Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

CƠ sở lý LUẬN về HUY ĐỘNG NGUỒN lực CỘNG ĐỒNG TRONG xây DỰNG cơ sở vật CHẤT CHO các TRƯỜNG TRUNG học sơ sở VÙNG KHÓ KHĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.67 KB, 48 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
CỘNG ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT
CHẤT CHO CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC SƠ SỞ
VÙNG KHÓ KHĂN


- Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao, có liên
quan trực tiếp đến mỗi người và lợi ích của mọi người trong
xã hội. Vì vậy, huy động mọi nguồn lực có thể của xã hội cho
sự phát triển giáo dục luôn được xem là sách lược phát triển
của nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù bản chất của giáo
dục ở các nước có khác nhau nhưng tất cả đều cho thấy xã hội
hóa sự giáo dục là cách làm phổ biến.
Huy động cộng đồng để phát triển giáo dục đã xuất hiện
từ khá sớm trong lịch sử giáo dục. Không chỉ ở Việt Nam mà
ở mọi Quốc gia khác trên thế giới, giáo dục luôn tự gắn liền
nó với sự phát triển cộng đồng với mục đích cộng đồng và
nâng cao chất lượng cuộc sống. Cũng chính bởi sự gắn kết
này, các lực lượng cộng đồng cùng với những nguồn lực vật
chất và tinh thần của riêng mình đã luôn đồng hành cùng sự
phát triển giáo dục.
Trải qua các giai đoạn lịch sử, việc chăm lo vật chất,
khích lệ cổ vũ người học, tôn vinh người Thầy trong xã hội và
những trò giỏi thành đạt đã trở thành truyền thống, đạo lý tốt
đẹp của Dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng


nói: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, không phân biệt
già, trẻ, trai, gái, cứ là người Việt Nam thì phải tham gia học
tập, tham gia xóa nạn mù chữ...”


Trong thời kỳ đổi mới, thực hiện sự nghiệp Công nghiệp
hóa - Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, sự nghiệp
giáo dục được Đảng, Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu,
khẳng định giáo dục là động lực, là nguồn lực để thúc đẩy
kinh tế văn hóa xã hội phát triển với phương châm: “Giáo
dục là sự nghiệp của toàn dân”
- Trên thế giới
Theo các mục đích khác nhau, nhiều quốc gia trong khu
vực và trên thế giới đều đặt ra vấn đề phải huy động nguồn
lực của xã hội cho giáo dục. Trong các văn bản giáo dục của
các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức,...
các chiến lược phát triển GD đến năm 2020 của nhiều nước
trên thế giới đều coi trọng phương thức huy động cộng đồng.
Đối với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và khối
ASEAN cũng đang tích cực đẩy nhanh quá trình phát triển
GD bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng để tạo ra được
động lực thúc đẩy nhanh, hầu hết các nước đều tận dụng và


phát huy sức mạnh của cộng đồng trong việc tham gia phát
triển giáo dục.
Bắt đầu khoảng 30 năm cuối của thế kỷ XX, đặc biệt
những năm đầu thế kỷ XXI, đa số các nước phát triển đã nhận
thức rõ hơn vai trò, sứ mệnh của giáo dục, xác định giáo dục
là nền tảng của mọi sự phát triển xã hội như Phần Lan, Anh,
Đức, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Đài Loan, Singapore,
Hàn Quốc,... Rất nhiều chương trình cải cách giáo dục được
thực hiện, nhằm đổi mới toàn diện nền giáo dục đất nước, tạo
ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu phát
triển và sự thay đổi nhanh chóng trong xu hướng toàn cầu hóa

tri thức. Khuynh hướng cải cách giáo dục là tập trung thu hút
và tăng cường sự tham gia của các LLXH, gia đình, các tổ
chức trong và ngoài nước cùng với nhà nước tham gia vào
GD nói chung và giáo dục THPT nói riêng.
Việc huy động các LLXH, các tổ chức cùng với nhà
nước tham gia vào giáo dục và XHHGD đã đem lại nhiều
thành công cho quá trình đẩy mạnh cải cách giáo dục. Có thể
khái quát như sau: Phát huy vai trò của các đoàn thể cộng
đồng địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp về giáo dục ở các
khu vực. Mở rộng mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và


