Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em của huyện hòa vang thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.1 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRỊNH THỊ TỐ TRINH

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA TRẺ EM
TẠI HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRỊNH THỊ TỐ TRINH

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA TRẺ EM
TẠI HUYỆN HÒA VANG – THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Thị Thu Thủy

Đà Nẵng - Năm 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Tố Trinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................2
4. Cách tiếp cận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu...........................2
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài.................................................................3
6. Kết cấu luận văn ..................................................................................3
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ TÌNH TRẠNG BỎ
HỌC ..................................................................................................................6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC....................................................................6
1.1.1. Khái niệm giáo dục ........................................................................6
1.1.2. Vai trò của giáo dục .......................................................................7
1.2. BỎ HỌC VÀ NHỮNG HỆ LỤY CỦA TÌNH TRẠNG BỎ HỌC...........11
1.2.1. Khái niệm bỏ học.........................................................................11
1.2.2. Những hệ lụy của tình trạng bỏ học.............................................12
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA
TRẺ ................................................................................................................14
1.3.1. Các nhân tố từ gia đình ................................................................14
1.3.2. Các nhân tố từ bản thân trẻ em ....................................................17

1.3.3. Các nhân tố từ nhà trường ...........................................................20
1.3.4. Các nhân tố tự nhiên, xã hội ........................................................24
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................27
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .........................................27


2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................27
2.1.2. Điều kiện kinh tế..........................................................................33
2.1.3. Điều kiện xã hội...........................................................................38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu .....................................................................40
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ...........................................41
2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.......................................44
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................48
3.1. HỆ THỐNG GIÁO DỤC VÀ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA TRẺ EM
TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................48
3.1.1. Quy mô trường lớp, học sinh trên địa bàn huyện Hòa Vang.......48
3.1.2. Tình hình chi ngân sách cho giáo dục của huyện Hòa Vang.......49
3.1.3. Tình trạng bỏ học của trẻ em huyện Hòa Vang những năm qua.52
3.2. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN BỎ HỌC CỦA TRẺ EM TẠI
HUYỆN HÒA VANG......................................................................................57
3.2.1. Nguyên nhân từ bản thân trẻ em..................................................62
3.2.2. Nguyên nhân từ phía gia đình......................................................64
3.2.3. Nguyên nhân từ phía nhà trường .................................................71
3.2.4. Nguyên nhân từ các yếu tố tự nhiên, xã hội ................................76
3.2.5. Ý kiến của các bên vê giải pháp giảm tình trạng bỏ học của trẻ
em


................................................................................................................79

4.1. ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, NÂNG CAO THU
NHẬP CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN .................................82
4.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện hòa Vang...........82
4.1.2. Giải pháp cụ thể ...........................................................................83
4.2. TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG GIÁO DỤC......87
4.2.1. Mục tiêu .......................................................................................87


4.2.2. Giải pháp cụ thể ...........................................................................88
4.3. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN
THỨC CHO NGƯỜI DÂN VÀ TRẺ EM .......................................................91
KẾT LUẬN .....................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................98
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HPNVN Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
UBND

Ủy ban nhân dân

UNICEF Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

2.1.

Tên bảng
Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Hòa Vang

Trang
33

2011-2015
2.2.

Đánh giá cơ sở vật chất nhà trường

43

2.3.

Mô tả cách nhập, mã hóa và xử lý dữ liệu

45

3.1.

Mạng lưới trường lớp năm học 2015-2016

48

3.2.

Tổng dự toán thực hiện trong năm 2015


51

3.3.

Tổng hợp tình hình học sinh bỏ học qua các năm học

55

từ 2009 – 2015
3.4.

Các công trình đã triển khai xây dựng trong năm 2015

77


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số

Tên biểu đồ

Trang

hiệu
3.1.

Tình trạng bỏ học của học sinh từ năm học 2009-2015

53


3.2.

Tỉ lệ trẻ em bỏ học từ năm học 2009 -2015

56

3.3.

Số lượng trẻ tham gia vào các cơ sở giáo dục khác, học

57

nghề, ổn định cuộc sống từ năm 2009-2015
3.4.

Đánh giá nguyên nhân bỏ học của trẻ em từ góc nhìn của trẻ

59

3.5.

Đánh giá nguyên nhân bỏ học của trẻ em từ góc nhìn của

61

giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường
3.6.

Đánh giá nguyên nhân làm trẻ chán học


63

3.7.

Đánh giá thái độ của trẻ em khi đến trường

64

3.8.

