Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Điều tra bổ sung, đánh giá hiện trạng tình hình chăn nuôi gà Lông Xước tại tỉnh Hà Giang (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------o0o-----------

LÙ THỊ THU THẢO

Tên đề tài:
ĐIỀU TRA BỔ SUNG, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÌNH
HÌNH CHĂN NI GÀ LƠNG XƯỚC TẠI TỈNH HÀ GIANG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Lớp

: K46 - CNTY - NO1

Khoa

: Chăn ni Thú y

Khóa học

: 2014 - 2018



Giảng viên hướng dẫn

: PGS. TS. Lê Minh

Thái Nguyên, năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun. Sau khi hồn
thành khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại tỉnh Hà Giang
với đề tài: “Điều tra bổ sung, đánh giá hiện trạng tình hình chăn ni gà
Lơng Xước tại tỉnh Hà Giang”.
Để có được kết quả này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, em ln nhận được
sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các cơ quan, thầy cơ, anh (chị),
gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong
suốt 4 năm học qua và tạo điều kiện giúp đỡ em trong q trình thực hiện khóa
luận này.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến giảng viên PGS.
TS. Lê Minh, người đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng
dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn tới các hộ gia đình có chăn ni gà Lơng Xước
tại 4 huyện: Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ của tỉnh Hà Giang đã
cung cấp và tạo điều kiện cho tôi thu thập những số liệu cần thiết và tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu tại địa bàn tỉnh.

Cuối cùng con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh chị em bạn
bè và những người thân đã động viên tinh thần cũng như vật chất trong thời
gian con thực hiện đề tài.
Trong q trình thực hiện khóa luận, khơng thể tránh khỏi những sai sót,
em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cơ giáo, sự góp ý kiến của các bạn
sinh viên, để bài khóa luận của tơi được hoàn chỉnh hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 2 tháng 6 năm 2018
Sinh viên

Lù Thị Thu Thảo


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.2. Kết quả về tính biệt gà Lông Xước tại tỉnh Hà Giang ............................ 25
Bảng 4.3. Đặc điểm ngoại hình của gà Lơng Xước giai đoạn 01 ngày tuổi ........... 27
Bảng 4.4. Đặc điểm kiểu mào gà Lông Xước tại các huyện của tỉnh Hà Giang .... 28
Bảng 4.5. Đặc điểm hình dáng mào gà Lơng Xước tại các huyện của tỉnh Hà
Giang ......................................................................................................... 29
Bảng 4.6. Đặc điểm cấu trúc lông của giống gà Lông Xước tại các huyện của tỉnh
Hà Giang ................................................................................................... 31
Bảng 4.7. Đặc điểm màu sắc lông của giống gà Lông Xước tại các huyện của tỉnh
Hà Giang ................................................................................................... 32
Bảng 4.8. Đặc điểm màu sắc da của giống gà Lông Xước tại các huyện của tỉnh Hà
Giang ......................................................................................................... 33
Bảng 4.9. Đặc điểm màu sắc chân gà Lông Xước tại các huyện của tỉnh Hà Giang
................................................................................................................... 34
Bảng 4.10. Đặc điểm màu sắc mỏ gà Lông Xước từ 5 tuần tuổi trở lên tại các

huyện của tỉnh Hà Giang .......................................................................... 35
Bảng 4.11. Đặc điểm màu sắc mắt gà Lông Xước tại các huyện của tỉnh Hà Giang
................................................................................................................... 36
Bảng 4.12. Đặc điểm sinh trưởng của giống gà Lông Xước tại các huyện của tỉnh
Hà Giang ................................................................................................... 39
Bảng 4.13. Khả năng sinh sản của giống gà Lông Xước tại các huyện của tỉnh Hà
Giang ......................................................................................................... 40


iii

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa diễn giải

cs

Cơ sở

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TTTA


Tiêu tốn thức ăn


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................ iii
MỤC LỤC ...................................................................................................... iv
PHẦN I: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài.......................................................................... 3
2.1.1. Cơ sở nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo
của gia cầm ...................................................................................................... 3
2.1.2. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh ............................ 5
2.1.3. Tính trạng sản xuất của gia cầm ............................................................. 7
2.1.3.1. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất ..................................... 7
2.1.3.3. Tiêu tốn thức ăn ................................................................................ 12
2.1.4. Khả năng sinh trưởng và cho thịt ở gia cầm ......................................... 13
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .............................................. 14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................... 16
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA21
3.1. Đối tượng điều tra ................................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian .............................................................................. 21
3.2.1. Địa điểm: ............................................................................................. 21
3.2.2. Thời gian:............................................................................................. 21

3.3. Nội dung thực hiện.................................................................................. 21
3.4. Phương pháp tiến hành ............................................................................ 21
3.4.1. Phương pháp bố trí điều tra khảo sát .................................................... 21


v

3.4.2. Phương pháp đánh giá ngoại hình giống gà Lơng Xước ....................... 22
3.4.3. Đánh giá khả năng sản xuất giống gà Lông Xước ................................ 22
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................. 23
3.5. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 23
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 24
4.1. Kết quả điều tra tình hình chăn ni gà Lơng Xước tại tỉnh Hà Giang ........ 24
4.1.1. Kết quả điều tra số lượng và tính biệt giống gà Lơng Xước tại tỉnh Hà
Giang ............................................................................................................. 24
4.2. Kết quả điều tra đặc điểm ngoại hình gà Lơng Xước tại tỉnh Hà Giang....... 26
4.2.1. Đặc điểm ngoại hình gà Lơng Xước giai đoạn gà con (01 ngày tuổi - 4
tuần tuổi)........................................................................................................ 26
4.2.2.1. Đặc điểm kiểu và hình dáng mào gà Lơng Xước ............................... 28
4.2.2.2. Đặc điểm bộ lông gà Lông Xước tại tỉnh Hà Giang ........................... 30
4.2.2.3. Đặc điểm màu sắc da......................................................................... 33
4.2.2.4. Đặc điểm về màu sắc chân gà Lông Xước ......................................... 34
4.2.2.5. Đặc điểm màu sắc mỏ ....................................................................... 35
4.2.2.6. Đặc điểm màu sắc mắt ...................................................................... 36
4.3. Khả năng sinh trưởng và sinh sản của gà Lông Xước .............................. 39
4.3.1. Khả năng sinh trưởng của gà Lông Xước tại các huyện của tỉnh Hà Giang... 39
4.3.2. Khả năng sinh sản của gà Lông Xước tại các huyện điều tra ................ 40
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 42
5.1. Kết luận .................................................................................................. 42
5.2. Đề nghị ................................................................................................... 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 44