cộng đồng, cụ thể: tăng cường vai trò của gia đình trong giáo
dục và tăng cường sự nghiệp giáo dục cộng đồng.
Các tài liệu, công trình tiêu biểu đã đề cập đến vai trò
quan trọng của các LLXH trong việc tham gia vào sự nghiệp
phát triển nhà trường, cũng như quản lí một cách có hiệu quả
sự tham gia nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
và kết quả học tập của học sinh như Tài liệu hướng dẫn sự
tham gia hiệu quả của CMHS, gia đình và cộng đồng ở các
trường Bắc Carolina [27], Tangri, S. và Moles với cuốn sách
“Cha mẹ và cộng đồng” [25], Tác giả Walberg, H. J và cộng
sự với “Nhà trường dựa vào gia đình và cho kết quả” [26, tr.
509-514], Comer J. trong nghiên cứu “Sự tham gia của cha
mẹ học sinh trong các trường học” [20], Laura Brannelly và
Joan Sullivan - Owomoyela trong cuốn sách “Thúc đẩy sự
tham gia của cộng đồng đóng góp cho giáo dục trong các
điều kiện xung đột” [20], tác giả Anne Henderson và Karen
Mapp đã nghiên cứu hơn 50 công trình được công bố từ năm
1995 để biên dịch cuốn sách: “Minh chứng mới về những tác

động của nhà trường, gia đình và cộng đồng đến kết quả học
tập của HS” [23], Berger với nghiên cứu “Cha mẹ là các đổi
tác trong giáo dục: Gia đình và nhà trường cùng nhau tham


gia” [19], Cotton Kathleen với cuốn sách “Mối quan hệ trong
nhà trường là những mối quan tâm lớn nhất” [21] hay luận
án của Cynthia V.Crites “Sự tham gia của CMHS và cộng
đồng: một nghiên cứu điển hình” [22]. Nhìn chung, các tác
giả đã chỉ ra rằng việc giáo dục học sinh, sự phát triển của nhà
trường không chỉ phụ thuộc riêng vào nhà trường mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ từ các thành phần, các lực lượng
xã hội đặc biệt là cha mẹ học sinh.
- Ở Việt Nam
Xã hội hoá công tác giáo dục là chủ trương xuyên suốt
của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua. Theo quan
điểm của Đảng, giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, huy
động các nguồn lực cộng đồng thực hiện xã hội hoá giáo dục
được xem là nguyên lý cơ bản để phát triển giáo dục. Không
chỉ trong lĩnh vực giáo dục, huy động cộng đồng còn được
xem là truyền thống Việt Nam trong mọi lĩnh vực xã hội,
trong suốt chiều dài lịch sử. Tư tưởng:"Lấy dân làm gốc" đã
được kết tinh truyền thống và lưu thành bản sắc độc đáo của
dân tộc Việt Nam "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn
lần dân liệu cũng xong." (Hồ Chí Minh).


Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung
ương khoá VIII đã khẳng định “Xã hội hoá là một trong
những quan điểm để hoạch định hệ thống các chính sách xã

hội”. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về xã hội hoá giáo dục
đã được thể chế hoá bằng pháp luật thể hiện ở Luật Giáo dục
là cơ sở pháp lý để tiến hành thực hiện. Trong Luật Giáo dục
số 38/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của Quốc hội, tại Điều 12
ghi rõ: “Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách
nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học
tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp nhà trường
thực hiện mục tiêu giáo dục. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
trong phát triển sự nghiệp giáo dục..., khuyến khích vận động
và tạo điều kiện để tổ chức cá nhân tham gia phát triển sự
nghiệp giáo dục” [14]. Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 tại
Điều 13 quy định: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”
và “Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và
bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức,
cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục” [15].
Ngày 18/4/2005 Chính Phủ đề ra “Nghị quyết
05/2005/NQ-CP về Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo


dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao” [5] để đẩy mạnh hơn
nữa quá trình xã hội hoá. Như vậy, quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta khẳng định chiến lược về Xã hội hoá sự nghiệp
giáo dục thực chất là để xây dựng, đầu tư, phát triển Giáo dục
và Đào tạo.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 coi
việc phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu để đạt được
mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhà nước tăng
đầu tư, đồng thời đẩy mạnh XHH, huy động toàn xã hội chăm
lo phát triển giáo dục [9].

