Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh giá trị và hạn chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ N ẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN THỊ VÂN TRINH

QUAN ĐIỂM TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC
HIỆN SINH: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ N ẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHAN THỊ VÂN TRINH

QUAN ĐIỂM TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC
HIỆN SINH: GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TẤN HÙNG

Đà Nẵng – Năm 2017



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

4. Phương pháp nghiên cứu đề tài

4

5. Kết cấu của luận văn

4

6. Tổng quan nghiên cứu đề tài

5

CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ CÁC ĐẠI BIỂU CHỦ YẾU
CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

11


1.1. HOÀN C ẢNH KINH TẾ - XÃ H ỘI VÀ TI ỀN ĐỀ LÝ LU ẬN SỰ
RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
1.1.1. Điều kiện xã hội phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

11

1.1.2. Sự phản ứng lại triết học truyền thống – Điều kiện ra đời của chủ
nghĩa hiện sinh
1.2. MỘT SỐ ĐẠI BIỂU CHÍNH CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

14
17

1.2.1. Soren Kierkegaard

17

1.2.2. Friedrich Wilhelm Nietzsche

22

1.2.3. Martin Heidegger

24

1.2.4. Albert Camus

26

1.2.5. Jean-Paul Sartre


28

1.2.6. Simone de Beauvoir

32

CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG LÝ LU ẬN VỀ TỰ
DO CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

35

2.1. VỀ KHÁI NI ỆM “TỰ DO”

35

2.1.1. Các quan điểm khác nhau về tự do trong triết học trước Mác

35

2.1.2. Tự do theo quan điểm triết học Mác

37

2.2. QUAN ĐIỂM VỀ TỰ DO TRONG TRIẾT HỌC HIỆN SINH

41

2.2.1 Một số tiền đề xuất phát cho lý luận về tự do của chủ nghĩa hiện sinh 41



2.2.2. Một số quan điểm cơ bản trong lý lu ận về tự do của chủ nghĩa
Hiện sinh

46

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIÁ TR Ị VÀ H ẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM
VỀ TỰ DO CỦA TRIẾT HỌC HIỆN SINH

66

3.1. NHỮNG GIÁ TR Ị TRONG QUAN ĐIỂM VỀ TỰ DO CỦA
TRIẾT HỌC HIỆN SINH

66

3.2. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUAN ĐIỂM VỀ TỰ DO CỦA
TRIẾT HỌC HIỆN SINH

73

KẾT LUẬN

85

DANH MỤC TÀI LI ỆU THAM KHẢO

87



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít ra đời từ khoảng cuối thế
kỷ XIX – đầu thế kỷ XX tạo thành một giai đoạn mới trong tiến trình lịch sử
triết học thế giới. Cho đến nay, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn
của nó vào kho tàng tri thức của nhân loại. Do đó, tìm hiểu, nghiên cứu triết
học phương Tây hiện đại ngoài mác xít là cần thiết, quan trọng nhằm phát
triển trình độ tư duy lí luận và nâng cao năng lực nhận thức của con người,
hơn thế nữa là chắt lọc những giá trị văn hoá của nhân loại.
Tuy nhiên, ở nước ta từ trước đến nay việc nghiên cứu triết học
phương Tây hiện đại chưa được chú ý đúng mức. Nghị quyết của Bộ Chính trị
khóa VII, ngày 28 tháng 3 năm 1992 đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này
như sau: “Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu
như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa học Mác-Lênin, chưa coi trọng việc
nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu khoa học của thế
giới”. Từ đó đến nay đã hơn 20 năm nhưng vẫn chưa có nhiều tiến bộ trong
lĩnh vực này, như Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị (ngày 9 tháng 10 năm
2014) về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030, đã đánh
giá: “Nghiên cứu những trào lưu tư tưởng, học thuyết mới, lý thuyết mới chưa
được nhiều”. Từ đó, Đảng đề ra phương hướng chỉ đạo: “Đối với những trào
lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, tiếp tục mở rộng và đi sâu nghiên cứu
trên quan điểm khách quan, biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ”.
Triết học phương Tây hiện đại ngoài mác xít, thoát thai từ sự đổ vỡ
truyền thống cổ điển, đã phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp với nhiều
khuynh hướng chủ đạo. Trong dòng chảy của triết học phương Tây hiện đại
ấy, chủ nghĩa hiện sinh (existentialism) là một trào lưu triết học nhân bản phi
lí tính, nổi trội, tiêu biểu cần phải được nghiên cứu.



2

Chủ nghĩa hiện sinh là một trường phái triết học rất phức tạp. Quan
điểm của những đại biểu triết học này thường có sự khác nhau rất lớn. Ngoài
sự phân biệt quốc gia như chủ nghĩa hiện sinh Đức, chủ nghĩa hiện sinh Pháp
và chủ nghĩa hiện sinh của Mỹ, còn có thể phân biệt chủ nghĩa hiện sinh theo
thái độ với tôn giáo như chủ nghĩa hiện sinh vô thần và chủ nghĩa hiện sinh
hữu thần. Trên những vấn đề chính trị lớn, giữa những nhà triết học hiện sinh
cũng có những khác biệt lớn. Nhưng tất cả những người theo chủ nghĩa hiện
sinh đều coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong triết học của
mình, đều coi hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý có tính
chất phi lý tính của cá nhân.
Trong lịch sử phát triển của loài người, “tự do” là khái niệm mà con
người khát khao vươn tới. Con người luôn mong muốn giải phóng mình khỏi
sự thống trị của thần linh, khỏi những cám dỗ của dục vọng cơ thể, khỏi cảm
tính, khỏi áp bức và bóc lột, khỏi sự thống trị tuyệt đối của lý tính… và triết
học là việc đi tìm tòi những con đường giải phóng con người. Tự do (như là
kết qủa của sự giải phóng ấy) chính là cái đích mà triết học cố gắng tìm ra và
luận chứng những con đường đưa con người tới đó. Như vậy, nếu đề tài về
con người là đề tài trung tâm của triết học, thì tự do là hạt nhân, là trung tâm
tạo ra nguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học. Thêm vào đó, nếu
lý tính (khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại) của con người đã và đang tạo
ra được những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển thể chất của con
người, thì khó có thể nói như vậy đối với sự phát triển tinh thần của con
người, - một sự phát triển mà tự do là cơ sở quan trọng nhất của nó. Chính vì
vậy mà đề tài "tự do" được nhắc tới và được đặc biệt nhấn mạnh trong rất
nhiều tác phẩm của các nhà triết học phương Tây.
Chủ nghĩa hiện sinh là trào lưu triết học trong đó tự do cá nhân được
đưa lên hàng đầu. Đối với chủ nghĩa hiện sinh, vấn đề tự do không chỉ là quan