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn ni gia cầm ở nước ta có truyền thống lâu đời, đã và đang góp
phần quan trọng cải thiện kinh kế của hàng triệu nông dân. Hàng năm, ngành
chăn nuôi gia cầm cung cấp 18 - 20% tổng khối lượng thịt các loại, đứng thứ
hai sau thịt lợn (thịt lợn chiếm vị trí số 1 với tỷ lệ 75 - 76%), bên cạnh đó chăn
ni gia cầm cịn cung cấp nguồn thực phẩm có dinh dưỡng khá hồn chỉnh đó
là trứng gia cầm.
Vốn có nhiều truyền thống trong chăn ni, song hành với tiến độ hội
nhập của cả nước, ngành chăn ni gia cầm nói chung và chăn ni gà nói
riêng ở Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, với tình hình chăn ni diễn
biến phức tạp, dịch bệnh nhiều, do yếu tố thích nghi nên một số giống gà nhập
ngoại thường có sức chống chịu bệnh tật kém và một số chưa phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng. Trong điều kiện đó một số giống gia cầm địa phương
đang được chú trọng khôi phục và phát triển nhằm đáp ứng những u cầu đó.
Gà Lơng Xước là giống gà bản địa mới được phát hiện ở một số huyện
như: Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh - tỉnh Hà Giang. Giống gà này
có đặc điểm: lơng xước ngược tồn thân như lơng nhím; hình dáng thon, nhỏ,
nhanh nhen, chắc khỏe. Chúng có chất lượng thịt ngon, có khả năng chịu đựng
thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi cao của tỉnh Hà Giang. Trọng lượng lớn nhất
của gà Lông Xước là 4 - 5kg và mỗi năm một gà mái có thể đẻ 50 - 60 quả
trứng. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu
nào đi sâu nghiên cứu về giống gà này và chưa có cơng bố cụ thể về thực trạng
của giống gà này ở tỉnh Hà Giang. Ngày 07 tháng 7 năm 2015, Hội đồng nhân

dân tỉnh Hà Giang đã có Nghị quyết số 187/NQ-HĐND về việc thông qua quy
hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030, trong đó có tập trung bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ các nguồn gen


2

động vật quý hiếm, gen động vật đặc sản; gà Lông Xước nằm trong danh mục
này.
Trong báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo tồn quỹ gen vật nuôi ở
Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009 của tác giả Phạm Văn Vinh - Phòng
NN&PTNT huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã đánh giá kết quả thực hiện mơ
hình bảo tồn giống gà Lông Xước tại Huyện Mèo Vạc - Hà Giang.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra bổ
sung, đánh giá hiện trạng tình hình chăn ni gà Lơng Xước tại tỉnh Hà
Giang” để bước đầu có cơ sở khoa học đánh giá về hiện trạng tình hình chăn
ni gà Lơng Xước của người dân tại tỉnh Hà Giang và có cơ sở để thực hiện
các nghiên cứu về khai thác, phát triển giống gà này.
2. Mục tiêu của đề tài
- Điều tra đánh giá được tình hình chăn ni, cơ cấu đàn giống,
phương thức chăn ni, khả năng sản xuất, tình hình dịch bệnh của giống gà
Lơng Xước, hiện đang được nuôi giữ tại các địa phương.
- Khảo sát sơ bộ về đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà
Lông Xước đang nuôi giữ tại các nông hộ.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình và kích thước các chiều đo
của gia cầm
* Ngoại hình
Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm là những biểu hiện đặc trưng
cho phẩm giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật
ni.
Ngoại hình là một tính trạng chất lượng của gia cầm. Đó là những đặc
điểm bên ngồi của gia cầm có thể quan sát được như: màu lơng, da, hình
dáng, mào tích, … Các đặc điểm về ngoại hình của gia cầm đặc trưng cho
giống, thể hiện khuynh hướng sản xuất và giá trị kinh tế của vật ni.
Tính trạng ngoại hình
- Sự phát triển của bộ lơng: Lơng là dẫn xuất của da, thể hiện đặc điểm di
truyền của giống và có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại. Gà con mới nở có
bộ lơng tơ che phủ, trong q trình phát triển lơng tơ sẽ dần dần được thay thế bằng
bộ lông cố định.
- Tốc độ mọc lông: là sự biểu hiện khả năng mọc lông sớm hay muộn,
có liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng của gia cầm. Theo Brandsch H. và
Bilchel H. (1978) [1]), những gia cầm lớn nhanh thì có tốc độ mọc lông nhanh.
Theo Siegel P. B. và Dunington E. A. (1978) [35], những alen quy định tốc độ
mọc lông nhanh phù hợp với khả năng tăng trọng cao. Hayer J. F. và cs (1970)
[31], cho biết gà mái mọc lơng đều hơn gà trống trong cùng một dịng và ảnh
hưởng của hormone có tác dụng ngược với gen liên kết giới tính quy định tốc
độ mọc lơng.
- Màu lơng: là do một số gen quy định phụ thuộc vào sắc tố chứa trong
bào tương của tế bào. Đặng Hữu Lanh và cs (1999) [14] cho biết, màu sắc