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đưa ra quan
điểm chỉ đạo phát triển GD là quốc sách hàng đầu, là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đồng thời cũng
quy định “Trách nhiệm tham gia, đóng góp nguồn lực của
các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia
đình tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, góp phần
từng bước xây dựng xã học tập” [17].
Không chỉ được thể hiện các văn bản pháp quy của nhà
nước, việc huy động các nguồn lực cộng đồng để phát triển
giáo dục còn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học


và các đơn vị nghiên cứu về giáo dục. Nhiều hội thảo tập
trung bàn về các vấn đề lý luận và các quan điểm mới về sự
phối hợp của các tổ chức xã hội trong XHHGD. Một số hội
thảo đi sâu vào phân tích các yếu tố quan trọng để thực hiện
thành công sự phối hợp các lực lượng trong công tác
XHHGD.
Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về sự tham gia
của CMHS vào giáo dục của các tác giả khác đã tổng hợp
những quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò và nhiệm vụ
của gia đình, sự phối hợp của Nhà trường - Gia đình - Xã hội
trong sự nghiệp GD học sinh:
Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của
thế kỉ XXI” GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc khẳng định “Sự
nghiệp GD của Việt Nam không phải chỉ do Nhà nước gánh
vác, mà phải có sự chung sức của các LLXH cùng tham gia
vào sự nghiệp GD nước nhà, tạo nên một xã hội học tập”
[11].
Võ Tấn Quang, trong cuốn “Những nhân tố mới về giáo

dục trong công cuộc đổi mới” đã nhẩn mạnh tầm quan trọng
của quần chúng trong công tác GD, theo tác giả: “XXH trong


công tác GD là phải phát động phong trào quần chúng làm
GD, huy động toàn xã hội tham gia sự nghiệp GD&ĐT, hình
thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ” [16].
Vấn đề huy động cộng đồng để đầu tư cho giáo dục thực
chất là vấn đề tăng cường Xã hội hoá giáo dục, vấn đề này đã
được nhiều sách báo đề cập, ở nước ta đã có một số nhà khoa
học, nhà quản lý giáo dục nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề huy
động cộng đồng trong việc xây dựng cơ sở vật chất còn ở mức
khiêm tốn. Do đó, cần thiết phải xem xét huy động cộng đồng
từ góc độ khoa học để làm rõ mối liên quan giữa huy động
cộng đồng và Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, các biện pháp
huy động cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của các biện pháp trong quá trình tham gia xây dựng và phát
triển giáo dục.
Mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng về địa lý,
dân cư, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì vậy, quá trình xã hội hóa
giáo dục, hay huy động cộng đồng tham gia phát triển giáo
dục ở mỗi địa phương cũng mang tính chất đặc thù. Đã có
một số nghiên cứu về huy động cộng đồng tham gia xây dựng
cơ sở vật chất trường học ở nhiều địa địa phương khác nhau.
Tuy nhiên, chưa hề có nghiên cứu nào tập trung vào việc huy


động các nguồn lực cộng đồng trong xây dựng cơ sở vật chất
cho các trường THCS vùng khó khăn - một nét giáo dục đặc
thù của các huyện miền núi, nơi có nhiều dân tộc (đại đa số

dân tộc thiểu số, dân tộc ít người) sinh sống. Vì vậy, nghiên
cứu của tôi hứa hẹn mang lại nhiều phát hiện mới trong công
tác huy động nguồn lực công đồng tham gia xây dựng CSVC
cho các trường THCS vùng khó khăn trên địa bàn huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai.
- Cộng đồng và nguồn lực cộng đồng
- Cộng đồng
Khái niệm cộng đồng: "Cộng đồng là tập thể những
người cùng sống gắn bó với nhau lại thành một khối" (Nguyễn
Văn Xô, 1999, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản trẻ). Họ cùng
chung sống trên một địa bàn (có thể rộng, hẹp tùy mức độ:
làng, xã, bản, khu, ...) cùng nhu cầu nguyện vọng, chung quyền
lợi, lợi ích và truyền thống văn hóa. Theo UNESCO: Cộng
đồng là một tập hợp người có cùng lợi ích, cùng làm việc cho
một mục đích chung nào đấy và cùng sinh sống trong một khu
vực nhất định". Cộng đồng có tính đoàn kết vì quyền lợi chung
rất cao và họ luôn giữ gìn được bản sắc văn hóa và thể hiện rất


