Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.68 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐINH THỊ THANH HÀ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành

: Kinh tế phát triển

Mã số

: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH

Đà Nẵng - Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn


Đinh Thị Thanh Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.........................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................3
5. Bố cục của luận văn............................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH
NGHIỆP...........................................................................................................8
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN
TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP...........................8
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................. 8
1.1.2. Nguyên tắc quản lý An toàn vệ sinh lao động............................... 10
1.1.3. Ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội của quản lý an toàn, vệ sinh
lao động...........................................................................................................12
1.1.4. Tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động.............................14
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP................................................................17
1.2.1. Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về
an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp...........................................17
1.2.2. Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động trong các doanh nghiệp.....................................................................19
1.2.3. Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn, vệ sinh lao
động trong các doanh nghiệp...........................................................................20



1.2.4. Tổ chức thanh, kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động
tại các doanh nghiệp........................................................................................21
1.2.5. Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp..............24
1.2.6. Xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động............................ 26
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ
SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP................................................... 27
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội................27
1.3.2. Nhân tố ngƣời sử dụng lao động...................................................28
1.3.3. Nhân tố ngƣời lao động tại doanh nghiệp.....................................30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG....................... 34
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP ĐÀ NẴNG.......................................................................................34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình KTXH của TP. Đà Nẵng.............34
2.1.2. Doanh nghiệp, ngƣời sử dụng lao động........................................ 41
2.1.3. Ngƣời lao động tại các doanh nghiệp............................................43
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN
VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG...........................................................................49
2.2.1. Việc ban hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động trong các doanh nghiệp.....................................................................49
2.2.2. Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh
lao động trong các doanh nghiệp.....................................................................52



2.2.3. Thực trạng tổ chức đào tạo và tập huấn về an toàn vệ sinh lao
động trong các doanh nghiệp...........................................................................56
2.2.4. Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp....................................................................................58
2.2.5. Thực trạng công tác điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp..................................................................................................... 61
2.2.6. Tình hình xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động.............64
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN
TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP TẠI CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG........................................................................................ 65
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc của quản lý Nhà nƣớc về ATVSLĐ trong
doanh nghiệp trên địa bàn các KCN Đà Nẵng................................................................. 65
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của quản lý Nhà nƣớc
về ATVSLĐ trong doanh nghiệp trên địa bàn các KCN Đà Nẵng........................66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................69
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP ĐÀ NẴNG......................................................................................72
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP..................72
3.1.1. Căn cứ pháp lý............................................................................... 72
3.1.2. Định hƣớng để hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về an toàn
vệ sinh lao động trong doanh nghiệp...............................................................72
3.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác an toàn vệ sinh
lao động...........................................................................................................73


3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG............78

3.2.1. Cải tiến việc ban hành và quản lý thống nhất các quy định của
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp......................78
3.2.2. Tổ chức tốt việc tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn,
vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp........................................................80
3.2.3. Tổ chức tốt việc đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn, vệ sinh
lao động trong các doanh nghiệp.....................................................................82
3.2.4. Tổ chức tốt thanh kiểm tra về thực hiện an toàn, vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp...............................................................................83
3.2.5. Xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động............................ 85
3.2.6. Xử lý các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động............................ 88
KẾT LUẬN.................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BDBHV

Bồi dƣỡng bằng hiện vật

BHLĐ


Bảo hộ lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

KCN

Khu công nghiệp

KCNC

Khu công nghệ cao

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LĐLĐ

Liên đoàn Lao động

NLĐ

Ngƣời lao động

NNĐH

Nặng nhọc độc hại


NSDLĐ

Ngƣời sử dụng lao động

PCCN

Phòng chống cháy nổ

SKĐK

Sức khỏe định kỳ

TNLĐ

Tai nạn lao động


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
2.1

Tên bảng

Trang

Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu công
nghệ thông tin của Đà Nẵng

39


2.2

Số liệu dự án của các KCN ĐN tại thời điểm 31/12/2013

40

2.3

Thực hiện giao kết hợp đồng lao động theo nhóm ngành
nghề tại thời điểm 31/8/2014

45

Trình độ học vấn, chuyên môn của công nhân trực tiếp
sản xuất theo nhóm ngành nghề tại thời điểm 31/8/2014

