Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Điều tra tài nguyên cây thuốc của người Cơ Tu và chuỗi giá trị dược liệu Ba kích ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.12 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THIÊN KIM

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA
NGƯỜI CƠ TU VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ
DƯỢC LIỆU BA KÍCH Ở XÃ LĂNG,
HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THIÊN KIM

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA
NGƯỜI CƠ TU VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ
DƯỢC LIỆU BA KÍCH Ở XÃ LĂNG,
HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LIỆU - DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720206
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Ơn

HÀ NỘI 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới PGS. TS Trần Văn Ơn, người thầy đã trực tiếp giao đề tài, hướng dẫn,
tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
này. Những kinh nghiệm, tư tưởng mà thầy truyền đạt kể từ khi tôi theo học hỏi
thầy vẫn sẽ luôn là kim chỉ nam trong các hoạt động học tập, nghiên cứu, và cống
hiến của tôi sau này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn tới:
TS. Hoàng Quỳnh Hoa, ThS. Nghiêm Đức Trọng đã hướng dẫn, chỉ bảo
cho tôi rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài tại Bộ môn Thực vật,
cũng như trong quãng thời gian học tập, công tác từ khi tôi còn là sinh viên nghiên
cứu tại Bộ môn.
UBND huyện Tây Giang, phòng NN&PTNT huyện Tây Giang, Trung
tâm KT nông nghiệp huyện Tây Giang đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ tốt
nhất cho tôi thực hiện nghiên cứu tại xã Lăng, huyện Tây Giang.
Tôi xin cảm ơn Anh Nguyễn Bá Hiển - Chủ tịch HĐQT HTX Nông lâm
nghiệp Thiên Bình (Tây Giang, Quảng Nam) đã giúp tôi không chỉ cung cấp thông
tin, dữ liệu nghiên cứu, mà còn cho tôi có cơ hội trải nghiệm cuộc sống với người
đồng bào Cơ Tu, có phương tiện đi lại, nơi ăn chốn ở và nhiều giá trị tinh thần khác.
Tôi cũng xin cảm ơn Chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm - Chuyên viên phòng
NN&PTNT huyện Tây Giang không chỉ giúp tôi trong việc giới thiệu các đầu mối

để phỏng vấn, thu thập số liệu.
Xin cảm ơn các cô, các chú, các anh, các chị đã cho phép tôi thực hiện phỏng
vấn thu thập những dữ liệu chân thực, cũng như những câu chuyện bên lề, các món
ăn dân tộc hay chén rượu nồng để tôi hiểu hơn về con người Cơ Tu chất phác, giản
dị lại vô cùng hiếu khách, giỏi giang. Đặc biệt, tôi xin cám ơn bác Klâu trô, bác
Bhling Đhốch, anh Bhling Môn, anh Alăng Bôn, em Huỳnh Thanh Nhàng, bác
Bòng, chị Thảo, và các em: Phạm Minh Hiền, Bùi Thị Phượng, Bùi Thị Phương
Phan Đình Vũ, Phạm Việt Hùng, Hà Thị Huệ, Phạm Huy Hà, Hoàng Ngọc
Anh, Trịnh Thị Huyền Trang đã luôn giúp đỡ tận tình.


Cảm ơn DS. Phạm Thị Linh Giang, DS. Chu Thị Thoa, chị Phạm Mỹ
Hạnh, chị Đỗ Thu Hiền đã giúp đỡ, tạo điều kiện và truyền đạt cho tôi nhiều kinh
nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu, các
thầy cô phòng sau đại học, các thầy cô giáo của trường Đại học Dược Hà Nội,
những người đã dìu dắt tôi trong những năm học tập và nghiên cứu khoa học tại
trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bố mẹ, các chị, và WB của tôi đã luôn ở bên động
viên, giúp đỡ tôi hoàn thành chặng đường gian khó này.
Hà Nội, 14 tháng 03 năm 2019
Học viên

LÊ THIÊN KIM


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................3
1.1. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam ...................................................................3

1.1.1. Điều kiện tự nhiên và văn hóa ..................................................................3
1.1.2. Cây thuốc ở Việt Nam...............................................................................3
1.1.3. Khai thác, sử dụng cây thuốc ở Việt Nam ................................................4
1.1.4. Điều tra cơ bản tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam ....................................5
1.1.5. Bảo tồn Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam ...............................................6
1.1.6. Phát triển Tài nguyên cây thuốc ................................................................9
1.2. Khu vực xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam .................................10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ...10
1.2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Lăng (Tây Giang, Quảng Nam) ....12
1.3. Dân tộc Cơ Tu ................................................................................................13
1.4. Dược liệu Ba kích xã Lăng ............................................................................14
1.5. Cơ sở lý luận về nghiên cứu chuỗi giá trị ......................................................16
1.5.1. Định nghĩa ...............................................................................................16
1.5.2. Hình thức và nội dung một sơ đồ chuỗi giá trị .......................................16
1.5.3. Giá trị gia tăng .........................................................................................17
1.5.4. Vai trò của nghiên cứu chuỗi giá trị và một số nghiên cứu chuỗi giá trị ở
Việt Nam ...........................................................................................................19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................20
2.2.1. Điều tra tính đa dạng sinh học của cây thuốc .........................................20


2.2.2. Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ........................................20
2.2.3. Thu mẫu và làm tiêu bản thực vật ...........................................................21
2.2.4. Giám định tên khoa học của cây thuốc ...................................................21
2.2.5. Điều tra chuỗi giá trị dược liệu Ba kích tại xã Lăng, huyện Tây Giang,
tỉnh Quảng Nam ................................................................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................23
3.1. Cây thuốc ở khu vực xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) ...................23

3.1.1. Tính đa dạng sinh học cây thuốc ở khu vực xã Lăng..............................23
3.1.2. Thảm thực vật và phân bố của cây thuốc ở khu vực xã Lăng .................30
3.2. Tri thức sử dụng cây thuốc của cộng đồng người Cơ Tu ở khu vực xã Lăng32
3.2.1. Các mục đích sử dụng cây thuốc điều tra được ở khu vực xã Lăng .......32
3.2.2. Danh mục các bệnh, chứng có thể chữa trị bằng cây thuốc ở khu vực xã
Lăng...................................................................................................................33
3.2.3. Bộ phận sử dụng của cây thuốc ..............................................................34
3.2.4. Cách sử dụng cây làm thuốc ...................................................................35
3.2.5. Cách thức truyền lại tri thức....................................................................36
3.3. Chuỗi giá trị của dược liệu Ba kích tại xã Lăng ............................................36
3.3.2. Sơ đồ tổng quát chuỗi giá trị dược liệu Ba kích xã Lăng........................36
3.3.3. Thực trạng các tác nhân tham gia chuỗi giá trị dược liệu Ba kích xã Lăng
...........................................................................................................................44
3.3.4. Các tác nhân hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi ........................................................64
3.3.5. Phân tích giá trị gia tăng chuỗi giá trị dược liệu Ba kích xã Lăng..........65
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................68
4.1. Cây thuốc ở khu vực xã Lăng (Tây Giang) ....................................................68
4.1.1. Sự đa dạng của cây thuốc và phương pháp nghiên cứu ..........................68


