Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Lịch sử- Địa lý-Văn hóa Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 24 trang )

Giới thiệu chung về lịch sử , văn hóa Bắc Giang
Làng quê Kinh Bắc xưa, Bắc Giang nay là vùng đất tụ cư của nhiều dân
tộc cùng chung sống. Vùng quê này ở vào một địa thế thuận lợi, nằm trong
vùng đồng bằng Bắc Bộ, được bồi đắp phù sa bởi các con sông lớn như Sông
Cầu, sông Thương, sông Lục Nam
Hội làng
Làng quê Kinh Bắc xưa, Bắc Giang nay là vùng đất tụ cư của nhiều dân tộc
cùng chung sống. Vùng quê này ở vào một địa thế thuận lợi, nằm trong vùng đồng
bằng Bắc Bộ, được bồi đắp phù sa bởi các con sông lớn như Sông Cầu, sông
Thương, sông Lục Nam, có các vùng núi cao với nhiều lâm sản quý, lại có một
vùng trung du rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp. Cư dân sinh
sống ở đây bằng nghề nông là chính. Họ đã hình thành nên các làng, bản với kiểu
thức kinh tế và kiểu thức văn hoá riêng. Từ cách trồng trọt, chăn nuôi, từ nếp ăn,
nếp ở, trang phục, phong tục, tập quán...cho đến cách nghĩ, cách làm và lối sống đã
tạo nên truyền thống và đặc trưng văn hoá làng xã Bắc Giang.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống ấy vẫn được giữ gìn và phát
huy như làng Vân Xuyên (Hoàng Vân - Hiệp Hoà ), vì cả làng theo cách mạng mà
còn gọi là làng Đỏ; làng Sặt ( Liên Sơn- Tân Yên ) là làng kháng chiến; lại có làng
thủ công như làng gốm Thổ Hà; làng rưọu VânHà(Việt Yên); làng bún Đa Mai
(thành phố Bắc Giang); làng mây tre đan Phúc Long, Phúc Tằng(Tăng Tiến - Việt
Yên); làng rèn sắt Đức Thắng (Hiệp Hoà); làng quan họ Thổ Hà (Vân Hà - Việt
Yên); làng tuồng Tân Dĩnh (Lạng Giang); làng chèo Đồng Quan (Đồng Sơn – Yên
Dũng); làng Then (Thái Đào - Lạng Giang)...Lại còn có cả làng võ, làng vật ở Yên
Thế, Hiệp Hoà, làng thợ ở Yên Dũng. Và đặc trưng hơn là các bản dân tộc ít người
như bản Dao ở Đồng Làng ( Sơn Động ), bản Sán Chí ở Kiên Lao (Lục Ngạn ),
bản Cao Lan ở Nghè Mản ( Lục Sơn - Lục Nam )....Các dân tộc anh em sinh sống
trên những bản làng này đã tạo nên bản sắc văn hoá riêng rất đa dạng và phong
phú.

Biểu tượng nghìn đời của làng quê cổ là luỹ tre làng với ngôi chùa, ngôi
đình và các đền, miếu, văn chỉ. Đó chính là những thiết chế gắn liền với tín ngưỡng