4


lơng, da là mã hiệu của giống, đó là những tín hiệu để nhận dạng con giống.
Màu sắc lơng da là những chỉ tiêu trong chọn lọc gia cầm. Các giống gia cầm
khác nhau có bộ lơng khác nhau, sự khác nhau về màu sắc lông là do mức độ
oxy hóa các chất tiền sắc tố melanin (Melanogene) trong các tế bào lơng, nếu
các chất sắc tố là nhóm lipocrom (Carotinoit) thì lơng có nâu đỏ, trắng pha
nâu. Nếu khơng có chất sắc tố thì lơng có màu nâu.
- Đầu: Cấu tạo của xương đầu được coi như có độ tin cậy cao nhất trong
việc đánh giá đầu gia cầm. Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra kết
luận về sự phát triển của mô liên kết và mơ đỡ. Gà trống có ngoại hình đầu
giống gà mái sẽ có tính sinh dục kém, gà mái có ngoại hình đầu giống gà trống
sẽ khơng cho năng suất cao, trứng thường có tỷ lệ phơi cao.
- Mỏ và chân:
+ Mỏ:
Là sản phẩm của da, được tạo thành từ lớp sừng (Stratumcorneum). Mỏ
phải ngắn và chắc chắn. Gà có mỏ dài và mảnh thì khả năng sản xuất khơng
cao. Màu sắc của mỏ có nhiều loại: Vàng, đỏ, đen, hồng. Màu của mỏ thường
phù hợp với màu của chân. Những giống gà da vàng thì mỏ cũng vàng, tuy
nhiên ở gà mái thì màu sắc này có thể bị nhạt đi vào cuối thời kỳ đẻ trứng.
+ Chân:
Những gà giống tốt phải có chân chắc chắn nhưng khơng được thơ.
Chân gia cầm có 4 ngón, rất ít 5 ngón (Trần Kiên và Trần Hồng Việt, 1998)
[13]. Chân thường có vảy sừng bao kín, cơ tiêu giảm chỉ cịn gân và da. Gà có
chân hình chữ bát, các ngón chân cong, xương khuyết tật không nên sử dụng
làm giống. Chân gà thường có vuốt và cựa, cựa có vai trị cạnh tranh và đấu
tranh sinh tồn của lồi. Gà có chân cao thường cho thịt thấp và phát dục chậm.
(Brandsch H, Bilchel H, 1978) [1].
- Mào và tích là đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp nên có thể phân biệt
trống mái. Mào rất đa dạng về hình dạng, kích thước, màu sắc, có thể đặc trưng



5

cho từng giống gà. Mào là dẫn xuất của da. Dựa vào hình dạng, người ta phân
ra các loại mào: mào đơn (mào cờ), mào hạt đậu, mào hoa hồng, mào nụ (mào
sít)… (Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994) [11]. Ở gà trống sự phát triển mào và
tích phản ánh sự thành thục sinh dục sớm hay muộn, còn ở gà mái nếu mào,
tích phát triển khơng rõ ràng là dấu hiệu có ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh
sản.
* Hình dáng và kích thước các chiều đo của cơ thể:
Tùy mục đích sử dụng, các giống gia cầm được chia làm 3 loại thể hình:
Hướng trứng, hướng thịt và kiêm dụng. Gà hướng thịt thường có hình dáng cân
đối, ngực sâu, chân chắc, tiết diện hình vng hay chữ nhật. Gà hướng trứng
lại có kết cấu thanh gọn, tiết diện hình tam giác.
Theo tài liệu của Chamber J. R. (1990) [29] thì kích thước các chiều đo
có tương quan với sức sản xuất của gà Broiler. Tác giả cũng cho biết độ lớn
góc ngực, dài chân, dài đùi và đường kính ống chân có tương quan với khối
lượng cơ thể. Siegel P. B. và Cs (1978) [35] cho biết tương quan giữa độ lớn
góc ngực và khối lượng cơ thể từ 0,4 - 0,68 trung bình là 0,42.
2.1.2. Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm là những tính trạng di
truyền đặc trưng cho từng lồi, giống, dòng, cá thể và được xác định bởi khả
năng chống chịu những ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh mơi trường, nó
là yếu tố quan trọng giúp chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong cùng một
giống, sức sống của mỗi dòng khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau thì
khác nhau nhưng vẫn nằm trong giới hạn của phẩm giống. Theo Lê Viết Ly
(1995) [18] cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ
thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và
tỷ lệ chết thấp.
Khavecman (1972) [12] cho biết, sức sống được thể hiện ở thể chất và
được xác định bởi tính di truyền, có thể chống lại những ảnh hưởng bất lợi của



6

môi trường, cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh. Sự giảm sức sống ở giai
đoạn hậu phơi có thể do tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu là
do tác động của môi trường (Brandsch H., Bilchel H., 1978) [1].
Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năng chống đỡ
bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Trong chăn ni người
ta thường lấy tỷ lệ nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn
khảo nghiệm, như giai đoạn nuôi từ sơ sinh đến khi giết mổ hoặc loại thải.
Gavora J. F. (1990) [30] khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm cho
biết: sức sống được thể hện ở thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng
có tính di truyền ở cơ thể động vật chống lại những ảnh hưởng bất lợi của môi
trường cũng như ảnh hưởng khác của dịch bệnh.
Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào yếu tố dinh dưỡng, giống, kỹ
thuật, chăm sóc ni dưỡng, thời tiết khí hậu, mùa vụ,… Ngồi các yếu tố trên
thì vấn đề nhiễm bệnh của gia cầm cũng là yếu tố cơ bản dẫn đến thất bại trong
chăn nuôi. Gia cầm rất mẫn cảm với dịch bệnh, khi mắc bệnh thường lây lan
nhanh và dẫn đến tỷ lệ chết cao, dễ kế phát các bệnh khác, đặc biệt bệnh truyền
nhiễm.
Theo Hill J. F. và cs. (1954) [32]; Bransd H. và Bilchel H. (1972) [1]: Hệ
số di truyền về sức sống ở gia cầm thấp (h2 = 0,05 - 0,1). Tuy nhiên, theo Lerner
J. M. và Mundsen V. S. (1938) [34], hệ số di truyền về sức sống của gà là 0,13;
còn theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [25] lại cho rằng hệ số di truyền về sức sống
của gà là 0,33.
Khi điều kiện sống thay đổi (thức ăn, thời tiết, khí hậu, quy trình
chăm sóc ni dưỡng…) gà lơng màu có khả năng thích nghi tốt với mơi
trường sống (Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên, 1998) [23]. Hill J. F. và cs
(1954) [32] đã tính được hệ số di truyền của sức sống là 0,66. Gavora J. F.