4.1.2. Phân bố của thảm thực vật và đa dạng theo dạng sống của cây thuốc ở
khu vực xã Lăng ................................................................................................71
4.1.3. Tiềm năng, giá trị của cây thuốc ở khu vực xã Lăng ..............................72
4.1.4. Tri thức sử dụng cây thuốc......................................................................72
4.2. Chuỗi giá trị dược liệu Ba kích xã Lăng ........................................................75
4.2.1. Bàn luận về mối quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị ..............................75
4.2.2. Nhận định về chuỗi giá trị dược liệu Ba kích xã Lăng ...........................76
4.2.3. Phân tích SWOT chuỗi giá trị dược liệu Ba kích xã Lăng và vấn đề nâng
cấp chuỗi giá trị .................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................80

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ

B

Botanischer Garten und Botanisches Museum Berlin-Dahlem,
Freien Universität Berlin (Vườn thực vật và Bảo tàng thực vật
Berlin - Dahlem, Freie Đại học Berlin)

BVTV

Bảo vệ thực vật

CB-SX

Chế biến - Sản xuất

GPS

Global Positioning System (Hệ thống Định vị Toàn cầu)

GTGT

Giá trị gia tăng


HN

Herbarium code: Herbarium of Vietnam Academy of Science and
Technology (Phòng tiêu bản - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật)

HNIP

The herbarium of Hanoi University of Pharmacy (Phòng tiêu bản
Trường Đại học Dược Hà Nội)

HNU

Phòng tiêu bản - Khoa Sinh học - Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại
học Quốc gia Hà Nội

IPNI

The International Plant Names Index (Danh mục tên thực vật quốc
tế)

K

Herbarium, Royal Botanic Gardens, Kew (Phòng tiêu bản thực vật,
Vườn bách thảo Hoàng gia, Kew)

KIP

Key important person (Người cung cấp tin quan trọng)


KBTTN

Khu bảo tồn Thiên nhiên

KRQG

Khu rừng Quốc gia

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NXB

Nhà xuất bản

NY

Herbarium, New York Botanical Gardens (Phòng tiêu bản thực vật,
Vườn bách thảo New York)

P, PC

Herbier Muséum Paris - Muséum National d’Histoire Naturelle
(Phòng tiêu bản thực vật bảo tàng Paris - Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên
Quốc gia)

OCOP

One commune, one product (Mỗi xã, phường một sản phẩm)



TAI

Herbarium of National Taiwan University (Phòng tiêu bản đại học
Quốc Gia Đài Loan)

UBND

Ủy ban Nhân dân

VQG

Vườn Quốc gia

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

WWF

World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên)


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Một số vườn quốc gia ở Việt Nam và số lượng cây thuốc được bảo vệ
trong đó [24] ................................................................................................................7
Bảng 1.2. Giá bán một số dược liệu trên thị trường xã Lăng....................................12
Bảng 1.3. Danh sách dược liệu chú trọng phát triển ở huyện Tây Giang trong giai
đoạn 2016-2020 theo Quyết định 2950/QĐ-UBND .................................................15
Bảng 2.1. Cơ cấu điều tra và cỡ mẫu ........................................................................21
Bảng 3.1. Sự phân bố cây thuốc trong các ngành thực vật ở xã Lăng, huyện Tây

Giang (Quảng Nam) ..................................................................................................23
Bảng 3.2. So sánh sự phân bố cây thuốc được người Cơ Tu, ở xã Lăng sử dụng làm
thuốc/chăm sóc sức khỏe trong các ngành thực vật so với tổng số loài được phát
hiện trong khu vực.....................................................................................................24
Bảng 3.3. Danh mục các họ cây thuốc có số lượng loài lớn (xếp theo thứ tự tên khoa
học) ............................................................................................................................25
Bảng 3.4. Danh mục các chi có từ 3 loài cây thuốc trở lên (xếp theo thứ tự tên khoa
học) ............................................................................................................................27
Bảng 3.5. Danh sách các cây thuốc có trong Nghị định 06, Sách đỏ Việt Nam 2007
và Sách đỏ IUCN 2019 ở khu vực xã Lăng (xếp theo thứ tự tên khoa học) .............27
Bảng 3.6. Danh sách các cây thuốc có trong Danh mục thuốc thiết yếu, Quyết định
206 và Quyết định 1976 ở khu vực xã Lăng (xếp theo thứ tự tên khoa học) ...........28
Bảng 3.7. Danh mục các dạng sống của cây thuốc ở xã Lăng, huyện Tây Giang
(Quảng Nam) .............................................................................................................30
Bảng 3.8. Một số cây thuốc ở xã Lăng có phân bố sinh thái rộng ............................31
Bảng 3.9. Danh mục các nhóm bệnh, chứng bệnh, nhóm thuốc sử dụng cây thuốc
khu vực xã Lăng ........................................................................................................33
Bảng 3.10. Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc ở khu vực xã Lăng ............34
Bảng 3.11. Danh mục các cách dùng thuốc ở xã Lăng. huyện Tây Giang (Quảng
Nam) ..........................................................................................................................35
Bảng 3.12. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị dược liệu Ba kích xã Lăng .............39
Bảng 3.13. Quy tắc, ràng buộc giữa các tác nhân chính ...........................................39
Bảng 3.14. Chi phí đầu tư ban đầu cho hoạt động trồng dược liệu Ba kích .............47


Bảng 3.15. Chi phí đầu tư ban đầu cho hoạt động trồng dược liệu Ba kích trong 4
năm ............................................................................................................................48
Bảng 3.16. Tính toán lợi nhuận cho hoạt động trồng dược liệu Ba kích ..................49
Bảng 3.17. Tóm tắt một số khó khăn trong trồng dược liệu Ba kích ........................51
Bảng 3.18. Phân loại dược liệu Ba kích khi thu mua ................................................54

