Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện đắk hà, tỉnh kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.26 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CHU VĂN HIỀN

GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CHU VĂN HIỀN

GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Ngƣờ ƣớng

n

o

ọ : TS. NGUYỄN THỊ MỸ HƢƠNG



Đà Nẵng - Năm 2017



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................ 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học của Đề tài......................................................................................... 7
7. Bố cục đề tài.......................................................................................................................... 7
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO......................................... 12
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO...................12
1.1.1. Khái niệm nghèo...................................................................................................... 12
1.1.2. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo.......................................................................... 14
1.1.3. Đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số ảnh hƣởng đến nghèo.....18
1.1.4. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số....19
1.1.5. Khái niệm giảm nghèo.......................................................................................... 21
1.1.6. Vai trò của giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số........................23
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢM NGHÈO...............................26
1.2.1. Nội dung cơ bản của công tác giảm nghèo................................................. 26
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá giảm nghèo................................................................... 31
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO......33
1.3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................... 33
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................... 34
1.3.3. Nguồn lực giảm nghèo.......................................................................................... 34

1.3.4. Ý thức vƣơn lên thoát nghèo............................................................................. 34
1.3.5. Công tác tổ chức thực hiện chƣơng trình giảm nghèo.........................35


1.4. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG....................35
1.4.1. Kinh nghiệm của Huyện Đăk Mil – Đăk Nông........................................ 35
1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thanh Hóa................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................................... 40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN ĐĂK HÀ................................................. 41
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐĂK HÀ
................................................................................................................................................................... 41

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................... 41
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..................................................................................... 42
2.1.3. Đặc điểm các dân tộc thiểu số huyện Đăk Hà.......................................... 44
2.2. THỰC TRẠNG NGHÈO CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK HÀ.................................................................................... 46
2.2.1. Thực trạng nghèo chung của huyện, giai đoạn 2011 - 2016..............46
2.2.2. Thực trạng nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đăk
Hà, kết quả từ số liệu điều tra................................................................................................... 54
2.2.3. Nguyên nhân nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số của huyện
Đăk Hà và của nhóm hộ khảo sát............................................................................................ 63
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ĐĂK HÀ GIAI ĐOẠN 2011-2016...............................67
2.3.1. Thực trạng hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập......................................................................................................................................................... 67
2.3.2. Thực trạng tạo điều kiện cho ngƣời nghèo tiếp cận các dịch vụ
xã hội cơ bản...................................................................................................................................... 74
2.3.3. Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức

cho ngƣời nghèo dân tộc thiểu số........................................................................................... 80
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ĐĂK HÀ GIAI ĐOẠN 2011-2016.....81
2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc....................................................................................... 81


2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế.......................................................................................... 83
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế..................................................................... 85
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................................... 87
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở HUYỆN ĐĂK HÀ........................................................................................ 88
3.1. DỰ BÁO XU HƢỚNG THOÁT NGHÈO VÀ MỤC TIÊU GIẢM
NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN ĐĂK HÀ
ĐẾN NĂM 2025.............................................................................................................................. 88
3.1.1. Dự báo về xu hƣớng thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số
đến năm 2025.................................................................................................................................... 88
3.1.2. Mục tiêu giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đăk
Hà đến năm 2025............................................................................................................................. 89
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN ĐĂK HÀ................................................................... 91
3.2.1. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập
cho ngƣời nghèo dân tộc thiểu số........................................................................................... 91
3.2.2. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho ngƣời nghèo dân tộc thiểu số
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.......................................................................................... 96
3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cƣờng tuyền truyền, vận động nâng cao
nhận thức, ý thức vƣơn lên thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số..........101
3.2.4. Nhóm giải pháp về công tác tổ chức thực hiện giảm nghèo cho
đồng bào dân tộc thiểu số......................................................................................................... 102
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 108
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................................ 109

KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 110
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản s o)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số ệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Tăng trƣởng kinh tế huyện Đăk Hà giai đoạn 2011-2016

42

2.2.

Cơ cấu kinh tế huyện Đăk Hà giai đoạn 2011-2016

43

2.3.

Hộ nghèo và hộ nghèo dân tộc thiểu số các huyện và
thành phố tỉnh Kon Tum năm 2015


46

2.4.

Số hộ nghèo và hộ nghèo dân tộc thiểu số huyện Đăk Hà
năm 2016

47

2.5.

Phân tích hộ nghèo theo các nhóm đối tƣợng huyện Đăk
Hà năm 2016

49

2.6.

Thu nhập bình quân/ngƣời/năm của hộ nghèo ở huyện
Đăk Hà năm 2016

50

2.7.

Phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các
dịch vụ xã hội năm 2016

51


2.8.

Số hộ nghèo và hộ nghèo dân tộc thiểu số phát sinh của
huyện Đăk Hà giai đoạn 2011-2016

53

2.9.

Thống kê mẫu điều tra, khảo sát các hộ nghèo dân tộc
thiểu số huyện Đăk Hà

54

2.10.

Tình hình sử dụng đất đai, lao động, nhân khẩu

56

2.11.

Tình hình nhà ở, phƣơng tiện sinh hoạt chủ yếu

58

2.12.

Các yếu tố sản xuất của nhóm hộ khảo sát


59

2.13.

Cơ cấu thu - chi của nhóm hộ khảo sát

60

2.14.

Tình hình vay vốn và nhu cầu vay vốn của hộ khảo sát

63

2.15.

Tổng hợp các nguyên nhân chủ quan dẫn đến nghèo của
nhóm hộ khảo sát

64


Số ệu
bảng

Tên bảng

Trang


2.16.

Kết quả thực hiện đầu tƣ kết cấu hạ tầng nông thôn trên
địa bàn huyện, giai đoạn 2011-2015

70

2.17.

Kết quả giải ngân vốn vay xóa đói giảm nghèo huyện
Đăk Hà, giai đoạn 2011-2016

73

2.18.

Kết quả cấp thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời nghèo huyện
Đăk Hà, giai đoạn 2011-2016

75

2.19.

Số liệu giảm nghèo trên địa bàn huyện và trong đồng bào
dân tộc thiểu số giai đoạn 2011 – 2016

82


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Số ệu
sơ đồ
1.1.

Tên sơ đồ
Thể hiện vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói

Trang
24


1

MỞ ĐẦU
1. Tín ấp t ết ủ đề tà
Trong xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay, xóa bỏ tình trạng nghèo đói và
bất bình đẳng xã hội không còn là mục tiêu của riêng một quốc gia nào mà đã
trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thế giới.
Ở các nƣớc Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, xóa đói giảm nghèo,
hƣớng tới xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp với tăng
trƣởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề thời sự hiện nay. Xóa đói giảm
nghèo, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo về kinh tế ở nông thôn đối với các hộ
nông dân là tiền đề kinh tế tối cần thiết để giữ vững ổn định chính trị- xã hội.
Chính phủ thực hiện phân cấp quản lý ngân sách, điều hành hoạt động kinh tế
- xã hội cho cấp chính quyền tỉnh, từ đó tạo sự phát triển đồng bộ hơn, liên
kết chặt chẽ hơn giữa các vùng phát triển với các vùng lạc hậu. Điều này giúp
ngƣời nghèo có đƣợc điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các cơ hội việc làm
cũng nhƣ dịch vụ nâng cao chất lƣợng cuộc sống của họ. [19]
Ở nƣớc ta, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng

định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tuy nền kinh tế có sự phát triển khá mạnh, tốc độ
tăng trƣởng hàng năm cao, nhƣng lại phải đƣơng đầu với sự phân hóa giàu
nghèo. Vì vậy, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
hết sức quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nƣớc.
Nhiều nghị quyết, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xóa đói
giảm nghèo đã đƣợc ban hành và thực thi trong thời gian vừa qua. Vì vậy công
tác giảm nghèo đã đƣợc một số thành tựu quan trọng và đƣợc các tổ chức quốc
tế đánh giá cao. Tuy nhiên, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nƣớc ta còn khó
khăn đó là: Thoát nghèo không bền vững, nguy


2

cơ tái nghèo cao; việc đầu tƣ phát triển kinh tế giữa các vùng chƣa đồng đều;
cơ hội việc làm ngƣời nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệ
trong sản xuất, yêu cầu trình độ của ngƣời lao động ngày càng cao…Thực tế
đó đòi hỏi chúng ta cần tiếp tục có những chính sách, giải pháp hữu hiệu hơn
để công tác giảm nghèo đạt đƣợc những thành tựu cao hơn.
Kon Tum là một trong những tỉnh nghèo của Tây Nguyên nói riêng và
cả nƣớc nói chung, có đƣờng biên giới giáp với nƣớc bạn Lào và
Campuchia, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, có đƣờng Hồ Chí
Minh chạy qua nối tỉnh Kon Tum với các trung kinh tế lớn của đất nƣớc
(thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng). Đăk Hà là một huyện miền núi nằm về
phía Bắc của tỉnh Kon Tum có diện tích 84.640 m 2, dân số trung bình 69.500
ngƣời (năm 2016), trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 49%, ngƣời có đạo chiếm
43%, phân bố trên 10 xã và 01 thị trấn. Những năm qua chƣơng trình mục
tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện đƣợc triển khai thực hiện nhiều giải pháp
đồng bộ, đã tạo tiền đề để hộ nghèo cải thiện chất lƣợng cuộc sống vƣơn lên
thoát nghèo. Giai đoạn 2011 – 2015, mỗi năm giảm đƣợc từ 3- 4% hộ nghèo.
Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện Đăk Hà trong những năm