Tổng thu nhập bình quân/ tháng/ gia đình

65

3.9.

Quan điểm của cha mẹ về giáo dục trẻ em

66

3.10.

Số lượng con cái / hộ gia đình

67

3.11.

Quan điểm của cha mẹ về việc đi học của con trai và con


68

gái
3.12.

Nguyên nhân cha mẹ có quan điểm việc con trai đi học quan

68

trọng hơn con gái
3.13.

Cảm nhận về gia đình của trẻ

69

3.14.

Mức độ ảnh hưởng hạnh phúc của gia đình đến việc học của

70

con cái
3.15.

Cơ cấu trẻ làm việc thêm phụ gia đình

71


3.16.

Đánh giá cơ sở vật chất của nhà trường

74

3.17.

Khoảng cách từ nhà đến trường

76


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
2.1.

Tên hình
Quy trình nghiên cứu

Trang
40


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, giáo dục
sẽ làm giảm khả năng thất nghiệp và làm tăng thu nhập của người dân. Giáo

dục còn là tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực-động lực và nền tảng để
phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Việt Nam đã đạt được những thành tựu
trong việc phổ cập giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, hiện tượng học sinh trung
học cơ sở và trung học phổ thông bỏ học lại là vấn đề đáng lo ngại và tồn tại
hiện nay. Vì trẻ em bỏ học là một sự lãng phí về nguồn lực của quốc gia “ Bỏ
học không chỉ là vấn đề chung của hệ thống giáo dục trong các nước phát
triển mà còn do tác động của những yếu tố chính sách, quan điểm của chính
phủ cũng như thái độ của người dân trong những khung cảnh kinh tế văn hóa,
xã hội và chính trị cụ thể” (UNESSCO). Nó ảnh hưởng đến tương lai của các
em trong việc kiếm tìm những việc làm có thu nhập cao khi trưởng thành
cũng như chất lượng cuộc sống của các em sau này.
Theo báo cáo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc thì
Việt Nam, năm 2009 đã đạt được tỉ lệ trẻ em nhập học tiểu học là 97%. Riêng
Đà Nẵng đạt 100% theo báo cáo 6 tháng cuối năm 2014 của thành phố. Thế
nhưng, theo Báo cáo giám sát toàn cầu Giáo dục cho mọi người năm 2008 thì
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có tỉ lệ trẻ em bỏ học cao nhất trên thế
giới. Vấn đề đặt ra là tại sao trẻ em lại bỏ học khi chưa hoàn thành cấp bậc
học trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất nằm trên phần đất liền của Đà
Nẵng, nằm cách xa trung tâm thành phố và gồm có 11 xã. Là vùng nông thôn
duy nhất tại TP. Đà Nẵng, huyện Hòa Vang có tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao so
với mặt bằng chung của thành phố, và số lượng trẻ em bỏ học ở nơi đây còn


2
nhiều. Xuất phát từ những cấp thiết ấy, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu tình
trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài
luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế phát triển của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cở sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng bỏ học của trẻ em tại

huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng thời gian vừa qua, xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của trẻ em, nhằm đề xuất các giải pháp góp
phần làm giảm tỷ lệ trẻ em bỏ học tại địa phương trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình trạng bỏ học của trẻ em huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
hiện nay diễn ra như thế nào?
- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bỏ học của trẻ em Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng?
- Biện pháp nào để khắc phục tình trạng bỏ học của trẻ em huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng?
4. Cách tiếp cận, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
Đề tài tiếp cận nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng học
sinh bỏ học của học sinh ở huyện Hòa Vang để từ đó đề xuất các chính sách
tác động để giảm tình trạng này.
Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến hiệu quả giáo dục và các yếu tố
đó có thể phân loại thành 4 nhóm chính: cộng đồng và xã hội, nhà trường, gia
đình và bản thân trẻ. Tất cả những mối quan hệ này tương tác với nhau, trực
tiếp hoặc gián tiếp gây ra tình trạng bỏ học ở trẻ em.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực trạng liên quan
đến việc trẻ em bỏ học ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.