(1990) [30] cho rằng, hệ số di truyền của sức kháng bệnh là 0,25.


7

Theo Trần Long và cs (1996) [15], tỷ lệ nuôi sống của gà Ri giai đoạn gà
con (0 - 6 tuần tuổi) đạt 93,3 %. Nguyễn Đăng Vang và cs (1997) [28] cho biết
tỷ lệ nuôi sống của gà Ri giai đoạn gà con (0 - 9 tuần tuổi); gà hậu bị (10 - 18
tuần tuổi) và gà sinh sản (19 - 23 tuần tuổi) đạt tương ứng là 92,11 %; 96 - 97,22
% và 97,25 %.
Sức đề kháng ở các lồi giống, thậm chí là các cá thể khác nhau là khác
nhau. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đình Miên và cs (1992) [19], Lê Thị
Nga và cs (1999) [21], ở giai đoạn 1 - 16 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà Ri
là 96,5 - 100 %; của gà Ác là 88,28 %; của gà Mía là 92,33 - 93,9 %.
Theo King D. J. (1996) [33] cho rằng: tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh
phụ thuộc vào giống, dịng, tính biệt. Con trống có sức đề kháng mạnh hơn con
mái do có sự tác động khác nhau của hormone.
Nêu ra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu đối với sức
sống và năng suất của gà, Ngô Giản Luyện (1994) [16] đã xác định được, ở gà
Hybro nuôi tại Việt Nam thì những gà mái có số lượng bạch cầu cao ở độ tuổi
60 và 110 ngày sẽ tương ứng với sức sống và sản lượng trứng cao.
Lê Xuân Đồng, Nguyễn Thượng Trữ (1988) [6] cho rằng sức sống và
khả năng kháng bệnh còn phụ thuộc vào thức ăn, điều kiện chăm sóc ni
dưỡng cũng như tuổi của gia cầm.
Trong chăn nuôi, để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sức đề kháng, giảm tổn thất
do bệnh tật gây ra, bên cạnh việc cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh thú y
và chăm sóc, ni dưỡng phù hợp với từng loại vật ni thì một vấn đề hết sức
quan trọng là cần chọn ni giống vật ni có khả năng thích nghi cao. Vấn đề
này chỉ có thể xác định được thơng qua các thử nghiệm trong thực tế.
2.1.3. Tính trạng sản xuất của gia cầm

2.1.3.1. Bản chất di truyền của các tính trạng sản xuất
Theo Nguyễn Văn Thiện (1996) [26], các tính trạng sản xuất là các tính
trạng số lượng như khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, năng suất


8

trứng, khối lượng trứng… Hầu hết các tính trạng về năng suất của gia súc, gia
cầm như sinh trưởng, sinh sản,… đều là các tính trạng số lượng. Cơ sở di
truyền của các tính trạng số lượng là do các gen nằm trên nhiễm sắc thể quy
định. Phần lớn các tính trạng sản xuất của vật ni là các tính trạng số lượng.
Cơ sở di truyền học của tính trạng số lượng do các gen nằm trên nhiễm sắc thể
quy định. Các tính trạng số lượng (Quantitative character) là những tính trạng
mà ở đó sự sai khác nhau giữa các cá thể là sự sai khác nhau về mức độ hơn là
sự sai khác về chủng loại và sự khác nhau này chính là nguồn vật liệu cung cấp
cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. Khi nghiên cứu các tính
trạng về tính năng sản xuất của gia cầm, được nuôi trong điều kiện cụ thể, thực
chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số lượng và ảnh hưởng của những
tác động môi trường lên các tính trạng đó.
Tính trạng số lượng cịn được gọi là tính trạng đo lường (Metric
character) vì sự nghiên cứu của chúng phụ thuộc vào sự đo lường như mức độ
tăng trọng của gà, kích thước các chiều đo, khối lượng trứng… Tuy nhiên, có
những tính trạng mà giá trị của chúng có được bằng cách đếm như: số lợn con
đẻ ra/lứa, số lượng trứng gà đẻ ra trong một năm vẫn được coi là tính trạng số
lượng. Đó là những tính trạng số lượng đặc biệt.
Bộ phận di truyền có liên quan đến tính trạng số lượng được coi là di
truyền học số lượng (Quantitative genetics). Di truyền học số lượng vẫn lấy
các quy luật di truyền của Mendel làm cơ sở, nhưng do đặc điểm riêng của tính
trạng số lượng so với các tính trạng chất lượng (Quantitative character) đối
tượng nghiên cứu của của di truyền học Mendel về 2 phương diện: thứ nhất là

các đối tượng nghiên cứu không thể chỉ dừng lại ở mức độ cá thể mà phải được
mở rộng tới mức độ quần thể bao gồm các nhóm cá thể khác nhau, thứ hai là
sự sai khác giữa các cá thể không chỉ là sự phân loại mà nó địi hỏi phải có sự
đo lường các cá thể.


9

Nghiên cứu đặc điểm di truyền học của các tính trạng số lượng, bên
cạnh việc vận dụng các quy luật di truyền của Mendel còn phải sử dụng các
các khái niệm tốn thống kê xác suất để phân tích các giá trị di truyền.
Giá trị đo lường được của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là
giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của cá thể đó. Các giá trị có liên quan đến
kiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotypic value) và giá trị có liên hệ với môi
trường là sai lệch môi trường (Environmental evitation). Như vậy có nghĩa là
kiểu gen quy định một giá trị nào đó của cá thể và mơi trường gây ra một sự
sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ trên có
thể biểu thị như sau:
P=G+E
Trong đó:

P là giá trị kiểu hình
G là giá trị kiểu gen
E là sai lệch mơi trường

Nếu trung bình sai lệch môi trường của một quần thể bằng (0), thì trung
bình giá trị kiểu hình bằng trung bình giá trị kiểu gen. Khi đó thuật ngữ trung
bình quần thể (Population mean) là trung bình giá trị kiểu hình hoặc trung bình
giá trị kiểu gen của quần thể và trung bình quần thể là tổng các tích số của từng
giá trị kiểu gen với tần số của nó khi đề cập đến các thế hệ kế tiếp nhau.

Giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ
(Minor gene) cấu tạo thành, đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen
thì rất nhị, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng
nghiên cứu, hiện tượng này gọi là hiên tượng đa gen (Polygene). Mơi trường
có ảnh hưởng rất lớn đến tính trạng số lượng, trong khi đó đối với tính trạng
chất lượng là những tính trạng đơn gen thì rất ít khi bị ảnh hưởng bởi môi
trường. Tác động của các nhân tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn,
nước uống, khơng khí… lên tính trạng số lượng rất lớn có thể làm kìm hãm
hoặc phát huy và làm thay đổi các giá trị của tính trạng. Giá trị kiểu gen được


10

phân theo 3 phương thức hoạt động bao gồm: sự cộng gộp, sai lệch trội và
tương tác giữa các gen.
G=A+D+I
Trong đó:

G là giá trị kiểu gen (Geneotypic value)
A là giá trị cộng gộp (Additive value)
D là sai lệch do tác động trội lặn (Dominancedeviation)
I là sai lệch do tương tác giữa các gen (Interaction
deviation)

* Giá trị cộng gộp hay giá trị giống
Để đo lường giá trị truyền đạt từ bố mẹ cho đời con phải có 1 giá trị đo
lường mới có liên hệ với gen chứ khơng phải có liên hệ với kiểu gen, đó là
hiệu ứng trung bình của các gen. Tổng các hiệu ứng trung bình của các gen
quy định tính trạng (tổng các hiệu ứng được thực hiện với từng cặp gen ở mỗi
locus và trên tất cả các locus) được gọi là giá trị cộng gộp hoặc giá trị giống

của cá thể. Nó là thành phần quan trọng của kiểu gen vì nó cố định và có thể di
truyền cho đời sau.
* Sai lệch trội lặn
Khi xem xét một locus duy nhất, sai lệch trội (D) được sinh ra từ tác
động qua lại giữa các cặp alen ở trong cùng một locus (đặc biệt là các alen dị
hợp tử) rất có ý nghĩa trong lai giống.
* Sai lệch tương tác giữa các gen
Là sai lệch do tương tác của các gen không cùng một locus, sai lệch này
thường thấy trong di truyền học số lượng hơn là di truyền học Mendel. Ngồi ra,
các tính trạng số lượng cịn chịu ảnh hưởng nhiều của mơi trường E
(environmental) và được chia làm hai loại là sai lệch môi trường chung Eg và sai
lệch môi trường riêng Es.


11

- Sai lệch môi trường chung Eg (General environmental deviation) là
sai lệch do các yếu tố mơi trường có tính thường xun và khơng cục bộ tác
động lên tồn bộ các cá thể trong một nhóm vật ni.
- Sai lệch môi trường riêng Es (Special environtmental deviation) là sai
lệch do các nhân tố mơi trường có tính chất khơng thường xuyên và cục bộ tác
động riêng rẽ lên từng cá thể trong cùng một nhóm vật ni. Tóm lại khi một
kiểu hình của một cá thể được cấu tạo bởi từ hai locus trở lên thì giá trị kiểu hình
của nó được biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Theo Dickenson (1952) (dẫn theo Nguyễn Văn Thiện, 1995) [25] thì vấn
đề tương tác giữa kiểu di truyền và môi trường rất quan trọng đối với ngành
chăn ni gia cầm. Qua việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng số
lượng ở trên, ta thấy rằng muốn nâng cao năng suất vật nuôi cần phải:
* Tác động về mặt di truyền (G)

- Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc
- Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gen (I) bằng cách phối giống
tạp giao
* Tác động về môi trường bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi như:
thức ăn, thú y, chuồng trại. Trong chăn nuôi, các giống vật nuôi luôn nhận
được từ bố mẹ một số gen quy định tính trạng số lượng nào đó và được xem
như là được nhận từ bố mẹ một khả năng di truyền, tuy nhiên khả năng đó có
phát huy tốt hay khơng cịn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện sống của vật nuôi.
2.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà
- Ảnh hưởng của dòng, giống
Các giống gà khác nhau thì có khả năng sinh trưởng khác nhau, giống gà
hướng thịt có khả năng sinh trưởng lớn hơn giống kiêm dụng và chuyên trứng.
Kết quả nghiên cứu Nguyễn Huy Đạt và cs (1991) [4] trên gà broiler của 4
giống AA, Lohmann, Isavedette và Avian cũng cho thấy gà broiler Lohmann và


12

Isavedette có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với gà broiler AA và Avian từ 6,58 9,75%.
- Ảnh hưởng của tính biệt
Trong cùng một dịng (giống), giới tính khác nhau thì cũng có khả năng
sinh trưởng khác nhau, theo Jull 1923, gà trống thường có tốc độ sinh trưởng
cao hơn so với gà mái 24 - 32%, tác giả cũng cho biết sự sai khác này do gen
liên kết với giới tính gây nên, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới
tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính). Kết quả nghiên
cứu trên 2 dòng BVX và BVY của giống gà chuyên dụng trứng Leghorn cũng
cho thấy có sự chênh lệch về khối lượng cơ thể giữa gà trống và mái ở thời
điểm 63 ngày tuổi (Lê Hồng Mận và cs, 1990) [18].
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các phần của cơ thể như: thịt,

xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng các phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh
trưởng và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng (Chambers J. R., 1990) [29]. Trong
cùng một dòng (giống) chế độ dinh dưỡng khác nhau cũng cũng cho khả năng
sinh trưởng khác nhau.
2.1.3.3. Tiêu tốn thức ăn
TTTA/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn để đạt được tốc độ
tăng khối lượng. Vì tăng khối lượng là một chức năng chính của q trình
chuyển hóa thức ăn hay nói cách khác TTTA là hiệu suất giữa thức ăn/kg tăng
khối lượng. TTTA/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao
và ngược lại. Đối với gà thịt, thức ăn ăn vào một phần để duy trì và một phần
dùng để tăng khối lượng cơ thể. Chi phí thức ăn có thể chiếm tới 70% giá thành
sản phẩm. Khi hai cơ thể có cùng một khối lượng xuất phát để đạt được một khối
lượng nhất định nào đó thì cơ thể nào có sinh trưởng chậm hơn sẽ mất thời gian
dài hơn, do đó sẽ phải mất năng lượng duy trì cao hơn so với cơ thể tăng khối