Bảng 3.19. Phân loại dược liệu Ba kích khi bán .......................................................55
Bảng 3.20. Giá trị gia tăng khi qua tác nhân thương lái ...........................................55
Bảng 3.21. Chi phí sản xuất 1.000 sản phẩm rượu Ba kích chai thủy tinh 500ml....57
Bảng 3.22. Giá bán một số sản phẩm rượu Ba kích ..................................................59
Bảng 3.23. Hoạch toán lợi nhuận sản xuất 1000 chai thủy tinh rượu Ba kích 500ml
...................................................................................................................................60
Bảng 3.24. Giá trị gia tăng của dược liệu rễ Ba kích khi sản xuất rượu ...................61
Bảng 3.25. Tổng hợp giá bán các sản phẩm từ dược liệu Ba kích tại các đại lý ......62
Bảng 3.26. Một số tác nhân hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi ..................................................64
Bảng 3.27. Bảng phân tích giá trị gia tăng chuỗi giá trị dược liệu Ba kích theo kênh
2 tại xã Lăng ..............................................................................................................66
Bảng 3.28. Bảng phân tích giá trị gia tăng chuỗi giá trị dược liệu Ba kích theo kênh
6 tại xã Lăng ..............................................................................................................66
Bảng 3.29. Bảng phân tích giá trị gia tăng chuỗi giá trị dược liệu Ba kích theo kênh
7 tại xã Lăng ..............................................................................................................66
Bảng 3.30. Bảng phân tích giá trị gia tăng chuỗi giá trị dược liệu Ba kích theo kênh
8 tại xã Lăng ..............................................................................................................67
Bảng 4.1. So sánh hệ cây thuốc ở xã Lăng và hệ cây thuốc ở Việt Nam .................68
Bảng 4.2. So sánh số loài cây thuốc ở khu vực xã Lăng với một số vườn quốc gia và
khu vực khác khác ở Việt Nam (xếp theo thứ tự tăng dần của hệ số diện tích/số loài)
...................................................................................................................................68
Bảng 4.3. So sánh số loài cây thuốc được cộng đồng người Cơ Tu ở khu vực xã
Lăng sử dụng so với số loài cây thuốc ở các cộng đồng khác ở Việt Nam sử dụng
(xếp theo nhóm dân tộc) ............................................................................................69
Bảng 4.4. Phân tích SWOT .......................................................................................78
Bảng 4.5. Các chiến lược đề xuất..............................................................................79


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bản đồ huyện Tây Giang ..........................................................................10

Hình 1.2. Dược liệu Ba kích xã Lăng .......................................................................15
Hình 1.3. Sơ đồ chuỗi giá trị [16] .............................................................................16
Hình 1.4. Nguyên tắc tính giá trị gia tăng .................................................................18
Hình 1.5. Phân bổ giá trị gia tăng qua mỗi giai đoạn của chuỗi giá trị .....................19
Hình 3.1. Phân bố số lượng họ cây thuốc ở khu vực xã Lăng theo số loài ...............25
Hình 3.2. Phân bố số lượng chi cây thuốc ở khu vực xã Lăng theo số loài ..............26
Hình 3.3. Mức độ đa dạng cây thuốc theo loại thảm thực vật ..................................32
Hình 3.4. Các mục đích sử dụng của 319 cây thuốc đã được phát hiện ở khu vực xã
Lăng ...........................................................................................................................33
Hình 3.5. Chuỗi giá trị dược liệu Ba kích tại xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng
Nam) ..........................................................................................................................37
Hình 3.6. Sơ đồ chuỗi giá trị đối với Cơ sở trồng Ba kích tại xã Lăng ....................45
Hình 3.7. Cơ cấu chi phí đầu vào các loại hình cơ sở trồng Ba kích (đơn vị %) ......47
Hình 3.8. So sánh chi phí đầu tư trong 4 năm trồng Ba kích xã Lăng ......................49
Hình 3.9. Sơ đồ chuỗi giá trị đối với Thương lái ......................................................53
Hình 3.10. Sơ đồ chuỗi giá trị đối với cơ sở chế biến, sản xuất ...............................56
Hình 3.11. Sơ đồ quy trình sản xuất rượu Ba kích Chính châu ................................57
Hình 3.12. Cơ cấu chi phí sản xuất rượu Ba kích .....................................................58
Hình 3.13. Sơ đồ chuỗi của đại lý bán lẻ ..................................................................62
Hình 3.14. Sơ đồ biểu thị chi phí đầu vào của các tác nhân trong chuỗi giá trị dược
liệu Ba kích xã Lăng .................................................................................................65
Hình 4.1. Đường cong loài ........................................................................................71
Hình 4.2. Các cây “tâm linh” được trồng trước nhà .................................................74
Hình 4.3. Lá Náng (Crinum asiaticum) được để lên kèo nhà để đuổi tà ma ............74


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm ở khu vực có điều kiện tự nhiên và văn hóa đa dạng, Việt Nam là một
trong những quốc gia trên thế giới có mức độ đa dạng sinh học cao, nguồn tài
nguyên cây thuốc phong phú với hơn 5.000 loài loài cây thuốc [51]. Nguồn tài

nguyên này là một phần quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân, trong hoạt động phát triển kinh tế qua các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng
như trong công cuộc xây dựng, phát triển và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, cũng
giống như các nước khác trên thế giới, nguồn tài nguyên cây thuốc ở nước ta đang
bị đe dọa do thảm thực vật bị tàn phá; cây thuốc bị khai thác quá mức và bị sử dụng
một cách lãng phí; tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc bị mai một do sự xói mòn đa
dạng các nền văn hóa; giới trẻ ở nhiều cộng đồng ít quan tâm đến học tập kinh
nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của thế hệ trước; tính khó sử dụng của dược
liệu,… [59]. Cho đến nay mới có hơn 20 dân tộc khác nhau ở Việt Nam được
nghiên cứu tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc [1], [2], [3], [4], [13], [21], [22], [23],
[29], [34], [37], [39], [43], chiếm chưa đến 40% số dân tộc hiện có ở Việt Nam. Các
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mỗi cộng đồng (mặc dù cùng 1 dân tộc) lại có tri thức
sử dụng cây cỏ làm thuốc rất khác nhau. Chính vì vậy, việc điều tra tài nguyên cây
thuốc vẫn luôn là một việc cấp thiết ở Việt Nam hiện nay.
Xã Lăng (diện tích 223,39 km2) nằm sát biên giới Việt - Lào, là xã trọng điểm
phát triển kinh tế, du lịch của huyện Tây Giang [20]. Xã nằm trong lòng chảo được
bao bọc bởi những dãy núi có rừng xanh với hàng trăm cây cổ thụ được bảo vệ bởi
cộng đồng dân tộc Cơ Tu (chiếm khoảng 95% dân số [66]), đồng thời cũng là đầu
mối giao thương thu mua, buôn bán dược liệu giữa Lào - Việt Nam và các khu vực
lân cận. Hiện nay, trước sự phát triển của du lịch, quá trình đô thị hóa, nhu cầu thu
mua của thương lái, xã Lăng đang phải đối mặt với áp lực khai thác tài nguyên sinh
vật/cây cỏ nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng để phục vụ du khách đi du
lịch thập phương. Những cánh rừng của người Cơ Tu tại đây đang dần thu hẹp cả về
diện tích và số lượng cây thuốc. Đồng thời, việc thay đổi thói quen khám chữa bệnh
hiện đại có thể dẫn tới tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc dần mai một và biến mất.