thờ thành hoàng là cơ sở tạo nên truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội, đình
đám và nội dung văn hoá của làng. Bắc Giang có nhiều ngôi đình không những
mang giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu mà còn trở thành biểu trưng văn hoá của
làng xã Việt Nam như đình Lỗ Hạnh (Đồng Lỗ - Hiệp Hoà ), xây năm 1576; đình
Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên ) xây dựng năm 1686; đình Phù Lão (Đào Mỹ - Lạng
Giang) xây dựng thế kỷ XVII; đình Hả ( Tân Trung – Tân Yên); đình Đông (Bích
Động - Việt Yên); đình Dĩnh Thép ( xã Tam Hiệp - Yên Thế) ). Không chỉ có đình
mà nhiều ngôi chùa ở bắc Giang cũng đã được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo
Việt Nam như: chùa Đức La (hay còn gọi là chùa Vĩnh Nghiêm, ở xã Trí Yên –
Yên Dũng); chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn - Việt Yên); chùa Kem (xã Nham Sơn – Yên
Dũng)...Ngoài những đình, chùa đã được xếp hạng di tích lịch sử, văn hoá, hầu hết
các làng ở Bắc Giang đều có đình là nơi thờ cúng thành hoàng làng.
Hội làng đã trở thành đặc trưng riêng của mỗi làng và được tổ chức ở hầu
hết các làng xã. Hội làng tồn tại hàng nghìn năm với các nghi lễ, nội dung, hình
thức riêng song mục đích chính của lễ hội đều nhằm giúp cho sự thống nhất, đoàn
kết trong cộng đồng làng xã, giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử, truyền thống
chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, phát triển ngành nghề. Do những biến cố
lịch sử từng giai đoạn, sự thay đổi chuyển biến của xã hội từng thời kỳ cùng với
thời gian và tác động của thiên nhiên mà làng xã và lễ hội cũng có chung số phận
thăng trầm. Thiết chế văn hoá làng bị phá vỡ, nội dung văn hoá làng cũng bị phôi
pha, mờ nhạt. Nhiều ngôi đình, ngôi chùa, cây đa, bến nước...vốn là biểu tượng văn
hoá của dân tộc cũng mất đi vẻ uy nghiêm, nhiều di tích lịch sử - văn hoá, danh
lam thắng cảnh bị cảnh xâm lấn mà trở thành hoang phế, nhiều lễ hội chỉ còn trong
ký ức của người dân.
Từ cuối những năm tám mươi, cùng với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước, ở Hà Bắc (cũ), ngành Văn hoá - Thông tin chủ trương triển khai xây dựng
làng văn hoá và quy ước làng. Đầu năm 1990, Bộ Văn hoá - Thông tin mở cuộc hội
thảo về làng văn hoá đặt tại Hà Bắc. Sau hội thảo và thực tiễn hơn 10 năm Trung
ương phát động xây dựng làng văn hoá trên toàn quốc đã khẳng định sự tồn tại của
làng và sức sống của làng văn hoá trong thời đại mới. Những nội dung của văn hoá

làng được đặt ra trong tiến trình xây dựng trên tất cả bình diện: văn hoá xã hội, văn
hoá tư tưởng, văn hoá nghệ thuật, văn hoá tâm linh. Ở từng bình diện, nhiều biểu
tượng và nét đẹp văn hoá đã trở thành biểu trưng mang giá trị truyền thống như:
luỹ tre làng, cây đa, bến nước, sân đình, lời ru, tiếng trống chèo, lời ca quan họ,
điệu hát then...được phục hồi. Những di tích lịch sử, văn hoá, những danh lam
thắng cảnh không những được Nhà nước quan tâm, mà nhân dân còn phấn khởi
đầu tư công sức, tiền của giữ gìn tu bổ. Những di tích khảo cổ, văn bia, thần tích,
thần phả, những câu chuyện dân gian, truyền thuyết, những phương ngôn, ca dao,
tục ngữ, ngạn ngữ, và biết bao hương ước cũ đã được sưu tầm, khai thác và gìn
giữ.
Sơ lược Lịch sử hình thành Bắc Giang
Thời vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Bắc Giang thuộc bộ Võ
Ninh. Đời Lê, đây là phủ Bắc Hà, năm 1822 đổi là phủ Thiên Phúc, đến đời Tự
Đức là phủ Đa Phúc
(1)
.
Từ ngày 5 tháng 11 năm 1889 đến ngày 9 tháng 9 năm 1891 đã tồn tại tỉnh
Lục Nam. Tỉnh Lục Nam gồm các huyện Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Lục Nam, Hữu
Lũng (tách từ phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh, ở bên tả ngạn sông Thương) và
huyện Yên Bái (tách từ tỉnh Lạng Sơn). Năm 1891 sau khi trả hai huyện Bảo Lộc
và Phượng Nhỡn cho tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Lục Nam bị xóa bỏ để nhập vào Đạo
Quan binh I.
Tỉnh Bắc Giang được thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1895, tách từ tỉnh Bắc Ninh,
bao gồm phủ Lạng Giang, phủ Đa Phúc và các huyện Kim Anh, Yên Dũng,
Phượng Nhỡn, Việt Yên, Hiệp Hòa, Yên Thế và một số tổng nằm ở phía nam sông
Lục Nam. Tỉnh lỵ là Phủ Lạng Thương
(2)
(nay là thành phố Bắc Giang). Năm 1896,
phủ Đa Phúc và huyện Kim Anh được trả lại cho tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1950, tỉnh Bắc Giang thuộc Liên khu Việt Bắc (1949-1956) và gồm 7 huyện:

Hiệp Hoà, Lục Ngạn, Yên Thế, Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng, Hữu Lũng.
Ngày 22-2-1955, huyện Sơn Động từ tỉnh Quảng Yên trả về tỉnh Bắc Giang.
Ngày 1-7-1956, khi thành lập Khu tự trị Việt Bắc, huyện Hữu Lũng sáp nhập vào
tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc.
Ngày 21-1-1957, chia 2 huyện Sơn Động và Lục Ngạn thành 3 huyện Sơn Động,
Lục Ngạn và Lục Nam.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Bắc Giang nhập với Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc và
đến ngày 01 tháng 1 năm 1997 lại tách ra như cũ.
-----------------
(1) Từ ngày 5 tháng 11 năm 1889 đến ngày 9 tháng 9 năm 1891 đã tồn tại
tỉnh Lục Nam. Tỉnh Lục Nam gồm các huyện Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Lục Nam,
Hữu Lũng (tách từ phủ Lạng Giang, tỉnh Bắc Ninh, ở bên tả ngạn sông Thương) và
huyện Yên Bái (tách từ tỉnh Lạng Sơn). Năm 1891 sau khi trả hai huyện Bảo Lộc
và Phượng Nhỡn cho tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Lục Nam bị xóa bỏ để nhập vào Đạo
Quan binh I.
(2) Tên Phủ Lạng Thương vốn là tên của một phủ (tương đương với một
huyện ngày nay) mà dinh sở được đặt bên bờ sông Thương, tại vị trí thành phố Bắc
Giang ngày nay, vào cuối đời Lê Trung Hưng.
• Khi vua Minh Mạng chỉ định việc chia các đơn vị hành chính trấn trước kia
thành 31 tỉnh, thì phủ Lạng Thương thuộc tỉnh Kinh Bắc.
• Năm 1895, tỉnh Bắc Giang được thành lập, lỵ sở đặt tại phủ Lạng Thương,
nên từ đó gọi là thị xã Phủ Lạng Thương.
• Năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tái lập tỉnh Bắc Giang
vẫn với tỉnh lỵ là thị xã Phủ Lạng Thương.
Khái quát địa lí, lịch sử, văn hóa Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh lỵ nằm trong khu vực Đông Trung du ( phía đông
sông Hồng Hà ) , tiếp nối với Lạng Sơn và Quảng Ninh về mạn đông đông-bắc của
miền biên thùy nước Việt.

... làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh ,

Có con sông lờ lững vờn quanh ...
Làng Tôi – Đỗ Chung Quân.
Vùng đất này là làng quê của Chiêu Lỳ - Phạm Thái , Yên Thế-Hoàng Hoa Thám ,
Cai Kinh - Hữu Lũng ( anh em Vũ Văn Kinh và Vũ Văn Cương ), anh thư Giang-
Bắc ( cô Bắc, cô Giang và cô Tỉnh ) v.v...., cũng là chiến địa lẫy lừng của tộc Việt
qua các triều đại , thời Lý , đời Trần hay trong thời Minh thuộc ( Xương-giang)
hoặc trường ca kháng chiến chống Pháp (đồn Bắc Lệ , Đông Triều , đồn Chũ, đồn
Đầm , Phủ Lạng Thương....)...., của những con người bất khuất Bắc Giang.....
Bắc Giang có giọng hò quan họ luyến ái chân phương, êm ru ngàn lời ca dao thanh
hương cỏ nội ....
Nhân dáng Bắc Giang là những chiếc áo tứ thân khả ái, những chiếc áo dài khăn
đóng trịnh trọng hay những chiếc nón quai thao ranh mãnh nghiêng vành , là
những lời ca tình tứ của liền anh – liền chị, là những hội hè truyền thống , những
đình làng miếu mạo , những kỳ tích động nguồn đã gợi lại bao huyền thoại của
ngày tháng xa xưa tô điểm cho nền văn hoá Bắc Giang một sắc thái đặc thù trong
kho tàng văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt Nam .
Là một tỉnh nằm trong khu vực văn hoá Kinh Bắc ( Hà Bắc : Bắc Ninh và Bắc
Giang ) nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam , biết bao là trang sử oai hùng của tiền
nhân để lại trên bờ sông Thương nước chảy đôi dòng, hay dòng Lục Nam sáu khúc
nhập giang, đã chan hoà điểm nét cho những cánh đồng lúa chín vàng vọng tiếng
hò đồng cộ hương quê, trang trại giữa núi đồi an ngự vây quanh những áng mây
hiền hoà, lần lựa theo thời gian, hình thành một tâm hồn bản xứ Bắc Giang....
Phần 1. VỊ TRÍ VÀ ĐỊA THẾ
Nhìn vào địa hình của Bắc Giang thấy có núi chập chùng , có sông dài rộng trong
một diện tích 3822 cây số ( Điạ lý Các Tỉnh và Thành Phố Việt Nam –nxb Giáo
Dục , 12/2002), thay vì 5300 cây số trước kia ( Miền Đất Khai Nguyên – Toan
Ánh ) : đó là hiện trạng của những thay đổi từ chính quyền đương thời. Bắc-giang
san sẻ để rồi mất đi và tái tạo đến ngày nay , vừa là tỉnh bao gồm tính địa chất của
Thượng du và Trung du hợp lại , nên hình thể của Bắc Giang có nhiều đặc điểm
tạo thành kỳ quan thắng cảnh , thu hút mọi người tìm đến .

Đa phần hình thể của Bắc Giang là núi đồi ( 72% diện tích toàn tỉnh ) .
Khu vực phiá bắc của tỉnh là vùng rừng núi ( giáp ranh với tỉnh Lạng Sơn) . Bắc
Giang nằm giữa hai dãy núi hình cánh cung (Đông Triều và Bắc Sơn ) và có hình
dạng như một nan quat mở ra , xoè rộng về hướng Đông bắc , tụ lại về mặt Tây
nam ( trung tâm tỉnh thành ).
Nhìn về hướng Đông và Đông Nam của tỉnh Bắc Giang là ngọn Nham Biền nổi
tiếng cao khỏang 1068 thước , sau lưng là ( Tây và Tây Bắc ) núi đồi Yên Thế
( 300 -500 thước ) , lùi dần về Nam , đồi núi thoai thoải và tiến dần về phần đất
bình nguyên
Khu vực đông bắc tỉnh tiếp giáp với Quảng Ninh là những cánh rừng nguyên sinh
Khe Rỗ .
Tóm lại , Bắc Giang là tỉnh vừa là núi đồi chập chùng ( Sơn Động , Lục Nam , Lục
Ngạn , Yên Thế , Tân Yên ,Yên Dũng , Lạng Giang ) xen kẽ là những đồng bằng ,
rộng hẹp tuỳ theo khu vực vương rộng hay xếp lại như nan quạt của 2 dãy cánh
cung Đông Triều và Bắc Sơn ( Hiệp Hòa, Việt Yên và thành phố Bắc Giang ).
Tỉnh Bắc Giang
- Phía bắc giáp Lạng Sơn .
- Đông giáp Quảng Ninh
- Tây giáp Thái Nguyên
- Nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương
Thành phố Bắc Giang ngày nay là Phủ Lạng Thương ngày trước...
Vị trí: Nằm cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu
Nghị 110 về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc
và Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái
Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.