3
Đối tượng khảo sát:
- Nhóm 1: tập trung vào trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang vào độ 12-18 tuổi.
- Nhóm 2: cha mẹ của trẻ em bỏ học tại huyện Hòa Vang.
- Nhóm 3: giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường tại huyện Hòa Vang.
- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: huyện Hòa Vang của Thành phố Đà Nẵng.
+ Về thời gian: thu thập số liệu từ giai đoạn 2010 - 2015.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu từ các báo cáo, website…
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, đánh giá…
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Xây dựng bảng câu hỏi; điều tra phỏng
vấn để thu thập thông tin và xử lý kết quả điều tra.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả và không bị trùng lặp với
các đề tài trước đây. Những khảo sát riêng biệt về trẻ em bỏ học vẫn còn ít
được thực hiện. Vấn đề nghiên cứu mà luận văn lựa chọn là nghiên cứu những
nhân tố tác động đến tình trạng trẻ em bỏ học ở huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Có
thể nói luận văn, là công trình xã hội học thực nghiệm đầu tiên nghiên cứu về
vấn đề bỏ học của trẻ em, các yếu tố ảnh hưởng tại huyện Hòa Vang, thành phố
Đà Nẵng.
- Đề tài luận văn sử dụng kết hợp số liệu thống kê với dữ liệu định lượng
và định tính để mô tả thực trạng của trẻ em ở tại huyện Hòa Vang trong giai
đoạn vừa qua, đồng thời chỉ ra xu hướng nguyên nhân bỏ học của trẻ em.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung chính cứu của luận văn gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục và tình trạng bỏ học


4
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
- Chương 4: Hàm ý chính sách
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các nghiên cứu có báo cáo đầy đủ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, từ

năm 2000 cho đến 2015 về tình hình bỏ học của trẻ em lứa tuổi 11-18 ở Việt
Nam đều được tác giả tìm hiểu. Tài liệu sử dụng cho phân tích được thu thập
thông qua công cụ tìm kiếm trên internet, thư viện của trường, cơ sở dữ liệu
của các tạp chí khoa học chuyên ngành, các báo ra hàng ngày (gồm báo giấy
và báo mạng), các văn bản luật và chính sách của Chính phủ.
Những công trình nghiên cứu trên đã hệ thống hóa những vấn đề về mặt lý
luận và thực tiễn về tình trạng bỏ học của trẻ em. Các đề tài đã có những đóng
góp nhất định trong hoạch định chính sách và giải pháp vấn nạn trẻ em bỏ học
hiện nay, như:
- Luận văn "Các yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của trẻ em vùng
Tây Bắc hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (2012). Luận văn
nghiên cứu phân tích các mối quan hệ và tác động qua lại của các yếu tố xã
hội đến vấn đề trẻ em bỏ học qua các khái niệm như biến đổi xã hội, trình độ
học vấn, gia đình, giới, xã hội hóa. Từ đó, phân tích tình trạng bỏ học của trẻ em
vùng Tây Bắc và các yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ em bỏ học vùng Tây Bắc.
- Nghiên cứu tài liệu "Tình trạng bỏ học ở trẻ em Việt Nam từ 11-18
tuổi" của nhóm tác giả nghiên cứu Đặng Thị Hải Thơ (2010). Nghiên cứu hướng
đến mục tiêu tìm hiểu nguyên nhân, và yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học
của trẻ em lứa tuổi 11-18 thông qua rà soát các tài liệu sẵn có. Báo cáo này tổng
kết những kết quả và khuyến nghị của các nghiên cứu, bài viết được thực hiện
trong giai đoạn 2000-2010 liên quan đến chủ đề trẻ em bỏ học. Nhóm nghiên
cứu cũng tổng kết các sáng kiến giải quyết tình trạng trẻ em bỏ học và đưa ra


5
một số gợi mở định hướng cho các nghiên cứu trong tương lai.
- Nghiên cứu khoa học "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng
bỏ học ở khu vực nông thôn, thành phố Đà Nẵng" của tác giả Nguyễn Hạnh
Thảo Nguyên (2008). Nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến trình
trạng trẻ em bỏ học ở khu vực nông thôn dựa trên phần mềm SPSS, xây dựng