1


Do đó, nghiên cứu và tư liệu hóa tài nguyên cây thuốc của người Cơ Tu trong khu

vực xã Lăng là điều cần thiết phải thực hiện.
Về lĩnh vực phát triển kinh tế từ nguồn tài nguyên cây thuốc ở xã Lăng, hiện
nay một số dược liệu không chỉ khai thác tự nhiên mà đã có chính sách phát triển,
được đầu tư xây dựng vùng trồng như Ba kích, Đảng sâm,… góp phần không nhỏ
trong công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập bình quân trên địa bàn xã Lăng
[20]. Trong đó dược liệu Ba kích (Morinda officinalis F.C.How) hiện đang được
chính quyền địa phương tập trung phát triển vùng trồng và xúc tiến thương mại các
sản phẩm [18], [46], [47]. Tuy nhiên tình trạng trồng trọt - buôn bán của dược liệu
này lại chưa được nghiên cứu. Việc phân phối lợi ích tài chính, quan hệ giữa các tác
nhân, vai trò và mức độ ảnh hưởng của các tác nhân trong chuỗi giá trị của dược
liệu Ba kích vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải đáp, là điểm vướng mắc trong
công tác quản lý, quy hoạch phát triển dược liệu của xã Lăng hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Điều tra tài nguyên
cây thuốc của người Cơ Tu và chuỗi giá trị dược liệu Ba kích ở xã Lăng, huyện
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam”.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1. Xác định đa dạng sinh học cây thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc của cộng
đồng người Cơ Tu ở xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
2. Xác định chuỗi giá trị dược liệu Ba kích tại xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh
Quảng Nam.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và văn hóa
Đất nước Việt Nam có diện tích phần lục địa rộng 35 triệu ha, hẹp nhưng dài,
kéo dài từ Bắc xuống Nam hơn 1.800 km, có địa hình đa dạng với hai vùng đồng
bằng châu thổ lớn là sông Hồng ở phía Bắc và sông Cửu long ở phía Nam, có hai

dãy núi lớn là Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn với nhiều vùng có độ cao trên
2.000m, và các cao nguyên nhỏ như Đồng Văn, Mộc Châu, Sơn La, Gia Lai - Kon
Tum, Đắk Lắk, Di Linh,... Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
nhiệt độ trung bình năm khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, lượng mưa trung
bình lớn nhưng phân bố không đều trong năm. Các yếu tố địa hình và khí hậu đa
dạng như vậy dẫn đến Việt Nam có thảm thực vật phong phú, từ rừng rậm nhiệt đới
ẩm xanh quanh năm, rừng rậm nhiệt đới mưa mùa nửa rụng lá đến rừng á nhiệt đới
ẩm xanh quanh năm, á nhiệt đới hơi khô, savan nhiệt đới khô, truông nhiệt đới khô,
rừng ngập mặn, rừng lá kim, rừng lùn núi cao,... Điều này làm cho đất nước chúng
ta có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng, với khoảng 12.000 loài cây cỏ khác nhau
và dự đoán có thể đến 13.000 - 15.000 loài nếu được nghiên cứu đầy đủ [53].
Việt Nam là nơi giao lưu của các dân tộc và các nền văn hoá, trong đó quan
trọng nhất là hai luồng văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ. Việt Nam là ngôi nhà chung
của 54 dân tộc, thuộc 3 họ và 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau, trong đó có nhiều dân
tộc có quan hệ gần gũi với các quốc gia trong khu vực. Các dân tộc sinh sống ở Việt
Nam tạo nên một hình ảnh thu nhỏ của khu vực Đông Nam Á. Để tồn tại và phát
triển đến ngày nay, các thế hệ trước của mỗi cộng đồng đã phải trả giá bằng cuộc
sống và sức khỏe để tích lũy tri thức và kinh nghiệm sử dụng những cây cỏ làm
thuốc, tạo nên nền tảng tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc ngày nay. Mỗi
dân tộc có tập quán, niềm tin, tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc
khác nhau, vì vậy tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc là đa dạng [53].
1.1.2. Cây thuốc ở Việt Nam
Đến nay, chúng ta đã phát hiện có 5.117 loài và dưới loài, thuộc 1.823 chi, 360
họ của 8 ngành Thực vật bậc cao có mạch, cùng với một số taxon thuộc nhóm Rêu,
Tảo và Nấm lớn [51]. Mỗi loài lại có bộ gen đa dạng riêng của mình. Điều này làm
cho kho tàng nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam vô cùng đa dạng, từ cấp hệ sinh thái
đến cấp loài và phân tử. Dự đoán số loài cây thuốc ở Việt Nam có thể lên đến 6.000

3



loài nếu được nghiên cứu đầy đủ trong tương lai. Có tới 87,1% số cây thuốc đã biết
là các cây hoang dã, chủ yếu ở vùng đồi núi, từ vùng trung du đến núi cao. Chỉ có
12,9% cây trồng (kể cả bản địa và nhập nội). Các loài cây thuốc phân bố ở 8 vùng
sinh thái trong nước là Đông Bắc - Bắc bộ, Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc,
đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Đông Trường Sơn và Nam Trung bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long; tập trung chủ yếu ở các trung
tâm đa dạng sinh vật chính là Đông Bắc (Phia Bjóoc - Ba Bể), Hoàng Liên Sơn,
Cúc Phương - Pù Luông, Quảng Nam - Kon Tum (Ngọc Linh), Lâm Viên - Di Linh.
Phần lớn số loài cây thuốc ở Việt Nam được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh
nghiệm sử dụng của các cộng đồng dân tộc ở khắp các địa phương trên toàn quốc.
Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc ở Việt Nam tồn tại ở 2 nền y học chính là (i) Y
học Cổ truyền chính thống, có nguồn gốc từ Trung y, với các hệ thống lý luận và
thực hành được tư liệu hoá trong sách vở như các học thuyết Âm - dương, Ngũ
hành, Tạng tượng,…; (ii) các nền Y học nhân dân hay Y học Cổ truyền Dân tộc,
thường được gọi là Thuốc nam. Điều này đã tạo nên một kho tàng tri thức sử dụng
cây thuốc của các dân tộc ở Việt Nam vô cùng phong phú [53]. Hội nghị toàn quốc
của Chính phủ về phát triển dược liệu Việt Nam diễn ra sáng ngày 12 tháng 4 năm
2017 tại Lào Cai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xác nhận Y học Cổ truyền Dân
tộc là một kho báu và ngành Dược liệu Việt Nam có khả năng phát triển rất to lớn
1.1.3. Khai thác, sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
Theo thống kê, đến năm 2015, ở Việt Nam có 153 doanh nghiệp sản xuất
thuốc Tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc Đông dược, ngoài ra có trên 300
cơ sở sản xuất thuốc Đông dược (trong số hơn 1.200 công ty trên cả nước) [64];
1.180 bệnh viện y tế công cộng các cấp; 170 bệnh viện tư nhân (chủ yếu nằm ở các
thành phố lớn) và 54.250 cửa hàng thuốc bán lẻ [54]. Nhu cầu dược liệu cho khối
công nghiệp Dược ở Việt Nam ước tính khoảng 60.000 tấn hàng năm [64]. Tiềm
năng cung cấp dược liệu chỉ riêng cho thuốc Đông dược có thể đạt 12 ngàn tỷ VNĐ
(tức khoảng 10% tỷ trọng khoảng 10% tổng doanh thu ngành dược - theo thống kê
năm 2017) [14]. Dự báo Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa, nhận thức về

vấn đề sức khỏe của người dân dần được cải thiện đồng thời mức thu nhập bình
quân đầu người tiếp tục duy trì ở mức cao vì vậy nhu cầu về các sản phẩm dược
phẩm và dịch vụ y tế sẽ ngày càng mở rộng, quy mô thị trường dược Việt Nam sẽ
có mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019 - 2022 là 10,6%/năm [14], [38], [54].