13

lượng nhanh, điều đó dẫn đến TTTA cao. Mặt khác tăng khối lượng nhanh thì cơ
thể đồng hóa và dị hóa tốt hơn, khả năng trao đổi chất tăng cường hơn, làm cho
hiệu quả sử dụng thức ăn cao dấn đến TTTA thấp. Chamber J. R. và cs (1900)
[29] đã xác định được hệ số tương quan di truyền khối lượng cơ thể và tăng
trưởng với TTTA là rất cao (0,5 - 0,9), còn tương quan di truyền giữa sinh trưởng
và chuyển hóa thức ăn là âm và thấp từ - 0,2 đến - 0,8.
Đối với gia cầm sinh sản, TTTA được tính cho 10 trứng hay 1 kg trứng.
Gà Goldline - 54 thương phẩm là 1,65 - 1,85 kg/10 trứng trong 12 tháng đẻ 48 tuần đẻ theo Nguyễn Huy Đạt và cs (2006) [5].
2.1.4. Khả năng sinh trưởng và cho thịt ở gia cầm
Sinh trưởng là sự tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng chiều dài, chiều cao và bề ngang, khối lượng các bộ phân và toàn bộ cơ
thể trên cơ sở tính di truyền của đời trước. Chambers J. R (1990) [29] định

nghĩa sinh trưởng là tổng sự tăng trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da.
Cùng với quá trình sinh trưởng, các tổ chức và cơ quan của cơ thể ln
ln phát triển hồn thiện chức năng sinh lý của mình dẫn đến phát dục. Về
mặt sinh học, sinh trưởng được xem như quá trình tổng hợp protein, nên người
ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng.
Sự tăng trưởng thực chất là các tế bào của mơ cơ có tăng thêm khối lượng, số
lượng và các chiều. Vì vậy, từ khi trứng thụ tinh cho đến khi cơ thể trưởng
thành được chia là hai giai đoạn chính: giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài
thai. Đối với gia cầm là thời kỳ phơi và thời kỳ hậu phơi. Tóm lại sinh trưởng
phải thơng qua 3 q trình:
- Phân chia tế bào để tăng số lượng tế bào
- Tăng thể tích tế bào.
- Tăng thể tích giữa các tế bào.


14

Sinh trưởng càng gần đến lúc đạt mức tối đa thì có độ sinh trưởng càng
chậm lại. Đến một giới hạn tối đa rồi ngừng lớn hay sẽ chết đi.
Theo Nguyễn Duy Hoan (1999) [9] khối lượng cơ thể khác nhau theo
tuổi và có sự chênh lệch giữa các cá thể lớn. Với gia cầm ở 1 - 3 tháng tuổi, sự
khác nhau tới 50 - 60%, sau đó giảm xuống đến 10 - 15% các tháng tuổi tiếp
theo. Theo Khavecman (1972) [12], lúc gà mới nở, gà trống nặng hơn gà mái
1%. Tuổi càng tăng sự khác nhau càng lớn. Lúc gà 2 tuần tuổi gà trống nặng
hơn gà mái 5%, sau 3 tuần 11%, ở tuần thứ 5 là 17%, tuần 6 là 20%.
Khối lượng gà con khi nở phụ thuộc trước tiên vào khối lượng quả
trứng. Khối lượng của gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng. Tuy nhiên khối lượng gà
khi nở ít ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tiếp theo mà phụ thuộc vào chế độ
chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh.
Cơ sở chủ yếu của sinh trưởng gồm 2 quá trình, tế bào sản sinh và tế bào

phát triển, trong đó sự phát triển là chính. Tất cả các đặc tính của gia cầm như
ngoại hình thể chất, sức sản xuất đều khơng phải có sẵn trong tế bào sinh dục,
trong phơi chưa phải có đầy đủ ngay khi hình thành mà nó chỉ được hồn chỉnh
trong suốt q trình sinh trưởng của cơ thể con vật. Đặc tính của các bộ phận hình
thành trong quá trình sinh trưởng tuy là sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di
truyền từ bố, mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu, hồn chỉnh hay khơng hồn
chỉnh cịn phải phụ thuộc vào sự tương tác giữa các gen và mơi trường.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO), nguồn gen động vật bao
gồm cả động vật được thuần hóa và động vật hoang dã đóng vai trị rất quan
trọng đối với lồi người. Năm 1980, một chiến lược bảo tồn vật nuôi áp dụng
trên phạm vi toàn cầu, cho khu vực và từng quốc gia đã được FAO và cơ quan