niệm mà còn là một hệ thống lý luận. Nó nghiên cứu một cách có hệ thống


3

nhiều khía cạnh của vấn đề tự do, như nguồn gốc, bản chất của tự do, vai trò
của tự do, mối quan hệ giữa tự do cá nhân với chính trị, đạo đức, tôn giáo của
xã hội, quan hệ giữa tự do của cá nhân này với cá nhân khác.
Nghiên cứu lý luận về tự do của chủ nghĩa hiện sinh để đối chiếu với
những quan điểm khác về tự do sẽ giúp chúng ta tìm ra được nhiều yếu tố có
giá trị để kế thừa và khắc phục những hạn chế cực đoan của nó, vì vậy có ý
nghĩa rất lớn đối với việc xác định quan niệm đúng đắn về tự do cá nhân, góp
phần thực hiện tốt hơn việc giáo dục quan niệm về tự do cho thế hệ trẻ hiện
nay. Chính vì những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Quan điểm tự do trong triết
học hiện sinh: giá trị và hạn chế” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống những nội
dung cơ bản của lý luận về tự do trong triết học hiện sinh, từ đó rút ra những
giá trị và hạn chế cũng như ảnh hưởng của quan điểm đó tới giáo dục ý thức
về tự do cho thế hệ trẻ hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hiện sinh và quan điểm
về tự do của nó.
- Phân tích những nội dung cụ thể trong lý luận về tự do của triết học
hiện sinh.
- Chỉ ra những đóng góp và hạn chế trong lý luận về tự do của triết
học hiện sinh, qua đó làm rõ sự cần thiết kế thừa một số yếu tố tích cực, đồng
thời khắc phục những hạn chế cực đoan của nó trong giáo dục quan điểm về
tự do ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu


4

Luận văn có đối tượng nghiên cứu là lý luận về tự do qua một số tác
phẩm của các đại biểu của triết học hiện sinh, rút những giá trị cũng như hạn
chế của quan điểm đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình trong quan điểm về
tự do của các đại biểu của triết học hiện sinh qua một số tác phẩm của họ.
Đồng thời luận văn cũng tham khảo tư tưởng về tự do trong triết học Mác và
của các nhà triết học trong lịch sử; nghiên cứu những ý kiến phê phán chủ
nghĩa hiện sinh từ nhiều phía; qua đó rút ra những giá trị cùng những hạn chế
trong quan điểm về tự do của chủ nghĩa hiện sinh, chỉ ra những yếu tố tích
cực cần được kế thừa và những yếu tố tiêu cực cần phải khắc phục trong việc
giáo dục ý thức tự do hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu lịch
sử triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương
pháp phân tích tổng hợp, phương pháp lịch sử và logic, khái quát hóa, chú
giải học, phương pháp so sánh,…
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương ( tiết):
Chương 1. Hoàn cảnh ra đời và các đại biểu chủ yếu của chủ
nghĩa hiện sinh
Chương 2. Những nội dung cơ bản trong lý luận về tự do của

chủ nghĩa hiện sinh
Chương 3. Những giá trị và hạn chế trong quan điểm về tự do
của chủ nghĩa hiện sinh


5

6. Tổng quan nghiên cứu đề tài
6.1. Các tác phẩm của chủ nghĩa hiện sinh được xuất bản và được
dịch ra tiếng Việt.
Tác phẩm của Soren Kierkegaard được xuất bản bằng tiếng Anh dưới
hình thức tuyển tập, gồm: “Selections from the writings of Kierkegaard” do
L.M. Hollander dịch, Nxb The University of Texas, Austin, USA. Tuy nhiên,
chưa có tác phẩm nào của ông được dịch ra tiếng Việt.
Friedrich Nietzsche chỉ có một tác phẩm nổi tiếng đã được dịch ra
tiếng Việt: Zarathustra đã nói như thế (Trần Xuân Kiêm dịch, Nxb An Tiêm,
Sài Gòn, 1971).
K. Jaspers có “Triết học nhập môn” (do Lê Tôn Ngiêm dịch, Sài Gòn,
1969); M. Heidegger có “Hữu thể và thời gian” (do Trần Công Tiến dịch,
Nxb Quê hương, 1973); A. Camus có tác phẩm “Người xa lạ” (được Tuấn
Minh dịch, Nxb Sống Mới, Sài Gòn, 1970) và tác phẩm “Dịch hạch”
(Nguyễn Trọng dịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 2002).
Riêng J.P. Sartre là tác giả hiện sinh có tác phẩm được dịch ra tiếng
Việt nhiều hơn, như “Kín cửa” (Huis clos, Trần Thiện Đạo dịch, NXB Giao
điểm, Sài Gòn, 1964. “Tồn tại và hư vô” (Nxb Giao điểm, Sài Gòn, 1968);
“Buồn Nôn” (Phùng Thăng dịch, Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2008); “Thuyết hiện
sinh là một thuyết nhân bản” (Đinh Hồng Phúc dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội,
2015)
Những sách dịch này tuy chưa nhiều và có nhiều vấn đề về ngôn ngữ,
nhưng dù sao đây là căn cứ quan trọng nhất để nghiên cứu về chủ nghĩa hiện

sinh nói chung và tư tưởng tự do của chủ nghĩa hiện sinh nói riêng.
6.2. Những sách và tài liệu liên nghiên cứu, giới thiệu về chủ nghĩa
hiện sinh nói chung, trong đó có một phần nói về quan điểm hiện sinh về
tự do:


6

Ở Việt Nam, từ trước đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về triết
học hiện sinh đã được công bố.
Cuốn Triết học hiện sinh của tác giả Trần Thái Đỉnh, Nxb Văn học
(2008), được tác giả trình bày một cách công phu, sâu sắc về chủ nghĩa hiện
sinh, trong đó, tác giả đã đi vào khái quát những đóng góp cũng như quan
niệm về các tác giả tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh. Đây là nguồn tài liệu
quan trọng cho tác giả luận văn trong việc thực hiện đề tài.
Cuốn “Triết học hiện sinh” do Đỗ Minh Hợp chủ biên, Nxb Tôn giáo
(2010) đã cho người đọc thấy được bức tranh cơ bản về chủ nghĩa hiện sinh
dưới cách tiếp cận độc đáo của nhân học văn hóa, cũng như bản thể luận, cơ
sở phương pháp luận để nghiên cứu triết học hiện sinh. Qua cách tiếp cận độc
đáo đó, nhóm tác giả đã đưa ra những hệ thống khái niệm cũng như các đại
biểu tiêu biểu của triết học hiện sinh.
Trong cuốn “Mấy trào lưu triết học phương Tây” của nhà nghiên cứu
Phạm Minh Lăng được Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp phát hành
năm 1984, tác giả đã phân tích, làm rõ được nội dung các khuynh hướng triết
học phương Tây: chủ nghĩa Duy linh – Nhân vị, chủ nghĩa hiện sinh, chủ
nghĩa Thực dụng phê phán và nêu rõ ảnh hưởng vào miền Nam nước ta trước
ngày giải phóng.
Đáng chú ý là, tác giả Tần Thiện Đạo với hai cuốn sách “Chủ nghĩa
hiện sinh và thuyết cấu trúc” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2001) và cuốn “Từ chủ
nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc” (Nxb Tri thức, Hà Nội, 2008), trong đó

tác giả đã tập hợp những vài báo mà tác giả đã viết hoặc đã dịch, được in trên
các tập san Văn và Tân văn trong khoảng thời gian từ 1965 – 1970 tại Sài
Gòn. Tác giải đưa ra những định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu về triết học hiện
sinh, về thuyết cấu trúc, giới thiệu không khí sinh hoạt văn học Pháp trong
thời kì mà triết học hiện sinh và thuyết cấu trúc đang thịnh hành.


7

Trong cuốn “Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam”
của Nguyễn Tiến Dũng, Nxb Tổng hợp Tp. HCM (2006), tác giả đã trình bày
một cách sơ khởi nhất các điều kiện kinh tế - xã hội dẫn tới sự hình thành Chủ
nghĩa hiện sinh. Thông qua đó, tác giả trình bày khái quát triết học hiện sinh
cũng như các chủ đề của nó.
Nhân ngày kỉ niệm Triết học thế giới, từ ngày 16 – 17 / 11/ 2006,
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà nội, tổ chức Hội thảo quốc
tế Những vấn đề triết học phương Tây thế kỉ XX, trong bản Kỷ yếu của hội
thảo, các tác giả như Bùi Đăng Duy, Nguyễn Vũ Hảo, Nguyễn Anh Tuấn, Lê
Kim Châu, Lê Hải Thanh, Lưu Minh Văn, Phạm Thái Việt,… đã phân tích cội
nguồn, tư tưởng triết học cơ bản, những ảnh hưởng của Husserl, Heidegger,
Jaspers đến các trào lưu triết học phương Tây. Tại Hội thảo này cũng có nhiều
bài viết khác như: Nguyễn Thị Thường với Sự hình thành, phát triển và đặc
điểm cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh; Đặng Thị Lan với Vài nét về chủ nghĩa
hiện sinh ở miền Nam Việt Nam những năm 60 – 70 của thế kỷ XX; đặc biệt là
bài viết bàn về tư tưởng Tự do trong triết học hiện sinh của Bùi Thị Tỉnh với
Quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh của Simonne de Beauvoir,… Các
bài viết trên, ít nhiều đề cập đến các chủ đề của luận văn nghiên cứu. Tất cả
các nội dung đó cũng được tác giả kế thừa trong luận văn của mình.
Mới đây, tác giả Nguyễn Tấn Hùng đã đăng một công trình nghiên cứu
“Tư tưởng của Simone de Beauvoir về vấn đề nữ quyền trong tác phẩm Giới

tính thứ hai” trong sách “Văn học giới nữ: Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn”, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2016, trong đó tác giả phân tích ảnh hưởng tư
tưởng tự do của Beauvoir đối với vấn đề nữ quyền.
Ngoài các tác phẩm, bài viết, còn có các luận án, luận văn thạc sĩ
nghiên cứu về triết học hiện sinh như: Luận án phó Tiến sĩ Triết học của tác
giả Lê Kim Châu, với nhan đề: Chủ nghĩa hiện sinh và một vài ảnh hưởng


8

của nó ở miền Nam Việt Nam, (1996); Tác giả Bùi Thị Tỉnh, với luận án Tiến
sĩ Triết học hiện sinh về giới của Simone de Beauvoir (2007) tại trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn; Luận án của tác giả Nguyễn Tiến Dũng
Tiếp cận chủ nghĩa hiện sinh: lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, được bảo vệ
năm 1996, tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Luận văn
Thạc sĩ của tác giả Trần Thị Diệu Tính đặc thù của vấn đề đạo đức trong triết
học hiện sinh, bảo vệ năm 2008 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn; Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Như Huế, Quan điểm đạo đức
trong chủ nghĩa hiện sinh, tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
năm 2007, Luận văn Thạc sĩ của Đoàn Thị Duyên: "Chủ nghĩa hiện sinh của
Jean Paul Sartre và ảnh hưởng của nó ở miền Nam Việt Nam trước 1975" do
PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng hướng dẫn, bảo vệ thành công tại Đại học Đà
Nẵng năm 2014 là những đề tài liên quan đến các nội dung trong triết học
hiện sinh và tác giả phần nào kế thừa được.
6.3. Những tài liệu liên quan đến quan điểm về tự do nói chung và
quan điểm tự do của chủ nghĩa hiện sinh nói riêng
Tác phẩm “Bàn về tự do”, Nxb Tri thức, bản tiếng Việt do Nguyễn
Văn Trọng dịch & chú giải, xuất bản lần đầu năm 2006 là một trong những tác
phẩm triết học nổi tiếng nhất của John Stuart Mill, một nhà triết học thực
chứng người Anh, đề cập đến một trong những vấn đề được rất nhiều người