4


Các doanh nghiệp sản xuất Đông dược tại Việt Nam từ lâu đã triển khai hoạt
động trồng trọt tạo vùng nguyên liệu, chủ động sản xuất. Có khoảng 50 loài cây
thuốc bản địa đã được trồng trọt ở Việt Nam. Nhiều loài được trồng trên quy mô lớn
ở các tỉnh miền núi, hằng năm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu từ
vài trăm cho đến hằng nghìn tấn sản phẩm như: Quế (Cinnamomum cassia) ở Yên
Bái, Thanh Hoá, Lào Cai,… ; Hồi (Illicium verum) ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng
Ninh; Thảo quả (Amomum aromaticum) ở Lào Cai, Lai Châu. Nhiều loài được
trồng cả ở các vùng trung du và đồng bằng như: Hoa hoè (Styphnolobium
japonicum), Địa liền (Kaempferia galanga), Hương nhu (Ocimum gratissimum),
Cúc hoa (Chrysanthemum indicum), Ích mẫu (Leonurus japonicus). Hoạt động
trồng cây thuốc đã được phát động và triển khai ở nhiều cộng đồng miền núi như
Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì), Lạng Sơn (Mẫu Sơn),
Yên Bái (Văn Chấn, Lục Yên), Lai Châu (Sìn Hồ), Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát, Bắc
Hà), Quảng Nam (Trà My), Lâm Đồng (Đà Lạt),… và đồng bằng như làng Nghĩa
Trai (Văn Lâm, Hưng Yên), vùng Mễ Sở, Đa Ngưu (Khoái Châu),… [53].
Có khoảng 300 loài thuộc hơn 40 họ thực vật đã được nhập vào Việt Nam từ
nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Trong số đó có trên 20 loài có thể trồng trọt
hàng hóa như Actisô (Cynara scolymus), Đương quy (Angelica sinensis), Địa hoàng
(Rehmannia glutinosa), Bạch chỉ (Angelica dahurica), Bạch truật (Atractylodes
macrocephala), Bạc hà (Mentha spp.). Một số loài đã được phát triển để cung cấp
dược liệu cho công nghiệp dược như Actisô (Cynara scolymus) [53].
Nhiều cây thuốc đã được các trường đại học, viện, công ty dược nghiên cứu

phát trển thành công thành các dạng bào chế bán rộng rãi trên thị trường như Bình
vôi (Stephania spp.), Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Chó đẻ răng cưa
(Phyllanthus urinaria), Ích mẫu (Leonurus japonicus), Kim tiền thảo (Desmodium
styracifolium), Mướp đắng (Momordica chrantia), Ngưu tất (Achyranthes
bidentata), Thanh cao hoa vàng (Artemisia annua), Ý dĩ (Coix-lacryma jobi), Dây
thìa canh (Gymnema sylvestre),... Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam,
đến tháng 4 năm 2018, có 1.844 chế phẩm Đông dược trong và ngoài nước, thuộc
34 dạng bào chế, sử dụng 549 thành phần dược liệu khác nhau, hiện đang lưu thông
trên thị trường Việt Nam.
1.1.4. Điều tra cơ bản tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Đây là hoạt động được tiến hành rộng rãi nhất trong toàn quốc, được thực hiện
bởi hàng chục trường đại học, viện nghiên cứu, vườn quốc gia,… trong đó có một

5


số cơ quan thực hiện nhiều là Viện Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện
Dân tộc học, nổi bật là các hoạt động điều tra tổng thể về tình hình khai thác và sử
dụng dược liệu làm thuốc tại Việt Nam của Viện Dược liệu trong các giai đoạn:
trước 1973, từ 1978 đến 1984; từ 2001 đến 2005, từ 2007 đến 2012 [53]. Hoạt động
điều tra tài nguyên cây thuốc thường được thực hiện trong một phạm vi cụ thể
(thường là một cộng đồng cấp xã, vườn quốc gia). Các hoạt động chính là điều tra
tại cộng đồng và/hoặc tại thực địa (có hay không có sự tham gia của thầy lang), ghi
chép thông tin về sử dụng cây thuốc, thu mẫu cây thuốc, xử lý mẫu và xác định tên
khoa học, phân tích dữ liệu. Đến nay, phần lớn các vườn quốc gia và các tỉnh thành
trong cả nước đã được điều tra về tài nguyên cây thuốc. Các điều tra này đã tạo nền
tảng cơ bản để xây dựng Danh lục cây thuốc ở Việt Nam [53].
Về tài nguyên cây thuốc của các cộng đồng dân tộc tại Việt Nam, đã có trên
20 dân tộc khác nhau ở Việt Nam được điều tra, bao gồm các dân tộc: Tày, Nùng,
Dao, Giáy, Mông, Sán Chay, Sán Dìu, Mường, Rục, Vân Kiều, Thái, Chăm, Lô Lô,

Pà Thẻn, Xinh Mun, La Ha, Kháng, Cơ Tu, Lào, Hoa, Ê Đê, Ba Na,... [1], [2], [3],
[4], [13], [21], [22], [23], [29], [34], [37], [39], [43]. Các dân tộc được tập trung
nghiên cứu nhiều nhất là Tày, Thái, Dao, Mông, Mường.
1.1.5. Bảo tồn Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Các hoạt động bảo tồn diễn ra đầu tiên và được thực hiện một cách có hệ
thống là Đề án Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc, vào thời điểm trước khi có
hướng dẫn bảo tồn của WHO. Phần lớn các hoạt động bảo tồn ở các cơ quan/tổ
chức còn lại được triển khai từ giai đoạn 1995 đến nay, tập trung vào cộng đồng,
chủ yếu là điều tra cơ bản cây thuốc các dân tộc, một số tổ chức có triển khai các
hoạt động can thiệp tại cộng đồng. Hoạt động của các tổ chức ngoài chính phủ rất
đa dạng nhưng nhìn chung có tính chất can thiệp, bao gồm các hoạt động bảo tồn tri
thức, trồng cây thuốc, nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng vườn thuốc Nam,
xây dựng mô hình bảo tồn thông qua phát triển,…
Các hệ thống bảo tồn cây thuốc đã được xây dựng bao gồm:
- Hệ thống các cơ quan/tổ chức tham gia Đề án Bảo tồn nguồn gen và giống
cây thuốc, bao gồm: Viện Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Sinh thái
và Tài nguyên Sinh vật, Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng
Tháp Mười và Học viện Quân Y. Ngoài các hoạt động riêng rẽ theo mục tiêu của cơ
quan, các cơ quan này tham gia các hoạt động trong khuôn khổ của Đề án, dưới sự
điều phối của Viện Dược liệu từ năm 1988 đến nay. Các hoạt động của hệ thống