mô hình và phân tích hành vi, làm rõ nguyên nhân vì sao trẻ em bỏ học với biến
phụ thuộc là số lớp mà học sinh bỏ học bằng phương pháp hồi quy tuyến tính.
- Luận văn “ Các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh
người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Kon Bảy, tỉnh Kon Tum” của tác giả
Lê Thị Bích Ngân, (2011). Luận văn đã dựa trên Nghiên cứu "Tình trạng bỏ
học ở trẻ em Việt Nam từ 11-18 tuổi" của nhóm tác giả nghiên cứu Đặng Thị
Hải Thơ (2010) để phân tích 4 nhóm nhân tố chính tác động đến tình trạng bỏ
học của trẻ em là: gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân trẻ. Từ đó, đưa ra
các giải pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh người đồng bào dân
tộc thiểu số. Đồng thời, đưa ra những kinh nghiệm khắc phục của Đồng Tháp,
Sơn La, An Giang và cả Singapore để học hỏi, giải quyết.
- Bên cạnh đó, Luận văn “ Các giải pháp giảm tình trạng trẻ em người
đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học tại khu vực nông thôn thành phố Pleiku, tỉnh
Gia Lai” của tác giả Phạm Đức Huệ, 2011 cũng đã xác định 4 nhóm nguyên
nhân từ gia đình, xã hội, nhà trường, và bản thân trẻ và đưa ra các biện pháp
khắc phục.
- Đề tài “Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hòa Vang,
thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và không bị trùng
lặp với các đề tài trước đây.


6
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC VÀ TÌNH TRẠNG BỎ HỌC
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC
1.1.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục theo nghĩa chung là sự hình thành nhân cách được tổ chức một
cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa
nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm

lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một
nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng
dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của
người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.
Giáo dục được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình tác động có mục đích, có
hệ thống, liên tục của nhà sư phạm đến toàn bộ cuộc sống của học sinh để
hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách, là quá trình hình thành những
cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái
độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội,
kể cả việc phát triển và nâng cao thẻ lực.
Giáo dục là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm và mặt tiếp
nhận của người được giáo dục. Giáo dục là sự tác động và sự chuyển hóa từ
yêu cầu bên ngoài, những yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất bên
trong bền vững của cá nhân. Giáo dục được thực hiện trong nhà trường và cả
ngoài xã hội với những hình thức đa dạng và phương pháp phong phú.
Theo ông John Dewey (1859 – 1952), nhà triết học, nhà tâm lí học và
nhà cải cách giáo dục người Mỹ, ông cho rằng cá nhân con người không bao
giờ vượt qua được quy luật của sự chết và cùng với sự chết thì những kiến


7
thức, kinh nghiệm mà cá nhân mang theo cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tồn tại
xã hội lại đòi hỏi phải những kiến thức, kinh nghiệm của con người phải vượt
qua được sự khống chế của sự chết để duy trì tính liên tục của sự sống xã hội.
Giáo dục là “khả năng” của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội. Ngoài ra,
ông John Dewey cũng cho rằng, xã hội không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy,
nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền dạy ấy. Như vậy, theo quan
điểm của ông John Dewey, ông cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ông
nói rõ hơn về mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, là dạy dỗ.

1.1.2. Vai trò của giáo dục
a. Giáo dục đối với tích lũy vốn con người
Trong từ điển kinh tế vốn (Capital) được định nghĩa là giá trị của tư bản
hay hàng hóa đầu tư hay tài sản chính được sử dụng vào mục đích kinh
doanh. Theo nghĩa này vốn là vốn hữu hình hay vốn sản xuất. Còn vốn con
người cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người phải đầu tư để
tích lũy thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động, nó thuộc về mỗi người
và đem lại thu nhập cho con người sở hữu.
Theo Nguyễn Văn Ngọc (2006) thì vốn con người – là khái niệm để chỉ
toàn bộ hiểu biết của con người về phương thức tiến hành các hoạt động kinh
tế xã hội. Như vậy, vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh
nghiệm tích lũy trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao
động được, được sử dụng trong quá trình sản xuất đem tới cho con người lợi
ích. Vốn con người cũng hao mòn và phải tốn chi phí để đầu tư hình thành và
là nguồn vốn quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp và quốc gia.
Trong điều kiện nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa, vốn hữu
hình tuy còn giữ vai trò quan trọng nhưng không như trong giai đoạn công
nghiệp hóa. Thay vào đó vai trò của vốn vô hình – vốn con người ngày càng
lớn hơn. Vốn con người đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình


8
phát triển kinh tế:
- Các kỹ năng được tạo ra bởi giáo dục và đào tạo, vốn con người là yếu
tố của quá trình sản xuất kết hợp với vốn hữu hình và các lao động thô (không
có kỹ năng) để tạo ra sản phẩm.
- Kiến thức để tạo ra sự sáng tạo, một yếu tố cơ bản của phát triển kinh
tế. (Mincer, 1989). Người ta đã đưa yếu tố vốn con người như một yếu tố đầu
vào để phân tích tăng trưởng kinh tế và đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của
nguồn vốn này giống như vốn hữu hình nhưng mức độ ngày càng lớn hơn.

