu
thụ hay không? Có cần và có thể làm cách nào để thay đổi tốc
độ quay của khung dây không? Phân loại động cơ điện xoay
chiều có những loại nào và dựa vào yếu tố nào để phân biệt?
Ngoài ra, thông qua nhiệm vụ này HS còn gián tiếp phân biệt
được sâu sắc hơn về DĐXC 1 pha và DĐXC 3 pha, mỗi loại


dòng điện được sử dụng trong các thiết bị thực tế như thế
nào?
Vì vậy, qua nhiệm vụ 1 HS sẽ có kiến thức sâu rộng hơn
về các loại động cơ điện xoay chiều, dòng điện xoay chiều.
Hơn nữa HS sẽ được rèn luyện các kĩ năng đo đạc thông số
điện, kĩ năng sử dụng thiết bị điện tương tự trong gia đình.
- Với nhiệm vụ 2: Nghiên cứu Bàn là (Bàn là khô)
Đối với nhiệm vụ này khi nghiên cứu, HS sẽ được tiếp
cận với mạch điện xoay chiều cơ bản - chỉ có điện trở thuần

trong thiết bị thực tế. Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng tốt
các thiết bị đo lường điện để đo các thông số điện, cách xác
định hỏng hóc trên mạch điện của bàn là cũng như áp dụng
cho các thiết bị điện dân dụng khác. Bên cạnh đó, HS còn
được ôn tập lại kiến thức về các tác dụng của dòng điện xoay
chiều, mở rộng thêm kiến thức về hoạt động của DĐXC các
thiết bị đóng ngắt đặc biệt như rơle nhiệt…
- Với nhiệm vụ 3: Nghiên cứu bóng điện (gồm bóng đèn
sợi đốt, huỳnh quang, LED)


Trong suốt quá trình học, HS đã được cung cấp nhiều
kiến thức liên quan đến bóng đèn điện, đây là một thiết bị điện
rất quen thuộc và cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Về
mặt kĩ năng thì có thể HS chưa được thực hành xác định các
thông số điện năng tiêu thụ của thiết bị thực tế, chưa chú ý đến
việc so sánh điện năng tiêu thụ, chi phí khi sử dụng các bóng
đèn được xác định như thế nào? Đâu là đèn tiết kiệm điện? Nên
sử dụng các thiết bị đèn điện như thế nào để kéo dài tuổi thọ
của thiết bị và đảm bảo an toàn... Vậy nên, thông qua nhiệm vụ
này HS sẽ nắm được vững chắc kiến thức về vai trò của DĐXC
trong các loại bóng đèn; nguyên tắc hoạt động, cách đo các
thông số điện, các lưu ý khi sử dụng các loại bóng đèn đó.
Ngoài ra, với nhiệm vụ tự chế tạo mạch đèn LED sử
dụng nguồn vào là DĐXC, HS còn được rèn luyện kĩ năng lắp
ráp mạch điện, làm quen với việc sử dụng các thiết bị điện
như điện trở, tụ điện… Đặc biệt là nắm được kiến thức
chuyển đổi DĐXC thành dòng điện một chiều đáp ứng nhu
cầu sử dụng - một kiến thức quan trọng trong đời sống nhưng
sách giáo khoa không đề cập cụ thể.

- Với nhiệm vụ 4: Nghiên cứu máy ổn áp gia đình


Qua nhiệm vụ này HS sẽ có kiến thức vững chắc hơn
nữa về máy biến áp, bao gồm: kiến thức về cấu tạo, nguyên lý
làm việc và vai trò của máy biến áp trong đời sống, bổ sung
thêm kiến thức về cách chế tạo một máy biến áp trong thực tế,
cách xác định số vòng dây cuốn, điện áp vào và điện áp ra của
biến áp. Bên cạnh đó, khi tiến hành chế tạo máy biến áp và
mô hình truyền tải điện năng, HS sẽ nắm vững được cấu tạo,
nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha,
nguyên tắc khi truyền tải điện năng trong đời sống; phát triển
kĩ năng chế tạo và lắp ráp thiết bị điện.
Trên đây là những lý do chính, cụ thể để lựa chọn từng
nhiệm vụ nhằm mục đích phù hợp với mục tiêu dạy học đưa
ra, phù hợp với nội dung chương trình học hướng đến sự phát
triển được tính tích cực và năng lực sáng tạo của HS.
* Nội dung thứ 2: GV tổ chức một buổi DHNK cho HS
để các em báo cáo các kết quả nghiên cứu và chế tạo thiết bị
của từng nhóm, trao đổi các kiến thức nghiên cứu được giữa
các nhóm với nhau. Kết hợp với một hội vui Vật lí bao gồm
các phần thi kiến thức vui, giúp các em mở rộng thêm hiểu
biết về nội dung chương DĐXC. Như vậy, thông qua buổi dạy
học ngoại khoá các em sẽ có kiến thức vững chắc, tổng quát


nhất về DĐXC, rèn luyện thêm các kĩ năng như thuyết trình,
báo cáo, thực hành…; phát huy được tính tự tin, tự giác, tích
cực, sự hoà đồng, chủ động và sáng tạo trong quá trình học
tập; từ đó sẽ làm tăng hứng thú và niêm đam mê nghiên cứu