6


này khá rộng, bao gồm: điều tra và thu thập nguồn gen, bảo tồn nguồn gen theo
cách hình thức nguyên vị, chuyển vị, trên trang trại, xây dựng lý lịch giống, cơ sở
dữ liệu, khai thác nguồn gen, đào tạo nhân lực,... Hệ thống này, cùng với các hoạt
động của nó tồn tại với nguồn kinh phí thường niên từ ngân sách.
- Mạng lưới Thực vật dân tộc học và Bảo tồn cây thuốc, được xây dựng với sự
khởi xướng của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền

(một tổ chức ngoài chính phủ), Công ty cổ phần Traphaco, với sự tham gia của 21
cơ quan, tổ chức là các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức ngoài chính phủ,
vườn quốc gia, công ty dược. Nhìn chung, mạng lưới này không có tổ chức chặt
chẽ, không phụ thuộc vào ngân sách và chủ yếu hoạt động dưới dạng trao đổi thông
tin và nguồn nhân lực trong bảo tồn.
- Hệ thống bảo tồn nguyên vị, gồm 30 vườn quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên
nhiên, 38 khu bảo vệ cảnh quan với tổng diện tích hơn 2,4 triệu ha, bao phủ khoảng
90% số loài có trong Sách đỏ Việt Nam và bảo tồn chuyển vị. Có 4 vườn quốc gia
trong số đó tham gia Đề án Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc. Nhiều vườn
quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đã tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn cây
thuốc. Các hoạt động khá đa dạng, phần lớn là điều tra cơ bản và lập danh mục cây
thuốc, thực hiện các hoạt động bảo tồn tại cộng đồng (như VQG Ba Bể, Ba Vì, Cúc
Phương, Tam Đảo, Xuân Sơn, Bến En, Bạch Mã, Cát Tiên) và xây dựng vườn thực
vật (trong đó có cây thuốc). Hệ thống này tồn tại lâu dài nhờ ngân sách nhà nước,
do đó có tiềm năng rất lớn trong các hoạt động bảo tồn nguyên vị [53].
Bảng 1.1. Một số vườn quốc gia ở Việt Nam và số lượng cây thuốc được bảo vệ
trong đó [24]
TT

Tên Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên
nhiên

Diện tích (ha)

Số loài cây
thuốc

1

VQG Bạch Mã


22.031

432

2

VQG Ba Bể

7.610

432

3

VQG Bến En

16.634

200

4

VQG Cát Bà

15.200

350

5


VQG Côn Đảo

19.998

165

6

VQG Cúc Phương

22.000

365

7

VQG Tam Đảo

5.682

375

8

VQG Cát Tiên

73.878

310


7


TT

Tên Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên
nhiên

9

VQG Yok Đôn

10

VQG Ba Vì (chưa mở rộng)

Diện tích (ha)

Số loài cây
thuốc

115.545

64

6.900

510


- Xây dựng được hệ thống bảo tồn chuyển vị tại 13 đơn vị thành viên trên toàn
bộ các vùng sinh thái khác nhau, lập danh mục, điều tra, thu thập và lưu giữ 730
loài trong các đơn vị thành viên tham gia đề án, tại các vườn cây thuốc (bảo tồn Ex
situ) và trên trang trại (On farm). Trong đó có 630 loài đã được xếp vào 4 nhóm ưu
tiên bảo tồn; 250 loài đã được đánh giá ở các mức độ khác nhau; 200 loài bảo tồn an
toàn đã được xác định chuyển sang đánh giá lập lý lịch giống giai đoạn 2 phục vụ tư
liệu hoá nguồn gen cây thuốc. Ngoài ra, hoạt động bảo tồn chuyển vị còn được thực
hiện dưới dạng các vườn thực vật ở các vườn quốc gia (như Ba Bể, Tam Đảo, Ba
Vì, Cúc Phương,…), tại các vườn cây thuốc Nam tại các Trạm y tế xã trong cả nước
và tại rất nhiều vườn thuốc tại gia đình các thầy lang tại các cộng đồng. Mặc dù
chưa có thống kê chính thức nhưng có điều chắc chắn rằng, việc trồng và sử dụng
cây thuốc ở các vườn thuốc Nam tại trạm y tế và vườn gia đình của các thầy lang
chính là hoạt động bảo tồn chuyển vị lớn nhất và bền vững đang được thực hiện trên
phạm vi toàn quốc [53].
Bên cạnh đó, Sách đỏ Việt Nam (Red Data Book) [5] đã công bố 448 loài thực
vật thuộc loại quý hiếm tại Việt Nam đang bị đe dọa giảm sút số lượng hoặc đã có
nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Đây là cơ sở khoa
học, tạo cơ sở pháp lý cho việc đề xuất, quyết định các biện pháp bảo vệ, phục hồi
đồi với từng đối tượng thuộc loại này, đồng thời cũng là căn cứ đề xử lý các hành vi
phá hoại thiên nhiên, gây tác hại cho sự tồn tại, phát triển của các loài sinh vật cần
được bảo vệ trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên sinh vật ở nước ta.
Tương tự Sách đỏ, IUCP 2019 [68] cũng đưa ra danh sách các loài cây thuốc cần
bảo tồn.
Chính phủ cũng ban hành Nghị định 06/2019/NĐ-CP về Quản lý thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế
các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp [11], trong đó có 55 thực vật rừng
hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và 39 thực vật rừng nghiêm cấm
khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Đồng thời, Nhà nước cũng khuyến
khích, hỗ trợ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý,

hiếm.

8


1.1.6. Phát triển Tài nguyên cây thuốc
Hiện nay ở Việt Nam các văn bản pháp lý liên quan đến phát triển tài nguyên
cây thuốc bao gồm: (1) Quyết định 1976 [35] do Thủ tướng ban hành năm 2013, là
Quyết định phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030". Quyết định quy hoạch phát triển 54 loài dược liệu thế
mạnh của 8 vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây
thuốc để tập trung phát triển quy mô lớn, mục tiêu đến năm 2020 đáp ứng được
60% và đến năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng
cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước.
Trong đó, vùng Nam Trung Bộ (gồm Quảng Nam, Khánh Hòa) quy hoạch phát
triển trồng 10 loài dược liệu bao gồm các loài bản địa: Bụp giấm, Diệp hạ châu
đắng, Dừa cạn, Đậu ván trắng, Củ mài, Nghệ vàng, Quế, Râu mèo, Sa nhân tím,
Sâm ngọc linh với diện tích trồng khoảng 3.200 ha; (2) Quyết định 206/QĐ-BYT do
Bộ Y tế ban hàng năm 2015 về "Danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai
đoạn 2015-2020" [6], gồm có 54 loài cây thuốc, làm cơ sở cho các tỉnh, thành phố
làm căn cứ lựa chọn để phát triển dược liệu tại địa phương. Việc trồng trọt dược liệu
theo tiêu chuẩn cũng được đẩy mạnh. Tính đến ngày ngày 4 tháng 7 năm 2018, có
23 vùng trồng của 17 loại dược liệu đã được Cục Quản lý Y, Dược Cổ truyền cấp
phiếu tiếp nhận công bố sản xuất dược liệu đạt GACP-WHO, từng bước chuẩn hóa,
nâng cao chất lượng các sản phẩm đông dược ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào.
Ngoài ra, Luật Dược sửa đổi đã đưa ra một loạt các chính sách, giải pháp
nhằm khôi phục lại vị thế cho dược liệu, thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền Việt
Nam, trong đó có vấn đề hỗ trợ phát triển nuôi trồng, quản lý chặt chẽ hơn về nhập
khẩu dược liệu, đồng thời cho phép chỉ định thầu để ngành dược trong nước có điều
kiện phát triển [30]. Đây chính là cơ hội cho những doanh nghiệp nội địa hoạt động