Tuy nhiên, nếu đầu tư cho hình thành vốn con người chưa tốt, không hiệu quả
thì nguồn vốn này không tác động tích cực mà lại làm tăng trưởng (Bùi
Quang Bình,2008). Theo cách tiếp cận thu nhập GDP của nền kinh tế bằng
tổng thu nhập của mọi người trong nền kinh tế, khi thu nhập của mọi người
tăng lên cũng làm tăng chỉ tiêu này. Borjas, George (2005) thông qua mô hình
giáo dục chỉ ra ảnh hưởng tích cực của giáo dục tới thu nhập.
b. Giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế
Trong nhiều năm, sự mở rộng giáo dục đã thúc đẩy hoặc thậm chí quyết
định tốc độ tăng trưởng (GNP) đã được coi là hiển nhiên. Sự mở rộng và phát
triển của giáo dục ở mọi cấp đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế tổng thể
thông qua việc:
- Tạo ra một lực lượng lao động có năng suất cao hơn, có những hiểu
biết và kỹ năng cao hơn.
- Tạo ra nhiều việc làm và những cơ hội kiếm được thu nhập cho các
giáo viên, những người làm việc trong các trường học, những người xây
dựng, những nhà in sách giáo khoa, những nhà sản xuất quần áo đồng phục
học sinh...
- Tạo ra một tầng lớp những người lãnh đạo có học vấn để điền vào chỗ
trống trong các công sở nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân và trong những


9
nghề khác.
- Tạo ra một dạng đào tạo và giáo dục mà nó có thể thúc đẩy sự biết đọc,
viết, tính toán và những kỹ năng cơ bản, đồng thời khuyến khích thái độ "hiện
đại" trong các tầng lớp dân cư khác nhau. Cho dù sự so sánh về chi phí – lợi
ích xã hội của những phương án đầu tư khác nhau vào kinh tế có thể tạo ra sự
tăng trưởng kinh tế còn lớn hơn nữa, nếu có thể tính toán được như vậy, thì
cũng không nên làm giảm giá trị những đóng góp quan trọng, cả về mặt kinh
tế lẫn phi kinh tế, mà giáo dục có thể tạo ra và đã tạo ra cho sự tăng trưởng

kinh tế tổng thể, vì rằng một lực lượng lao động có học vấn và kỹ năng là điều
kiện cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế là điều không thể phủ nhận.
c. Giáo dục với bất bình đẳng xã hội và nghèo đói
- Trong nhiều năm những nghiên cứu về kinh tế học của giáo dục ở cả
những nước phát triển và những nước đang phát triển đều tập trung vào mối
liên quan giữa giáo dục, năng suất lao động và sự tăng trưởng của sản phẩm.
Vì mục tiêu của những năm 50, 60 là đạt đến mức tối đa tốc độ tăng tổng sản
phẩm. Do vậy, tác động của giáo dục đến phân phối thu nhập và xóa bỏ nạn
nghèo đói đã hầu như bị bỏ qua.
- Có hai lý do kinh tế cơ bản để người ta nghi ngờ rằng nhiều hệ thống
giáo dục ở các nước đang phát triển có bản chất không công bằng theo nghĩa
những sinh viên nghèo ít có khả năng học hết bất kỳ một chương trình giáo
dục nào so với những sinh viên tương đối giàu. Thứ nhất: Những chi phí cá
nhân cho giáo dục tiểu học, đặc biệt là chi phí cơ hội của sức lao động của
một đứa trẻ đối với những gia đình nghèo là cao hơn so với những học sinh
giàu. Thứ hai: Lợi ích mong đợi từ giáo dục tiểu học là thấp hơn đối với học
sinh nghèo so với học sinh giàu.
- Chi phí cao hơn và lợi ích mong đợi của việc đi học lại thấp hơn đối
với người nghèo có nghĩa là tỷ suất lãi của gia đình trong việc đầu tư cho con