47

2.5

Danh mục Thông tƣ của các Bộ về công tác ATVSLĐ

49

2.6

Tuyên truyền quy định pháp luật về công tác ATVSLĐ

55


2.7

Huấn luyện về công tác ATVSLĐ cho nhóm 1, 2 và 3

57

2.8

Đào tạo cán bộ Y tế cơ sở và các đối tƣợng năm 2013

57

2.9

Số doanh nghiệp đƣợc thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ

59

2.10

Thiệt hại do tai nạn lao động gây ra của cả nƣớc

61

2.11

Thống kê số vụ tai nạn lao động trên địa bàn các KCN

62


2.12

Số doanh nghiệp có khám sức khỏe định kỳ

64

2.4


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thời nguyên thủy, Con ngƣời đã biết lao động để tồn tại, lao động
để tạo ra của cải vật chất phục vụ nhu cầu của mình. Cùng với quá trình phát
triển, con ngƣời biết tập hợp lại với nhau, biết chế tạo ra những công cụ lao
động, máy móc thiết bị để tạo ra lƣợng của cải vật chất nhiều hơn, đáp ứng
đƣợc nhu cầu ngày càng cao của mình. Năng suất lao động cao hơn là cơ sở
để chế độ cộng sản nguyên thủy chuyển sang tƣ bản và từ chủ nghĩa tƣ bản
chuyển sang chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác: lao động làm nên xã hội loài
ngƣời.
Quá trình lao động luôn gắn với công cụ, phƣơng tiện lao động, môi
trƣờng làm việc, máy móc thiết bị …vì thế luôn phát sinh những mối nguy
hiểm, rủi ro làm cho ngƣời lao động có thể bị tai nạn lao động, bị nhiễm và
mắc các bệnh nghề nghiệp.
Nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều máy móc thiết bị,
dây chuyền sản xuất hiện đại đƣợc phát minh đã giải phóng sức lao động của
con ngƣời, đồng thời giúp tạo ra năng suất lao động ngày càng cao, chủng
loại, chất lƣợng sản phẩm phong phú. Thế nhƣng máy móc thiết bị hiện đại

cũng đòi hỏi ngƣời lao động phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vận hành,
phải có kiến thức để làm chủ máy móc, kiểm soát những yếu tố rủi ro trong
quá trình lao động và để bảo đảm an toàn cho chính mình.
Cùng với việc cải thiện môi trƣờng sống, chất lƣợng cuộc sống cho các
đô thị, các cơ sở, nhà máy sản xuất đã đƣợc quy hoạch tập trung vào những
khu công nghiệp. Sản xuất tập trung có nhiều ƣu điểm và phù hợp với xu thế
phát triển, nhƣng cũng bộc lộ nhiều bất cập, nhiều khó khăn trong công tác
quản lý, nhất là khi việc xây dựng hành lang pháp lý, hệ thống chính sách còn


2

chƣa theo kịp với tốc độ phát triển của thực tế. Và quản lý Nhà nƣớc về công
tác ATVSLĐ là một trong những nội dung còn nhiều bất cập nhƣ thế.
Trong các khu công nghiệp, hàng ngày, hàng giờ luôn có hàng trăm
ngàn ngƣời lao động tiến hành quá trình lao động sản xuất với hàng chục
ngàn máy móc thiết bị từ đơn giản đến những máy móc có yêu cầu nghiêm
ngặt về kỹ thuật an toàn. Trong khi đó, không phải tất cả ngƣời lao động hay
tất cả ngƣời sử dụng lao động đều ý thức và chấp hành nghiêm những quy
định về kỹ thuật an toàn, xây dựng môi trƣờng làm việc an toàn. Những vụ tai
nạn lao động vẫn diễn ra, có thể giảm về số lƣợng nhƣng thiệt hại về ngƣời
và tài sản lại có nguy cơ tăng cao.
Vì tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ đối với hoạt động sản xuất và
sức khỏe, tính mạng con ngƣời nhƣ vậy, và đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm
của tổ chức công đoàn nên tôi mong muốn đƣợc nghiên cứu, phân tích kỹ hơn
vai trò của quản lý Nhà nƣớc đối với công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp;
từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về
ATVSLĐ trong doanh nghiệp, với nội dung là: “Hoàn thiện công tác quản lý
Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn
các Khu công nghiệp Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ lý luận về quản lý Nhà nƣớc về An toàn vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp.
- Đánh giá đƣợc thực trạng quản lý nhà nƣớc về ATVSLĐ trong các
doanh nghiệp trên địa bàn các Khu công nghiệp Đà Nẵng.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà
nƣớc về ATVSLĐ trong doanh nghiệp.