sản xuất trong mảng Đông dược.
Căn cứ trên các văn bản trên, tỉnh Quảng Nam cũng có những chính sách phát
triển dược liệu: (1) Nghị quyết 202/2016/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh
Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển một số dược liệu trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016-2020 [18], và quyết định 2950/QĐ-UBND của
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam năm 2016 về việc triển khai nghị quyết trên [46],
theo đó tập trung 03 cây dược liệu được khuyến khích bảo tồn và phát triển trên địa
bàn huyện Tây Giang là: Ba kích tím (Morinda officinalis F.C.How), Đảng sâm
(Codonopsis javanica (Blume) Hook.f), Sa nhân tím (Amomum longiligulare
T.L.Wu); và (2) Quyết định số 301/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng
Nam tháng 1 năm 2018 [48], quyết định phê duyệt "Quy hoạch bảo tồn và phát triển
cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến

9


năm 2030" ban hành ngày 22 tháng 1 năm 2018. Theo đó 09 cây dược liệu Đảng
sâm, Ba kích tím, Sa nhân, Đương quy, Giảo cổ lam, Lan kim tuyến, Nghệ, Cà gai
leo và Đinh lăng được ưu tiên bảo tồn, phát triển và ổn định vùng trồng.
Các văn bản trên đã góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển dược liệu
nói chung, tài nguyên cây thuốc nói riêng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của
nước ta hiện nay.
1.2. Khu vực xã Lăng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Tây Giang là một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, được thành lập vào
ngày 25 tháng 12 năm 2003 trên cơ sở tách huyện Hiên tỉnh Quảng Nam thành
huyện Đông Giang và Tây Giang theo nghị định số 72/2003/NĐ-CP của Thủ tướng
chính phủ. Huyện Tây Giang nằm trong Trung tâm đa dạng sinh học Quảng Nam Kon Tum, có một vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, cảnh quan
và du lịch. Phía tây của huyện giáp Lào, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía

đông giáp huyện Đông Giang, phía nam giáp huyện Nam Giang cùng tỉnh. Toàn
huyện gồm có 10 xã: Ch’ơm, A Xan, Tr’Hy, Lăng, A Tiêng, Bha Lê, Ga Ri, A
Nông, Dang, và A Vương [66].

Hình 1.1. Bản đồ huyện Tây Giang
Tổng diện tích tự nhiên của Tây Giang là 902,97 ha, với 41.923,15 ha rừng
nguyên sinh, rừng sản xuất: 1.114,39 ha và rừng phòng hộ: 279 ha; trồng rừng thay

10


thế 72,42 ha; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: 734,3 ha. 100% đất lâm nghiệp đã
được giao cho tổ chức, cá nhân, cộng đồng làng quản lý, bảo vệ, chăm sóc và phát
triển rừng. Độ che phủ rừng toàn huyện đạt 65% [20].
Với diện tích rừng lớn, tiềm năng về đa dạng sinh học của Tây Giang rất cao,
đặc biệt là các cánh rừng nguyên sinh, với nhiều thác ghềnh đẹp, đỉnh núi cao, khí
hậu quanh năm mát mẻ. Nhiều cánh rừng quý hiếm như Lim xanh, Thông đỏ, Giổi,
rừng hoa Đỗ quyên đã được công nhận. Riêng khu rừng di sản Pơ mu với trên 2.011
cây, có 725 cây là cây di sản Việt Nam [66]. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nghiên
cứu thống kê đầy đủ các giống/loài cây nói chung, cây thuốc nói riêng trong toàn
vùng.
1.2.1.2. Điều kiện xã hội
Về nông - lâm nghiệp, các cây trồng hiện nay đang được phát triển tại huyện
Tây Giang bao gồm: Cao su (2.120,17 ha), Keo lai (1.704,6 ha), Đảng sâm (288,13
ha), Ba kích (262,91 ha), Sâm ngọc linh (200 ha), Ngô lai (200 ha), Cam (91 ha),
Mắc ca (19 ha),... Huyện Tây Giang có chính sách phát triển kinh tế kêu gọi đầu tư,
quy hoạch mở rộng diện tích các cây trồng có giá trị cao. Tuy nhiên theo báo cáo
tổng kết của huyện Tây Giang, kết quả kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông lâm - dược liệu chưa đạt yêu cầu, đến nay chưa có doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn;
tiềm năng, giá trị dưới tán rừng rất lớn nhưng khai thác chưa nhiều. Trong khi đó,
công tác quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản có lúc chưa chặt chẽ, còn để

xảy ra một số trường hợp khai thác lâm, khoáng sản trái phép. Hoạt động khai thác
cây thuốc của người dân và thu mua của thương lái cũng đang ngày càng gia tăng
[20].
Về văn hóa - du lịch, huyện Tây Giang có nhiều chứng tích độc đáo, cổ xưa
như: chữ cổ khắc trên đá khu vực Achia, trống đồng Đông Sơn, ruộng bậc thang,
nghề gốm, đan lát, dệt, ẩm thực. Trong kháng chiến, Tây Giang là vùng căn cứ địa
cách mạng nên còn có đoạn đường nguyên sơ của Đường Trường Sơn huyền thoại,
địa đạo,… Tây Giang có nhiều làng bản độc đáo theo văn hóa làng truyền thống Cơ
Tu, tạo cho du khách thuận lợi sinh hoạt cộng đồng (homestay) có tiềm năng phát
triển du lịch rất lớn [66]. Huyện Tây Giang cũng chú trọng bảo tồn, gìn giữ, phát
triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu như: tổ chức lễ hội khai
năm tạ ơn rừng, lễ hội mừng lúa mới, nói lý, hát lý, điêu khắc,... và được công nhận
di sản văn hóa cấp quốc gia như: điệu múa Tân’tung - Da’dă, nói lý, hát lý, dệt thổ
cẩm của người Cơ Tu (2018); làng truyền thống Cơ Tu huyện được Liên hiệp các
Hội UNESCO Việt Nam chứng nhận bảo trợ. Các điểm dừng chân du lịch sinh thái
Azứt (xã Bha Lê), làng du lịch sinh thái di sản Pơ mu (xã A Xan) và điểm du lịch
Aliêng là các điểm dừng nghỉ, tham quan du lịch sinh thái nổi tiếng trên địa bàn