10
đi học đối với người nghèo là thấp hơn so với người giàu. Trước hết, chi phí
cơ hội của sức lao động đối với những gia đình nghèo, có nghĩa là nếu trong
vài năm đầu con cái họ đi học không phải mất tiền thì gia đình vẫn chịu
những phí tổn. Trẻ con ở tuổi tiểu vẫn cần cho công việc đồng áng của gia
đình, mà thường là vào đúng thời gian mà chúng cần phải ở trường. Nếu như
một đứa trẻ không thể làm việc vì nó đang ở trường, thì gia đình nó sẽ hoặc là
chịu mất một lượng sản phẩm để sinh sống hoặc là phải thuê một lao động
khác để thay thế cho đứa trẻ vắng mặt. Trong mọi trường hợp đó là một

khoản phí tổn thực sự đối với một gia đình nghèo vì có một đứa trẻ khỏe
mạnh đi học trong khi vẫn có những công việc phải làm ở ngoài đồng, một
loại phí tổn không được thể hiện trong học phí, mà nó lại là ít đáng quan tâm
hơn đối với những gia đình có thu nhập cao mà rất nhiều gia đình trong đó có
thể sống ở thành phố.
- Do những chi phí cơ hội cao hơn này, số học sinh đi học và chất lượng
học tập cảu con em các gia đình nghèo có xu thế thấp hươn nhiều so với con
em của những gia đình tương đối giàu hơn. Như vậy, mặc dù có hệ thống giáo
dục tiểu học phổ cập và không mất tiền ở những nước đang phát triển, con em
của các gia đình nghèo, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, ít khi có thể học
hết được mấy năm học đầu tiên. Chất lượng học hành tương đối kém của
chúng có thể không liên quan đến sự thiếu khả năng nhận thức. Ngược lại,
điều đó chỉ có thể đơn thuần phản ánh những hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Vấn đề tài chính này đã loại bỏ bớt những người tương đối nghèo trong
vài năm đầu đi học của họ lại thường được kết hợp với tiền học phí khá là
đáng kể ở cấp trung học. Ở các nước đang phát triển tiền học phí này trong
một năm có thể tương đương với thu nhập bình quân đầu người trong cả nước
đó và do vậy đã ngăn cản những gia đình có thu nhập thấp. Điều này đã tạo
nên một hệ thống lựa chọn và vươn lên trong học tập nhưng không dựa trên


11
một tiêu chuẩn nào về tư chất, mà chỉ thuần túy dựa vào mức thu nhập của hộ
gia đình.
Bản chất bất bình đẳng của nhiều hệ thống giáo dục ở nhiều nước thuộc
các nước đang phát triển còn đi xa hơn đến tận cấp đại học, tại đó Chính phủ
có thể trả toàn bổ học phí đồng thời cấp học bổng. Về mặt lợi ích người nghèo
cũng có thể vào thế bất lợi hơn so với người giàu. Ngay cả khi nếu họ có thể
học hết tiểu học thì người nghèo về cơ bản vẫn có những khó khăn hơn khi
cạnh tranh xin việc làm ở nông thôn và thành phố, vì người giàu có hàng loạt

các mối quan hệ và ảnh hưởng lớn hơn. Nói cách khác khi học xong bất kỳ
cấp học nào, những học sinh nghèo luôn có xu thế khó lựa chọn hơn vào các
công việc đòi hỏi có chứng chỉ học tập so với các học sinh giàu. Trong các
nước thuộc các nước đang phát triển, sự phân chia thu nhập đặc trưng bởi "
không công bằng đến cao độ", hệ thống giáo dục, đặc biệt tại các cấp trung
học và cao hơn dường như có tác dụng làm tăng thêm sự bất công và duy trì
nghèo đói. Tuy nhiên, hậu quả này không phải do tự bản thân hệ giáo dục đó,
mà do cấu trúc thể chế và xã hội mà trong đó hệ thống này phải hoạt động.
1.2. BỎ HỌC VÀ NHỮNG HỆ LỤY CỦA TÌNH TRẠNG BỎ HỌC
1.2.1. Khái niệm bỏ học
Bỏ học là những học sinh đang trong tuổi đi học nhưng đã không đến
học ở bất cứ ở loại trường học nào. Học sinh có trong danh sách của trường,
nhưng tự ý nghỉ học quá 45 buổi (cộng dồn) tính đến thời điểm báo cáo.
Không tính học sinh chuyển trường.
Học sinh bỏ học có ở bất kì cấp học nào, trong khi đó nền giáo dục của
chúng ta đảm bảo cho tất cả mọi học sinh đang trong tuổi học đều được đến
trường học tập.
Giáo sư Đặng Vũ Hoạt cho rằng: Khác với lưu ban, bỏ học trong mọi
trường hợp là “Hiện tượng không bình thường”.