15

Bảo vệ môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hợp tác xây dựng (FAO, 1984).
Chương trình đề ra có 4 nội dung cơ bản gồm: (1) Bảo tồn bằng cách áp dụng
các biện pháp quản lý, (2) Ngân hàng dữ liệu nguồn gen động vật, (3) Đào tạo
nâng cao năng lực cho nguồn lực con người tham gia chương trình bảo tồn, (4)
Lưu giữ vật liệu di truyền.
Về phương pháp bảo tồn, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra 2 phương
thức:
(1) Bảo tồn tại chỗ (in - situ conservation): Là bảo tồn một lồi nào đó
ngay tại mơi trường sống tự nhiên của nó. Để đạt được mục đích tái lập quần
thể muốn bảo tồn, người ta bảo vệ khu vực sinh sống khỏi các tác động có hại
từ con người hay các loài khác.
(2) Bảo tồn ngoại vi (Ex - situ conservation): Là quá trình bảo tồn nguồn
gen ở bên ngồi mơi trường sống tự nhiên của một lồi nào đó. Phương pháp

này chuyển một phần quần thể từ nơi cư trú bị đe dọa đến một chỗ mới (khu
sinh thái hay vườn thú, các trang trại bảo tồn…). Hình thức này cũng bao gồm
cả việc duy trì, ni cấy, lưu trữ gen trong phịng thí nghiệm (giữ tinh trùng,
trứng hoặc phôi).
Việc bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các giống vật nuôi đã được dư
luận, các nhà khoa học nhiều quốc gia quan tâm, chú ý từ nhiều thập kỷ qua.
Đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm bảo vệ các loài động vật quý hiếm khỏi
sự tuyệt chủng. Với sự ra đời của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
(WCU) nay gọi là Quỹ quốc tế về thiên nhiên (WFF), tổ chức giáo dục, khoa
học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và chương trình mơi trường Liên
hợp quốc (UNEP) đã chứng tỏ điều đó (Lê Viết Ly, 1995) [18]. Ngoài ra,
nhiều khu bảo tồn quy mô lớn đã được thiết lập ở nhiều khu vực sinh thái khác
nhau, tại nhiều quốc gia trên khắp các châu lục; hiệp định về cấm bn bán các
lồi thú quý hiếm đã được ký và thi hành có hiệu quả.


16

Trong những năm 1970, Châu Âu đang đứng trước nguy cơ một số giống
vật ni truyền thống như: bị, cừu, ngựa, lợn… bị biến mất. Một số nhóm
người có tâm huyết ở Anh đã thành lập tổ chức các giống vật ni hiếm (Rare
Breerss Suvial Trust), sau đó là Hiệp hội chăn nuôi Châu Âu (EAAP). Kết quả
điều tra thống kê cho thấy có 240 giống gia súc có nguy cơ biến mất. Từ đó,
hầu hết các nước châu Âu đều có chương trình bảo tồn vật ni.
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (2001) [10], Công ty Kabir đã tạo ra 28
dịng gà chun thịt lơng trắng và lơng màu, trong đó có 13 dịng nổi tiếng được
rất nhiều nước ưa chuộng. Nhiều dịng có lơng màu đỏ nhạt hoặc vàng, chân và
da màu vàng, thịt chắc, đậm thơm ngon, khả năng thích nghi cao, kháng bệnh
tốt, ít bệnh tật và ít ảnh hưởng của các yếu tố stress nên tỷ lệ sống cao, khả năng
cho thịt tốt, thích nghi cao phù hợp với nhiều phương thức ni.

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đến nay, Việt Nam đã tìm kiếm và thống kê được 93 giống vật nuôi bản
địa, trong đó có đến 48 giống gia cầm (gồm có 32 giống gà, 9 giống vịt, 4
giống ngan và 3 giống ngỗng).
Ở Việt Nam trước đây, chăn nuôi gia cầm mang tính tự cấp tự túc, chưa
có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hoá. Từ năm 1996, cùng với sự đổi
mới kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi gia cầm có những bước tiến nhảy vọt.
Nhiều giống gia cầm có lơng màu, năng suất trứng và thịt khá được nhập vào
nước ta, thích hợp với chăn ni (thả vườn) trong gia đình như gà Tam Hồng,
Kabir, Lương Phượng, gà Ai Cập; các giống vịt siêu thịt (Super meat), siêu
trứng. Sản phẩm gia cầm tăng lên rõ rệt qua các năm. Năm 2000, sản lượng
thịt 286,513 nghìn tấn, sản lượng trứng 3,708 tỷ quả. Năm 2003, sản lượng thịt
372,720 nghìn tấn và trứng 4,854 tỷ quả.
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chăn nuôi gà với các giống địa phương
vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (70%), các giống này chăn nuôi theo phương thức thả


17

vườn cũng không ngừng phát triển và hiệu quả cũng ngày càng tăng với các
giống địa phương như: Gà Ri, gà Mía, gà Tre, gà Hồ, gà Ác…
Với chương trình Quốc gia bảo tồn nguồn gen động vật nuôi Việt Nam,
chúng ta đã thu thập được nhiều số liệu về giống vật nuôi truyền thống được
nuôi ở các vùng miền, trong đó nhiều giống gia cầm số liệu đã được đưa vào
danh sách mục các giống Quốc gia và Quốc tế cụ thể như:
Giống gà Ri: Địa bàn phân bố khắp cả nước, đặc biệt là đồng bằng Bắc
bộ, miền Đơng nam bộ. Là giống gà có tầm vóc nhỏ, tăng khối lượng chậm. Gà
mái có màu vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, mào đơn. Gà trống có màu đỏ tía,
cánh và đi có lơng đen, dáng chắc khỏe, mào đơn. Ở tuổi trưởng thành, con
trống năng từ 1,5 - 2kg, con mái nặng 1,1 - 1,6kg, sản lượng trứng từ 70 - 90

quả/mái/năm, khối lượng trứng từ 45 - 50g/quả….
Giống gà Hồ: Phân bố chủ yếu tại địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc
Ninh. Sự hình thành và phát triển của gà Hồ gắn liền với tập quán cổ truyền,
với nền văn hiến vùng Kinh bắc. Gà Hồ có đặc điểm ngoại hình: Tầm vóc to
lớn, con trống trưởng thành nặng từ 4,5 - 5,5kg; con mái 3,5 - 4kg. Gà Hồ
thành thục muộn, 8 tháng mới đẻ bói. Gà mái mỗi năm đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa đẻ
10 - 15 trứng, sản lượng trứng thấp, chỉ đạt 40 - 50 quả/mái/năm.
Giống gà Mía: Là giống gà thịt nổi tiếng từ xưa đến nay, nó được lai tạo
ra không rõ từ thời nào tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cũ, nay
là Hà Nội, nhưng nó được phát triển nhiều và cịn giữ được những đặc trưng chủ
yếu về giống chỉ được thấy ở thơn Mơng Phu, xã Đường Lâm. Gà Mía có đặc
điểm ngoại hình: Thân hình to lớn, gà Trống có lơng chủ yếu màu “mận chín”,
cịn lại là màu đen, mào đơn, chân hơi cao và nhỏ hơn gà Đông Tảo. Gà mái có
lơng màu “lá chuối khơ xám”, mắt tinh nhanh, da chân màu vàng nhạt. Đặc biệt
nhất, gà mái sau khi đẻ được 3 - 4 tháng, lườn chảy xuống giống “yếm bò”. Đây
là đặc điểm nổi bật của gà Mía khác với các giống gà khác.