Vật lí của các em, kết quả môn học đạt được sẽ cao hơn và có
thể tự hình thành được phương pháp học cho các môn học
khác một cách có hiệu quả.
c) Dự kiến quá trình HS thực hiện và kết quả đạt được
của các nhiệm vụ.
Để lường trước được những khó khăn HS có thể gặp
phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi đã tiến
hành tự nghiên cứu để xác định được quá trình các em cần
thực hiện và kết quả các em cần phải đạt được. Đây cũng
chính là quá trình xây dựng chuẩn kiến thức để kiểm tra kết
quả của HS nghiên cứu và đồng thời từ đó sẽ đưa ra được
những gợi ý, định hướng cụ thể nhằm giúp các em vượt qua
được những khó khăn sẽ gặp phải trong khi thực hiện nhiệm
vụ được giao.
Sau đây, chúng tôi xin trình bày các bước làm và kết
quả cần đạt được cụ thể như sau:


- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu Quạt điện
+ Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, tìm hiểu được cấu
tạo và nguyên tắc hoạt động của quạt điện. Nhận biết được hai
bộ phận chính và cách tạo ra chúng của động cơ điện xoay
chiều một pha. Rèn luyện kĩ năng tính toán các thông số máy
như: điện năng tiêu thụ, số cặp từ cực, tốc độ quay… của thiết
bị. Hiểu được nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng đến sự không
đồng bộ của động cơ điện. Biết phân biệt giữa 2 loại động cơ
điện không đồng bộ 1 pha và 3 pha.Nắm được kiến thức về sử
dụng DĐXC 1 pha và DĐXC 3 pha với động cơ không đồng
bộ 1 pha và 3 pha trong thực tế. Nắm được các kiến thức về
bảo dưỡng, cách tiết kiệm điện và bảo đảm an toàn khi sử

dụng quạt điện.
+ Nhiệm vụ 1.1: Tìm hiểu về quạt điện. Phân tích cấu
tạo và nguyên tắc hoạt động của quạt điện. Vai trò của DĐXC
trong thiết bị.


Sử dụng loại quạt bàn để nghiên cứu. Tìm hiểu ưu

điểm, nhược điểm, công dụng của quạt điện.

Quan sát cấu tạo bên ngoài và bên trong quạt điện
(sau khi tháo), kết hợp với nghiên cứu lí thuyết để nêu tên các


bộ phận cấu tạo của quạt điện. Nêu vai trò của các bộ phận
này.


Tìm hiểu động cơ của quạt điện là loại động cơ gì.

Chỉ ra cấu tạo của động cơ này. Nêu vai trò của các chi tiết
cấu tạo lên động cơ.

Tìm hiểu về DĐXC mà quạt điện sử dụng.

Chỉ ra vai trò của DĐXC trong thiết bị

Quan sát quạt điện (sau khi tháo) vận hành cụ thể
như thế nào (chú ý an toàn điện khi không có bộ phận cách
điện) kết hợp cùng nghiên cứu lí thuyết để chỉ ra nguyên tắc

hoạt động của quạt…

Tìm hiểu thêm: Có những loại động cơ điện nào?
Phân biệt các loại động cơ điện đó. Nêu ví dụ về ứng dụng
trong đời sống của từng loại động cơ.
+ Nhiệm vụ 1.2: Kiểm tra khả năng tiêu thụ năng lượng
điện so với thiết kế.
- Ghi các thông số trên quạt điện
T

Đườ

Đi

Tầ





hông

ng kính

ện áp

n số

ờng độ


ng suất

số

cánh

định

định

dòng

định

mức

mức

điện

mức


định
mức
Gi
á trị

- Xác định các thông số quạt điện trong thực tế
Nội


Cách xác định

dung
Điệ
n áp

quả
Dùng vôn kế xoay chiều đo. Chú ý
mắc vôn kế song song với 2 đầu điện áp
vào, để thang đo điện áp ở vạch lớn hơn
220V.

Cườ
ng

Kết

Dùng ampe kế xoay chiều đo. Chú ý

độ mắc ampe kế nối tiếp với nguồn và động cơ,

dòng

để thang đo cđdđ ở vạch lớn hơn thông số

điện

ghi trên máy.



×