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; công
tác thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ của Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội,
của Ban quản lý các Khu công nghiệp Đà Nẵng, của Trung tâm y tế dự phòng
Thành phố Đà Nẵng và vai trò của tổ chức công đoàn đối với công tác
ATVSLĐ.
Đối tƣợng khảo sát là ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và
Công đoàn cơ sở ở một số doanh nghiệp trên địa bàn các Khu công nghiệp Đà
Nẵng.
Đề tài tiếp cận vấn đề từ nhiều 4 phía, gồm: các cơ quan quản lý nhà
nƣớc của Thành phố Đà Nẵng, của địa bàn các Khu công nghiệp, tổ chức
công đoàn, ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: công tác quản lý Nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao
động tại các doanh nghiệp.
- Phạm vi không gian: trong các doanh nghiệp trên địa bàn các Khu Công
nghiệp Đà Nẵng với ngành nghề, quy mô lao động và chủ sở hữu khác nhau.
- Phạm vi thời gian: trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013. Định


hƣớng đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp điều kiện làm việc, môi
trƣờng làm việc trong một số doanh nghiệp.
- Phương pháp phân tích thống kê: phân tích các tài liệu, văn bản về
công tác ATVSLĐ của hệ thống văn bản pháp quy, tham khảo thông tin trên
mạng internet, các báo cáo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu và những
tài liệu có liên quan.


4

- Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các
ban, ngành chuyên sâu về công tác an toàn vệ sinh lao động.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục,
đã kết cấu thành 3 chƣơng
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý Nhà nƣớc về an toàn vệ
sinh lao động trong doanh nghiệp
Chƣơng 2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc về an toàn vệ sinh
lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp Đà Nẵng.
Chƣơng 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về
an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp trên địa bàn các khu công
nghiệp Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, công tác an toàn, vệ sinh lao động đã
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta coi trọng và đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ
thị, văn bản pháp luật nhƣ "Điều lệ tạm thời về Bảo hộ lao động" (tháng
12/1964), "Pháp lệnh Bảo hộ lao động" (tháng 9/1991), Chỉ thị số 132/CT

ngày 13/3/1959 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng. Ngày 01/5/1971, Chủ tịch
Hội đồng Bộ trƣởng đã ra quyết định thành lập "Viện nghiên cứu KHKT Bảo
hộ lao động". Tháng 02/2005, Thủ tƣớng Chính phủ ra quyết định thành lập
"Hội đồng Bảo hộ lao động quốc gia", tuy nhiên giai đoạn này thƣờng dùng
thuật ngữ “Bảo hộ lao động”.
Từ năm 1995, khi Bộ luật Lao động ra đời và có hiệu lực, thuật ngữ
"An toàn và Vệ sinh lao động" bắt đầu đƣợc sử dụng rộng rãi hơn để phù
hợp với cách sử dụng của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các nƣớc khác.
Đã có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu kinh tế, các chuyên gia đầu ngành
nghiên cứu đề tài này ở các thời gian và cấp độ khác nhau:


5

Năm 2013, đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá
hiệu quả tác động của huấn luyện An toàn vệ sinh lao động đối với người lao
động” của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động chủ trì, do kỹ
sƣ Trƣơng Hòa Hải làm chủ nhiệm đề tài (mã đề tài 211/09/TLĐ)
Năm 2013, tác giả Ngô Quang Tú, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn nêu lên thực trạng về sự phát triển mạnh mẽ của ngành chế biến thủy sản
đã ảnh hƣởng, tác động xấu đến môi trƣờng và đời sống ngƣời dân xung
quanh các cơ sở chế biến thuỷ sản do chất thải từ các cơ sở chế biến. Tác giả
nhấn mạnh sự cần thiết của phát triển sản xuất đi đôi với tăng cƣờng quản lý
Nhà nƣớc về môi trƣờng.
Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Bích Diệu đã trình bày về “Quản lý an
toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu Công nghiệp Phú Tài tỉnh
Bình Định”. Tác giả đã tập trung vào đáng giá tình hình quản lý ATVSLĐ tại
các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài với những thành công và khiếm
khuyết từ công tác tuyên truyền về công tác này cho đến tổ chức tuyên truyền
quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp;

Tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các
doanh nghiệp … Từ đó đã kiến nghị đƣợc các giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình
Định. Những nội dung này là cơ sở để hình thành nội dung cho nghiên cứu
này.
Năm 2012, tác giả Bùi Quang Bình đã có bài viết đăng trên báo Kinh tế
lao động cho rằng nhà nƣớc cần phải có những quy định về điều kiện làm việc
để bảo đảm ATVSLĐ cho lao động vì tính chất không hoàn hảo của thông tin thị
trƣờng lao động mà thƣờng lao động không có những thông tin về điều kiện làm
việc của mình. Cũng theo nghiên cứu này yếu tố kinh tế quyết định rất nhiều tới
môi trƣờng và điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp. Nếu


6

muốn khắc phục tình trạng này thì các biện pháp kinh tế của chính phủ có vai
trò quan trọng.
Năm 2012, tác giả Triệu Quốc Lộc, Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao
động xác định vấn đề trọng tâm của quản lý, kiểm soát an toàn là giám sát và
đánh giá an toàn những đối tƣợng lao động. Tác giả cũng chỉ ra những bất cập
do phƣơng pháp và công cụ giám sát an toàn ở nƣớc ta không còn phù hợp
với thực tế, từ đó đề xuất phƣơng pháp “Giám sát an toàn sản suất theo
nhóm các yếu tố nguy hiểm”.
Năm 2012, Cục An toàn lao động phối hợp với Viện Khoa học Lao
động và Xã hội đã tiến hành triển khai thí điểm “Hệ thống quản lý ATVSLĐ
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực có nguy cơ cao như khai thác
đá, sản xuất vật liệu xây dựng” tại hai tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh và khu vực
làng nghề. Theo đó, các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn đƣợc lựa chọn để áp
dụng thí điểm sẽ đƣợc các chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ tƣ vấn cũng
nhƣ hỗ trợ kinh phí giúp xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ ở đơn vị mình

nhƣ: cung cấp các tài liệu, thiết bị an toàn, xây dựng góc bảo hộ lao động,
công tác huấn luyện … Nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý
ATVSLĐ vừa đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật vừa giúp
doanh nghiệp thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, giúp giảm thiểu TNLĐ và
BNN trong. Trên cơ sở này tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình
xây dựng mô hình. Từ đó nhân rộng việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ
trong cả nƣớc.
Năm 2011, đề tài giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Khoa
học công nghệ “Điều tra đánh giá ảnh hưởng hoạt động của các khu công
nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội, sức khỏe người lao động và môi trường
xung quanh; đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cho các khu công
nghiệp Việt Nam” do GS.TS Lê Vân Trình làm chủ nhiệm đề tài (mã đề tài


7

CTPH-2010/01/TLĐ-BKHCN)
Năm 2011, đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng và áp dụng thử mô
hình quản lý rủi ro để góp phần nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ ở các
cơ sở sản xuất vừa và nhỏ” của Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao
động (Tiến sĩ Nguyễn Thắng Lợi làm chủ nhiệm, mã đề tài 209/13/TLĐ)
Năm 2010, đề tài nghiên cứu “Xây dựng quy trình quản lý an toàn - vệ
sinh lao động trong các loại hình doanh nghiệp” do Cục An toàn Lao động
thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quá trình thực hiện hệ
thống quản lý ATVSLĐ tại cơ sở và các doanh nghiệp; khuyến nghị xây dựng
quy trình quản lý ATVSLĐ trong các cơ sở và doanh nghiệp.
Năm 2007, đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu những biện pháp tuyên truyền,
phổ biến về an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp” do Cục An toàn
lao động – Bộ LĐTBXH thực hiện (mã đề tài CB 2007-02-02). Mục tiêu
nghiên cứu Đề xuất những biện pháp tuyên truyển, phổ biến an toàn vệ sinh

lao động gắn với xây dựng văn hóa an toàn trong các doanh nghiệp, nhằm
nâng cao nhận thức, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động của ngƣời sử dụng
lao động và ngƣời lao động, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, bảo vệ sức
khỏe ngƣời lao động.
Năm 2004, đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu cơ sở khoa học
để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quản lý an toàn và vệ sinh lao
động phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ sức khỏe lao
động trong quá trình hội nhập” (PGS.TS Nguyễn An Lƣơng làm chủ nhiệm
đề tài, mã đề tài KHCN.ĐL-02).