riêng của họ đối với các cộng đồng khác.” Trong đời sống xã
hội, khái niệm cộng đồng (Community) có nhiều tuyến nghĩa
khác nhau. Khái niệm cộng đồng bao gồm từ các thực thể xã
hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu
trúc chặt là nhóm xã hội có lúc khá phân tán, chỉ được liên kết
với nhau bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời
trong thời gian nhất định chẳng hạn như: phong trào quần
chúng, công chúng và đám đông. Như vậy, có thể phân thành
hai dạng cộng đồng dựa trên cấu trúc xã hội và tính chất liên
kết xã hội: - Dạng cộng đồng thể hiện mối quan hệ xã hội
trong đó có những đặc trưng được xác định như: tình cảm, ý

thức và chuẩn mực xã hội. Dạng cộng đồng này được gọi là
cộng đồng tính. - Dạng cộng đồng mà được xác định là nhóm
người cụ thể, những nhóm xã hội có liên kết với nhau ở nhiều
quy mô khác nhau, kể từ đơn vị nhỏ nhất như gia đình cho
đến các quốc gia và toàn thế giới. Dạng cộng đồng này gọi là
cộng đồng thể. Cộng đồng thể có 2 nghĩa: (1) Là một nhóm
dân cư cùng sinh sống trong một địa vực nhất định, có cùng
các giá trị và tổ chức xã hội cơ bản. (2) Là một nhóm dân cư
có cùng mối quan tâm cơ bản. Trong Luận văn này cộng đồng
được hiểu là một nhóm dân cư sinh sống trong một thực thể


xã hội, trong một địa vực nhất định, có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ và có cùng một giá trị cơ bản. Do đó, cộng đồng là một
làng, xã hay một huyện.
Đặc tính của cộng đồng Cộng đồng thể hiện một số đặc
tính là: sự đoàn kết xã hội, sự tương quan xã hội và cơ cấu xã
hội. - Đoàn kết xã hội Theo quan niệm Mác-xít, cộng đồng là
mối quan hệ qua lại qua lại giữa các cá nhân, được quyết định
bởi sự cộng đồng hoá lợi ích giống nhau của các thành viên về
các điều kiện tồn tại và hoạt động của những con người hợp
thành cộng đồng đó. Quan niệm bao gồm các hoạt động sản
xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa
các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng
như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và
phương tiện hoạt động. Ở Việt Nam, làng, xã đã có từ lâu đời,
có giá trị tốt đẹp của cộng đồng tính. Sự phát triển của xã hội
cùng với sự xuất hiện của đô thị hoá ngày càng tăng và cơ chế
thị trường ngày càng ảnh hưởng rộng lớn, nên các giá trị của
cộng đồng tính trong các làng, xã cũng ngày một giảm. Đoàn

kết xã hội luôn được các nhà nghiên cứu cộng đồng coi là đặc
tính hàng đầu của mỗi cộng đồng. Đây là ý chí và tình cảm của
những người cùng sống trong một địa vực có những mối liên