qua chƣa thật sự vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhƣng không ổn định,
tình trạng tái nghèo, phát sinh hộ nghèo còn diễn ra hàng năm; đời sống của
một bộ phận Nhân dân vẫn đang rất khó khăn, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số; thêm vào đó là địa bàn các xã có đông đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống địa hình tƣơng đối rộng, hiểm trở, đi lại khó khăn,
cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập
quán còn lạc hậu, kinh tế chủ yếu còn tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa phát
triển chậm, đội ngũ cán bộ năng lực, trình độ còn nhiều yếu kém, việc thực
hiện các chính sách giảm nghèo còn nhiều bất cập, nên tỷ lệ hộ nghèo ở đây
còn rất cao, chiếm trên 94% tổng số hộ nghèo của huyện. [9]
Xuất phát từ vấn đề trên, cho nên việc nghiên cứu lý giải một cách có


3

hệ thống, đánh giá đúng thực trạng nghèo của huyện, đề xuất những giải pháp
chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo cho vùng đồng bào
dân tộc thiểu số huyện Đăk Hà vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, vừa là vấn đề
cấp thiết đối với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Với những lý do đó, tác
giả chọn đề tài: “Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đăk
Hà, tỉnh Kon Tum" làm luận văn nghiên cứu tốt nghiệp.
2. Mụ t êu ng ên ứu
Trên cơ sở nhận thức về lý luận và thực tiễn về giảm nghèo, mục đích
nghiên cứu chủ yếu của luận văn là:
1. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về giảm nghèo.
2. Phân tích thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo cho đồng bào
dân tộc thiểu số huyện Đăk Hà, tìm ra những nhân tố tác động đến nghèo
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
3. Đề xuất các giải pháp chủ yếu, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội
địa phƣơng, nhằm đẩy nhanh công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu

số tại huyện Đăk Hà.
3. Câu ỏ ng

ên ứu

Để đánh giá chính xác về tình trạng nghèo và công tác giảm nghèo, đề
tài cần trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc
thiểu số ở huyện Đăk Hà giai đoạn 2011 – 2016 nhƣ thế nào?
- Các nhân tố ảnh hƣởng đến giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện là những nhân tố nào?
- Để giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đăk
Hà cần thực hiện những giải pháp cụ thể nào?
4. Đố tƣợng và p ạm v ng

ên ứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giảm nghèo cho đồng


4

bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn huyện Đăk
Hà, tỉnh Kon Tum.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu giữa vào số liệu thứ cấp giai đoạn
2011- 2016 và số liệu sơ cấp thu thập vào tháng 6 năm 2017. Các giải pháp
giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đăk Hà đến năm 2025.

5. P ƣơng p áp ng ên ứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu chung
Đây là phƣơng pháp tổng quát bao gồm quan điểm duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử để thấy rõ các hiện tƣợng kinh tế - xã hội trong trạng thái vận
động và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nó cho phép phân tích, đánh giá
một cách khách quan các vấn đề nghiên cứu nhƣ cơ cấu kinh tế của địa
phƣơng, cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế và
công tác giảm nghèo của huyện.
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu thứ cấp đƣợc thu từ 2 nguồn:
+ Từ các chính sách, công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn và giảm nghèo.
+ Từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum, Đại hội Đảng bộ
huyện Đăk Hà, Báo cáo tổng kết hàng năm và giai đoạn 2011 – 2015 của
UBND huyện, Báo cáo Phòng LĐTB&XH huyện, Bảo hiểm xã hội huyện,
Phòng Thống kê, Ngân hàng Chính sách – Xã hội, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Trung tâm y tế huyện qua 5 năm (2011 – 2016).
- Số liệu sơ cấp: Thực hiện điều tra trực tiếp các hộ nghèo, hộ mới tái
nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số hộ khác bằng bộ câu hỏi
soạn sẵn nhƣ: Tình hình sản xuất, đất đai, nhà ở, phƣơng tiện nghe nhìn, lao
động, trình độ, thu nhập, chi tiêu, tiếp cận các dịch vụ xã hội, nguyên nhân