12
Theo Đặng Thành Hưng nhận xét bỏ học theo 2 mặt: Mặt hình thức và
mặt bản chất: “ Về hình thức bỏ học cũng là sự sàng lọc sản phẩm…bỏ học có
bản chất xã hội - sư phạm phức tạp hơn lưu ban”. Tác giả cho rằng: “Bỏ học
không phải là sự cố nhất thiết xảy ra, không phải thuộc tính cố hữu của dạy
học”. Vậy theo hai tác giả bỏ học là hiện tượng không nên có, cố gắng khắc
phục mọi nguyên nhân để không nên có học sinh bỏ học.
Vậy khái niệm bỏ học được hiểu ở từng giai đoạn phát triển xã hội khác
nhau. Trước đây bỏ học là hiện tượng không đáng ngại lắm, bây giờ vấn đề

này là một vấn đề mà toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Học sinh bỏ học đồng nghĩa với việc các em không đi học nữa, có học
sinh bỏ học khi năm học mới bắt đầu, vào giữa năm học hay khi năm học gần
kết thúc, có học sinh bỏ học một vài tiết, một vài ngày để đi chơi hay giải
quyết công việc rồi quay lại trường học.
Học sinh bỏ họ có thể chia ra làm hai loại: Bỏ học tích cực và bỏ học
tiêu cực. Bỏ học tích cực nghĩa là học sinh bỏ học để đi học nghề hoặc tiếp
tục học bổ túc. Còn bỏ học tiêu cực là học sinh bỏ học đi chơi la cà, ăn bám
cha mẹ...Học sinh bỏ học tiêu cực dễ bị ảnh hưởng các nhân tố xấu, gây ra các
tệ nạn xã hội.
1.2.2. Những hệ lụy của tình trạng bỏ học
Thực tế cho thấy, Việc học sinh bỏ học có thể kéo theo nhiều hệ lụy cả
trước mắt lẫn lâu dài, không chỉ đối với cá nhân, gia đình học sinh mà cả với
nhà trường và xã hội. Khi bỏ học, tâm trạng chán chường, mặc cảm luôn đè
nặng khiến những học sinh này thường dễ bị kích động, lôi kéo. Từ đó có thể
hình thành nên một lượng thanh thiếu niên thất học, lêu lổng, dễ sa vào các
thói hư tật xấu như bỏ nhà đi lang thang, gây gỗ, trộm cắp, kết bè phái. Thậm
chí một số trường hợp có thể sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật.
Vấn đề học sinh bỏ học, bỏ nhà qua đêm, quan hệ tình dục sớm, xâm hại


13
và bị xâm hại tình dục đã và đang là nỗi nhức nhối của không ít bậc phụ
huynh, nhà trường và xã hội. Những hệ lụy đáng tiếc thường nữ giới phải chịu
nhiều hơn và sự quan tâm của gia đình luôn là điều quan trọng nhất. Quan hệ
tình dục sớm sẽ dẫn đến mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, ảnh
hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc gia đình về sau. Sự lạm dụng tình dục sớm
sẽ làm trẻ vị thành niên tổn thương rất lớn về mặt tâm lý. Các em thường sợ
sệt, có thể dẫn đến trầm cảm, khả năng tập trung học tập và làm việc kém
hơn; cũng có em có thái độ hung hăng muốn đập phá để trút những đau khổ,

dằn vặt của mình. Có nhiều trường hợp trẻ em đi lao động xa nhà bị mất tích,
nghiện hút, vi phạm pháp luật và một số trường hợp bị xâm hại tình dục dẫn
đến mang thai và phải gánh chịu hậu quả khôn lường về sức khỏe cũng như
tâm sinh lý.
Tình trạng “cò” lao động đưa học sinh bỏ học để đi làm là để đi làm thuê
ở các thành phố lớn, Những học sinh này được “cò” (do doanh nghiệp thuê)
về buôn làng dụ dỗ đi làm. Cứ chiêu dụ được một em “cò” được trả công 11,5 triệu đồng nhưng giờ làm việc từ trên 13 tiếng/ ngày. Ngoài ra, nhiều em
vẫn dưới độ tuổi lao động, dễ bị bóc lột sức lao động từ các chủ doanh
nghiệp.
Tình hình trẻ em bỏ học đi làm xa nên không có được sự quan tâm, chăm
sóc, bảo vệ của gia đình, do vậy, dễ bị tác động tiêu cực từ môi trường xung
quanh, nguy cơ tiềm ẩn bị xâm hại (bị bắt cóc, xâm hại tình dục, bị ép buộc
lao động cưỡng bức…) ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, tinh thần. Do
thiếu sự hiểu biết về pháp luật, các em dễ tiêm nhiễm cái xấu, dẫn đến vi
phạm pháp luật.