quan tâm, đó là quyền của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng
đồng và với xã hội. Cuốn sách là tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo và
so sánh với quan điểm về tự do trong triết học hiện sinh. Năm 2014, Nxb Tri
thức cũng đã cho ra đời một bản dịch “Bốn tiểu luận về tự do” của Isaiah
Berlin do Nguyễn Văn Trọng dịch.
Ngoài các sách trên còn có nhiều bài báo viết về tự do được đăng trên
tạp chí và các kỷ yếu hội thảo, như:


9

- Về "tự do" với tư cách phạm trù của triết học xã hội của TS Đinh Ngọc
Thạch đăng trên Tạp chí Triết học, số 2 (153), tháng 2 – 2004. Tác giả đã đưa
ra khái niệm tự do và quan niệm về tự do trong suốt các thời kì lịch sử, trong
đó có tự do và tất yếu được nghiên cứu trong chủ nghĩa Mác – Lênin.
- Quan niệm của Gi. P. Xáctơrơ về tự do của tác giả Hoàng Văn Thắng
được đăng trên Tạp chí Triết học, số 8 (183) tháng 8 năm 2006. Bài viết đã
trình bày quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về tự do. Tự do trước hết là cái tuyệt
đối, là hành vi mang tính độc đáo, duy nhất và riêng biệt của con người. Với
luận điểm xuất phát – Hiện hữu có trước bản chất, Gi.P.Xáctơrơ đã khẳng
định tự do của con người là tự do cá nhân và với sự tự do này, con người được
quyền tự do lựa chọn, tự do sáng tạo, con người là sự tự do. Tự do, theo
Gi.P.Xáctơrơ, còn là trách nhiệm lớn lao mà con người phải thực hiện. Trong
đời sống xã hội, tự do của cá nhân phải được đặt trong mối liên hệ với tự do
của người khác. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song quan niệm của
Gi.P.Xáctơrơ về tự do đã góp phần thúc đẩy con người hành động và kích
thích khả năng sáng tạo của con người. Đây là nguồn tư liệu để tác giả luận
văn tiếp cận và kế thừa.
- Bài Quan niệm về tự do trong triết học hiện sinh của Simonne de
Beauvoir của Bùi Thị Tỉnh tại Hội thảo quốc tế Những vấn đề triết học

phương Tây thế kỉ XX được tổ chức từ ngày 16 – 17 / 11/ 2006, tại Trường Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã đưa ra được quan điểm về tự do
của nhà triết học hiện sinh Simonne de Beauvoir, đây là một nguồn tài liệu
quan trọng giúp tác giả luận văn có thể nghiên cứu, tổng hợp và kế thừa.
- Bài viết Tự do và trách nhiệm trong hoạt động của con người của PGS.
TS Nguyễn Văn Phúc, tác giả đã phân tích quan hệ giữa tự do và trách nhiệm.
Tác giả khẳng định rằng, tự do và trách nhiệm chính là những biểu hiện sức
mạnh bản chất của con người. Tự do và trách nhiệm hình thành và phát triển
trong tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như của các cộng đồng người và là


10

mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội và con người. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay, tự do và trách nhiệm của con người được mở rộng và nâng
cao hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tự do và trách nhiệm của con người cũng
đang chịu những thách thức nghiêm trọng. Bởi vậy, nâng cao trách nhiệm của
mỗi người và của toàn nhân loại trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu
là con đường tất yếu để phát triển tự do của con người và loài người.
- Bài viết Tự do và trách nhiệm cá nhân trong “Tồn tại và hư vô” của J.
– P.Sartre của TS Đỗ Minh Hợp được đăng trên tạp chí triết học số 3 tháng 3
năm 2009. Trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải quan niệm của J. -P.
Sartre về tự do với tư cách phương thức hiện hữu của tồn tại người và duy
nhất phù hợp với tồn tại người trong mối quan hệ không thể tách rời với trách
nhiệm - trách nhiệm đối với thế giới và đối với bản thân mình của con người.
Tất cả các bài viết trên đều nghiên cứu một khía cạnh nào đó trong quan
niệm về tự do của các tư tưởng triết học khác nhau, trong đó có cả triết học
hiện sinh. Tuy nhiên, các nghiên cứu về quan niệm tự do trong triết học hiện
sinh còn nghèo nàn và khá khiêm tốn. Chưa thực sự có một công trình nào
đưa ra một cách tổng hợp và trọn vẹn vấn đề này, phân tích quan điểm tự do

này đầy đủ trong hệ thống triết học hiện sinh.


11

CHƢƠNG 1

HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ CÁC ĐẠI BIỂU
CHỦ YẾU CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
1.1. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN SỰ
RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
1.1.1. Điều kiện xã hội phƣơng Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Từ nửa cuối thế kỷ XVIII, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa xã hội của các nước
phương Tây theo con đường tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của kinh tế, xã
hội phương Tây lúc bấy giờ được đánh dấu bằng cuộc cách mạng công
nghiệp ở Anh năm 1760, lúc đầu nó được bắt đầu trong ngành công nghiệp
dệt, sau đó đã lan rộng ra khắp các ngành sản xuất khác để làm thay đổi bộ
mặt đời sống xã hội nước Anh, biến nước Anh từ một nước công nghiệp nhỏ
bé thành một nước công nghiệp dẫn đầu lúc bấy giờ, và chủ nghĩa tư bản ở
Anh trở nên lớn mạnh cũng như có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.
Sự kiện thứ hai đánh dấu cho sự phát triển của xã hội châu Âu lúc
bấy giờ là cuộc Cách mạng Tư sản diễn ra ở Pháp 1789 – 1794 nhằm thủ tiêu
chế độ phong kiến để mở đường cho lực lượng sản xuất của xã hội tư bản
phát triển. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với xã hội phương Tây
lúc bấy giờ, khi xé toang màn đêm của xã hội đêm trường Trung cổ, làm cho
những quan hệ phong kiến cũ bị phá vỡ, chế độ quân chủ sụp đổ, để xã hội
phương Tây bước vào một kỷ nguyên mới của tự do, bình đẳng, bác ái, với
những quyền con người được đề cao trong xã hội. Những nhà tư tưởng ở
châu Âu lúc bấy giờ ở Pháp, Anh, Đức, Hà lan, v.v… đã nhanh chóng đón

nhận những sự kiện này, đặc biệt là các nhà triết học Đức. Với tinh thần của
khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái” mà cách mạng tư sản Pháp mang tới
đã thực sự khơi gợi cảm hứng và là đề tài chủ đạo cho “tự do”, “tinh thần