5

nghèo đói… những thuận lợi, khó khăn và các kiến nghị của hộ nghèo đối với
các chủ trƣơng, chính sách, chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn huyện.
5.3. Phương pháp phân tích, thống kê
5.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, chọn mẫu điều tra.
- Chọn điểm nghiên cứu: Huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum làm điểm

nghiên cứu của đề tài. Bởi vì, đây là huyện đồng bào dân tộc thiểu số chiếm
49%, tỷ lệ hộ nghèo của đối tƣợng này còn rất cao.
- Chọn mẫu điều tra:
* Phƣơng pháp xác định mẫu điều tra:
Việc chọn hộ khảo sát điều tra là bƣớc hết sức quan trọng liên quan
trực tiếp tới độ chính xác của kết quả nghiên cứu. Do vậy, việc chọn hộ điều
tra khảo sát phải mang tính đại diện cho vùng nghiên cứu. Để xác định số
lƣợng hộ cần điều tra nghiên cứu, tác giả sử dụng công thức sau:

n = t2.σ2
∆2

Trong đó:
n: Số lƣợng hộ cần tiến hành điều tra
t: Hệ số tin cậy (t= 1,96 với α =
5%) ∆: Phạm vi sai số cho phép.
Để ƣớc lƣợng σ ta dùng phƣơng sai chọn mẫu (S2 đƣợc tính cho 30 hộ
điều tra thử) và ƣớc lƣợng theo công thức sau:
(n – 1)S2 ≤ σ2 ≤
U2

(n – 1)S2
U1

Trong đó:
S2: Phƣơng sai mẫu
N: Dung lƣợng mẫu
U1, U2: Chênh lệch mẫu và đƣợc tra từ bảng phân phối χ2. Sau đó, dựa
vào công thức tính n, ta xác định đƣợc số lƣợng mẫu cần điều tra là n = 144



6

mẫu. Tuy nhiên, để tăng độ chính xác và loại trừ những mẫu không đạt chất
lƣợng hoặc số liệu điều tra trùng nhau nên số lƣợng mẫu đƣợc tăng lên là
150 mẫu.
Sau khi xác định đƣợc số lƣợng mẫu, tác giả tổ chức điều tra theo mẫu
nghiên cứu tại 05 xã: Ngok Réo, Đăk Mar, Đăk Ngok, Ngok Wang, Đăk
Hring, mỗi xã 30 hộ nghèo dân tộc thiểu số. Việc lựa chọn hộ điều tra căn cứ
theo chuẩn nghèo đa chiều, giai đoạn 2016 – 2020 của Bộ Lao động –
Thƣơng binh và Xã hội. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành điều tra nhanh thêm
20 hộ khác và một số hộ thoát nghèo nhằm xem xét, nghiên cứu nguyên nhân
và khả năng tái nghèo của các hộ đó.
Sau khi tiến hành xác định số lƣợng mẫu cần điều tra và địa điểm điều
tra, bƣớc tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra thực trạng nghèo của hộ; thu
thập thông tin về tình hình của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trƣớc. Qua
phiếu điều tra sẽ cho phép thu thập thông tin định tính và định lƣợng về vấn
đề liên quan đến nghèo của hộ.
Sau khi tiến hành xác định số lƣợng mẫu cần điều tra và địa điểm điều
tra, tác giả xây dựng phiếu điều tra thực trạng nghèo của hộ; thu thập thông tin
về tình hình của hộ bằng phiếu điều tra. Phiếu điều tra cho phép thu thập
thông tin định tính và định lƣợng về vấn đề liên quan đến tình trạng nghèo
của các hộ trong mẫu điều tra.
Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua cán bộ
địa phƣơng, ngƣời lãnh đạo, ngƣời có uy tín trong cộng đồng khu dân cƣ.
Phƣơng pháp này đặc biệt cho phép khai thác đƣợc những thông tin bản địa
của ngƣời dân địa phƣơng.
5.3.2. Phương pháp phân tích:
- Để phân tích thực trạng nghèo cũng nhƣ các giải pháp giảm nghèo
cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện, nghiên cứu này sử dụng các

phƣơng pháp: Thống kê mô tả và thống kê so sánh để mô tả thực trạng nghèo


7

và công tác giảm nghèo của huyện nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu
số nói riêng; đồng thời so sánh mức sống trung bình giữa các hộ nghèo vùng
dân tộc thiểu số với vùng ngƣời Kinh.
- Căn cứ vào thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo của huyện để
đƣa ra những định hƣớng, giải pháp giảm nghèo nhanh và hiệu quả cho vùng
đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
6. Ý ng ĩ