11


[20]. Với các công tác trên, du lịch Tây Giang hiện đang phát triển mạnh. Kèm theo
đó là việc mở rộng diện tích sinh sống của người dân địa phương, ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường tự nhiên và khiến những cánh rừng của người Cơ Tu đang dần
thu hẹp cả về diện tích và số lượng cây thuốc, làm giảm đa dạng sinh học của vùng.
1.2.2. Điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Lăng (Tây Giang, Quảng Nam)
1.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Xã Lăng thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, có diện tích 223,39 km2.
Phía Tây Bắc của xã giáp biên giới Việt - Lào, phía Đông Bắc tiếp giáp xã A Tiêng
- Tây Giang, phía Đông giáp xã Dang - Tây Giang, phía Nam giáp xã Zuôih - Nam

Giang, phía Tây giáp xã Tr’Hy - Tây Giang. Xã Lăng gồm 7 thôn: A Ró, A Rớh,
Bha Lừa, Jơ Da, Nal, Pơrning và Tà Ri. Diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 50%.
1.2.2.2. Điều kiện xã hội
Xã Lăng được coi là trung tâm của huyện Tây Giang, với dân cư khoảng 1.864
người, trong đó trên 80% là người Cơ Tu [20]. Đến cuối năm 2015, xã Lăng là xã
thứ 2 của huyện Tây Giang đạt chuẩn nông thôn mới (cùng với xã A Nông), được
định hướng là xã trọng điểm phát triển kinh tế, du lịch của huyện Tây Giang [20].
Con đường qua trung tâm xã đã được nhựa hóa từ năm 2004, đây là xã đầu
tiên được ưu tiên bố trí vốn đầu tư đạt tiêu chí đường bê tông hóa giao thông nông
thôn của huyện Tây giang. Trung tâm xã Lăng cũng được huyện chú trọng quy
hoạch sớm, nhưng không làm phá vỡ văn hóa làng. Bởi vậy, du lịch ở xã Lăng phát
triển từ rất sớm so với các khu vực khác trong huyện, nhưng luôn gắn liền với công
tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa [20], [66].
Xã Lăng đồng thời cũng là đầu mối giao thương thu mua - buôn bán dược liệu
giữa Lào - Việt Nam và các khu vực lân cận, như: Đảng sâm, Ba kích, Tiêu rừng,
Táo mèo, Ngọc cẩu,… có giá trị kinh tế cao (Bảng 1.2). Trong đó, một số dược liệu
không chỉ khai thác tự nhiên mà còn được đầu tư phát triển vùng trồng trong khu
vực như Đảng sâm, Ba kích [20]. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào về
chuỗi giá trị của các dược liệu trên tại xã Lăng nói riêng, huyện Tây Giang nói
chung, công tác quản lý, kiểm soát chất lượng dược liệu còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 1.2. Giá bán một số dược liệu trên thị trường xã Lăng
TT

Dược liệu

Giá thị trường (VNĐ/1kg dược liệu tươi)

1

Linh chi


3.000.000

2

Lim xanh

1.200.000

3

Ba kích

350.000 - 500.000

4

Chè dây

120.000 -150.000

5

Ngọc cẩu

120.000

12



TT

Dược liệu

Giá thị trường (VNĐ/1kg dược liệu tươi)

6

Đảng sâm

100.000

7

Thổ phục linh

50.000

8

Thiên niên kiện

30.000

9

Táo mèo

20.000


1.3. Dân tộc Cơ Tu
Người Cơ Tu tự gọi mình là “Cơ Tu”. Trong tiếng Cơ Tu, “cơ” là người, “tu”
là ngọn, nguồn đầu suối. Theo cách hiểu chung, “Cơ Tu” là người ở đầu ngọn nước.
Người Cơ Tu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, ngữ hệ Nam Á. Ngoài tộc danh
Cơ Tu, người Cơ Tu còn được gọi là Catu, C’tu, Katu, K’tu, Phương, Hạ,… Họ
sống tập trung chủ yếu ở các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang (Quảng
Nam); một bộ phận cư trú ở huyện Nam Vang (Đà Nẵng), huyện Nam Đông và A
Lưới (Thừa Thiên Huế). Ngoài ra, người Cơ Tu còn sinh sống ở tỉnh Sêkông,
Saravan, Champasak (Lào) [26], [42]. Người Cơ Tu ở huyện Tây Giang - Quảng
Nam chiếm khoảng 95% dân số (theo thống kê năm 2015) [66]. Tại Xã Lăng, người
Cơ Tu chiếm hơn 80% dân số.
Cũng như các tộc người sinh sống dọc dãy Trường Sơn, canh tác nương rẫy và
chăn nuôi gia súc vẫn được xem là hoạt động sản xuất chủ đạo của người Cơ Tu.
Thế nhưng, nguồn lợi từ hoạt động sản xuất này không đủ đáp ứng nhu cầu sống
cho người dân. Chính vì vậy, việc khai thác và sử dụng các sản vật từ núi rừng cho
đến nay vẫn được đồng bào tiến hành một cách thường xuyên. Nếu săn bắt là nguồn
cung cấp thực phẩm chủ yếu cho cuộc sống hàng ngày và lễ hội, thì hái lượm là
hình thức người Cơ Tu dùng để khai thác và sử dụng thực vật nhằm đáp ứng các
nhu cầu khác nhau của cuộc sống, từ ăn, mặc, ở đến chữa bệnh, làm công cụ lao
động và các nghề thủ công truyền thống [26], [42].
Người Cơ Tu tin rằng bà con sinh ra từ rừng và khi chết đi thành cát bụi cũng
trở lại với rừng. Chính đời sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng nên đồng bào luôn ý
thức việc giữ rừng như giữ nguồn sống của chính mình [28]. Người dân Cơ Tu có
nhiều tập quán, phong tục liên quan việc bảo vệ và khai thác rừng. Tri thức của
đồng bào Cơ Tu tích lũy được cho phép họ khai thác và sử dụng có hiệu quả những
nguồn tài nguyên của rừng bền vững [28]. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên hiện nay
tại Tây Giang còn giữ được là nhờ công sức của người Cơ Tu. Tuy nhiên, hiện nay
môi trường sống của người Cơ Tu có nhiều thay đổi, rừng tự nhiên không còn nhiều
như trước nữa, cùng với những chính sách của nhà nước trong bảo vệ rừng, đã dẫn
đến sự thay đổi trong tập quán sinh hoạt của người Cơ Tu [26]. Điều đó, khiến cho


13


×