12

phổ biến”, cho các nhà triết học thời kỳ này.
Nước Đức bước vào thời đại công nghiệp muộn hơn so với các nước
Anh, Pháp lúc bấy giờ, cộng với những khác biệt trong sự hình thành dân tộc
Đức so với các nước khác nên giai cấp tư sản ở Đức bấy giờ không thể hiện
được vai trò tiên phong trong xã hội như ở các quốc gia khác. Còn các nhà
triết học lúc bấy giờ của Đức lại chống lại thực hiện những cải cách ấy bằng
con đường cách mạng xã hội và vì vậy với những nhà triết học Đức họ cũng
đã tạo nên những hệ thống triết học trừu tượng, tách khỏi đời sống thực tiễn,
phủ nhận con đường cách mạng cải tạo hiện thực. Bế tắc trước thực trạng
kinh tế - xã hội lúc bấy giờ, cũng như những giá trị nhân quyền bị bóp nghẹt
trong xã hội phong kiến quân chủ Phổ, các nhà triết học duy tâm mà bắt
nguồn từ Kant trở đi đã xây dựng một hệ thống triết học trong tư duy, ý thức
của chủ thể (con người), đặc biệt đề cao tính năng động và tính duy lý của
chủ thể. Với tư duy biện chứng sâu sắc các nhà triết học duy tâm Đức khi đi
sâu vào chủ thể (do Kant khởi xướng) văn hóa tinh thần đã có những đóng
góp to lớn trong việc xây dựng nền tảng triết học độc đáo và tạo nên bước
ngoặt trong lịch sử triết học phương Tây, mà sau này các nhà triết học trong
thế kỷ XX đã kế thừa những tư tưởng về con người đó trong triết học của
Kant.
Bước vào thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây ngày càng phát
triển, mang nhiều diện mạo mới với sự chuyển mình sang giai đoạn chủ
nghĩa tư bản hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật được thay thế bằng
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đã làm biến đổi sâu sắc bộ mặt đời

sống xã hội phương Tây lúc bấy giờ. Trong xã hội thời kỳ hiện đại, nền sản
xuất phương Tây đã thể hiện sức mạnh vượt trội với quy mô sản xuất tăng,
dẫn tới tích tụ sản xuất lớn, sản xuất hàng hóa phong phú và đa dạng, v.v…
Nhưng lượng của cải này không phải là lượng của cải của toàn xã hội mà tập
trung trong tay của giai cấp tư sản, giai cấp thống trị xã hội. Giai cấp công


13

nhân và nhân dân lao động chính là những người tạo ra nguồn của cải khổng
lồ của chủ nghĩa tư bản nhưng chính họ lại là những người sống dưới mức
nghèo khổ chiếm phần lớn của xã hội, còn giai cấp tư sản chỉ chiếm một số
lượng rất ít nhưng lại chiếm phần lớn của cải xã hội, không những thế, giai
cấp công nhân và những người lao động họ không biết sẽ bị đẩy ra ngoài
đường lúc nào không biết, nguy cơ thất nghiệp là rất lớn. Mọi người trong xã
hội đặt ra câu hỏi rằng, khoa học kỹ thuật phát triển tạo ra một lượng của cải
khổng lồ nhưng nền kinh tế tư bản lại không mang lại cho mọi người cuộc
sống ấm no, mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động vẫn sống cuộc
sống nghèo khổ sống trong những khu nhà ổ chuột. Họ đang sống trong nền
kinh tế tư bản đầy bất công sự giàu có thì có thừa nhưng sao họ không được
hưởng thụ và đó cũng là những công sức mà họ làm ra. Việc chạy theo lợi
nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản đã đẩy con người vào tình trạng tha hóa
cùng cực, lấy đi của họ cái vị trí làm người đích thực.
Trong giai đoạn này, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền. Các đế quốc đua nhau mở rộng thuộc địa
dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới đã xảy ra trong vòng chưa đầy ¼ thế kỉ.
Những tệ nạn xã hội cùng với sự tàn phá khủng khiếp từ hai cuộc thế chiến
do chủ nghĩa đế quốc gây ra đã đẩy con người vào một cuộc khủng hoảng
sâu sắc trong đời sống tinh thần. Nhiều luận điểm của chủ nghĩa hiện sinh
cùng với phong trào hiện sinh thể hiện sự nổi loạn trong lòng xã hội tư bản.