hệ về mặt huyết thống hay quan hệ láng giềng. Quá trình tổ
chức đời sống xã hội bởi các thiết chế xã hội lại càng thống
nhất ý chí, tình cảm của cộng đồng qua một số giá trị, chuẩn
mực và biểu tượng riêng. Đây cũng là mục tiêu mà các cộng
đồng đều mong muốn tập hợp và duy trì. Các lệch chuẩn xã
hội xuất hiện trong cộng đồng là do mất ý thức đoàn kết xã
hội, đi kèm theo đó là sự mất ý thức và nhân cách cá nhân.
Ngược lại, khi các cá nhân đồng nhất với cộng đồng, hoà mình
trong cộng đồng đã làm tăng tính đoàn kết xã hội đồng thời
cũng làm tăng ý thức và nhân cách của cá nhân. Cộng đồng tồn
tại được là do từng thành viên trong các nhóm thành viên của
cộng đồng có tiếng nói thống nhất trong các hành động tập thể,
khi không còn tâm thức chung tì cộng đồng đó bắt đầu lụi tàn.
Chẳng hạn, trong các làng, xã hiện đang tồn tại các nhóm
thành viên (tổ chức xã hội) như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên,
Hội Nông dân, một khi các thành viên của nhóm có cùng tiếng
nói và ý chí thì sức mạnh của nhóm sẽ tăng lên, các nhóm
thành viên đều hướng theo sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền
ở địa phương thì sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng được
củng cố và trở thành làng/xã mạnh.


Sự liên kết xã hội Đây là sự tương quan giữa người với
người, có tính kết hợp hay những phản ứng tương hỗ, theo đó
con người được gần nhau và phối hợp chặt chẽ với nhau hơn.

Sự tương quan và kết hợp giữa các thành viên trong cộng
đồng được biểu hiện qua các hoạt động thực tiễn hàng ngày
và củng cố thêm sự đoàn kết trong cộng đồng. Các cộng đồng
ở nông thôn, do sự phân tán về nghề nghiệp không cao nên
các thành viên trong cộng đồng thường xuyên quan hệ với
nhau trong công việc hơn ở các cộng đồng đô thị, nơi có sự
phân tán nghề nghiệp khá cao. Chính vì thế, sự đoàn kết trong
cộng đồng ở nông thôn thường cao hơn cộng đồng ở đô thị.
Kiểu liên kết cao nhất trong cộng đồng chính là các quan hệ
mang tính hội nhập, ở đó có mức độ hợp tác tích cực giữa các
cá nhân trong các đoàn thể hay hội mà các cá nhân đó tham
gia. Như vậy, ở góc độ cá nhân, khi một người tham gia nhiều
các hội, đoàn thể thì người đó có mối quan hệ rộng.
Các cơ cấu xã hội Khi không có giá trị chung, không có
sự định hướng để quy tụ nhau hay không có những quy tắc
ứng xử của các thành viên trong cộng đồng thì không có cơ sở
xã hội để tạo thành cộng đồng. Những định hướng, những qui
tắc này được nằm trong tổ chức đoàn thể của cộng đồng,


chẳng hạn các hương ước, nội qui, qui chế là do làng, xã đặt
ra. Quá trình thể chế hoá các giá trị chuẩn mực trong các tổ
chức xã hội tương đương là bước quan trọng để các liên kết
xã hội trong cộng đồng được bền vững và có giá trị đối với tất
cả mọi người, tạo nên sức mạnh của cộng đồng.
Trong cộng đồng người đó là Kế hoạch, niềm tin, các
mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và một số điều kiện khác có thể
có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự thống nhất của các
thành viên trong cộng đồng (Theo Fichter cộng đồng bao
gồm 4 yếu tố sau):

- Tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt,
thẳng thắn chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm soát các
mối quan hệ cá nhân;
- Có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc
khi cá nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ
thể;
- Có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực
hiện các giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ;
- Có ý thức đoàn kết tập thể.


Cộng đồng được hình thành trên cơ sở các mối liên hệ
giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ yếu;
ngoài ra còn có các mối liên hệ tình cảm khác. Cộng đồng có
sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ ràng
thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như là một
hằng số.
- Nguồn lực cộng đồng và huy động cộng đồng
Nguồn lực cộng đồng: Nguồn là nguồn gốc; lực là sức
mạnh; cộng đồng là nhiều người họp lại, vậy nguồn lực cộng
đồng là tập thể nhiều người là nguồn gốc và sức mạnh cho
một việc nào đó. (ví dụ: Một ngân hàng muốn có nhiều vốn
thì phải huy động cộng đồng xã hội gửi tiền vào như thế cộng
đồng là nguồn lực của vốn của ngân hàng,…).
Huy động cộng đồng: là quá trình huy động các cá nhân
và tập thể (không phân biệt giai tầng, ý thức hệ, khoảng cách
địa lý, ...) bằng nhiều giải pháp và cách thức khác nhau để thu
hút và kéo các nguồn lực xã hội ấy về với giáo dục, đồng thời
thúc đẩy phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở từng cơ
sở và từng địa phương nhằm thực hiện được mục tiêu xã hội

hóa giáo dục. (Nguồn Internet)