8

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH
NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN
TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
a. An toàn, vệ sinh lao động: là tổng thể các hoạt động đồng bộ trên
các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế xã hội, khoa học - công nghệ nhằm
bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho con ngƣời trong lao động
b. Điều kiện lao động: là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh
tế, kỹ thuật đƣợc biểu hiện thông qua các công cụ và phƣơng tiện lao động,
đối tƣợng lao động, quá trình công nghệ, môi trƣờng lao động và sự sắp xếp,
bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng
trong mối quan hệ với ngƣời lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện

nhất định cho con ngƣời trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của
con ngƣời trong khi lao động tại nơi làm việc đƣợc coi nhƣ một yếu tố gắn
liền với điều kiện lao động.
c. Môi trường lao động: là phạm vi không gian gắn với quá trình lao
động trong đó thể hiện đối tƣợng lao động, phƣơng tiện, tổ chức lao động và
các yếu tố kinh tế, xã hội ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình lao động.
d. Nguy cơ: là khả năng tiềm ẩn gây nên sự cố nguy hiểm cho quá trình
sản xuất, tác hại sức khỏe tính mạng của NLĐ trong quá trình lao động.
e. Rủi ro: Tai nạn, bệnh tật, sự cố không mong đợi, ngoài ý muốn đã
xảy ra.


9

f. Yếu tố nguy hiểm là những yếu tố có nguy cơ làm chấn thƣơng hoặc
chết ngƣời, gây tai nạn lao động.
g. Yếu tố có hại là những yếu tố có nguy cơ làm giảm sức khỏe ngƣời
lao động, gây bệnh nghề nghiệp.
h. Kỹ thuật an toàn là một hệ thống các biện pháp và phƣơng tiện về tổ

chức và kỹ thuật nhằm bảo vệ ngƣời lao động khỏi tác động của các yếu tố
nguy hiểm gây tai nạn lao động.
i. Kỹ thuật vệ sinh: là hệ thống các biện pháp và phƣơng tiện về tổ
chức, vệ sinh và kĩ thuật vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố
có hại trong lao động, sản xuất đối với ngƣời lao động.
j. Tai nạn lao động: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thƣơng cho bất
kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể ngƣời lao động, hoặc gây tử vong, xảy
ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm
vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động. Tai nạn lao động
đƣợc phân ra: chấn thƣơng, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp.

Chấn thƣơng: là tai nạn mà kết quả gây nên những chấn thƣơng hay hủy hoại
một phần cơ thể ngƣời lao động, làm tổn thƣơng tạm thời hay mất khả năng
lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát
sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung…) đối
với ngƣời lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần sức khỏe hay làm ảnh
hƣởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của ngƣời lao động. Bệnh nghề
nghiệp làm suy yếu sức khỏe của ngƣời lao động một cách dần dần và lâu dài.
Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc
xâm nhập vào cơ thể ngƣời lao động trong điều kiện sản xuất.
Cải thiện điều kiện làm việc không những bảo vệ sức khoẻ, tránh bệnh
nghề nghiệp cho ngƣời lao động mà còn nâng cao năng suất lao động và chất
lƣợng sản phẩm. Để cải thiện điều kiện làm việc cần phải làm thay đổi tính


10

chất công việc cũng nhƣ cải thiện tình trạng vệ sinh môi trƣờng làm việc.
Đây chính là mục tiêu chủ yếu của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp.
k. Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao
động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung…) đối với ngƣời lao động. Bệnh nghề
nghiệp làm suy yếu dần sức khỏe hay làm ảnh hƣởng đến khả năng làm việc
và sinh hoạt của ngƣời lao động.
l. Quản lý An toàn vệ sinh lao động: là sự tác động chỉ huy, điều
khiển, hƣớng dẫn các quá trình lao động sản xuất và hành vi lao động của
ngƣời lao động nhằm đạt đƣợc mục tiêu môi trƣờng lao động tốt, bảo đảm an
toàn và sức khỏe cho ngƣời lao động, tạo cho quá trình lao động sản xuất có
năng suất, chất lƣợng và hiệu quả.
1.1.2. Nguyên tắc quản lý An toàn vệ sinh lao động
Quản lý đƣợc phát sinh từ lao động, không tách rời với lao động và bản

thân quản lý cũng là một loại hoạt động lao động. Bất kỳ lao động xã hội trực
tiếp hay lao động chung nào đó mà đƣợc tiến hành trên quy mô tƣơng đối lớn
đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động
cá nhân và thực hiện những chức năng chung. Nói cách khác: “Quản lý là sự
tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa hệ thống đó đến trạng thái
cần đạt được”. Muốn quản lý có hiệu quả, cần tuân theo những nguyên tắc
nhất định. Đối với công tác quản lý ATVSLĐ có 5 nguyên tắc cơ bản nhƣ
sau:
a. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của mọi tổ
chức, cá nhân liên quan đến lao động, sản xuất
An toàn lao động và vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời
trong chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, vì thế đây không chỉ là trách nhiệm