Các tác phẩm văn chương hay triết học trong giai đoạn này đều mô tả và đề
cập đến những vấn đề này trong xã hội. Qua các tác phẩm này mỗi tác gia
đều trở thành những nhà hiện sinh, họ đều muốn tìm vào một nơi nào đó để
chia sẻ sự chán chường về cuộc sống thực tại đầy đau khổ, không lối thoát,
mọi thứ trên đời trở nên phi lý buồn bã, sự đảo lộn của xã hội, nhân sinh
quan về cuộc sống của con người trong giai đoạn này, và những tác phẩm đó
họ muốn lối thoát, họ muốn chứng minh sự tồn tại của họ với xã hội. Tuy


14

nhiên, các tác gia có lên án nó, chống lại nó, kêu gọi con người phải tự cứu
lấy mình. Nhưng dựa vào cái gì để cứu mình và cứu xã hội thì họ chưa rõ.
1.1.2. Sự phản ứng lại triết học truyền thống – Xu thế ảnh hƣởng
trực tiếp đến sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh
Lịch sử đã ghi nhận và cho thấy xã hội phương Tây bước từ giai đoạn
phong kiến sang tư bản chủ nghĩa được gọi là thời kỳ của triết học Khai sáng
để thay thế cho đêm trường Trung cổ ở châu Âu. Từ đó, đã hình thành một
quan niệm cho rằng, mọi tiến bộ trong đời sống xã hội chỉ có thể thực hiện
được dựa trên sự phát triển phồn vinh của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
thông qua sự duy lý hóa chính trị, kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội. Sự lạc
quan đối với trí tuệ và tri thức đã thể hiện một cách đầy đủ và triệt để nhất
trong ý thức lấy công nghệ làm nền tảng.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ giữa thế kỷ XX đã làm nảy sinh
ý tưởng cho rằng, sự phát triển khoa học – kỹ thuật có thể cứu chủ nghĩa tư
bản khỏi cuộc khủng hoảng, loại trừ những xấu xa, băng hoại và mâu thuẫn
vốn có trong xã hội của nó. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ trong khoa học
kỹ thuật có tác động không nhỏ tới sự phát triển trong kinh tế đã đưa đến sự
hình thành một xu hướng duy lý cao gọi là chủ nghĩa kỹ trị, và những quan
điểm kỹ trị được bộc lộ rõ ràng trong những mô hình xã hội của những nhà

tương lai học về chủ nghĩa công nghiệp mang nhiều màu sắc khác nhau.
Trong đó tính duy lý luôn luôn đối lập với tính phi duy lý, như tâm linh, tôn
giáo, đạo đức, tình yêu, v.v… và được coi là phương thức vạn năng để hoàn
thiện xã hội. Người ta đã có sự tuyệt đối hóa trong sự định nghĩa cũng như
hiểu về xã hội khi quan niệm rằng, mọi tiến bộ xã hội được hiểu như là kết
quả của sự truyền bá những tư tưởng duy lý chân thực trong việc loại bỏ
những điều phi duy lý. Điều này đã đưa đến sự ngộ nhận về sự toàn năng của
tư duy khoa học - kỹ thuật trong việc giải quyết những vấn đề của xã hội đặt
ra lúc bấy giờ. Việc các nước phương Tây tuyệt đối hoá vai trò của khoa học,


15

sùng bái kỹ thuật đã hạ thấp, bỏ rơi con người hoặc chỉ quan tâm đến mặt vật chất
mà xem nhẹ mặt tâm hồn, đời sống tình cảm của họ nên họ đã phản ứng lại.

Với bối cảnh lịch sử, xã hội như vậy sự duy lý hóa ở phương Tây đã
sa vào khủng hoảng, suy đồi khi nó đã phi nhân vị hóa con người, và biến
con người chỉ còn là “một lực lượng vật chất đơn thuần”. Khi con người đã
trở nên bần cùng và kiệt quệ trong bộ máy kỹ trị khổng lồ của xã hội hiện
đại, thì sự suy sụp của những cá nhân là điều không thể tránh khỏi. Thân
phận con người trong chính xã hội mà con người tạo ra ấy đã thực sự nuốt
chửng con người với những gì giành được không phải giá trị của loài người
mà lại phải trả giá bằng sự băng hoại, suy đồi của đạo đức.
Khi tìm hiểu về con người trong nền văn minh kỹ trị, F. Fromm đã có
những nhận xét thật độc đáo: Ở thế kỷ XIX sự tàn bạo chống lại con người vì
vậy vấn đề của thế kỷ này theo Nietzsche nói là “Chúa đã chết”. Còn ở thế
kỷ XX con người đã tha hóa, có tính chất nô lệ để biến con người trong
tương lai có nguy cơ trở thành thần kinh phân liệt [7, tr. 9] và vấn đề của con
người trong thế kỷ này là con người đã chết. Chính trong xã hội ấy thì con

người đã không còn là chính mình nữa, mà con người trở thành những con
người không tư duy, con người như những cái máy vô tri vô giác, không linh
hồn không tình cảm, hay nói đúng hơn con người là một sự vô vị khi bị biến
thành một sản phẩm bị máy móc, bị tự động hóa để trở thành giản đơn của
khoa học – kỹ thuật mà đánh mất mọi đức tính của riêng mình, một nhân vị
người không còn nữa.
Đứng trước thực tại xã hội như vậy cũng như để phản ứng, đối lập
với xã hội duy lý đang thống trị trong xã hội phương Tây lúc bấy giờ thì chủ
nghĩa hiện sinh ra đời nhằm chống lại chủ nghĩa duy lý và được tập hợp dưới
lá cờ “nhân học” với một loạt các xu hướng như: triết học đời sống, phân
tâm học, chủ nghĩa nhân vị, chú giải học, chủ nghĩa hiện sinh, v.v… (trong
triết học); chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa vị lai, v.v…


16

(trong văn học) được tập hợp nhằm chống lại chủ nghĩa duy lý. Nguồn gốc
của chủ nghĩa hiện sinh cũng như các hình thức khác của chủ nghĩa phi duy
lý hiện đại là sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh thần do chủ nghĩa duy lý gây
nên trong xã hội phương Tây hiện đại.
Việc phản ứng với chủ nghĩa duy lý không chỉ diễn ra trên bình diện
triết học, nghệ thuật mà nó còn được biểu hiện ngay trong đời sống xã hội,
với các phong trào hiện thực làm rung chuyển đời sống xã hội tại nhiều quốc
gia. Mặt khác, chủ nghĩa hiện sinh không chỉ hiện diện ở lý thuyết mà còn
được biểu hiện ở những phong cách sống, trào lưu sống, trào lưu phong cách,
v.v… trong xã hội lúc bấy giờ.
Ông tổ của hiện sinh phương Tây hiện đại là Kierkegaard với những
suy tưởng của mình mà theo ông được chia làm ba giai đoạn (giai đoạn hiếu
mỹ - stade esthétique; giai đoạn đạo hạnh trong đó có phức tạp và do dự và
cuối cùng là giai đoạn tôn giáo) [12, tr. 84 – 89] để sau này những người như