14
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA
TRẺ
1.3.1. Các nhân tố từ gia đình
a. Kinh tế gia đình khó khăn
Sự phát triển không đồng đều giữa khu vực nông thôn và thành thị,
chênh lệch mức sống và thu nhập là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn
đề trẻ em bỏ học. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2012,
trong tổng số trẻ em lang thang có tới 82% ra đi từ các vùng nông thôn hoặc
tập trung ở các vùng điều kiện tự nhiên không thuận lợi, kinh tế khó khăn.
Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn là lý do chủ yếu dẫn đến việc trẻ em lang
thang kiếm sống. (71,7% trẻ em lang thang ra đi vì kinh tế gia đình khó khăn )
b. Do trình độ, nhận thức, quan điểm của cha hoặc mẹ thấp

Nhận thức chưa đầy đủ của cha mẹ về giá trị của giáo dục cũng được
xem như là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bỏ học của trẻ em (Giáo dục và Phát
triển 2002, Harpham và CS 2003, Kabeer 2005). Một thành phần xã hội hiện
nay coi giá trị đến từ giáo dục không bằng giá trị của làm ăn kinh tế “văn hay
chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền”. Đồng thời, thực tế nhiều người tốt
nghiệp đại học, cao đẳng chưa có việc làm càng làm cha mẹ và học sinh suy
giảm niền tin vào giáo dục, làm họ phân vân giữa việc tiếp tục học hay bỏ học
sớm để tìm việc làm. Với những gia đình đang phải sống trong cảnh nghèo
đói, sự khó khăn về kinh tế tác động đến suy nghĩ của cha mẹ học sinh, làm
họ chỉ có thể nghĩ cho tương lai gần và tập trung lo sinh kế, mà ít quan tâm
đến giá trị của việc học hành ảnh hưởng đến tương lai sau này của con cái
(Harpham và CS. 2003; BLĐTBXH/UNICEF 2009, Diep Vuong và CS,
Nguyen Thanh Binh, 2001). Với những cha mẹ người dân tộc thiểu số có
trình độ học vấn thấp, cha mẹ ít nhắc nhở, hướng dẫn con học tập nên đa số
các em thiếu chuyên cần, học kém dẫn đến chán nản và bỏ học. Cha mẹ chỉ


15
cần cho con học nhận biết mặt chữ rồi sau đó bắt các em ở nhà phụ giúp lao
động (Nguyễn Văn Luật, 2006; Pham Vu Kich, 2001). Nhận thức của gia
đình về vai trò trách nhiệm của cha mẹ đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em còn hạn chế, việc quan tâm thường xuyên đến con cái chưa
được nhiều; bản thân trẻ em chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả lâu dài đối với
việc bỏ nhà đi lang thang.
“Quan điểm truyền thống của cha mẹ rằng việc cho con gái đi học hay
không không quan trọng, và không kì vọng vào khả năng “hoàn vốn” khi đầu
tư học hành cho con gái, đã ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ nhập học và duy trì việc
đến trường của trẻ em gái” (UNICEF, 2008:47). Nhận thức chưa đầy đủ về
giá trị của giáo dục đặc biệt ảnh hưởng tới nhóm đối tượng trẻ em gái. Quan
điểm của phụ huynh và bản thân học sinh nữ về giá trị của giáo dục đối với

con gái, kết hôn sớm, áp lực đến từ phía bạn bè, nhu cầu cần người lao động,
phân biệt giới tính cũng là các lý do dẫn đến tình trạng bỏ học ở trẻ gái
(UNICEF 2008, Nguyen Thanh Binh, 2001).
c. Gia đình đông con
Gia đình đông con cũng một trong những nguyên nhân khiến các em
phải bỏ học. Việc chăm sóc trẻ khi đông con cũng ảnh hưởng đến tâm lý của
trẻ biếng học, dẫn đến bỏ học. Ngoài ra, các khoản chi phí học tập cho các em
cũng là gánh nặng cho các bậc làm cha mẹ.
d. Gia đình không hạnh phúc
Bên cạnh đó các xung đột giữa vợ - chồng, giữa cha mẹ với con cái, đặc
biệt giữa cha và con cái đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của trẻ em;
thường các em có thể chán học, bỏ học, quan hệ với những trẻ chưa ngoan,
dẫn đến các em rời xa gia đình, bỏ nhà đi lang thang, nghỉ học.
Trẻ sống trong bầu không khí gia đình kém hạnh phúc, cha mẹ bất hòa,
ly hôn, có tình trạng bạo lực,… cũng gây ra sự căng thẳng tâm lý, dẫn đến


×