o



ủ Đề tà

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ và phong phú thêm một số
luận điểm của lý thuyết kinh tế học nói chung và các lý thuyết đƣợc áp dụng
trong đề tài nói riêng. Nhƣ lý thuyết về sự phân tầng xã hội, lý thuyết tƣơng
tác xã hội… cho tới thực trạng và giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc
thiểu số nói riêng.
Nghiên cứu này giúp ngƣời dân trên địa bàn hiểu rõ hơn về thực trạng
nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn hiện nay. Đồng thời giúp
những ngƣời nghèo vùng dân tộc thiểu số tự trang bị những kiến thức, hiểu
biết cần thiết để khai thác tiềm năng sẵn có ở địa phƣơng, các nguồn lực của
gia đình, cũng nhƣ phát huy tối ƣu và vận dụng các chính sách của Nhà nƣớc
trong việc giảm nghèo một cách hiệu quả nhất.

Góp phần giúp cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể địa
phƣơng có cái nhìn rõ hơn về thực trạng nghèo trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Từ đó có những cơ chế, chính sách, cách làm phù hợp để giúp đồng
bào dân tộc thiểu số giảm nghèo nhanh, bền vững.
7. Bố ụ đề tà
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục có liên quan nội dung
chính của Luận văn đƣợc trình bày trong 03 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về giảm nghèo.
Chƣơng 2. Thực trạng công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu
số ở huyện Đăk Hà.


8

Chƣơng 3. Giải pháp giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở
huyện Đăk Hà
8. Tổng qu n tà l ệu ng ên ứu
1. Đề án tổng thể “Chuyển đổi phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo
từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 – 2020”
của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Nxb Khoa học và Xã hội, 2015.
Đề án chỉ ra sự cần thiết phải định nghĩa khái niệm nghèo và phải có
một chuẩn nghèo mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm
trƣớc đây, nghèo đói thƣờng đƣợc đo lƣờng thông qua thu nhập hoặc chi
tiêu. Chuẩn nghèo đƣợc xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu
cầu tối thiểu và đƣợc quy ra bằng tiền. Ngƣời nghèo hay hộ nghèo là những
đối tƣợng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách đo
lƣờng này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế.
Đây là khung lý thuyết cơ bản để xây dựng khái niệm về nghèo (theo
chuẩn mới), là cơ sở khoa học để khái quát thƣớc đo nghèo giai đoạn 2016 –
2020 cho đề tài nghiên cứu.

2. “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn
2016 – 2020”, Thủ tƣớng Chính phủ (2016). Chƣơng trình gồm 3 phần chính:
Thứ nhất, Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững,
giai đoạn 2016 – 2020, bao gồm: Tên Chƣơng trình, cơ quan quản lý là
Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội.
Thứ hai, mục tiêu của Chƣơng trình: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo
bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng
trƣởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống tăng thu nhập của
ngƣời dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo; tạo điều kiện cho ngƣời nghèo, hộ
nghèo tại các địa bàn nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ
bản.


9

Thứ ba, đối tƣợng và phạm vị Chƣơng trình.
Trên cơ sở mục tiêu và phạm vi “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững, giai đoạn 2016 – 2020”, tác giả khái quát hóa thƣớc đo giảm
nghèo để xem xét tính hiệu quả của giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số
tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum.
3. Nicholas Minot, Bob Baulch và Michael Epprecht, năm 2003 “Đói
nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam: các yếu tố về địa lý và không gian”, Hà
Nội. Công trình nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào việc xây dựng Bản đồ
nghèo đói cấp tỉnh, huyện, xã. Đánh giá tác động của các yếu tố của nông
nghiệp, khí hậu và tiếp cận thị trƣờng tới đói nghèo. Nâng cao năng lực của
các tổ chức Việt Nam trong việc xây dựng bản đồ đói nghèo và GIS sau này
và tăng cƣờng phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phân tích đói
nghèo. Báo cáo này cung cấp cho ngƣời đọc bức tranh chung về phân bố đói
nghèo và các biến liên quan đến đói nghèo của Việt Nam.
4. Ngân hàng phát triển Châu Á (2010), “Báo cáo đánh giá đói nghèo

tại vùng ven biển Miền Trung, Tây Nguyên". Báo cáo nghiên cứu đã đƣa ra
cái nhìn thấu đáo và toàn diện về các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa của sự
đói nghèo, về cơ chế cung cấp dịch vụ cho ngƣời nghèo. Phân tích những
thành công và hạn chế của các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, từ đó đƣa
ra gợi ý về mặt chính sách; tăng cƣờng và nâng cao năng lực cán bộ cho địa
phƣơng.
5. Lê Quốc Lý (chủ biên), Chính sách giảm nghèo – Thực trạng và giải
pháp, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, 2012. Là một tập chuyên khảo luận
giải về đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam, những chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về công cuộc đổi mới, chống đói nghèo,
những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực thi chính sách xóa đói, giảm
nghèo, từ đó đề xuất định hƣớng và mục tiêu, cơ chế và chính sách, những
giải pháp để xóa đói, giảm nghèo cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.