Heidegger, Jaspers, Sartre hoặc như Marcel đã đào sâu thêm và phổ biến
thêm những tư tưởng của ông. Nói như nhà nghiên cứu J. Wahl đã viết “Triết
hiện sinh đã khởi sự nơi những suy niệm thuần chất tôn giáo của
Kierkegaard… tất cả nền triết học hiện sinh đã xuất phát từ những suy nghĩ
của Kierkegaard về những uẩn khúc của đời sống tư tưởng của ông, về cuộc
đính hôn của ông và về sự ông không thể hiệp nhất với vị hôn thê của ông”
[12, tr. 81]. Soren Kierkegaard đã nhận thấy sự đổ nát về tinh thần, còn quần
chúng chỉ nhận thấy sự đổ nát đó qua sự đổ nát của vật chất mà thôi. Nhưng,
cũng phải mất một thế kỷ sau những tư tưởng của ông mới được người đời
hưởng ứng, năm 1845 với sự xuất hiện cuốn “Etapes sur le chemin de la
vie” (những chặng đường đời) mới thực sự đánh dấu sự hoàn tất trong tư
tưởng của ông.
Triết học duy lý đã từng có vai trò tích cực nhất định trong việc làm
cho các nước phương Tây đạt được những thành tựu vượt bậc trong chinh


17

phục tự nhiên bằng khoa học, công nghệ hiện đại. Đồng thời khoa học kỹ
thuật cũng bắt con người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về môi
trường, xã hội, sinh thái, sức khoẻ. Một xã hội phương Tây giàu có về vật
chất lại nghèo nàn về văn hoá, tinh thần; tăng trưởng nhanh về kinh tế lại suy
thoái nhanh về văn hóa, đạo đức. Trước cuộc khủng hoảng của thế giới hiện
đại, sự phát triển ưu thế của kinh tế, khoa học kỹ thuật đã làm xáo trộn
những giá trị văn hóa, ngừng trệ cuộc sống con người, con người thực sự
khủng hoảng và mất niềm tin vào cuộc sống, bằng việc giành lại nhân vị tự
do cho con người thách thức mọi sức mạnh của chủ nghĩa duy lý thống trị ở
bất cứ nơi đâu thì việc làm của những nhà triết học phi duy lý, và những
người phát triển chủ nghĩa hiện sinh là một việc làm nhân văn sâu sắc. Các
nhà triết học hiện sinh hoàn toàn có lý khi họ kịch liệt phê phán sự tuyệt đối

hoá vai trò của lý trí, của khoa học; khi họ vạch rõ sự thiếu hụt tinh thần
nhân đạo trong chính nền tảng của văn minh phương Tây. Nhưng họ đã mắc
sai lầm khi chỉ thừa nhận vai trò của cảm giác, của xúc cảm cá nhân, tức là
ngả sang phía chủ quan phi duy lý.
Walter Kaufmann miêu tả chủ nghĩa hiện sinh là “Sự từ chối gia nhập
bất cứ trường phái tư tưởng nào, sự bác bỏ rằng không có bất cứ niềm tin hay
đặc biệt là hệ thống niềm tin nào là thỏa đáng, và một sự thất vọng rõ rệt đối
với triết học truyền thống vì nó bề nổi, hàn lâm, và xa cách với cuộc sống”
[63].
1.2. MỘT SỐ ĐẠI BIỂU CHÍNH CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH
1.2.1. Søren Kierkegaard
Søren Kierkegaard (sinh ngày 5 tháng 5 năm 1813 – mất ngày 11
tháng 11 năm 1855) là triết gia, nhà thần học, nhà thơ, nhà phê bình xã hội, và
tác gia người Đan Mạch thế kỷ XIX.
Søren Kierkegaard sinh ra trong một gia đình giàu có tại Copenhagen,
thủ đô của Đan Mạch. Mẹ ông, Ane Sørensdatter Lund Kierkegaard, từng là


18

người giúp việc trong nhà trước khi kết hôn với cha của Soren, bà là một bóng
mờ trong gia đình. Cuộc đời của ông bị ảnh hưởng nhiều bởi tư tưởng của cha
ông, Michael Pedersen Kierkegaard, là người có tâm tính âu sầu, hay lo âu,
mộ đạo, và thông minh sắc sảo, thường xuyên bị ám ảnh với ý nghĩ sẽ nhận
lãnh sự trừng phạt từ Thiên Chúa. Hình ảnh của người cha luôn luôn xuất
hiện, và khi cha ông mất năm 1838 (lúc đó Søren được 25 tuổi) ông đã vô
cùng bồi hồi ghi lại những dòng nhật kí: “Ước gì cha có thể sống thêm vài
năm nữa, để tôi có thể nhận biết rằng cái chết của cha là sự hi sinh cuối cùng
vì tình yêu ông dành cho tôi;... cha chết vì tôi, hầu cho tôi sẽ làm một điều gì
đó nếu tôi có thể. Trong tất cả những gì cha để lại cho tôi, thì hồi ức về cha,

hình ảnh thánh hóa của cha... là gần gũi với tôi nhất, tôi sẽ cẩn thận giữ gìn ký
ức về cha, khuất giấu khỏi thế giới bên ngoài". Søren, chịu ảnh hưởng sâu
đậm từ cuộc sống và trải nghiệm tôn giáo của cha, cảm nhận được bổn phận
phải làm tròn nguyện ước của cha ông là muốn ông trở thành mục sư.
Kierkegaard theo học tại Trường Phẩm hạnh Dân sự và ông tỏ ra xuất sắc
trong tiếng Latin và môn lịch sử. Năm 1830, ông đến Đại học Copenhagen để
nghiên cứu thần học, nhưng tại đây ông bị cuốn theo sức hấp dẫn của triết học
và văn chương.
Một khía cạnh quan trọng khác trong cuộc đời của S. Kierkegaard là
sự phá vỡ hôn ước với Regine Olsen. Đây được coi là một khía cạnh ảnh
hưởng lớn đến các tác phẩm của ông. Ngày 8 tháng 9 năm 1840, S.
Kierkegaard đính ước với Regine. Tuy nhiên, chẳng bao lâu ông cảm nhận
một sự hoang mang và nỗi sầu thảm bao phủ cuộc hôn nhân. Chưa đến một
năm sau, ngày 11 tháng 8 năm 1841, S. Kierkegaard hủy bỏ hôn ước. Trong
nhật ký, S. Kierkegaard cho rằng chính tâm tính âu sầu khiến ông thấy mình
không xứng hiệp với hôn nhân, song không ai biết chắc nguyên nhân chính
xác của quyết định này. Người ta tin rằng Kierkegaard và Regine vẫn yêu
nhau thắm thiết ngay cả sau khi cô kết hôn với Johan Frederick Schlegel.