Dã Hương nghìn tuổi.
(thảo mộc hiếm qúi - họ long não , trong sớ gỗ chứa tinh dầu )
Phần 2. SÔNG NGÒI VÀ KHÍ HẬU

Những dòng sông ngày cũ của Bắc Giang là những dòng nước như gương trong soi
bóng những hàng tre đôi bờ , là những dòng sông thanh tú nhất , đẹp nhất của miền
trung du Bắc Việt và cũng là những dòng thủy giang êm ả , bồi đắp những cánh
đồng xanh mạ, ôm ấp những làng quê thôn dã quyện lam xanh , đong đưa những
con đò xuôi ngược, khua mái chèo nhịp nhàng sóng nước tinh mơ, lung linh
những vần thơ trữ tình, lững lờ theo mãi dòng phù sa ngày tháng .
...như gương trong soi bóng những hàng tre ( Tế Hanh )
Là dòng sông thương nhớ của Con Thuyền Không Bến vọng tưởng người
thương, hay là thời niên thiếu hẹn hò của Lá Diêu Bông, là nhắn nhủ Một Lời
Quan Họ, hoặc vẽ vời nhân ảnh trong Bức Tranh Quê của những thi nhân nhạc sĩ
tiền chiến trong thập niên 40 và 50
Nước sông Thương , bờ sông Đuống hay bóng sông Cầu hãy còn đó và mãi mãi
trôi vào lòng người những ký vãng hoàng hoa !
Những dòng sông : sông Thương , sông Lục Nam , và sông Cầu rất đẹp của những
ngày xưa !
( ngày nay , dĩ nhiên là …không như ngày trước , thì những dòng chữ viết về
những dòng sông sẽ có đôi phần không thực tế , nhưng tôi chỉ còn biết hy
vọng dù mong manh là hy vọng được vào các bạn Bắc Giang hay huynh đệ Hồng
Bàng sẽ khôi phục lại được hình ảnh và tâm tình của những dòng sông với những
con nước trong xanh trong ý nghĩ ngày qua của mọi người
)
Có mấy dòng sông vòng chảy ngược
Mà em xuôi mãi xuống Tào Khê
Đến đâu là cõi không đầy ải
Đôi mảnh hồn ngây lạc lối về…
Một lời quan họ _ Hoàng-Cầm
Người ơi, người ở đừng về
Người về em những khóc thầm
Bên song vạt áo ướt đầm như mưa
Người về em đứng trông theo

Trông nước nước chảy trông bèo bèo trôi
Người về em dặn tái hồi
Yêu em xin chớ đứng ngồi với ai
Người về em dặn lời rằng
Đâu hơn người lấy đâu bằng đợi em
Giã Bạn – Quan Họ
Bắc Giang có 3 con sông lớn đều nằm trong hệ thống sông Thái Bình , đó là
sông Thương , sông Cầu và sông Lục Nam .
Hai lưu vực sông Thương và sông Lục Nam ngăn cách riêng biệt hẳn nhau
bởi dãy Bảo Đài , còn lưu vực của sông Thương và sông Cầu liền lạc nhau bằng
những cánh đồng lúa , ở giữa là những ngọn đồi có độ cao từ 20-50 thước
Sông Thương :
...Một con thuyền, theo trăng trong
Trôi trên sông thương,
nước chảy đôi dòng
Biết đâu bờ bến....
Con Thuyền Không Bến - Đặng Thế Phong

×