10

6. PGS.TS Bùi Quang Bình (2007), bài viết “Nâng cao trình độ học
vấn của đồng bào dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế của tỉnh Kon Tum”, đề
cập học vấn là nguồn vốn giúp ngƣời lao động nâng cao thu nhập, cải thiện
cuộc sống. Đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum nói riêng và đồng bào dân
tộc thiểu số nói chung ở Tây Nguyên có trình độ học vấn thấp dẫn tới thu
nhập thấp và hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, nâng cao trình độ
học vấn của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ là yếu tố quyết định tạo động lực
cho sự phát triển kinh tế xã hội.
7. PGS.TS Bùi Quang Bình, Một số ảnh hưởng của biến động dân số
tới kinh tế Miền Trung và Tây Nguyên, Nxb Thông tin - Truyền thông, năm
2016. Là cuốn sách chuyên khảo tập trung nghiên cứu các tác động và ảnh
hƣớng của dân số tới phát triển kinh tế - xã hội Miền Trung - Tây Nguyên,
trong đó phân tích ảnh của biến động dân số tới đói nghèo và công tác giảm

nghèo.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2013), “Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án
giảm nghèo khu vực Tây Nguyên”, đề cập đến tính cấp thiết phải có tác động
giảm nghèo đồng bộ và đồng thời đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây
Nguyên. Báo cáo cũng chỉ ra bốn mục tiêu cụ thể và bốn tác động đồng thời
can thiệp tƣơng ứng đến bốn khía cạnh: Cơ sở hạ tầng thôn bản, sản xuất
nông nghiệp bằng cách hỗ trợ vốn và nâng cao năng lực cho hộ nghèo đồng
thời nâng cao năng lực cho chính cán bộ thực hiện công tác giảm nghèo.
9. PGS.TS Đặng Nguyên Anh “Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn
đề chính sách và thực tiễn”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 215, trang 131 –
134.
10. Viên Thị Lan, Xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc ít người
ở tỉnh Hà Giang, luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 2014. Tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lƣợng để
phân tích thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo ở tỉnh và đƣa


11

ra 05 nhóm giải pháp để giúp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo vùng đồng
bào dân tộc ít ngƣời ở tỉnh Hà Giang đạt hiệu quả.
11. Đỗ Thị Dung, Giải pháp xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện
Nông Sơn - tỉnh Quảng Nam, luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng,
2011. Tác giả đi sâu phân tích nguyên nhân của công tác giảm nghèo và đƣa
ra 03 nhóm giải pháp, trong đó nhấn mạnh giải pháp triển khai thực hiện công
tác giảm nghèo của chính quyền các cấp.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích vấn đề
xóa đói, giảm nghèo ở các địa bàn và phạm vi cả nƣớc và dƣới nhiều giác độ
khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Nhƣng chƣa có một công trình nào đề
cập đến vấn đề giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đăk Hà.

Chính vì vậy, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp
trên cơ sở kế thừa và tiếp tục phát triển các thành quả của những đề tài trƣớc.


12

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO
1.1.1. K á n ệm ng èo
Tình trạng đói nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ và
số lƣợng. Ngƣời nghèo của quốc gia này có thể có mức sống cao hơn mức
sống trung bình của các quốc gia khác. Bởi vậy, để nhìn nhận và đánh giá
đúng tình trạng đói nghèo của một quốc gia, một vùng cũng nhƣ nhận dạng
đƣợc hộ nghèo tại từng thời điểm, cần có sự thống nhất về khái niệm và tiêu
chí để đánh giá nghèo tại từng thời điểm.
Hiện nay, chƣa có định nghĩa duy nhất về nghèo và chƣa có một sự
thống nhất tuyệt đối trong quan niệm về nghèo bởi vì quá trình nhận thức về
nghèo của con ngƣời ngày càng đa dạng và phong phú, không những thế bản
thân của ngƣời nghèo cũng thay đổi rất nhanh chóng trong suốt những thập
kỷ qua. Nếu có sự khác nhau giữa các quốc gia thì đó chỉ là sự khác nhau về
cách tiếp cận chứ không phải khác nhau về bản chất của đói nghèo.
Thực tế thế giới thƣờng dùng khái niệm nghèo khổ mà không dùng
khái niệm đói nghèo nhƣ ở Việt Nam và nhận định nghèo khổ theo bốn khía
cạnh là thời gian, không gian, giới và môi trƣờng:
+ Về thời gian: Phần lớn ngƣời nghèo khổ là ngƣời có mức sống dƣới
mức “chuẩn” trong một thời gian dài cũng có một số ngƣời nghèo khổ tình
thế nhƣ những ngƣời thất nghiệp, những ngƣời mới nghèo do suy thoái kinh
tế hoặc thiên tai, rủi ro…

+ Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn, vùng điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (vùng 3). Tuy nhiên tình trạng đói
nghèo ở thành thị, trƣớc hết ở các nƣớc đang phát triển cũng có xu hƣớng gia
tăng.


13

+ Về giới: Ngƣời nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới. Nhiều hộ gia
đình nghèo nhất do nữ giới là chủ hộ. Trong các hộ nghèo đói do đàn ông làm
chủ hộ thì ngƣời phụ nữ vẫn khổ hơn nam giới.
+ Về môi trường: Phần lớn ngƣời thuộc diện đói nghèo đều sống ở
những vùng khắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và xuống cấp của môi
trƣờng đều đang ngày càng trầm trọng thêm.
Từ nhận dạng và tình hình trên, Tổ chức Liên hợp quốc đƣa ra hai khái
niệm về đói nghèo: Nghèo tuyệt đối và nghèo tƣơng đối.
+ Nghèo tuyệt đối: Là bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng đầy đủ
những nhu cầu cơ bản tối thiểu, những nhu cầu cơ bản đó là những đảm bảo
tối thiểu về ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục.
+ Nghèo tương đối: Là bộ phận dân cƣ đƣợc hƣởng đầy đủ những nhu
cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống.
Tùy mức độ đảm bảo nhu cầu tối thiểu mà sự nghèo khổ của dân cƣ
đƣợc chia thành nghèo và rất nghèo, hoặc nghèo bậc 1, bậc 2.
Cho đến nay, khái niệm về nghèo đói chƣa hề có sự thay đổi, mặc dù
chƣa có định nghĩa chính thức, tuy nhiên nhiều quan niệm về nghèo đói hiện
đang đƣợc các quốc gia thừa nhận:
Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham
gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ
mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt
hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín

dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ
của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo
hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được
tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn”. [13]
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Khu vực
Châu Á - Thái Bình Dƣơng (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm


14

1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao rằng: "Nghèo khổ là tình
trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ
bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được
xã hội thừa nhận." [15]
Theo Amartya Kumar Sen, nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel
Kinh tế): để tồn tại, con ngƣời cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối
thiểu; dƣới mức tối thiểu này, con ngƣời sẽ bị coi là đang sống trong nghèo
nàn. [15]
Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các
nhà chính trị và các học giả cho rằng nghèo là một hiện tƣợng đa chiều, tình
trạng nghèo cần đƣợc nhìn nhận là sự thiếu hụt, không đƣợc thỏa mãn các
nhu cầu cơ bản của con ngƣời.
Vì vậy, nghèo đa chiều có thể đƣợc hiểu là tình trạng con ngƣời không
đƣợc đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.
Tóm lại: Nghèo đói là một phạm trù lịch sử, có tính tƣơng đối. Đói
nghèo có nguồn gốc căn nguyên từ kinh tế nhƣng với tƣ cách là hiện tƣợng
tồn tại phổ biến ở các quốc gia trong tiến trình phát triển, nghèo đói thực chất
là hiện tƣợng kinh tế - xã hội phức tạp, chứ không đơn thuần chỉ là hiện
tƣợng kinh tế. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng cả về lý thuyết lẫn thực

tiễn, là cơ sở của việc tìm kiếm đồng bộ các giải pháp giảm nghèo theo
phƣơng pháp tiếp cận đa chiều ở nƣớc ta.
1.1.2. T êu

í xá địn

uẩn ng èo

Chuẩn nghèo là công cụ để phân biệt ngƣời nghèo và ngƣời không
nghèo. Trƣớc đây, hầu hết chuẩn nghèo đƣợc tính dựa vào thu nhập hoặc chi
tiêu. Những ngƣời đƣợc coi là nghèo khi mức sống của họ đo qua thu nhập
(hoặc chỉ tiêu) thấp hơn mức tối thiếu chấp nhận đƣợc, tức là thấp hơn chuẩn
nghèo.