19

S. Kierkegaard thường được gọi là triết gia, nhà thần học, ông tổ của
triết học hiện sinh, nhà phê bình văn học, nhà văn hài hước, nhà tâm lý học,
và nhà thơ. Có hai ý tưởng của ông được biết đến nhiều nhất là "tính chủ
quan", và "bước nhảy của đức tin". Bước nhảy của đức tin là khái niệm S.
Kierkegaard sử dụng để trình bày phương cách một cá nhân có thể đặt niềm
tin vào Thiên Chúa. Đó không phải là một quyết định thuần lý, nhưng khi
vượt qua lý trí để vươn đến một điều huyền nhiệm thì đó là đức tin. Ông cũng
tin rằng khi có đức tin thì cũng là lúc xuất hiện sự hoài nghi. Lấy ví dụ, khi

một người thực sự tin Thiên Chúa, cùng lúc người ấy sẽ thấy hoài nghi về sự
hiện hữu của ngài; sự hoài nghi là phần lý trí của tư tưởng người ấy, nếu
không có nó đức tin cũng trở thành vô nghĩa. Nói cách khác, sự hoài nghi là
yếu tố căn bản của đức tin, tin Thiên Chúa hiện hữu mà không gợn chút hoài
nghi về sự hiện hữu và thuộc tính nhân lành của ngài thì không phải là đức tin
đích thực. Không cần phải sử dụng đức tin để tin rằng cây viết chì hoặc cái
bàn đang hiện hữu khi chúng ta có thể nhìn thấy và chạm đến chúng. Cũng
vậy, khi một người tin Thiên Chúa có nghĩa là người ấy không thể dùng giác
quan để cảm nhận Thiên Chúa, cũng không có cách nào chạm đến ngài,
nhưng người ấy vẫn tin rằng Thiên Chúa đang hiện hữu.
S. Kierkegaard cũng nhấn mạnh đến tính cá nhân và mối quan hệ của
cá nhân với thế giới bên ngoài được lập nền trên sự chiêm nghiệm và tra vấn
nội tâm. Thảo luận trong “Concluding Unscientific Postscript to
Philosophical Fragments”, ông cho rằng tính chủ quan là chân lý và chân lý
là tính chủ quan. Khái niệm này cần được hiểu trong nội hàm của sự phân biệt
giữa chân lý khách quan và mối quan hệ chủ quan của mỗi cá nhân (lãnh đạm
hoặc ủng hộ) đối với chân lý ấy. Trong một ý nghĩa nào đó, người ta có thể
cùng tin vào những sự việc giống nhau liên quan đến các đức tin hoàn toàn
khác nhau. Hai cá nhân có thể tin rằng nhiều người chung quanh họ đang


20

sống trong nghèo khổ và cần được giúp đỡ, nhưng nhận thức này có thể khiến
chỉ một trong hai người chịu ra tay giúp người nghèo.
Tuy nhiên, S. Kierkegaard thường chỉ bàn về tính chủ quan trong mối
quan hệ với các vấn đề tôn giáo. Ông cho rằng sự hoài nghi là một yếu tố của
đức tin, và sẽ là điều bất khả để đạt được niềm xác tín khách quan về các lẽ
đạo như sự hiện hữu của Thiên Chúa hoặc cuộc đời của Chúa Kitô. Điều tốt
nhất người ta có thể mong đợi là đi đến kết luận có lẽ các lẽ đạo Kitô là chân

xác, nhưng nếu một người tin các giáo lý ấy chỉ đến mức chúng xem ra là
chân xác, người ấy chưa có đức tin gì cả. Bởi vì đức tin là mối quan hệ chủ
quan dẫn đến sự tin tưởng tuyệt đối các lẽ đạo ấy.
Một chủ đề khác thu hút sự quan tâm của S. Kierkegaard là tính
nghịch lý (paradox) của Kitô giáo. Ông cho rằng, một nhà tư tưởng phủ nhận
tính nghịch lý thì cũng giống như một người đang yêu phủ nhận sự đam mê.
Theo Kierkegaard, không có chứng cứ tri thức cho Kitô giáo. Đức tin không
thể lập nền trên những chứng cứ như thế. Đức tin Kitô là sự khẳng định một
sự mâu thuẫn gay gắt không thể dung hòa được. Có một sự khác biệt vô hạn
giữa sự vĩnh cửu với thời gian, giữa Thiên Chúa với con người; nhưng Kitô
giáo khẳng định rằng những yếu tố này hợp nhất trong Đấng Thần Nhân
(Chúa Giê-xu). Hoàn toàn bất khả cho tri thức chấp nhận sự kiện Thiên Chúa
hóa thân thành người: đó là một nghịch lý chỉ có thể chấp nhận được nhờ
bước nhảy của đức tin. Nhiều người chỉ ra rằng, ở đây Kierkegaard có nhiều
điểm tương đồng với Pascal.
Thiên Chúa hóa thành người là một nghịch lý tuyệt đối, không thể là gì
khác hơn là hòn đá gây vấp phạm cho tâm trí con người. Do đó, đức tin không
thể là một hành động của sự hiểu biết. Đức tin là một sự phiêu lưu của ý chí; và
đức tin cần được làm tươi mới luôn, bởi vì sẽ luôn nảy sinh những phê phán mới
đối với đức tin. Kierkegaard thường công kích tính thuần lý, nhưng ông


×