18

Gà Mèo: Là giống gà được người H’mông nuôi trên các đỉnh núi cao.
Gà Mèo phân bố rải rác ở các vùng núi cao miền Đông Bắc và Tây Bắc và một
phần ở Nghệ An. Do được người H’mông nuôi nên được gọi là gà H’mơng hay
gà Mèo. Gà có màu lông đa dạng như màu đen, màu trắng mơ..., điều này
chứng tỏ chúng không được chọn lọc và bị pha tạp. Gà nhanh nhẹn hay bay lên
cao, thích đánh mổ nhau. Màu thịt gà có hai loại đen nhạt và trắng vàng. Thịt
chắc, ngon, ít mỡ cho dù được nuôi nhốt.
Gà Lông Xước: Là giống gà được phát hiện ở khu vực núi cao ở phía
Bắc của huyện Đồng Văn, huyện Yên Minh - tỉnh Hà Giang. Chúng có bộ lơng
xù như lơng nhím, khơng xẹp xuống như các giống gà khác, chất lượng thịt

ngon, có khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi cao; trọng lượng
lớn nhất khoảng 5 kg, mỗi năm một gà mái có thể đẻ 50 - 60 quả trứng.
Gà Lơng chân: Là giống gà mới được phát hiện tại huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, chúng có đặc điểm: có nhiều lơng ở chân ngay từ khi mới nở,
chúng có lơng ở gần bàn chân, các ngón chân tõe ra; chất lượng thịt ngon, có
khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt ở vùng núi cao; trọng lượng lớn nhất
khoảng 5 kg, mỗi năm một gà mái có thể đẻ 50 - 60 quả trứng.
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang có hiện tượng suy
thối và mất dần tính đa dạng di truyền của các giống gia súc, gia cầm truyền
thống. Nhiều giống vật nuôi đang bị thối hố, lai tạp, thậm chí có một số
giống bị tuyệt chủng. Tổ chức FAO cho biết, đe doạ lớn nhất đối với sự đa
dạng các động vật nông nghiệp hiện nay chính là việc các nước nghèo đang
nhập khẩu ồ ạt các giống vật nuôi cao sản nhưng chất lượng sản phẩm và khả
năng thích nghi kém. Việc làm đó dẫn đến việc lai tạo hỗn loạn, khơng kiểm
sốt được, thậm chí là thay thế các giống địa phương quý hiếm. Đó là một
hiểm hoạ về lâu dài. Cứ mỗi tuần có 2 lồi bị biến mất và hiện có 1350 lồi
động vật nơng nghiệp đang bị đe doạ tuyệt chủng (FAO, 2003). Hiện trạng
ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta cũng khơng tránh khỏi tình trạng trên. Ở


19

nước ta đàn gà phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng núi, trung du phía
Bắc (27,5 %), vùng đồng bằng sông Hồng (24,7 %), vùng đồng bằng sông Cửu
Long (15,6 %). Chăn nuôi gà cho đến nay vẫn chủ yếu chăn nuôi các giống gà
nội (75 - 80 %) theo phương thức chăn thả tự do, tận dụng thức ăn (Nguyễn
Duy Hoan, 1998) [8]. Tuy nhiên, gà nội chưa được tập trung chọn lọc, bị pha
tạp, nhiều các giống, dòng chưa được xác định rõ ràng, các cơng trình nghiên
cứu cịn ít ỏi. Trong mấy năm gần đây nhà nước đã có chủ trương nghiên cứu
và phát triển chăn nuôi các giống gà địa phương để bảo tồn quỹ gen vật ni
và đảm bảo tính đã dạng trên tồn cầu.

Để ngành chăn ni gia cầm của nước ta vừa phát triển nhanh chóng vừa
bền vững, bên cạnh việc nhập khẩu các giống gia cầm công nghiệp năng suất
cao, chúng ta cần chú ý thống kê, khảo sát, bảo tồn và phát triển các giống gà
địa phương của chính nước mình. Vì những giống gà này có chất lượng thịt và
trứng rất cao, thích nghi với điều kiện chăn nuôi địa phương. Hơn nữa, nước ta
lại được các nhà khoa học trên thế giới đánh giá là một trong những quê hương
của các giốn gà nhà hiện nay trên thế giới. Các giống gà địa phương là nguồn
gen rất quý trong việc thực hiện các công thức lai kinh tế có hiệu quả cao trong
thời gian gần đây và đồng thời chuẩn bị nguyên liệu di truyền cho việc tạo ra
các giống gia cầm mang thương hiệu Việt Nam trong tương lai.
Việc nghiên cứu xác định khả năng sinh sản cũng như đặc điểm ngoại hình
sẽ góp phần làm cơ sở trợ giúp cho công tác chọn giống, nâng cao năng suất, chất
lượng của các giống gà nội của Việt Nam nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chính vì nhận thức sâu sắc hiểm họa đang đến đối với các giống vật
nuôi bản địa, từ năm 1989 đến nay, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã
cho thực hiện đề án Bảo tồn nguồn gen vật nuôi với nhiệm vụ:
- Thu thập các dữ liệu đánh giá hiện trạng các giống địa phương ni,
phát hiện và gìn giữ các đặc điểm di truyền quý giá. Đưa vào mạng máy tính
các số liệu và hình ảnh của các giống địa phương.


×