- Trường trung học cơ sở và cơ sở vật chất trường trường
trung học cơ sở
- Trường trung học cơ sở trong hệ thống Giáo dục quốc
dân
Trung học cơ sở là một bậc trong hệ thống giáo dục
ở Việt Nam, còn được gọi là cấp II, trên Tiểu học và
dưới Trung học phổ thông. Trung học cơ sở kéo dài 4 năm (từ
lớp 6 đến lớp 9). Thông thường, độ tuổi học sinh ở trường
Trung học cơ sở là từ 11 tuổi đến 15 tuổi. Trước đây, để tốt
nghiệp Trung học cơ sở, học sinh phải vượt qua một kì thi tốt
nghiệp vào cuối lớp 9 nhưng kể từ năm học 2005 - 2006 thì kì
thi đã chính thức bãi bỏ. Trường Trung học cơ sở được bố trí
tại từng xã, phường, thị trấn. Theo quy định trong Luật Ngân
sách Nhà nước, đầu tư xây dựng trường Trung học cơ sở cũng
như trường Tiểu học thuộc trách nhiệm của chính quyền
cấp quận, huyện, thành phố.
- Cơ sở vật chất trường học
- Vai trò của cơ sở vật chất trường học


Cơ sở vật chất trường học là hệ thống các phương tiện
vật chất và kỹ thuật cần thiết được giáo viên và học sinh sử
dụng để hoạt động dạy và học, giáo dục nhằm đạt được mục
tiêu đã đặt ra. Nó bao gồm cả các đồ dùng, những của cải vật
chất và tinh thần tự nhiên xung quanh nhà trường. Cơ sở vật
chất của nhà trường gồm nhà cửa (phòng học, phòng thí
nghiệm chức năng...) sân chơi, các đồ dùng dạy học.

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, phát triển
khoa học kỹ thuật, yêu cầu của xã hội về việc đào tạo con
người ngày càng cao, yêu cầu con người phát triển toàn diện,
hài hòa, đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học ngày càng
phong phú, phức tạp và nhiều mặt.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trường học có vai trò rất quan
trọng cơ sở vật chất trường học là yếu tố tác động trực tiếp
đến quá trình giáo dục, góp phần vào quyết định chất lượng
của nhà trường.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học là những điều
kiện vật chất cần thiết giúp học sinh nắm vững kiến thức, tiến
hành lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học,


hoạt động văn nghệ và rèn luyện thân thể, bảo đảm thực hiện
tốt phương pháp giáo dục và đào tạo mới. Không thể hình
dung việc dạy học mà không có đầy đủ sách giáo khoa, sách
hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên. Cũng như không thể hình
dung việc dạy học khoa học tự nhiên mà không có phòng thí
nghiệm, giáo dục kỹ thuật tổng hợp mà không có xưởng
trường. Giáo dục thể chất mà không có sân bãi và các dụng cụ
thể dục thể thao. Việc giáo dục vệ sinh mà không có các
phương tiện tối thiểu để nhà trường luôn sạch sẽ. Việc giáo
dục âm nhạc mà không có nhạc cụ.
Tổng kết kinh nghiệm của các trường tiên tiến cũng
khẳng định rằng, một trong những yếu tố của trường tiên tiến
là phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học.
Các nhà kinh tế giáo dục đã chứng minh rằng hiệu quả
của việc giảng dạy và giáo dục phục thuộc một phần vào trình

độ cơ sở vật chất kỹ thuật của lao động sư phạm.
Cơ sở vật chất đóng một vai trò quan trọng trong việc
quyết định chất lượng giáo dục: Bởi vì nó là thành tố của quá
trình sư phạm, nó có quan hệ tương hỗ với các thành tố khác
của quá trình dạy học.