11

của ngƣời sử dụng lao động mà còn của cả ngƣời lao động nhằm bảo đảm
sức khỏe tính mạng của bản thân và môi trƣờng lao động. Bất kỳ ở đâu có
tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động... thì ở đó phải có quản lý an toàn lao
động, vệ sinh lao động. Nguyên tắc này đã xác định rõ không chỉ những
ngƣời trực tiếp vận hành, điều hành sản xuất mới có trách nhiệm mà cả những
ngƣời quản lý gián tiếp cho đến những ngƣời phụ trợ, chuẩn bị cho quá trình
sản xuất cũng phải có trách nhiệm duy trì, giữ gìn, cải thiện môi trƣờng, điều
kiện làm việc bảo đảm các tiêu chí về ATVSLĐ.
b. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh
lao động tại nơi làm việc trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Một tổ chức kinh tế khi đƣợc hình thành hợp pháp là một chủ thể có tƣ
cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về mọi mặt hoạt
động của mình. Nhiều chủ doanh nghiệp thuê ngƣời điều hành trực tiếp và

giao toàn quyền cho họ, không cần biết ngƣời điều hành làm gì miễn là có lợi
nhuận. Vì thế không thiếu trƣờng hợp ngƣời quản lý chỉ tập trung SXKD mà
bỏ ngỏ công tác quản lý ATVSLĐ, đến khi xảy ra sự cố, tai nạn, NSDLĐ mới
biết thì đã muộn và NSDLĐ vẫn phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.
Nguyên tắc này là cần thiết để ngƣời sử sụng lao động thấy rõ trách nhiệm
của mình trong việc đảm bảo ATVSLĐ.
c. Quản lý an toàn, vệ sinh lao động phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân công bố áp dụng:
Nguyên tắc này thể hiện tính khoa học kỹ thuật rất cao của công tác
ATVSLĐ. Toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, nội quy, quy trình kỹ thuật
do Nhà nƣớc thống nhất ban hành dựa trên kết quả những nghiên cứu khoa
học, những quy chuẩn quốc tế đƣợc vận dụng cho phù hợp trong điều kiện
của Việt Nam. Hệ thống này bao gồm:
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;


12

- Quy chuẩn địa phƣơng;
- Tiêu chuẩn cơ sở. Những tiêu chuẩn này do doanh nghiệp ban hành
trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng các quy định chung cho sát thực hơn nhằm
đảm bảo an toàn cho NLĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
d. Quản lý an toàn, vệ sinh lao động phải được thực hiện trong suốt
quá trình lao động, sản xuất trên cơ sở phân tích, quản lý nguy cơ, rủi ro
về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Nguyên tắc này thể hiện và nhấn mạnh đến sự cần thiết của quản lý
nguy cơ, rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Coi những giải pháp
“phòng bệnh” quan trọng, cốt lõi hơn những giải pháp “chữa bệnh”.
e. Quản lý an toàn, vệ sinh lao động phải bảo đảm phân công, phân

cấp rõ ràng và có sự phối hợp liên ngành:
Hiện nay, chức năng quản lý nhà nƣớc về ATVSLĐ đƣợc giao cho Bộ
LĐTBXH chủ trì; việc xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, hƣớng dẫn, kiểm tra
về ATVSLĐ giao cho các Bộ quản lý ngành (Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Giao
Thông - Vận Tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài
nguyên - Môi trường...); trách nhiệm tổ chức việc đƣa chƣơng trình giáo dục
về ATVSLĐ vào trong chƣơng trình giáo dục của các trƣờng đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp, dạy nghề giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các cơ quan chức năng này phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau
để ban hành những quy định, hƣớng dẫn cụ thể.
1.1.3. Ý nghĩa chính trị, kinh tế - xã hội của quản lý ATVSLĐ
Đây là một chính sách lớn của Đảng với Nhà nƣớc, mang lại những lợi
ích về kinh tế, chính trị và xã hội.
a. Ý nghĩa chính trị:
Công tác này thể hiện quan điểm coi con ngƣời vừa là động lực, vừa là
mục tiêu của sự phát triển. Một đất nƣớc có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, ngƣời