15

Chuẩn nghèo một khái niệm động, nó biến động theo không gian và
thời gian. Về không gian, nó biến đổi theo trình độ phát triển kinh tế xã hội
của từng vùng hay quốc gia. Về thời gian, chuẩn nghèo cũng có sự biến động
lớn và nó biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, vì kinh tế xã hội phát triển, đời
sống con ngƣời đƣợc phát triển tốt hơn.
Chuẩn nghèo là công cụ để đo lƣờng và giám sát nghèo đói. Một thƣớc
đo nghèo đói tốt sẽ cho phép đánh giá tác động các chính sách của chính phủ
tới nghèo đói, cho phép đánh giá theo thời gian, tạo điều kiện so sánh với các
nƣớc khác và giám sát chi tiêu xã hội theo hƣớng có lợi cho ngƣời nghèo.
Theo quan niệm của Tổng cục thống kê, tiêu chuẩn nghèo đƣợc xác
định thông qua tiêu thụ lƣơng thực, thực phẩm, chƣa tính đến tiêu thụ hàng
hóa phi lƣơng thực, thực phẩm. Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu
ngƣời dƣới chuẩn này thuộc vào diện hộ nghèo. Tiêu chuẩn nghèo đƣợc tính

riêng cho hai khu vực: thành thị và nông thôn. Trên cơ sở định mức chuẩn
dinh dƣỡng 2.100 Calo/ngƣời/ngày, Tổng cục thống kê đã xác định chuẩn
nghèo của Việt Nam của các năm nhƣ sau: Năm 1997-1998, Tổng cục thống
kê không tiến hành điều tra đa mục tiêu nhƣ các năm trƣớc, mà phối hợp với
Ngân hàng thế giới tiến hành điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam, trong
đó tình trạng nghèo đƣợc nghiên cứu theo phƣơng pháp đo lƣờng mức sống
của Ngân hàng thế giới. Theo Tổng cục thống kê, tiêu chuẩn nghèo của Tổng
cục thống kê và Ngân hàng thế giới tƣơng đƣơng nhau, tỷ lệ nghèo do hai cơ
quan này đƣa ra cũng rất gần nhau và đều dựa trên số liệu về thu nhập hoặc
chi tiêu đƣợc điều tra một cách khách quan.
Trƣớc năm 2010, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đồng tình với
quan điểm về đói nghèo của Hội nghị chống đói nghèo của khu vực Châu Á –
Thái Bình Dƣơng do Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dƣơng
(ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) tháng 9/1993. Chuẩn nghèo đƣợc
dùng để đánh giá mức độ nghèo đói ở Việt Nam là tính theo thu nhập nhân


16

khẩu một tháng hoặc một năm và đƣợc đo bằng giá trị hoặc hiện vật quy đổi.
Vì chuẩn nghèo là một khái niệm động, nó biến động theo không gian và thời
gian. Về không gian, ở Việt Nam, chuẩn nghèo biến động theo 03 vùng sinh
thái khác nhau là: Vùng thành thị, vùng nông thôn đồng bằng và vùng nông
thôn miền núi. Về thời gian, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội đã đƣa ra
chuẩn đói nghèo chủ yếu dựa vào các số liệu về thu nhập của hộ gia đình tùy
theo thời kỳ phát triển của đất nƣớc.
Tuy nhiên, việc áp dụng duy nhất tiêu chí thu nhập để xác định đối
tƣợng hộ nghèo, cận nghèo đã dẫn đến sự phân loại đối tƣợng chƣa thực sự
chính xác; mặt khác, chuẩn nghèo hiện hành chƣa đáp ứng đƣợc đầy đủ các
nhu cầu cơ bản, lại đƣợc duy trì trong cả giai đoạn trong điều kiện chỉ số giá

tiêu dùng (CPI) hàng năm đều tăng, dẫn đến giá trị chuẩn nghèo không còn
phù hợp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu mức sống tối thiểu của ngƣời dân.
Bởi vậy, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội đã nghiên cứu và ban
hành Đề án tổng thể “Chuyển đổi phƣơng pháp tiếp cận đo lƣờng nghèo từ
đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 – 2020;
tham mƣu cho Chính phủ ban hành Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm
nghèo bền vững, giai đoạn 2016 – 2020. Phƣơng pháp đo lƣờng nghèo đa
chiều đƣợc áp dụng sẽ khắc phục những điểm yếu trong đo lƣờng nghèo bằng
thu nhập vốn đã bộc lộ những điểm yếu trong bối cảnh thay đổi cơ cấu kinh tế
và đô thị hóa với những thách thức về khối lƣợng lớn đối tƣợng cận nghèo và
các vấn đề đô thị mới phát sinh.
Theo đó, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 59/2015/QĐTTg, ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể nhƣ sau:
Các tiêu chí tiếp cận đo lƣờng nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016 – 2020.
1. Các tiêu chí về thu nhập


×