Ta thấy cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện thiết yếu của
quá trình sư phạm vì:
- Nó là phương tiện để tác động đến thế giới tâm hồn của
học sinh. Một trường học khang trang, sạch đẹp có đủ vườn
hoa, sân chơi, nơi rèn luyện thể dục thể thao. Phòng thí
nghiệm có đầy đủ thiết bị làm cho học sinh yêu mến trường
lớp, thúc đẩy được động cơ học tập của các em hơn là một
ngôi trường lộn xộn, thiếu thốn đủ điều sẽ giảm đi lòng yêu
mến và ý thức phấn đấu học tập của học sinh.
- Cơ sở vật chất trong đó có thiết bị dạy học là phương
tiện công cụ để truyền thụ, lĩnh hội kiến thức.
- Yêu cầu cơ sở vật chất trường học
Tiêu chuẩn Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học tại
trường trung học được quy định tại Điều 12 Quy định tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm
định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo
dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 42/2012/TTBGDĐT như sau:


Khuôn viên, cổng trường, biển trường, tường hoặc hàng
rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập theo quy định của Điều lệ trường
trung học.
- Diện tích khuôn viên và các yêu cầu về xanh, sạch, đẹp,

thoáng mát đảm bảo quy định;
- Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao
quanh theo quy định;
- Có sân chơi, bãi tập theo quy định.
Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh.
- Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng
học, bảng trong lớp học đảm bảo quy định của Điều lệ trường
tiểu học (nếu trường có cấp tiểu học), Điều lệ trường trung học
và quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế;
- Kích thước, vật liệu, kết cấu, kiểu dáng, màu sắc của
bàn ghế học sinh đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế;
- Phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định.


Khối phòng, trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác
quản lý, dạy và học theo quy định của Điều lệ trường trung
học.
- Khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính quản trị, khu nhà ăn, nhà nghỉ (nếu có) đảm bảo quy định;
- Có trang thiết bị y tế tối thiểu và tủ thuốc với các loại
thuốc thiết yếu theo quy định;
- Có các loại máy văn phòng (máy tính, máy in) phục vụ
công tác quản lý và giảng dạy, máy tính nối mạng Internet
phục vụ các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu.
Công trình vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch, hệ
thống thoát nước, thu gom rác đáp ứng yêu cầu của hoạt động
giáo dục.
- Có công trình vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, thuận lợi cho học sinh
khuyết tật (nếu có), vị trí phù hợp với cảnh quan trường học,

an toàn, thuận tiện, sạch sẽ;
- Có nhà để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh;


- Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán
bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, hệ thống cung cấp nước
uống đạt tiêu chuẩn, hệ thống thoát nước, thu gom rác đảm bảo
yêu cầu.
Thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán
bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông theo
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được bổ sung sách, báo
và tài liệu tham khảo hằng năm;
- Hoạt động của thư viện đáp ứng nhu cầu nghiên cứu,
dạy học của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh;
- Hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet và
Website của nhà trường đáp ứng yêu cầu dạy, học và quản lý
nhà trường.
Thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học và hiệu quả sử dụng
thiết bị, đồ dùng dạy học.
- Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập
đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;


- Việc sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ lên lớp và tự
làm một số đồ dùng dạy học của giáo viên đảm bảo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Kiểm kê, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung đồ dùng và
thiết bị dạy học hằng năm.

Trong các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc
gia, cơ sở vật chất là một tiêu chuẩn quan trọng, cấp trung
học cơ sở có 5 tiêu chuẩn: (1) Tổ chức Nhà trường; (2) Cán
bộ quản lý và giáo viên; (3) Chất lượng giáo dục; (4) Cơ sở
vật chất; (5) Công tác xã hội hóa giáo dục.
Trong 5 tiêu chuẩn trên, tiêu chuẩn cơ sở về cở sở vật
chất là tiêu chuẩn khó khăn nhất. Vấn đề đặt ra là làm thế nào
để xây dựng Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường theo
hướng đồng bộ hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa. Đây là câu hỏi
không chỉ dành cho các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền mà
còn đặt ra cho người cán bộ quản lý giáo dục một trách nhiệm
rất nặng nề.
- Trường trung học cơ sở vùng khó khăn
- Đặc điểm vùng khó khăn.


×