13

lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn
coi con ngƣời là vốn quý nhất, sức lao động, lực lƣợng lao động luôn luôn
đƣợc bảo vệ và phát triển. Công tác ATVSLĐ tốt là góp phần tích cực chăm
lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống ngƣời lao động, biểu hiện quan
điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con ngƣời của Đảng và Nhà nƣớc, vai
trò của con ngƣời trong xã hội đƣợc tôn trọng. Ngƣợc lại, nếu công tác này
không đƣợc thực hiện tốt, điều kiện lao động của ngƣời lao động còn quá
nặng nhọc, độc hại, dễ xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín
của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
b. Ý nghĩa kinh tế:

Thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động sẽ đem lại lợi ích kinh
tế rõ rệt. Trong sản xuất, nếu ngƣời lao động đƣợc bảo vệ tốt, có sức khoẻ,
không bị đau ốm, bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không nơm nớp lo sợ
bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi sản
xuất, sẽ có ngày công, giờ công cao, năng suất lao động cao, chất lƣợng sản
phẩm tốt, luôn luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và công tác. Do vậy,
phúc lợi tập thể đƣợc tăng lên, có thêm những điều kiện để cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của cá nhân ngƣời lao động và tập thể lao động. Nó có
tác dụng tích cực đảm bảo đoàn kết nội bộ để đẩy mạnh sản xuất. Ngƣợc lại,
nếu để môi trƣờng làm việc quá xấu, tai nạn lao động hoặc ốm đau xảy ra
nhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất. Ngƣời bị tai nạn lao động ốm
đau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động giảm; nếu nhiều ngƣời lao
động bị tàn phế, mất sức lao động thì ngoài việc khả năng lao động của họ sẽ
giảm và sức lao động của xã hội vì thế cũng giảm sút, xã hội còn phải chăm lo
việc chăm sóc, chữa trị và các chính sách xã hội khác liên quan. Chi phí về
bồi thƣờng tai nạn lao động, ốm đau, điều trị, ma chay là rất lớn, đồng thời
kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà xƣởng, nguyên vật liệu bị hƣ


14

hỏng. Nói chung, tai nạn lao động, ốm đau xảy ra dù nhiều hay ít đều dẫn tới
sự thiệt hại về ngƣời và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất. Cho nên, quan tâm
thực hiện tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động là thể hiện quan điểm đầy đủ
về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả
kinh tế cao.
c. Ý nghĩa xã hội:
An toàn, vệ sinh lao động là chăm lo đến đời sống hạnh phúc của ngƣời
lao động. Đây vừa là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh
doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của ngƣời lao động.

Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn đƣợc khoẻ mạnh, lành
lặn, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đƣợc nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc
gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội. Bảo hộ lao động đảm
bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi ngƣời lao động đƣợc sống khoẻ
mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ
xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật. Tai nạn lao động
không xảy ra, sức khoẻ của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo thì Nhà nƣớc và
xã hội sẽ giảm bớt đƣợc những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập
trung đầu tƣ cho các công trình phúc lợi xã hội.
Lao động tạo ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển.
Bất cứ dƣới chế độ xã hội nào, lao động của con ngƣời cũng là yếu tố quyết
định nhất. Xây dựng quốc gia giàu có, tự do, dân chủ cũng nhờ ngƣời lao
động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc) vì vậy lao động
là động lực chính của sự tiến bộ loài ngƣời.
1.1.4. Tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động
Có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần
chúng. Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau.
a. Tính pháp lý


15

Những quy định và nội dung về an toàn vệ sinh lao động đƣợc thể chế
hóa thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và đƣợc hƣớng dẫn
cho mọi cấp ngành, mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành. Những
chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, đƣợc ban hành trong công tác đảm
bảo an toàn lao động là luật pháp của Nhà nƣớc. Xuất phát từ quan điểm: Con
ngƣời là vốn quý nhất, nên luật pháp về an toàn lao động đƣợc nghiên cứu,
xây dựng nhằm bảo vệ con ngƣời trong quá trình tham gia sản xuất. Mọi cơ
sở kinh tế và mọi ngƣời tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia

nghiên cứu và thực hiện. Đó là tính chất pháp lý của công tác đảm bảo an
toàn, vệ sinh lao động.
b. Tính khoa học kỹ thuật
Mọi hoạt động của công tác an toàn lao động nhằm loại trừ các yếu tố
nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp… đều xuất
phát từ những cơ sở của KHKT. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích
điều kiện lao động, đánh giá ảnh hƣởng của các yếu tố độc hại đến con ngƣời
để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là những
hoạt động khoa học kỹ thuật. Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học
kỹ thuật mới vào công tác đảm bảo an toàn kỹ thuật ngày càng phổ biến. Ví
dụ, nhƣ trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia Gamma, nếu không hiểu
biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp
phòng tránh hiệu quả, nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục,
không thể chỉ có hiểu biết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề
khác nhƣ: sự cân bằng của cần cẩu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ nâng
chuyển… Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc
thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn TNLĐ trong sản xuất, phải giải quyết nhiều
vấn đề tổng hợp phức tạp, không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng,
kỹ thuật thông gió, cơ khí hóa, tự động hóa… mà còn cần những kiến


16

thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động… vì vậy
công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật
tổng hợp. Ví dụ: Muốn chống tiếng ồn phải có kiến thức về âm học, muốn cải
thiện điều kiện lao động, nặng nhọc và vệ sinh trong một số ngành nghề phải
hiểu và giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp liên quan đến kiến thức
khoa học nhiều lĩnh vực nhƣ thông gió, chiếu sáng, cơ khí hóa, tâm sinh lý
học lao động, đồng thời với nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

ngƣời lao động phải có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản xuất, muốn sản
xuất có hiệu quả và bảo vệ đƣợc tính mạng, sức khỏe, an toàn cho bản thân,
thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo hộ lao động. Nhƣ vậy công tác bảo hộ
lao động phải đi trƣớc một bƣớc.
c. Tính quần chúng
Tất cả mọi ngƣời từ ngƣời sử dụng lao động đến ngƣời lao động đều là
đối tƣợng cần đƣợc bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào
công tác đảm bảo an toàn lao động để bảo vệ mình và bảo vệ ngƣời khác. An
toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến tất cả mọi ngƣời tham gia sản xuất.
Công nhân là những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp
thực hiện quy trình công nghệ… do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những
sơ hở trong công tác đảm bảo an toàn lao động, đóng góp xây dựng các biện
pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về mẫu mã, quy cách về dụng
cụ phòng hộ, quần áo làm việc…Mặt khác dù các quy trình, quy phạm an toàn
đƣợc đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhƣng công nhân chƣa đƣợc học tập, chƣa đƣợc
thấm nhuần, chƣa thấy rõ tầm quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm. Muốn
làm tốt công tác đảm bảo an toàn kỹ thuật, phải vận động đƣợc đông đảo mọi
ngƣời tham gia. Cho nên an toàn lao động chỉ có kết quả khi đƣợc mọi cấp,
mọi ngành quan tâm, đƣợc mọi ngƣời lao động tích cực tham gia và tích cực
thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm


17

việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. An toàn lao động là
hoạt động hƣớng về cơ sở sản xuất và trƣớc hết là ngƣời trực tiếp lao động.
Nó liên quan đến quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho
mọi ngƣời, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế an toàn lao động luôn mang tính
chất quần chúng sâu rộng. Do đó, công tác an toàn, vệ sinh lao động đƣợc
thiết lập nhằm mục đích:

- Đảm bảo an toàn thân thể của ngƣời lao động, hạn chế mức thấp nhất
hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thƣơng gây tàn phế hoặc tử vong trong lao
động.
- Bảo đảm ngƣời lao động khoẻ mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp
hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra.
- Bồi dƣỡng phục hồi sức khoẻ kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng
lao động cho ngƣời lao động.
Công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm các việc làm nhằm chăm lo
cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh phù hợp
với những tiêu chuẩn cho phép.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật
về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc ban hành,
các cơ quan quản lý nhà nƣớc về ATVSLĐ địa phƣơng sẽ cụ thể hóa các quy
phạm đó và xây dựng các quy trình an toàn lao động phù hợp với điều kiện
sản xuất tại các doanh nghiệp. Tiếp theo họ sẽ tiến hành triển khai và giám sát
việc thực hiện các quy phạm, các quy trình chính sách và chuẩn mực về an
toàn lao động đảm bảo ngăn ngừa tai nạn lao động đến mức tối đa; giám sát
thƣờng xuyên việc kiểm tra và đối chiếu về báo cáo hoạt động an toàn và sức


×